Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mời quý Phật tử cùng đọc lại "Tuyển Tập Bài Viết Ngắn Của HT Thích Như Điển" nhân dịp mừng Sinh nhật lần thứ 72 của Ngài

25/06/202010:04(Xem: 4275)
Mời quý Phật tử cùng đọc lại "Tuyển Tập Bài Viết Ngắn Của HT Thích Như Điển" nhân dịp mừng Sinh nhật lần thứ 72 của Ngài
ht thich nhu dien 3d
Nhân dịp Khánh Tuế lần thứ 72 của HT Thích Như Điển
Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc cùng đọc lại những bài viết trong
“Tuyển Tập Bài Viết Ngắn Của HT Thích Như Điển”
 
Bài viết của Cư Sĩ Huệ Hương
Diễn đọc: Cư Sĩ Quảng An

 
Mùa Đại dịch 2020 này đã phá vỡ bao ước nguyện thầm kín nung nấu trong tôi . Đó là được đảnh lễ và tham vấn HT Thích Như Điển như lời Ngài hứa khả, sau khi tôi được chia sẻ vài cảm nghĩ của mình qua tác phẩm của Ngài “MỐI TƠ VƯƠNG CỦA HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA “.

Những tưởng thời gian sẽ nhanh chóng trôi qua và cái ngày quan trọng ấy càng lúc càng đến gần hơn nhưng nay .... được thông báo sẽ được dời đến tháng 10/2021!

Thật không ai có thể đoán được điều gì xảy ra vào năm 2020 này, và dường như Chư Hộ Pháp muốn tặng tôi một món quà ân thưởng để bù lại niềm hụt hẫng ấy và chắc chắn là để thưởng cho thiện niệm tôi luôn hướng về Ôn Phương Trượng như một danh Tăng và một điểm khá đặc biệt là không thể quên ngày sinh nhật Ngài khi đã hai lần chúc mừng Khánh Tuế ( 2018 -2019 ) . 

Chính vì thế khi xem lịch 28/6/2020 đúng là Khánh Tuế lần thứ 72 của Ngài bổng nhiên trong tôi  ước nguyện đã khởi lên  “ Bằng cách nào để viết hoặc một bài văn hay một bài thơ vào lúc này vừa có thể chúc mừng với tất cả thành tâm vừa nói lên được sự tri ân tán dương công đức hoằng pháp của Ngài “, thì không hiểu sao trước đó vài ngày TT Thích Nguyên Tạng khuyến khích tôi đọc lại “Tuyển Tập Bài Viết Ngắn Của HT Thích Như Điển” đã được phổ biến hơn 6 năm rồi, lúc Ngài vừa tròn 65t.
Phải nói là tôi thực sự sung sướng và tự cho là thần giao cách cảm và thầm cảm ơn TT Nguyên Tạng nên liền bắt đầu đọc lại từng bài một theo danh sách trong tuyển tập .

Phải nói 64 bài viết trong Tuyển Tập này  là món quà vô giá cho Phật Giáo Việt Nam nơi Hải ngoại. Trong niềm hoan hỷ và tri ân đến Ôn Phương Trượng chùa Viên Giác HT Thích Như Điển mời các bạn cùng tôi vào chi tiết nhé .
  1. Ai-Cập nằm ở đâu
  2. Ba Thế Hệ Đậu Tiến Sĩ
  3. Bát Bất Trung Đạo
  4. Bóng Hoàng Y
  5. Công việc trước tác, phiên dịch của Tổ Khánh Anh
  6. Bên Kia Bức Tường
  7. Berlin có gì lạ?
  8. Bí Truyền Kinh Vương
  9. Buổi lễ chia tay với Giáo sư Dr. Dr. Peter Antes
  10. Câu Chuyện Ngàn Năm
  11. Có một Tu viện như thế
  12. Chấp Trước và Giải Thoát
  13. Chiếc lá lìa cành
  14. Chiến sĩ áo vàng
  15. Cõi Nhân Sinh
  16. Công đức của việc trì kinh
  17. Đã một lần như thế
  18. Đầu Mùa
  19. Đóa Bạch Vân
  20. Dự tri thời chí
  21. Giáo đoàn Tỳ kheo ni
  22. Giáo dục là gì
  23. Giọt sương mai
  24. Hai mùa Hạ năm nay
  25. Hạnh khất thực
  26. Học Bổng
  27. Hơn 1000 lần cạo tóc (kỷ niệm 50 năm xuất gia và hành đạo)
  28. Hồi tưởng giáo sư Vũ Ký
  29. Kinh nghiệm truyền bá và phát triển Phật giáo tại Âu châu
  30. Liếp cải vườn chùa
  31. Một Đóa Tường Vân
  32. Một năm có 4 lễ lớn
  33. Một ngày trên đất Thái
  34. Mùa cây trái
  35. Mười Điều Hạnh Phúc của Tôi
  36. Người Thầy cũ
  37. Nhìn về Tương Lai
  38. Những đoản văn viết trong 25 năm qua
  39. Những ngày còn lại
  40. Những chiếc lá Bàng ngày ấy
  41. Những người Đức tốt bụng
  42. Niệm Phật cầu Vãng sinh
  43. Nước Úc có gì lạ [1] [2] [3]
  44. Phụ nữ Việt nam
  45. Phước Báo Thế Gian và Phước Điền Tam Bảo
  46. Phương pháp và cung cách sống trong cuộc đời
  47. Sự Thăng Hoa của Phật Giáo Đại Thừa
  48. Những Tháng Ngày Mầu Nhiệm
  49. Những ngày cuối cùng của nhà thơ Huy Giang
  50. Tại sao người Việt nam bỏ nước ra đi
  51. Tasmania ở đâu
  52. Thế Gian Hằng Như Mộng
  53. Thế nào là một Tôn giáo
  54. Thư gửi Cap Anamur
  55. Trà Xanh Cực Lạc
  56. Tôi làm Phi công
  57. Tu và Học
  58. Tương Lai
  59. Tưởng Niệm Thầy
  60. Tưởng niệm những vị Thầy quê hương xứ Quảng
  61. Trọn một giấc mơ
  62. Vai trò người Tăng sĩ
  63. Viết để tưởng niệm Lưu Nhơn Nghĩa
  64. Vinh danh Phật tử
Mời các bạn cùng  xem sơ lược và cùng phân loại  chủ đề của bài viết có giống mình không và cũng xin được kính thưa :
Đây chỉ là quan điểm của một người vừa mới tu tập còn rất sơ cơ và sẽ tiếp nhận những lời dạy của các vị có quan điểm khác với người viết vì đây cũng chỉ là những lời bộc bạch của một đứa con tri ân cha già trong nhiều năm dạy dỗ , đứa con ấy mới chập chững từng bước vào đường Đời cũng như đường Đạo mà bên tai lúc nào cũng vang vang lời khuyến nhủ đang thầm thì bên tai trong mọi hoàn cảnh khi nó phải dối đầu và phải tâm tâm niệm niệm rằng “ nếu không có những người ấy chung quanh ta thì ta sẽ không có ngày hôm nay TẤT CẢ LÀ ÂN NGHĨA , TẤT CẢ LÀ PHƯỚC BÁU “
..Và cái tánh đam mê nghiên cứu học hỏi của tôi , các bạn biết không  tôi đã dành trọn hai ngày ( nghỉ ngơi rất ít) để đọc liên tục cho hết tất cả 62 bài vì có 2 Files không thể tìm được trong sách lưu trữ của báo Viên Giác cũ . Nhưng khi chỉ mới đọc bài thứ hai “ Ba thế hệ tiến sĩ “  (vì bài ấy kể lại những tăng tài của PGVN , ) trong loạt 64 bài thì nước mắt đã thấm ướt trang nháp của những ghi chú để tham khảo trước khi trịnh trọng chép vào Cẩm nang lưu giữ . 
Và trong tôi một khát khao mơ ước phải chi có thể từng bài  ghi lại những cảm nghĩ mình .. .
Nhưng mơ ước có thành hiện thực không , thì còn tuỳ ...và kính xin được hy vọng rằng đây chỉ là  những dấu ấn đậ đậm  trong tâm khảm tôi từ phút giây này các bạn nhé !

Tôi đã phân loại theo tiêu chuẩn sau :
  • Tri ân và tưởng niệm những vị Thày , những Đại Sư huynh , những ân nhân người Đức , Nhật
  • Cảm nghĩ về cung cách sống với kinh nghiệm của một nhà tu và của một người trung niên vào tuổi lục tuần
  • Những địa danh , quốc gia đã từng dừng chân để nhập thất , Khánh thành một tự viện vừa mới hoàn thành hoặc tu sửa lại
  • Tham dự các khoá tu học và Lễ Hiệp kỵ Chư Đại Tổ Sư ( ngày Về Nguồn )
  • Pháp môn Tịnh Độ và Đức Phật A Di Đà
  • Lính tinh

Phải nói là Ôn Phương Trượng đã lưu giữ những di vật và hình ảnh của quá khứ thật kỹ ( như tiền giấy có chữ viết ký tặng của Cố HT Thích Tâm Thanh và hình ảnh của những năm 1972).

Nào  mời các bạn cùng chia sẻ những tâm đắc đã học được qua những kinh nghiệm của Ngài đã  lồng chứa rải rác trong các bài viết!
Phải nói rằng theo thiền nghĩ của người viết thì những điều ghi được dưới đây rất vi diệu mà người học nếu áp dụng và thực hành được hẳn rất hữu ích cho xã hội !

Tôi đã học được rằng 
**”1- bát bất trung đạo “ đó là
( BẤT SINH BẤT DIỆT
BẤT ĐOẠN BẤT THƯỜNG
BẤT NHẤT BẤT NHỊ
BẤT KHỨ BẤT LAI

*** 2- học thêm chữ nghĩa của chữ “chùa chiền “
Chiền là truyền thừa
Nếu không có truyền thừa thì xây chùa , đúc chuông làm gì ?

*** 3-Tổ Khánh Anh thuộc dòng Lâm Tế thứ 40 phái pháp Chúc Thánh truyền thừa thứ 7
Các tác phẩm của Tổ:
-Dịch 25 bài thuyết pháp của Thái Hư Đạo Sư
-Quy Nguyện Trực chỉ ( Đại Trí độ luận và Đại thừa khởi tín luận )
-Duy thức , Hoa Nghiêm , Tại gia Cư sĩ luật.
Chính nhờ Tổ Khánh Anh vào Nam mà Ngài Thích Thiện Hoa mới xuất gia lúc 8 t (1927)và nối được dòng pháp của Tổ Lâm Tế thứ 41 và thế hệ thứ  8 pháp phái Chúc Thánh .
***4  - Khi nói về lịch sử hình thành Ngôi chùa Viên Đức 2007 tại vùng Nam Đức cách Munchen 150 km và cách Tuggart 200km, đoạn kết có câu nguyện thật thâm thuý . Người viết đã học thuộc “ nguyện làm 1 dòng sông chuyên chở những trong đục của cuộc đời và làm mặt đất để hứng chịu những sạch nhơ của nhân thế .”

***5- tôi rất thích về câu chuyện vua Khang Hy bên vai trái có 5 chữ “An Nam Quang Mình Tự “và bên phải “đa môn tỳ kheo tăng” mà sau khi lên làm vua triều đình phải cho người về chùa Quang Minh lấy nước giếng tại đó để rửa sạch. 

Và 2 câu đối
“Cửu trùng điện khuyết đa ưu lự
Bất kiến Sơn tăng bán nhựt nhàn 

  “Nơi chốn hoàng cung lắm nỗi ưu toan
  Không sao sánh bằng nửa ngày nhàn cư của vị Tăng trên núi”
Đây là điều chiêm nghiệm về Đạo trong tư tưởng của Hoàng đế ,
*** 6 -pháp môn tịnh độ và đại nguyện thứ 16 của Đức Phật A Di Đà , để từ đó chỉ ra “ sự giải thoát ra khỏi luân hồi sanh tử mà nguyên nhân khởi từ sự chấp trước và chấp thủ , giải thoát sự triền phược khổ đau ở thế giới Ta bà này để về thế giới Cực lạc ( cảnh giới của Phàm Thánh đồng cư ) và tôi tâm đắc lời kết :
“Hãy đừng tự gây khổ đau cho nhau nữa mà hãy tự cởi trói ra khỏi những ràng buộc của sinh tử để được thong dong tự tại ở bên ngoài dòng chảy luân hồi “
*** 7- câu kết luận của một bài về ngày ra đi của mình rất thắm thía“dù có bao nhiêu đệ tử cũng chẳng một ai sẽ đi chung với ta trong chuyến xe tang vào cuối đời.
Hãy tin rằng nếu một mai như chiếc lá lìa cành thì nơi chốn đi về ta đã có sẵn chỗ nương thân đó là quê hương Cực lạc của Đức Phật A Di Đà hay chiếc lá lìa cành sẽ bón phân cho cành lá của tương lai tốt tươi hơn “ Và tại sao Đại nguyện của Đức Phật A Di Đà thoạt đầu chỉ có 18 trong kinh Vô lượng thọ đến sau này lại tăng dần từ 24 rồi đến 30- 36- và cuối cùng là 48
 
***8 - lấy quan niệm bài kẻ sĩ của Nguyễn Công Trứ để nói lên dù cõi đời là cõi tạm nhưng ta phải luôn cám ơn người,  cám ơn đời vì chúng ta khi đến với cuộc đời đều do trùng trùng duyên khởi và trùng trùng biến hiện của vạn pháp và cuộc sống này là một sự tương tức với nhau.
***9-Về những nhân duyên mà Cố HT Thích Mình Tâm và Ôn Phương Trượng được bằng danh dự về hoằng pháp tại Âu châu năm 2011 nhưng lạ thay câu mở đầu lại y như rằng nói cho năm 2020 “ ở trong đời này có nhiều chuyện thật bất ngờ bởi vì ta chẳng tính trước được vì đa phần cuộc sống đều do ta làm chủ nhưng trong cuộc sống lại có muôn hình vạn trạng điều thay đổi mà nhiều khi ta nghĩ vậy mà không phải là vậy và Giáo lý Phật gọi là nhân duyên “

***10- dựa vào sự thay đổi 4 mùa trong năm để nói lên “cát bụi rồi sẽ trở về cát bụi mặc dù đã biết vô thường, thành, trụ, hoại, diệt nhưng chúng ta vẫn đau khổ dài dài “
Muốn cho sự sống có giá trị hãy tự dừng lại chiêm nghiệm bản thân và hướng về nội tâm sâu sắc . Và nên nhớ đa là hiện tượng thì làm gì có thật tướng !
***11- Luôn luôn nhắc nhở ta rằng câu Phật hiệu “ Nam Mô A Di Đà Phật “. Vẫn là thần chú nhiệm mầu và ánh sáng Vô lượng Quang của Đức Phật sẽ dẫn dắt ta ra khỏi chốn tử sinh và qua lực từ bi của Đức Phật ta sẽ thăng hoa trong cuộc sống .
Theo Ôn Phương Trượng chùa Viên Giác thì :
Tịnh độ tông là pháp môn thù thắng nhất trong thời mạt pháp này và khuyến nhủ những ai chưa phát tám hãy tự tín,nguyện, hạnh với 2 tâm nhiếp thủ và bất xả thì sẽ được dự phần nơi Liên trì hãi hội với Hồng danh 6 chữ “ Nam Mô A Di Đà Phật
 
***12- “Trên đời này ở có gì là phép lạ cả , phép lạ là do chính mình tự tạo ra và làm chủ được nó“

***13- Đất Quảng Nam gọi là xứ của ngàn năm văn vật , xứ địa linh nhân kiệt “ Ngũ phụng tề phi “ với 5 vị Thám Hoa , Trạng Nguyên và thời đại thế kỷ 20 có Tứ Thánh Trụ cửa Thiền của đất Quảng Nam từ 50 năm về trước . Đó là :
  • Cố HT Thích Như Vạn - Trụ trì Tổ Đình Phước Lâm - Hội An
  • Cố HT Thích Long Trí ( Sư Phụ của HT Thích Tâm Thanh và HT Thích Như Điển ) - Trụ trì Chùa Viên Giác - Hội An
  • Cố HT Thích Chơn Phát - Trụ trì chùa Long Tuyền
  • Cố HT Thích Như Huệ - Trụ trì chùa Tịnh Hội kiêm Hiệu Trưởng Trường Bồ Đề Hội An
***14- [1994- 2004 ]cấp phát 350 học bổng , đến 2012 thì bắt đầu chấm dứt. Tổng số tiền đã đã chi 1 triệu U.S. đều do tiền để dành của Chùa qua công quả của những thiện nguyện viên đóng góp trong những ngày hội lớn .

***15-Rất tâm đắc khi học được” sự học nó không làm người tu giải thoát được, nhưng nếu muốn mở cánh cửa giải thoát ấy không thể không có sự học và sự tu”
Một người tu dù với truyền thống nào. nếu thiếu duyên thiếu Phước và thiếu Đức , thì vẫn không thành tựu sự nghiệp giác ngộ của mình .
Bậc kiến tánh là bậc thấy mình chứ không cần thấy người
Trí thức thế gian thì nhiều nhưng tri thức thì hiếm , tri thức là tự biết mình
***16- những linh tinh có thể nhiều Phật Tử Hải ngoại chưa nghe như:
  • 1 ngày trên đất Thái 2008
Chùa Khánh Thọ lâu đời nhất trong số 17 ngôi chùa Việt trên đất Thái vẫn tụng kinh Lăng nghiêm mỗi sáng bằng tiếng Việt
  • Người Lào rất tín tâm và kính trọng Tăng Sĩ và giáo dục con cháu từ thuở nhỏ theo truyền thống
  • Bá linh và 14 ngôi chùa VN trong đó chùa Lnh Thứu đã hai lần lợp mái lại
  • “Cực lạc cảnh giới tự viện” tại Changmai do Thầy Hạnh Nguyện trụ trì và xây cất dưới sự giúp đỡ tài Chánh của HT Như Điển .
  • Xa VN 1972 đến Nhật 1977 đến Đức chưa một lần về quê hương
  • Tục ngữ Đức “Chậm mà chắc” Người Đức lạnh lùng mà rất từ bi . Danh tài Schopenhauer (1778-1860)thích giáo lý Phật và hình ảnh Phật tại nhà , đồng thời với văn hào Nguyễn Du của nước Việt Nam , có thể là người Đức đầu tiên theo Phật Giáo
  • 2009 viết để tưởng niệm Giáo Sư Vũ Ký 1 người con xứ Quảng có công với nền văn học nước nhà và luôn mong có ngày về quang phục quê hương
  • Dự lễ kỷ niệm 30 năm Phật Giáo ở Úc và đã thành lập giáo hội và đến dự khóa tu học tại tại South Australia 2011
***17- “Bất cứ ai cũng là Thầy mình , đồng thời mình cũng có thể là thầy của người khác
Thầy trò trong đời hiện tại này chỉ là sự trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong sự tu học chứ không còn là gọi dạ bảo vâng .
*** 18- Tu làm sao mà có thể “dự tri thời chí “! nghĩa là biết trước giờ chết như Sự ra đi của Sư Cô Hạnh Châu tuy hạ lạp có 20 năm nhưng thuận như ý nguyện và có một ít xá lợi .

***19- Giáo lý của Đạo Phật vốn là dòng chảy bất tận vào lòng người từ quá khứ đến vị lai và Vân liên tục như thế

***20 - Tư tưởng Đại Thừa là tư tưởng tiến bộ , thăng hoa khế hợp mọi nhu cầu , mọi thời đại, mọi hoàn cảnh để cho lời dạy của Đức Phật đi vào cõi đời này nhằm cứu độ chúng sinh mê lầm

HT cũng nhắc  lại lời của Ngài Pháp Nhiên khác với Ngài Thân Loan là cần phải tự lực  trước rồi mới nhờ đến tha lực của Đức Phật A Di Đà để được vãng sanh. 

Các bạn ơi còn nhiều đề mục khác mà trong đó Lòng Từ và Trí Tuệ của Ngài đã hiện rõ trong các bài Tưởng Nhớ Thầy và các bậc Cao Tăng Thạc Đức như Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải và cố HT Thích Tâm Thanh ( đại Sư Huynh) của Ngài mà trang giấy tôi đã nhạt nhoà vì lệ ...
Kính bạch Ôn , con còn muốn viết nhiều nữa để tán dương mãi công đức của Ngài nhưng còn phải dành lại những vần thơ kính mừng Khánh Tuế lần thứ 72.
Kính xin Ôn cho phép con xưng tán Ôn với những vần thơ vụng nhưng rất thành tâm và ngưỡng phục bằng tất cả lời được phát xuất từ trái tim của người con trong Giáo Pháp Như Lai.


“Với Trí Tuệ và tình thương rộng lớn,
Trải khắp Á , Âu, Mỹ, Úc , quê nhà ...
Đạo , Đời kinh nghiệm truyền tải đi xa 
Phải chăng Ngài ?
Bậc  danh tăng trong thế trần ô trược?

 
Nguyên ước kính dâng Ôn  điều học được ,
Thực hành tu tập, quyết chí noi gương .
Cùng lời tri ân thành kính tán dương,
Đảnh lễ Ngài một lần như khả hứa !

 
Kính mừng Khánh Tuế tiếp tiếp nhiều năm nữa
“Phúc như Đông Hải , Thọ tỷ Nam Sơn “
Nghĩ thầm khó tìm câu chúc tụng nào hơn !
Phước điền Tam Bảo nơi chúng sinh nương tựa .

 
Rồng Quảng Nam , Tâm Đại Bi ẩn chứa!

Nam Mô A Di Đà Phật 

 
 
Huệ Hương 
Melbourne 25/6/2020
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 5875)
Giờ phút Thầy an nhiên xả báo thân, thì bên này hơn nữa đêm. Một Phật tử của Thầy ở miền Đông nước Mỹ, giọng đầm đìa nước mắt, khấp báo cho tôi tin Thầy đã từ biệt, lệ tiếc thương như tràn ngập, khắp đó khấp đây. Rồi Tuệ Sỹ, một hậu tấn, kẻ đồng tâm dễ thương của Thầy, mà tôi thường ví như một hạt kim cương hiếm hoi lẫn trong đá sỏi của Phật Giáo Việt Nam ngày nay, trong nổi cô quạnh bao la vừa sau một mất mát lớn lao đã ai tín cho tôi bằng lá thư không niêm mà tôi biết mỗi chữ cũng trĩu nặng nổi lòng.
09/04/2013(Xem: 2481)
Cho phép con thành tâm kính cẩn chia buồn với quí ngài về nỗi mất mát lớn lao không sao tìm lại được. Ðối với kẻ hậu học, làm sao con không khỏi bồi hồi, luyến tiếc khi hay tin sự ra đi của cố Hoà thượng Thích Ðức Nhuận, người đã hiến trọn đời mình cho đạo pháp và dân tộc. Trong giờ phút này, nơi phương xa, một người đệ tử đã có nhân duyên muộn hầu cận, học hỏi nơi cố Hoà thượng khi còn ở Việt Nam, xin đảnh lễ chư tôn đức trong Tổ đình và xin quí ngài cho con có đôi lời bộc bạch với giác linh của cố Hoà thượng. Ngưỡng bạch giác linh Hoà thượng chứng giám.
09/04/2013(Xem: 5396)
Hòa Thượng Thích Thiện Trì thế danh Nguyễn Văn Hiến, Pháp danh Như Phụng, Pháp tự Thiện Trì, Pháp hiệu Ấn Ðạo thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ bốn mươi hai, Ngài sanh ngày 19 tháng 02 năm 1934 tại xã Nhơn Khánh, quận An Nhơn, tỉnh Bình Ðịnh. Ngài xuất thân từ một gia đình thuần túy Phật Giáo, thân phụ của Ngài là cụ ông Nguyễn Hàn, Pháp danh Như Ðà. Thân mẫu của Ngài là cụ bà Bùi Thị Thiệp, Pháp danh Như Cảnh. Ngài có tất cả 10 anh em, 5 trai và năm gái.
09/04/2013(Xem: 16484)
Để ghi lại những công –tác Hoằng-pháp và Giáo-dục trong niên-khóa vừa qua, chúng tôi đã thuyết-pháp và giảng-giải các lớp ở Ấn-Quang cho hàng Phật-Tử tại gia, cũng như tại Viện Đại Học Vạn-Hạnh cho sinh-viên Phật-khoa năm thứ IV (73-74) về môn các tác phẩm Trung-Hoa. Và cũng thể theo lời yêu cầu của đa-số Phật-tử muốn có tài-liệu để học-tập và nghiên-cứu, nên chúng tôi gom góp các bài đã biên-soạn, đúc kết thành một tập sách với nhan đề: “GƯƠNG SÁNG NGƯỜI XƯA”.
09/04/2013(Xem: 9009)
hế danh của Sư Bà cũng chính là Ðạo Hiệu hiện tại. Song Thân khó nuôi con, nên lúc 2 tuổi hai Cụ đã đem vào chùa cúng cho Sư Bà Ðàm Soạn, Trú trì chùa Cự Ðà và được Sư Cụ đặt tên là Ðàm Lựu. Phụ thân của Sư Bà là Cụ Ông Ðặng Văn Cán và Mẫu thân là Cụ Bà Nguyễn Thị Cả. Sư Bà sanh vào ngày 13 tháng 6 năm Quý Dậu, 4.811 Quốc Lịch; nhằm ngày 04 tháng 08 năm 1933 Tây lịch; tại làng Tam Xá, xã Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Ðông, Bắc Việt Nam.
09/04/2013(Xem: 4605)
Hòa Thượng Thích Như Điển, thế danh Lê Cường, Pháp tự: Giải Minh, Pháp hiệu: Trí Tâm, sinh ngày 28 tháng 6 năm 1949 tại xã Xuyên Mỹ, quận Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Học lực: Cử nhân giáo dục và Cao học Phật giáo tại Nhật Bản. Gia cảnh: Con út trong số 8 người con gồm 5 trai và 3 gái; Thân phụ: Ông Lê Quyên, pd: Thị Tế, Thân mẫu: Bà Hồ thị Khéo, pd: Thị Sắc. Người anh thứ bảy đã xuất gia đầu Phật năm 1958 tại chùa Non Nước, Đà Nẵng. Hiện là Hòa Thượng Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tại UĐL-TTL, Phương Trượng Tự Viện Pháp Bảo tại Sydney, Úc Đại Lợi.
09/04/2013(Xem: 8709)
Tuyển tập Nhạc Phật Giáo do Nhạc Sĩ Hằng Vang (1933-2021) sáng tác
09/04/2013(Xem: 7408)
Nhìn tổng quát công trình nghiên tầm, khảo cứu các văn kiện, tài liệu cổ để tập thành các tác phẩm qua các bộ môn: Lịch Sử, Văn Hóa, Văn Học, Âm Nhạc, Triết học, Thiền học... của Tiến sỹ Sử gia Lê Mạnh Thát là một thành quả to lớn được kết tinh bởi một trí tuệ siêu tuyệt, một khả năng hy hữu, một thời gian liên lũy, lâu dài, qua nhiều thập niên. Đó là những yếu tố mà ít người có được, để lưu lại cho hậu thế những thành quả văn học đồ sộ và chuẩn xác trên dòng sử mệnh quê hương.
09/04/2013(Xem: 13547)
Vua Trần Nhân Tông là một vị anh hùng dân tộc, có những đóng góp to lớn, nhiều mặt cho đất nước, cho lịch sử. Vua đã trực tiếp lãnh đạo quân và dân nước ta, tập hợp được những nhà quân sự tài giỏi, huy động được tiềm lực của toàn dân, đánh thắng đội quân hung hãn, thiện chiến nhất thời bấy giờ, làm nên những chiến công oanh liệt Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng, Tây Kết lẫy lừng, đưa dân tộc ta lên đỉnh cao của thời đại. Không những thế, vua đã mở rộng biên cương của tổ quốc, đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp nam tiến hoành tráng của dân tộc, mà con cháu hôm nay và mai sau mãi mãi ghi nhớ và biết ơn.
09/04/2013(Xem: 11277)
Thiền sư Minh Châu Hương Hải là một tác gia lớn không những của văn học và triết học Phật giáo Việt Nam, mà còn của văn học và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung. Từ nửa cuối thế kỷ 18, cuộc đời và tác phẩm của Minh Châu Hương Hải đã lôi cuốn sự chú ý của những người trí thức đương thời, trong đó nổi bật nhất là nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567