Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Hoàn Quan (1928 - 2005)

20/10/201920:20(Xem: 3286)
Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Hoàn Quan (1928 - 2005)
HT. Thich Hoan Quan

CỐ ĐẠI LÃO HOÀ THƯỢNG THÍCH HOÀN QUAN (1928-2005)

Khai Sơn Chùa Khánh Vân, Quận 11, Sài Gòn



I-THÂN THẾ :

Hoà thượng  Thượng HOÀN Hạ QUAN, thế danh Phạm Ngọc Thơ. Pháp danh NHƯ CỤ THIỆN. Pháp tự GIẢI TOÀN NĂNG. Pháp hiệu THÍCH HOÀN QUAN.

Sinh ngày 16-09-1928 (Năm Mậu Thìn) tại làng Phước Long, nay là thôn Hoà Bình xã Nghĩa Hoà huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

Song thân của Ngài là Phạm Công Phạm Khánh Lâm và Cụ bà là Trần Thị Thưởng. Cụ  Ông và Cụ bà đã hạ sinh được 6 người con, gồm 2 trai 4 gái, Ngài là người con thứ 5 trong gia đình.

II-XUẤT GIA HỌC ĐẠO :

Cố Đại lão Hoà thượng vốn sinh ra trong gia đình có truyền thống Phật giáo lâu đời. Tổ khảo của Ngài là Đệ ngũ tổ, Tổ đình Sắc Tứ Thiên Ấn, nơi đây là đệ nhất danh lam tỉnh Quảng Ngãi. Ngài Đệ Ngũ tổ Thiên Ấn hiệu là Hoằng Phúc, khai sơn Tổ đình Sắc Tứ Quang Lộc. Do vậy, lúc 8 tuổi Ngài về Tổ đình Thiên Ấn  ở với Hoà thượng Diệu Quang. Đệ lục tổ Tổ đình Thiên Ấn  là Cậu ruột, được Ngài Lục tổ Diệu Quang nuôi dạy 2 năm, nhưng chưa thế phát Quy y, vì lúc đó Ngài còn nhỏ.

Trong dịp Hoà thượng Khánh Ngọc từ miền Nam về thăm quê hương Quảng Ngãi, thân sinh của Ngài gởi cho Hoà thượng Khánh Ngọc nhờ dẫn vào Nam gởi cho Sư cụ Khánh Anh, hiện đang Trụ trì Tổ đình Phước Hậu, huyện Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ, nhưng vào đến nơi thì Hoà thượng Khánh Ngọc giữ ở với Hoà thượng tại Chùa Long Phước- Cái Vồn. Rồi ở với Hoà thượng Huyền Khải ở Cái Răng- Cần Thơ. Vì vậy mà Ngài chưa được đến diện kiến và thọ học với Sư Cụ Khánh Anh!

Trong thời gian ở 2 ngôi Chùa trên, Hoà thượng phải chấp lao phục dịch rất cực nhọc, lại không được học hành. Trong khi đó thì Hoà thượng có chí muốn học hành để trở thành người hiểu biết. Do vậy, vào một đêm đen Hoà thượng đã bỏ trốn, Ngài tìm đến Sư Cụ Khánh Anh hiện đang Trụ trì tổ đình Phước Hậu, huyện Trà Ôn. Sau khi trình bày tự sự và thổ lộ ý chí muốn xuất gia tu học. Hoà thượng được Tổ chấp thuận và thế phát xuất gia, ban Pháp danh là Như Cụ Thiện, năm ấy Ngài tròn 15 tuổi.

Dù đã là 15 tuổi, nhưng vẫn chưa được học hành. Do đó, sau khi xuất gia Hoà thượng được tổ Khánh Anh hết lòng dạy dỗ và Cố Hoà thượng Thiện Hoa là Sư huynh đã dạy Việt văn cho Hoà thượng. Khi Hoà thượng đọc được chữ Việt thì rất mừng. Và từ đó Hoà thượng theo học hai chương trình.  Nội điển và Ngoại điển.

Năm 1942 Tổ Khánh Anh cho Ngài thọ giới Sa Di và cho Pháp tự là Giải Toàn Năng.

Năm 1946 Sư cụ đưa Hoà Thượng lên Sài gòn ở Chùa Ứng Quang, theo học chương trình Sơ đẳng Phật học.

Năm 1950, khi Phật Học Đường Nam Việt- Chùa Ấn Quang thành lập, do Hoà thượng Thiện Hoà làm Giám đốc. Hoà thượng đã cùng quý Hoà thượng Thích Huyền Vy, Hoà thượng Thích Từ Thông, Hoà thượng Thích Thanh Từ, Hoà thượng Thích Quảng Long, Hoà thượng Thích Minh Cảnh.v.v…theo học chương trình Trung đẳng và Cao đẳng Phật học.

 Năm 1955 Hoà thượng thọ Cụ túc giới ở Đại giới đàn được tổ chức tại Tổ đình Ấn Quang, do Hoà thượng Thích Đôn Hậu làm đàn đầu, với Pháp hiệu là Thích Hoàn Quan.

Song song với chương trình Phật học, Hoà thượng còn theo học chương trình thế học tại trường Văn Lang – Sài gòn cho đến khi tốt nghiệp Tú tài.

III-  HÀNH ĐẠO :

Khi tốt nghiệp Cao đẳng và Tú tài toàn phần, thì sau đó Ngài đi dạy các Phật học Viện, đồng thời Ngài là Giáo thọ sư Phật Học Đường Nam Việt. Năm 1960 Ngài làm  Đốc Giáo trường Phật Học Phước Hoà- Trà Vinh. Từ năm 1964 đến năm 1975, Hoà thượng là Giáo thọ sư của các trường Phật học như: Phật Học Viện Huệ Nghiêm, Huỳnh Kim, Hải Tràng, Dược Sư, Từ Thiền, Bồ Đề Lan Nhã.v.v… những Tăng Ni sinh thọ học với Hòa thượng thuở ấy, hiện nay hầu hết là các bậc tôn túc ở các Tự-Viện, và đã là Trụ trì, Giảng sư, Giáo thọ sư các trường Phật học, và có người hiện đã lên hàng Giáo phẩm, đang giữ chức vụ quan trọng trong Giáo hội các tỉnh thành, và các ngành các cấp TW giáo hội.

 SỰ NGHIỆP PHIÊN DỊCH :

Với nhân duyên đồng chơn nhập đạo, sớm gặp được Minh sư, và sẳn có chủng tánh Đại thừa, nên Ngài đã có một thứ Trí tuệ hơn người đang tiềm ẩn trong  bậc chân tu, vốn đã có hoài bảo “Thượng cầu Phật đạo- Hạ hóa chúng sinh”, và nhất là luôn nghĩ đến thế hệ Tăng Ni mai hậu.

Vì thế cho nên, ngoài việc giảng dạy tại các trường Phật Học Viện, Ngài còn trước tác, phiên dịch và biên soạn những bổn Kinh- Luật- Luận rất có giá trị để lại cho hậu thế như sau:

1-    Về Kinh Ngài đã Dịch các bộ Kinh như: Thập Thiện Nghiệp Đạo, Bát Đại Nhơn Giác, Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Di Giáo, kinh Viên Giác…

2-    Về Luật Dịch bộ Luật Trường Hàng gồm Tỳ Ni, Sa Di, Oai Nghi, Cảnh Sách, thành văn vần rất hay, làm cho hàng hậu học dể nhớ.

3-    Về Luận Ngài đã dịch các bộ như: Tu Tập Chỉ Quán Toạ Thiền Pháp Yếu, Hiển Mật Viên Thông Tâm Yếu Thành Phật, Tam Thập Tụng luận…

4-    Về Hán Văn : Ngài đã soạn các bộ như: Giáo trình Hán Văn- Văn Phạm cương yếu, Tân Học Quốc Văn… Các bộ Giáo trình Hán Văn nầy Ngài đã biên soạn dạy cho Tăng Ni tại các Phật Học Viện, phần nầy vẫn còn là “Bản thảo” chưa in ấn lưu hành.

5-    Về Nghi Lễ Ngài đã biên soạn tập “Nghi Lễ” rất công phu và chi tiết, rất hữu ích cho lớp Tăng Ni trẻ cũng như rất thuận tiện cho những ai có nhu cầu trong việc ứng phó đạo tràng, cũng có thể lấy đây làm phương tiện để truyền bá Phật pháp.

Ngoài những bộ Kinh – Luật- Luận và các Giáo trình đã được phiên dịch và biên soạn  như đã nêu trên thật vô cùng quý giá để lại cho đàn hậu tấn, Ngài còn mong muốn làm sao cho Tăng Ni trẻ sau nầy có đủ tư liệu về Tam tạng Thánh điển bằng Việt ngữ, để nương theo đó tu học. Những tác phẩm của Hòa thượng đã được Ban Văn Hóa Thành hội Phật giáo tổng họp lại thành bộ Phật Tổ Ngũ Kinh, đã được xuất bản và tái bản nhiều lần. Hiện nay chư Tăng Ni và Phật tử trong nước cũng như nước ngoài, xem Bộ Kinh nầy như bộ sách gối đầu giường trong việc tu và học.

SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG NGÔI CHÙA :

Vào năm 1964 Ngài đã Khai sơn Chùa Khánh Vân với biết bao nhiêu công sức và muôn vàn khó khăn gian khổ, vì nơi đây trước kia là một vũng sình. Ngôi chùa Khánh Vân lúc ấy đựơc che tạm lá và tôn, phên tre vách lá, Thầy trò ẩn dật nương náu tu hành. Năm 1968 Chùa bị hoả hoạn chiến tranh. Rồi từ đó, Ngài vừa đi dạy vừa nổ lực cùng với quý Thầy và Phật tử góp công sức khai móng để làm lại Ngôi chùa và đã đổ được một tầng làm Chánh Điện tạm, nay là Giảng đường của chùa Khánh Vân.

Do bận giảng dạy và Phiên dịch Kinh- Luật- Luận, cũng như chưa đủ nhân duyên để trùng tu ngôi chùa, nên chùa Khánh Vân vẫn là Ngôi Chánh Điện tạm. Cho đến ngày 06 – 02 – 1994 ( năm Giáp Tuất ) Nhân duyên đã hội đủ, Ngài đã cho khởi công đặt đá Đại Trùng tu Ngôi chùa. Do xuất thân từ  Thiên Ấn - Quang Lộc tổ đình, nên khi Ngài Khánh thành ngôi Chùa Khánh Vân, được Chư sơn Thiền đức tỉnh Quảng Ngãi kính tặng bức Hoành phi sơn son thép vàng, trong đó đặc biệt có hai câu: “Thiên Ấn kế thừa hoằng pháp nghiệp - Khánh Vân thiết lập độ sanh cơ.”

Khi công việc Phật sự Đại trùng tu ngôi Bảo điện được hoàn thành, thì cũng chính là lúc sức khoẻ của Ngài bắt đầu yếu đi. Chẳng những thế, Ngài lại lo lắng khi nghĩ đến việc phải tìm người lo cho ngôi Tam bảo, gánh lấy trách nhiệm Trụ pháp vương gia, trì Như lai tạng để truyền trì mạng mạch, tục diệm truyền đăng, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức, làm cho Tam bảo được xán lạn huy hoàng. Vì thế, trong thời gian đó Ngài đã mời Thượng toạ Thích Nguyên Ngôn, Người  là Giảng sư Hoằng pháp TW.GHPGVN, Giáo thọ sư Trường Trung cấp Phật học, Sàigòn về đây để thay Hoà thượng làm Trụ trì. Ngày 12- 11- năm Bính Tý ( )Ban Trị Sự THPG.TP đã Bổ nhiệm Thượng toạ Thích Nguyên Ngôn chính thức đăng quang nhậm chức Trụ trì. Thượng tọa Trụ trì  được mười năm, đã gánh vát cho Hòa thượng rất nhiều Phật sự tại bổn tự. Những tưởng Thượng tọa sẽ tiếp tục lâu dài, nào ngờ đâu Thượng tọa cũng đã sớm treo bình theo Chư Tổ quảy dép quy Tây.

Sau khi đã có người lo cho ngôi Tam bảo, Hoà thượng tuy tuổi già và sức khoẻ mỗi ngày mỗi kém đi, nhưng khi nghĩ đến tiền đồ của Phật pháp, và nhất là thế hệ Tăng ni trẻ sau nầy, nên Hoà thượng đã quên đi tuổi già và bệnh tật, tiếp tục  trước tác, biên soạn và phiên dịch cho đến khi Ngài lâm bệnh nặng.

VIÊN TỊCH :

Gần 80 năm qua Hoà thượng đã thuận thế hóa duyên để phụng sự  Chánh pháp, lợi lạc quần sinh, để lại cho hậu thế một gia tài Phật pháp vô cùng quý giá trong sự nghiệp biên soạn, trước tác và phiên dịch của Ngài. Trước đó, Sức khoẻ Hoà thượng rất tốt, tỉnh giác, đầy năng lực, nên thời gian gần 10 năm Hoà thượng vẫn tiếp tục điều hành công việc của Chùa trên cương vị là Viện chủ, và tiếp tục hiệu đính các tài liệu giáo khoa Kinh- Luật- Luận- Hán Văn, mà Hoà thượng đã dày công phiên dịch, biên soạn hơn 3 thập niên qua để làm tài liệu cho Tăng Ni hậu thế. Ngày 18/ 11/ 1995, Hoà thượng lâm trọng bịnh, tuy đã vượt qua, song sự đi lại không được bình thường như trước.

Thế rồi, đến ngày 23 tháng 6 năm ẤT Dậu Hoà thượng bị cơn bịnh cũ tái phát dữ dội có phần nguy kịch, mặc dầu môn đồ Pháp quyến và Giáo hội cùng các Y-Bác sĩ  ở Bệnh viện đã tận tình chăm sóc. Nhưng vì tuổi cao sức yếu, Ngài đã xả báo an tường thâu thần Viên tịch vào lúc 15giờ 15 phút ngày 17 tháng 6 năm ẤT Dậu (nhằm ngày 22 tháng 07 năm 2005 )

Trụ thế : 78 năm.58 Hạ lạp

Giáo hội và Môn đồ Pháp quyến từ đây vĩnh viễn vắng bóng một bực Tôn sư khả kính. Từ nay huyễn thân Ngài trở về với tứ đại, nhưng hình ảnh và cuộc đời Ngài mãi mãi là tấm gương chói sáng cho Tăng Ni và Tín đồ quy ngưỡng.

Nam mô Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Nhứt Thế, Phước Hậu Đường Thượng. Khai Sơn Khánh Vân Tự.Thượng NHƯ Hạ CỤ THIỆN, Tự GIẢI TOÀN NĂNG, Hiệu HOÀN QUAN Tân Viên Tịch Đại Lão Hoà Thượng Giác Linh Thuỳ Từ Chứng Giám.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/04/2011(Xem: 7581)
BBC Giới thiệu Đôi nét về Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thích Thích Nhất Hạnh là một thiền sư nổi danh trên thế giới, là một văn nhân, một thi nhân, một học giả, mà cũng là một người đấu tranh cho hòa bình. Bên cạnh đức Đạt Lai Lạt Ma thì Thầy là bậc đạo sư nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài ra Thầy còn là tác giả của trên một trăm cuốn sách, trong đó gồm có những "xếp hạng bán chạy nhất“ (bestsellers) như những cuốn Hòa Bình Từng Bước Chân (Peace is Every Step), Phép lạ của sự Tỉnh thức (The Miracle of Mindulness), Chúa nghìn đời, Bụt nghìn đời (Living Buddha Living Christ) và Giận (Anger)
28/03/2011(Xem: 6816)
Giáo sư Trần Phương Lan – Pháp danh Nguyên Tâm - nguyên Phó trưởng khoa Phật Pháp Anh Ngữ tại Học Viện Phật giáo Việt Nam
25/03/2011(Xem: 6542)
Không biết anh thâm nhập Phật giáo từ lúc nào, nhưng lúc còn là Oanh vũ, năm 1945 anh đã tham gia sinh hoạt đoàn thể tiền thân của Gia đình phật tử hiện nay. Anh sáng tác nhạc rất sớm, và cũng giữ trường trai rất sớm. Thập niên 1955 của thế kỷ XX, cộng đồng Phật giáo đã biết và nghe tên anh qua nhiều nhạc phẩm mang đậm tư tưởng Phật giáo. Hiện nay số lượng tác phẩm do anh sáng tác và phổ thơ đã trên 500 bản. Anh và nhạc sĩ Lê Cao Phan là hai cội sen già trong vườn hoa đạo Phật.
25/03/2011(Xem: 5986)
Hòa Thượng Thích Phước Huệ (1875-1963)
25/03/2011(Xem: 6813)
ĐPNN: Là một trong những nhạc sĩ PG đầu tiên được ghi nhận công lao đóng góp cho văn hóa PG trong quyển 50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo của cố HT.Thích Thiện Hoa, NS Hằng Vang từng đoạt giải nhất cuộc thi sáng tác Phật nhạc do GHPGVNTN tổ chức, trao giải thưởng ngày 25-2-1965 tại nhà hát lớn Sài Gòn. Các trung tâm văn hóa PG trong và ngoài nước đã xuất bản hơn 20 album của NS Hằng Vang theo các hình thức cassettes-CD-VCD ca nhạc, kinh nhạc và 20 album cassettes-video-CD-VCD-DVD cũng như 8 tuyển tập ca nhạc đứng chung với nhiều tác giả khác.
24/03/2011(Xem: 5695)
Hòa Thượng Thích Trí Chơn, thế danh Trương Xuân Bình, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1933 (Quý Dậu) tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận (Trung Việt)
21/03/2011(Xem: 4402)
Tôi đã sống với một con người với tất cả ý nghĩa của Người trong một thời gian tương đối dài giữa một giai kỳ buồn vui pha trộn. Có thể nói Gs Phạm Công Thiện là người có một cách sống giản dị, không kiểu cách, cầu kỳ, ngược lại rất khiêm cung và nhẫn nại, nhẫn nại ngay cả trong hoàn cảnh rất khó nhẫn.
17/03/2011(Xem: 4388)
Hòa Thượng thế danh là Phạm Kim Huệ, sinh năm Giáp Tuất, ngày 02-4-1934 tại làng Cẩm Phô, quận Điện Bàn (nay là thành phố Hội An), tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Thân phụ của Hòa Thượng là Cụ Ông Phạm Kim Cái pháp danh Như Thế, và Thân mẫu là Cụ Bà Nguyễn thị Di pháp danh Như Kim, đều làm nghề Đông y. Hòa Thượng là con thứ sáu trong gia đình gồm sáu anh chị em. Sinh trưởng trong một gia đình nho học, thâm tín Phật giáo, nên lúc tám tuổi Ngài được gia đình cho vào chùa học đạo.
15/03/2011(Xem: 5773)
Tôi biết tin GS Phạm Công Thiện mất qua trang web viet-studies của GS Trần Hữu Dũng post ngày 10-3. Dòng thông tin được dẫn từ báo Người Việt ở Houston, bang Tesas cho biết theo gia đình và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ở Mỹ xác nhận ông mất ngày 9-3-2011, thọ 71 tuổi. Trước khi mất dường như ông đã biết trước cuộc vĩnh ly này nên nhập định rồi ra đi nhẹ nhàng. Ngoài dòng báo tin của báo Người Việt còn bài viết cho người đã mất của nhà văn Viên Linh với tư cách bạn bè.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567