Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

THẦY…! Trong Ký ức của con

30/04/202016:31(Xem: 4233)
THẦY…! Trong Ký ức của con

ht dong chon
Tháp Tổ chùa Bình An, trước khi trùng tu



THẦY…! Trong Ký ức của con


Nước Úc đã bước vào tiết Thu, khí trời lạnh, những chiếc lá đang đổi sang màu vàng, cơn mưa đầu mùa làm lòng người se lại. Nhận tin báo từ quê nhà Thầy đã viên tịch, lòng con đau nhói vì không về được để đảnh lễ nhục thân Thầy, thọ tang Ân Sư Giáo Dưỡng. Nơi phương trời viễn xứ, con hướng về ngôi chùa Bình An, Giác Linh Đài tâm tang thọ phục.

Nhất Tâm Đảnh Lễ Tự Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Tam Thế, Bình An Đường Thượng, Húy thượng ĐỒNG hạ CHƠN, Hiệu Minh Chiếu, Tự Thông Thiện Hòa Thượng Ân Sư Giác Linh.

Ngày…tháng…năm 1986.

 

Đàn Giới Sa Di tổ chức tại Tổ Đình Thiên Bình sau ba ngày kết thúc, con về lại bổn tự chùa Giác Hoàng đảnh lễ Bổn sư, và sau đó xin được về chùa Bình An nương nơi Thầy học kinh luật. Ngày ấy, đất nước Việt Nam trong thời kỳ bao cấp… việc đi lại khó khăn. Thầy không quan ngại mọi việc, chấp nhận chúng con về chùa nương tựa tham học kinh điển. Thời đó; việc dạy và học kinh luật bằng phương thức gia giáo, mỗi người một quyển, không bảng phấn, không bút mực, Thầy dạy tới đâu chúng con dò theo tới đó, rồi mỗi người thuật lại theo ngữ nghĩa Thầy đã truyền đạt. Giờ học đầu tiên của ngày đầu, Thầy dạy cho chúng con là Sa Di Luật Giải, một bộ luật hầu hết những chú Sa di đều phải học. Phương thức dạy của Thầy, tạo ra sinh động trong tâm thức học trò, bằng cách giải nghĩa tường tận, qua những câu chuyện duyên khởi ý nghĩa cụ thể của giới. Trong ý niệm ngày đầu trong con thật là vui sướng, vì: được học, được ở, được ăn và được sống an bình chung nhiều huynh đệ với nhau trong tình thương của Thầy. Niềm vui ấy chưa tận hưởng trọn vẹn, một tác động, chúng con phải khăn gói ra đi về lại bổn tự. Đảnh lễ Thầy, dắt xe đạp đi, Thầy tiễn chân chúng con ra khỏi cổng chùa, Thầy không cần được nổi lòng… và Thầy bậc khóc òa thốt lên tiếng than lớn “chán đời! thầy tu mà tu học cũng không được”. Chúng con lặng lẽ dắt xe đi, Thầy âm thầm đứng đó trong bóng tối mờ mịt, khuất dần trong bóng đêm …

Ngày…tháng…năm 1988.

 

Thời gian thắm thoát trôi qua, duyên lành đến, chúng con trở lại nương nơi Thầy học đạo. Lần này huynh đệ đồng lớp của chúng con về học đông hơn, gồm: Vạn Đức từ Kontum, Nhuận Toàn từ chùa Thiên Trúc, Đồng Phước từ chùa Gia Khánh, Đồng Hiện từ chùa Bạch Sa và Giác Tín từ chùa Giác Hoàng. Những năm tháng dư vọng của sự nối tiếp thời kỳ bao cấp chấm dứt, cuộc sống tu sĩ trong chốn thiền môn không sao không khỏi sự thiếu thốn. Năm huynh đệ chúng con và ba vị đệ tử của Thầy là: Giác Hiệp (đầu năm 1988 vào chùa Vĩnh Nghiêm), Giác Quảng, Giác Hiển cùng Thầy Thị Quả, Thầy Đồng Văn sau khi tốt nghiệp khóa I Trường Cao Cấp Phật Học Cơ sở II tại thành phố Hồ Chí Minh trở về tổng cộng mười người.

Năm huynh đệ chúng con cùng học bộ Sa Di Luật Giải; Vạn Đức, Nhuận Toàn, Đồng Phước tiếp nhận sự truyền đạt của Thầy nhanh hơn, con thì chậm, nhưng Thầy vẫn ôn tồn, từ hòa dạy để con theo kịp huynh đệ, cùng nhau học. Lâu lâu Thầy vui, đùa với anh em chúng con vài câu trong lúc học mệt mỏi “Giác Tín sinh năm  Mậu Thân pháp danh của nó Vạn Phước, Vạn Phước Phu Nhân Chi Thần, nó học chậm nhưng mà chắc” Thầy vừa nói vừa cười hì hì…xong bộ Sa Di Luật Giải tiếp theo là những bộ kinh như: Nhị Khóa Hiệp Giải, Di Đà Sớ Sao…trình độ nội điển và Hán ngữ không đồng với nhau nên việc dạy của Thầy không khỏi vất vả. Thầy vẫn vui vẻ, kiên nhẫn dạy chúng con với tất cả tận tâm chứa đựng tình cảm Thầy Trò.

Chùa Bình An thời đó; nghèo! ruộng đất không nhiều. Huynh đệ chúng con không về nương ở tu học, mùa lúa thu hoạch đủ Thầy và đệ tử sống giáp năm. Nghèo khổ thì có nghèo khổ nhưng vui cũng có vui vì ý nghĩa “Lợi Hòa Đồng Quân” trong Lục Hòa Thầy luôn dạy chúng con bằng thân giáo. Bữa cơm thường nhật ngày đó rất là đạm bạc, phần ăn của Thầy không khác phần ăn của chúng con, cũng cơm và tô rau muống, nấu canh không giống canh, um không giống um, nghĩa là lấy cái chấm tương, lấy nước làm canh, hôm nào có thí chủ phát tâm về chùa nấu, hôm đó coi như là được ăn giỗ. Cuộc sống bình dị của Thầy thật đơn giản, không câu nợ, không cầu kỳ, không khó tánh nhưng không dễ dãi. Thỉnh thoảng Thầy gọi chúng con lên uống trà cũng là lúc Thầy dạy Thiền Môn Quy Củ. Đôi khi Thầy cũng đem vài chuyện thế sự Thầy gặp phải ra kể làm tư lương cho đời sống tu tập, có chuyện ngang trái Thầy lại thở dài bằng hai chữ “CHÁN ĐỜI”.

Vườn chùa cũng không rộng lắm, có vài khoảng đất trống có thể trồng trọt được, những giờ rảnh rỗi, Thầy cùng chúng con ra vườn cuốc đất trồng rau. Mùa hè oai bức của xứ miền Trung Bình Định, chùa có hơn mười cây dừa, Thầy bảo chúng con leo lên hái xuống uống cho khỏe. Thầy Vạn Đức nói “cái vụ này con chịu thua”  Thầy vừa nói và cười trong niềm vui đùa “Mầy con ngựa mà trèo gì, ở đây tới bốn con khỉ (Giác Hiệp, Giác Quảng, Giác Tín, Đồng Phước) lo gì không ai trèo” tất cả đều cười òa lên.  Ngoài thời gian Thầy dạy cho chúng con học, Thầy còn nhận lời thỉnh giáo giới cho chư Ni ở chùa Tâm Ấn, dạy luật cho quý chú tại chùa Long Khánh và vài nơi khác. Phương tiện cá nhân đi lại trong xã, huyện, duy nhất phần nhiều trong chốn thiền môn thời đó là chiếc xe đạp, Thầy đạp đi dạy, đi ứng phó pháp sự, Thầy đi xin gạo về để chúng con có cơm mà ăn. Những hình ảnh khả kính đó vẫn in trong tâm trí khi có dịp kể về Thầy.

Ngày…tháng…năm 1989.

Năm Mậu Thìn (1988), cơ duyên đã đến, Phật giáo Bình Định ra Thông Tư ấn định ngày mở Giới đàn, ngày 6,7,8 tháng 4 năm Kỷ Tỵ (nhằm ngày 10,11,12 tháng 5 năm 1989), chúng con hội đủ đủ duyên lành đăng Đàn thọ Cụ túc giới. Một tháng trước khi đăng đàn thọ giới, Thầy ôn lại cho chúng con toàn bộ kinh luật đã dạy để chuẩn bị cho ngày khảo hạch và khuyên bảo, quý chú trước thọ Đại giới, phải sám hối để tội chướng tiêu trừ, thọ giới mới đắc giới, và không nên đi ra ngoài nếu không có duyên sự chính đáng, hằng ngày sau giờ công phu, tụng ôn 4 quyển luật. Thầy sợ chúng con ra ngoài nhiều, tâm ý sẽ phan duyên với cảnh trần ảnh hưởng cho đạo nghiệp. Ngày giờ đã đến, Thầy không cho tự đạp xe đi đến giới trường, dù chặng đường đó, tuần lễ ba lần hằng đêm, chúng con đạp xe đi đến trường học cấp ba, chương trình bổ túc văn hóa. Thầy thuê một chiếc xe lam ba bánh chở chúng con, biết rằng chùa tiền bạc thiếu thốn. Tâm của Thầy là thế, tình của Thầy dành cho chúng con bao la vô cùng. Thế gian, ngoài Ba Mẹ ra không ai lo con cái như vậy. Trong đạo, ngoài vị Thầy Bổn Sư thế độ nuôi dưỡng, dạy dỗ mong sao đệ tử mình lớn khôn đầy đủ đạo lực, mai sau nối dòng Tổ nghiệp. Với Thầy, hình ảnh Thầy trong ký ức của con thật sâu đậm, năng lực đạo nghiệp trong con, cũng là phần nào đó năng lực đạo nghiệp được kế thừa từ Thầy.

Ngày con trở về thăm lại quê hương đất Tổ sau thời gian dài, lưu sống hành đạo nơi xứ người. Thăm chùa, thăm Thầy vào một đêm..! không gian yên tĩnh. Thầy vẫn như ngày nào, giọng nói đó, nét mặt tươi cười một thuở vẫn nguyên ban sơ, tuy thân tứ đại có phần suy kém. Thầy hỏi han về cuộc sống hành đạo của con, và con kể cho Thầy nghe, Thầy vui lắm…thời gian cũng đã về khuya, con xin phép Thầy ra về, Thầy tiễn chân con bên hành lang chùa, trời đổ cơn mưa lớn hạt, con vội vã lên xe, Thầy vẫn đứng đó như hình ảnh ngày nào, xe lăn bánh, cơn mưa như trút nước, xin màn đêm ghi lại giùm tôi bóng hình của Thầy trong tôi hằng luôn tôn kính.

                                                                                       
  Melbourne, Úc quốc 24/04/2020

Chùa Giác Hoàng
Đệ Tử Thích Giác Tín
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/03/2023(Xem: 2891)
HOÀ thuận an yên hướng tĩnh tâm THƯỢNG cầu Phật đạo hoá mê nhân TRÍ tuệ thâm uyên kinh luật dịch TỊNH tu thiện nghiệp thoát mê trầm.
23/02/2023(Xem: 6637)
Xuất gia thọ giới tại Kỳ Viên Tăng thống ân sư pháp nhũ truyền Vạn Hạnh nghiên tầm kinh bối diệp Huyền Không gầy dựng pháp môn thiền Thư Thầy bút lực thơm hương đạo Thực Tại tâm nguyền rạng sắc liên Tuổi hạc ung dung trao diệu nghĩa Viên Minh Hoà Thượng đức ngời thiên.
16/02/2023(Xem: 2598)
Khi vua Trung Tông Lê Duy Thuyên băng hà không có con kế vị, Trịnh Kiểm muốn lên ngôi vua nhưng sợ hai người em vợ là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng là con của tướng quân An thành hầu Nguyễn Kim tranh giành quyền lực với mình nên tìm cách giết Nguyễn Uông đi. Nguyễn Hoàng lo sợ nên cho người tham vấn với Nguyễn Bỉnh Khiêm là người thông thái Kinh Dịch và am tường Phật Học.
16/02/2023(Xem: 2532)
Hòa thượng thế danh là Hồ Đắc Chương, pháp danh Nguyên Minh, Đạo hiệu Thích Phước Đường, sinh ngày 01 tháng 01 năm 1932 (Nhâm Thân) tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên – Huế
14/02/2023(Xem: 2573)
Tôi xin phép được chia sẻ với quí vị một số nhận xét và cảm nghĩ về công trình giảng dạy về Phật pháp của ThầyThiện Châu, trong khoảng thời gian 32 năm, từ 1966 tới 1998, tại Âu châu.
14/02/2023(Xem: 2243)
Con về đến Trúc Lâm thứ ba, trưa ngày 18.7. 2017 trời nắng gắt, hình bóng Thầy đâu không thấy chỉ thấy hai chiếc xe hoa đã kết sẵn để đưa Thầy đến nơi làm lễ Trà Tỳ, tim con như tan nát thành mảnh vỡ. Trời ơi! Có thể như vậy được sao? Suốt quãng đường dài từ Đức qua Pháp con chỉ mong sao đây không phải là sự thực, con không muốn tin dẫu biết rằng thế gian vô thường, tất cả rồi sẽ tan hòa vào vũ trụ.
09/01/2023(Xem: 3483)
Vào sáng thứ bảy ngày 07/01/2023, chùa Phổ Từ tọa lạc tại số 17327 Meekland Avenue, thành phố Hayward, tiểu bang California, Hoa Kỳ đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tiểu tường cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại chánh điện. Thiền sư Thích Nhất Hạnh - nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ, học giả, sử gia và nhà hoạt động hòa bình, đã viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu, thành phố Huế, Việt Nam ngày 22 tháng 01 năm 2022. Nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với ân đức, tình thương cao rộng của Sư Ông Làng Mai qua nhiều năm giảng dạy thiền quán; với công trình trước tác, phiên dịch kinh sách to lớn; chùa Phổ Từ đã tổ chức Lễ tưởng niệm cố Thiền sư vào ngày 29/01/2022; ngày 30/01/2022; Lễ Chung thất - tưởng niệm vào ngày 13/3/2022.
26/12/2022(Xem: 2988)
Thầy chào đời cuối Đông. Phủ Xuân Trường, Nam Định. Đất Bắc Hà - Thăng Long. Ngàn năm xưa hưng thịnh. Lập chí nguyện xuất trần, Thuở đồng chơn nhập đạo. Cội Đức Nhuận thắm nhuần. Đượm hồng ân Tam bảo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]