Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Lời Mộc Mạc Của Thầy

23/04/202016:27(Xem: 4179)
Những Lời Mộc Mạc Của Thầy


ht dong chon 5

Những Lời Mộc Mạc Của Thầy



Trời vừa sáng, còn đang chấp tác công việc, bỗng nghe tin nhắn điện thoại…à thì ra lớp trưởng… lớp trưởng bảo: “viết bài cảm niệm ân sư, đền đáp ơn Thầy dạy dỗ”…

Giờ ngồi lại viết những dòng cảm nghĩ về Thầy, chúng con không biết mình sẽ viết gì nữa… Trên cõi trần này, tiễn người đi quá nhiều trong đời sống, những cảnh tượng ra đi của từng con người, dù người thân, người lạ… đều khiến chúng con có cái nhìn rõ hơn về trần thế này… Ôi… đau lòng lắm ạ!

Tính đến thời gian này, cũng đã mười mấy năm ròng rã, từng lớp giáo thọ ra đi, người hậu thế chúng con cứ lần lượt mà chứng kiến… việc sanh tử đại sự ai cũng thấu… không ai không nén nỗi đau thương… vậy nên Phật mới bảo: “thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã…”

Được ngồi trên ghế nhà trường của Phật Học Tu Viện Nguyên Thiều, chúng con được học duới sự chỉ dạy của Thầy, vừa học về kinh điển, còn được học về đạo đức người tu nữa… Những giờ học là những giờ Thầy vừa truyền trao giáo điển và truyền trao năng lượng tu tập, những cái truyền trao ấy thông qua lời dạy và lời kinh khi giảng và bằng thân giáo của Người. Giờ đây…! dù muốn nghe lại, muốn nhìn thấy cách Thầy giảng nói… cũng đã không còn nữa… Như chiếc là vàng lìa cành… rơi rụng… và mất đi…

Thầy đảm trách môn Sa Di Luật Giải và những môn liên quan về luật học, thầy nghiêm minh với chúng con như luật vậy, nhưng cũng hàm tiếu những cái vui để uyển chuyển trong đời sống thường nhật để thích hợp với bối cảnh cuộc sống. Từ chùa Bình An Thầy thẳng đến trường đến lớp, vô lớp niệm Phật và ngồi xuống lật sách ra, thế là đọc là dạy, một phong cách đặc trưng của thầy bốn năm không thay đổi…hihih…nhắc đến Thầy là bất kỳ ai cũng có thể hình dung cách dạy của Thầy, cách sống của Thầy, mà không thể vị giáo thọ nào cũng giống như thế!

… Hôm ấy… vào một giờ kiểm tra của tiết học, sau khi ra đề xong, vẫn như thói quen hằng ngày… Thầy vẫn ngồi yên đó… yên ngay trên ghế của giáo thọ. Chỉ cần ngồi yên như vậy thôi, thần thái uy nghiêm, lâu lâu mỉm cười cười…đủ để cả lớp yên lặng mà làm bài. Và rồi… thời gian trôi qua… 90 phút… sắp nghe tiếng kiểng reng lên hết giờ học… thế nhưng… vẫn im phăng phắt… Thầy đột nhiên lên tiếng: “…nay ai trực kiểng, mà không thấy đánh gì hết vậy … làm như siêng học vậy… hết giờ rồi… đi đánh kiểng coi… nộp bài đihông thầy về…”. Vẫn không ai đứng lên, vẫn im lặng, một vài tiếng cười vì nghe Thầy nói, nhưng lại nán thêm vài chữ… lại thêm vài phút trôi qua…và rồi Thầy đứng dậy, tay xách giỏ, dặm bước: “vài chữ được gì… thầy về đây, mấy con ngồi đó viết đi…”, vậy là cả lớp la làng lên, xin Thầy ngồi xuống và chạy lên nộp bài…vừa lén nhìn Thầy vừa cười, thấy rõ gương mặt của Thầy từ bi sao ấy, Thầy cười và ngồi xuống chờ nhận bài, lẩm bẩm vài câu chửi vui… “đồ lì như quỷviết chi cho cố…”.

Thế đó, giờ chúng con mỗi đứa một phương, đủ lớn để tung đôi cánh của mình giữa vùng trời rộng, nhưng vẫn là những cánh chim nhỏ bé giữa biển người, tri thức không đủ để đáp ứng giữa rừng người trong xã hội, mới thấy kiến thức nhỏ bé dường nào, mới thấy kiến thức khi còn đi học quý giá biết bao… và… mới thấy được kiến thức Thầy dạy cho chúng con ứng dụng vào đời sống quả thật không sai bao giờ. Câu nói không thể quên được trong một giờ học: “danh lợi nhạt như nước – sứ mệnh nặng tựa non”… mấy con ráng mà nhớ…” khiến chúng con hiểu được thâm ý của Thầy muốn gửi đến chúng con, và còn…một lần vì để sách tấn chuyện học, Thầy dạy: “lập chí biết suy là tuấn kiệt – học hành nên gắng hết công phu”… “ học mà đạo hạnh không cầm – khác gì cỏ dại mọc mầm đồi hoang

Chắc hẳn ai trong chúng con, nếu lần lượt được làm giáo thọ cho thế hệ sau, hẳn sẽ rõ và hiểu được tâm tư của một vị thầy giáo nó như thế nào… phải cố gắng hết mực vì đền ơn Phật mà truyền trao. Riêng bản thân chúng con chưa đủ phước duyên để đứng trên bục giảng, nhưng cái công của một vị thầy giáo dù đạo hay đời đều ý nghĩa cao tột, nhưng hai chữ “giáo thọ”chỉ duy nhất là người con Phật mới thấu hiểu, không đơn thuần chỉ dạy học như ngoài xã hội không thôi. Vậy nên Usinxki có nói: “nhân cách của người Thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học trò, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác”

Giờ đây, chúng con chỉ nhìn thấy Thầy qua di ảnh, thì bao nhiêu ký ức về Thầy hiện về, cũng chỉ là tái hiện lại những gì Thầy dạy, tái hiện lại bao hình ảnh về Thầy trước mặt chúng con, cũng chỉ như thế thôi, cũng chỉ là tái hiện … mà không còn hình ảnh thực để nhìn thấy rõ, nghe rõ nữa. Giới hạnh – công hạnh tròn đầy của Thầy sẽ luôn là tấm gương mà chúng con cần soi rõ. Dẫu biết ở cái cõi trần này, phước duyên không dễ dàng đến với người kém phước như chúng con, đúng là chỉ thấy hỗ thẹn khi chưa làm được gì mà Phật pháp cần, giáo hội cần, bản thân còn chưa hoàn thiện những việc nhỏ nhặt…Thế nên viết về Thầy, để mong còn nhìn lại hình ảnh Thầy qua tâm khảm, nhắc nhở mình thêm đôi chút để vững vàng trong tu tập, chỉ cần còn được khoác chiếc áo đơn điệu này mà Thầy hay bảo: “còn mặc cái áo này, đầu tròn này là quý lắm con, chủng tử Phật trong con sẽ không mất đi, đã là hình ảnh đẹp chung cho giáo hội và cõi trần này” đây là lời Thầy dạy khi đi đảnh lễ Thầy vào một dịp Tết, vì vậy mà chúng con tự nhủ “Dạ Thầy! chúng con sẽ cố gắng giữ gìn hình tướng người tu nhất có thể, sống đàng hoàng, nội tâm cho vững, thì đây cũng là cách đền ơn nhỏ nhất có thể rồi..”

Kính lạy Thầy! giờ cũng chỉ cúi đầu lạy Thầy qua tưởng niệm, qua ảnh Thầy trên cao kia, cúi đầu thêm nhiều lần nữa để tưởng nghĩ về Thầy, dù chúng con có ở nơi xa xôi nào nữa, được học dưới sự hướng dẫn của Thầy, được thấu đượm lời Phật truyền qua cách dạy của Thầy, chúng con chỉ biết ngưỡng nguyện báo ơn Thầy qua tâm trí, làm được gì chút chút cho người chưa biết Phật pháp thì cố gắng làm, và giữ trọn hình ảnh người tu “đầu tròn áo vuông” này là quý lắm rồi phải không bạch Thầy! Ngưỡng nguyện Thầy thùy từ gia lực cho chúng con thêm chân cứng đá mềm, vững vàng trong nội tâm, để chúng con cũng được “tư lương” như Thầy mà mang về cõi Phật như Thầy đã từng làm.

Kính bái biệt Thầy giáo thọ khả kính của chúng con!

Học trò Thích nữ Minh Lượng

Cựu Ni sinh khóa 3 Trường Trung cấp Phật học Bình Định

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/10/2014(Xem: 14903)
Nhân Vật Phật Giáo Thế Giới, do TT Thích Nguyên Tạng biên soạn từ 1990
01/10/2014(Xem: 8503)
Pháp danh : Trừng Thành Pháp tự : Chí Thông, Pháp hiệu : Thích Giác Tiên. Thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 42 Thế danh : Ngài họ Nguyễn Duy húy là Quyển. Thọ sanh năm Canh thìn, niên hiệu Tự Đức đời thứ 33 (1879). Chánh quán làng Giạ Lệ Thượng, xã Thủy Phương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Năm 1883, lên bốn tuổi thì song thân đều mất. Ngài được ông bà bác đồng tộc đem về nuôi dưỡng. Nhờ bẩm chất thông minh nên thân thuộc cho theo Nho học một thời gian. Nhận thấy giáo lý Phật đà mới là con đường hướng đến cảnh giải thoát ; từ đó, ngài xin với thân thuộc xuất gia đầu Phật. Năm 1890, được 11 tuổi, ngài cầu thọ giáo với tổ Tâm Tịnh.
01/10/2014(Xem: 8598)
Phật Giáo Việt Nam thời cận đại đã viết lên trang lịch sử bằng máu, xương của Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử. Dòng lịch sử ấy đã nêu cao tấm gương hy sinh bất khuất trước những đàn áp, bạo lực, súng đạn, nhà tù và lựu đạn. Phải chăng đây là một chặng đường lịch sử oai hùng mà Phật Giáo Việt Nam đã biểu tỏ tinh thần Đại hùng, Đại lực, Đại Từ Bi để vực dậy một nền văn hóa đã bị sụp đổ bởi một chế độ tha hóa, ngoại lai xâm nhập vào quê hương Việt Nam.
01/10/2014(Xem: 10267)
Trên dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam thời cận đại của những thập niên 30-40 có bậc Tôn túc của Ni giới xuất hiện, đồng hành với chư Tăng để xiển dương Phật pháp, đào tạo Tăng tài, xây dựng tự viện, giữ gìn giềng mối đạo pháp được bền vững. Bậc Tôn túc của Ni giới ấy là SB Diệu Không, người đã hy hiến cả đời mình cho đời lẫn đạo, SB đã lưu lại cho hậu thế một hành trạng sáng ngời cho đàn hậu học noi gương.
09/09/2014(Xem: 14182)
Hòa Thượng Thích Giác Thông, tục danh Đổ Văn Bé, sinh ngày 18 tháng 2 năm 1939 tại Mỹ Hòa Hưng, Huyện Châu Thành, An Giang, Long Xuyên. Trong một gia đình thâm tín Phật Giáo. Thân Phụ là Cụ Ông Đổ Nhựt Thăng, Thân Mẫu là Cụ Bà Nguyễn Thị Khiên, Hòa Thuợng là người anh cả trong số 6 anh em ( 3 trai, 3 gái ), được nuôi dưỡng trong một gia đình nông dân hiền lành, có truyền thống đạo đức, nên từ nhỏ Hòa Thượng đã là người sớm có tư chất hiền lương, có tâm thương người mến vật, là con có hiếu với ông bà cha mẹ.
06/09/2014(Xem: 8367)
Không biết đây là lá thư thứ mấy con đã viết mà không bao giờ gởi đi, bởi vì con biết thư có vượt ngàn dặm trùng dương bay về thì Thầy cũng vẫn không cầm đọc được, chứng bịnh Parkinson đã làm cho hai tay Thầy run nhiều quá nhưng nhân mùa Phật Đản nhớ đến Thầy, con lại muốn viết. Thời gian sau này, con vẫn theo dõi thường xuyên sức khỏe của Thầy, con buồn vô cùng, Thầy đã bị bịnh, không thoát khỏi qui luật sinh, lão, bịnh mà con thì ở xa quá, không thăm viếng cận kề Thầy được như ngày xưa nữa !
05/09/2014(Xem: 17334)
Còn đây của báu trong nhà Không là ngọc bảo, không là hoàng kim Bình thường chiếc áo tràng lam Mà sao quý vượt muôn ngàn ngọc châu! Những năm cầu thực dãi dầu Sớm mai tụng niệm, đêm thâu mật trì Dòng đời mãi cuốn con đi Về nương chốn tịnh có Thầy, có Ôn… Kinh truyền ban phát khuyên lơn
02/09/2014(Xem: 12073)
“Đầu lông trùm cả càn khôn thảy Hạt cải bao gồm nhật nguyệt trong” Thiền sư Khánh Hỷ (1067–1142) thuộc dòng thứ 14, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, thuộc dòng tịnh hạnh, từng được vua Lý Thần Tông phong chức Tăng Thống. Sách Thiền Uyển Tập Anh (Anh Tú Vườn Thiền) ghi lại cuộc đối thoại giữa ngài với Thiền Sư Bản Tịch ở chùa Chúc Thánh, nhân dịp ngài cùng với thiền sư đến nhà đàn việt để thọ trai, trên đường đi sư hỏi: Thế nào là ý chỉ của Tổ Sư? Sao thầy lại nghe theo nhân gian làm những chuyện đồng cốt mê hoặc? Bản Tịch đáp: Lời nói ấy đâu phải là không do đồng cốt giáng thần? Sư thưa: Chẳng phải là Hòa Thượng đùa bỡn con hay sao? Bản Tịch đáp: Ta chẳng hề đùa bỡn tí nào! Sư không nắm được ý chỉ của thầy bèn cáo biệt ra đi.
12/08/2014(Xem: 16720)
Cô là 1 nữ sinh trẻ nhất của Sài Gòn đã anh dũng ngã xuống trước họng súng của quân thù tàn bạo trong 1 buổi sáng mùa thu năm 1963 trước cửa chợ Bến Thành, với hàng ngàn sinh viên, học sinh và nhân dân phật tử trước cửa chợ Bến Thành. Và ngay sau đó, Thành hội sinh viên học sinh Sài Gòn đã quyên góp vận động ủng hộ xây bức tượng thờ người nữ học sinh anh hùng tuổi 15 đặt ngay công trường Diên Hồng trước cửa chính chợ Bến Thành ngày nay với sự chứng kiến của hàng ngàn người dân, phật tử thành phố và sinh viên, học sinh.
09/08/2014(Xem: 12942)
Hòa thượng Họ Đinh, húy Văn Nam, là đệ tử của cố Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Đệ nhất Tăng thống GHPGVNTN, pháp danh Tâm Trí, tự Minh Châu, pháp hiệu Viên Dung, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1918 (Mậu Ngọ) tại làng Kim Thành (Quảng Nam); nguyên quán làng Kim Khê, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là cụ ông Đinh Văn Chấp và thân mẫu là cụ bà Lê Thị Đạt. Gia đình Hòa thượng có 11 người anh em, Hòa thượng là con trai thứ tư trong gia đình. Vốn sinh trưởng trong gia đình vọng tộc Nho gia, thân sinh của Hòa thượng đỗ tiến sĩ Hoàng giáp năm 21 tuổi (khoa Quý Sửu 1913, niên hiệu Duy Tân thứ 7). Nhờ ảnh hưởng sâu đậm nền giáo dục của cụ ông từ bé, vì vậy Hòa thượng rất cần mẫn đèn sách, chăm chỉ học hành, trí tuệ phát triển sớm. Năm 1939, Hòa thượng đỗ bằng cao đẳng tiểu học Đông Dương; năm 1940 Hòa thượng đỗ tú tài toàn phần tại Trường Khải Định - Huế (nay là Trường Quốc Học); và cùng thời gian này, Ngài được bổ làm Thư ký Tòa Khâm sứ tỉnh Thừa Thiên. Sau một năm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]