Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tịnh giới trang nghiêm, thiện nhập Phật tuệ

23/04/202009:29(Xem: 4879)
Tịnh giới trang nghiêm, thiện nhập Phật tuệ



ht dong chon 4
HT Thích Đồng Chơn
(1947-2020)



Tịnh giới trang nghiêm, thiện nhập Phật tuệ






Trong một lần cùng phái đoàn Ban Giáo dục Trung ương về dự lễ Tốt nghiệp và cấp phát văn bằng cho Tăng Ni sinh trường Trung Cấp Phật học Bình Định, chúng tôi có nhân duyên hầu chuyện với Hòa thượng tại chúa Bình An, thôn Bình Thạnh, xã Phước Hậu, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định nay là phường Nhơn Bình thành phố Quy Nhơn.

Với ý niệm trong đầu của tự thân, đối với những vị cao Tăng hành trì giới luật nghiêm tịnh khi tiếp kiến cần phải cẩn trọng, chú ý oai nghi, từ thân khẩu ý của mình, thế nhưng khi tiếp cận gần Hòa thượng thì bao nhiêu ý niệm đó tan đi. Hòa thượng với ánh mắt đôn hậu, từ nhã mỉm cười chủ động mời ngồi một cách tự nhiên. Chúng tôi cảm nhận năng lực từ hòa, ấm áp của bậc tôn túc dành cho những hàng hậu học. Từ trong khung cảnh yên tịnh, Hòa thượng mời chúng tôi thưởng nghiệm hương vị ngọt ngào, thoang thoảng cuả chén trà và vấn an sức khỏe như khúc dạo đầu của buổi thanh tịnh thiền trà.

Lĩnh hội được không khí ấm lòng từ Hòa thượng đem lại, suốt cả buổi hầu chuyện, điều đọng lại trong tâm khảm của mình là Hòa thượng luôn quan tâm về vấn đề tu học của Tăng ni sinh trẻ.

Hòa thượng rất lấy làm hoan hỷ thế hệ trẻ hôm nay có nhiều điều kiện tốt đẹp để tấn tu đạo hạnh. Hòa thượng nói: “Thầy biết không thế hệ chúng tôi để đến trường học được Phật pháp là cả vấn đề lớn. Còn hôm nay, Tăng ni sinh được sống trong môi trường tu học thật đầy đủ cơ sở vật chất và điều kiện tinh thần được khuyến giáo lên mức cao nhất. Như ở đây chẳng hạn, quý thầy cô được Ban Trị sự Giáo hội và Ban Giám hiệu và quý Tôn đức lãnh đạo, quý Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Ni trưởng, Ni sư Trú trì, Bổn sư tạo điều kiện thuận lợi nhất để Tăng ni sinh an tâm tu học tại trường Trung cấp Phật học Bình Định.”

Mấy chục năm qua, thầy cộng tác với trường nên hiểu được điều đó, và cũng vui mừng với thành quả đạt được của bổn trường. Tất cả thành tựu của Trường đạt được là nhờ quý thầy Ban giám hiệu và giáo thọ thực thi nếp sống thiền môn quy củ, được xây dựng trên nền tảng thực hành nghiêm định về giới, từ đó an trú trong định tâm và sau cùng là khai mở con đường hướng đến tuệ giác…

Chúng tôi vừa lắng nghe vừa chiêm nghiệm về cuộc đời Hòa thượng và thật lòng, đã sáng tỏ rất nhiều điều. Suy cho cùng, sự thực thi hành trì giới luật là điều tiên quyết nhất để mỗi người tự hoàn thiện cá nhân và sau đó mới có cơ sở góp sức mình đóng góp mọi người xung quanh, cao hơn nữa cho cộng đồng, cho đạo pháp.

Ngay chính bản thân của Hòa thượng được sinh ra và lớn lên trong thời chiến, thế nhưng, Hòa thượng tự mình vượt khó để đạp xe hơn mười cây số để cầu học với Hòa thượng Tâm Hoàn, một bậc cao tăng thạc đức để đón nhận dòng pháp Đại thừa qua việc thọ nhận ý nghĩa uyên áo từ các bộ kinh Lăng Nghiêm trực chỉ, Lăng già, Pháp Hoa huyền diệu…

Rồi những năm tháng vô cùng khó khăn thời đất nước mới thống nhất, Hòa thượng một mình tự thân tu tập hành công phu bái sám, tự thân một mình gồng gánh trên vai, từng bước kiến tạo lại ngôi phạm vũ Bình An làm nơi gieo mầm hạt giống Phật pháp. Lớp Phật học Gia giáo ra đời vào thập kỷ 80 là minh chứng cho sự nỗ lực tu trì hành đạo của Hòa thượng. Hôm nay được diện kiến Hòa thượng trong một ngôi già lam Bình An uy nghi, hoành tráng được trùng trong bốn năm (2007 – 2011) mới thấy hết công đức người trú trì chuyên an trú trong sự nghiêm trì tịnh giới. Điều này làm cho chúng tôi nhớ lời Phật dạy trong kinh Tương ưng: “Trú xứ nào có hành giả trì giới an tịnh, nơi đó có đạo tràng tu tập thanh tịnh”.

Thông qua cuộc hầu chuyện với Hòa thượng suốt gần hai tiếng đồng hồ, chúng tôi hiểu rõ, giới không chỉ là những giới điều được kết tập trong Luật tạng mà quan trọng hơn giới là thực thể của cuộc sống, ngoài cuộc sống đời thường không bao giờ có giới.

Từ cuộc sống trải nghiệm tu hành của Hòa thượng suốt cả cuộc đời, đã cho chúng tôi thấy giới là những điều nên làm và những không nên làm. Những điều nên làm từ thân khẩu ý của mỗi người sao cho đi đến kết quả thiện lành, cái gọi là thân hành thanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh và ý hành thanh tịnh, và những điều không nên làm chắc chắn dẫn đến kết quả ngược lại là bất thiện. Vậy là, thực chất của việc trì giới là không ngừng nâng cao phẩm hạnh của mọi người, là cánh cửa bước vào thế giới an định nội tâm và quan trọng hơn nữa là thăng tiến tuệ giác của tự thân trên lộ trình hướng đến giải thoát.

Thấu hiểu được như vậy, mới thấy sự dung dị của Hòa thượng, gần suốt cả cuộc đời chong đèn sách vở, Ngài đã tìm thấy sự an tịnh trong dòng đời đầy biến động mà vẫn an nhiên tinh tấn hành trì giới luật, từ sự truyền trao của các bậc cao Tăng từ Hòa thượng Huyền Ấn, Bình Chánh. Bao nhiêu năm tiếp thu tinh túy từ trong Luật tạng, Hòa thượng đều truyền trao lại cho thế hệ mai sau. Là người giáo thọ, phụ trách môn Luật học, Hòa thượng đã trở thành hình ảnh mô phạm cho thế hệ Tăng ni noi theo không chỉ trên con chữ giảng bài mà quan trọng hơn là sự biểu hiện qua thân giáo.

Trải qua 28 năm trên bục giảng cũng là 28 năm Hòa thượng xiển dương giới pháp qua sự thực thi đời sống phạm hạnh của mỗi tăng ni sinh được theo học với vị ân sư giáo thọ của mình. Cũng vì hạnh nguyện viên tròn đó, mà Hòa thượng được cung thỉnh lên ngôi vị Giáo Thọ A-xà-lê tại Đại Giới Đàn Kế Châu (2013) và Tâm Hoàn (2017),… tổ chức tại Tổ đình Long Khánh, TP. Quy Nhơn để truyền trao Giới Pháp cho các Giới tử thăng hoa tu tập trong Chánh Pháp Như Lai.

Cho nên, mạng mạch Phật giáo Bình Định cứ nối tiếp truyền đăng tục diệm. Mỗi thời, mỗi giai đoạn lịch sử đều có lớp lớp kế thừa. Biết bao hạt giống Phật cứ thế đâm chồi, đơm hoa và kết trái. Chính vì vậy, Phật giáo Bình Định mỗi ngày mỗi phát triển trong ngôi nhà chung của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hôm nay.

Từ trong ý niệm như vậy, chúng tôi cũng hiểu rằng, các hạt giống Phật được Hòa thượng trực tiếp ươm mầm, nuôi dưỡng, hay gián tiếp gieo duyên, hỗ trợ từ trong suối nguồn giới pháp “tịnh giới trang nghiêm” sẽ “thiện nhập Phật tuệ” trong hiện tại – bây giờ và tại đây và cứ thế… mãi mãi truyền đăng tục diệm.

Giờ đây, Hòa thượng an nhiên về miền Phật quốc, những ý nguyện gì nên làm, Hòa thượng đã làm. Trời vẫn xanh, đất vẫn nở hoa. Chúng con nhất tâm khuyến thỉnh:

“Khuyến thỉnh thập phương tam thế Phật

Cập chư Bồ tát Thánh Hiền Tăng

Quảng khai vô lượng từ bi tâm

Đồng chúng sinh đang bỉ ngạn”

                                                (Trần Thái Tông)

 

 TT. Thích Phước Đạt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2011(Xem: 5418)
'Vậy là đã 700 năm, 7 thế kỷ trôi qua từ khi Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, thể nhập vào niết bàn an nhiên tự tại. Cả dân tộc Việt Nam đều được biết đến Ngài là một bậc quân vương anh minh của đất nước Đại Việt, mà cũng là một vị Sơ Tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nói đúng hơn, Ngài là một vị “Vua Phật” của Việt Nam.
08/08/2011(Xem: 4933)
Lễ húy nhật cố Hòa thượng Thích Phước Huệ (1875 - 1963) - chùa Hải Đức
08/08/2011(Xem: 5471)
"Vì sao Thượng hoàng Trần Nhân Tông không ở lại Vũ lâm hay lựa chọn một nơi nào khác trên đất nước Đại Việt mà lại chọn Yên Tử để tu hành?" - Câu hỏi được phần nào lý giải trong tham luận của Nguyễn Trần Trương (Phó Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh) trong Hội thảo tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua
07/08/2011(Xem: 12951)
Nói đến tinh thần "Hòa quang đồng trần" tức là nói đến tinh thần nhập thế của đạo Phật, lấy ánh sáng của đức Phật để thắp sáng trần gian, “sống trong lòng thế tục, hòa ánh sáng của mình trong cuộc đời bụi bặm”, và biết cách biến sứ mệnh đạo Phật thành lý tưởng phụng sự cho đời, giải thoát khổ đau cho cá nhân và xã hội. Thời đại nhà Trần và đặc biệt vua Trần Nhân Tông (1258-1308) đã làm được điều này thành công rực rỡ, mở ra trang sử huy hoàng cho dân tộc.
04/08/2011(Xem: 5222)
Hòa thượng Thích Bích Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Hoằng đạo, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam; nguyên Chánh Đại Diện GHPGCT Trung phần, Tổ thứ 3 Tổ đình Nghĩa Phương, Tổ Khai sơn các chùa thuộc Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương, Tông trưởng Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương (1921 - 1972).
30/07/2011(Xem: 7236)
Thế danh: Nguyễn Đình Mân, Pháp danh: Thị Uẩn, Pháp tự: Hạnh Đạo, Pháp hiệu: Thuần Phong, Đời thứ 42 thuộc dòng Thiền Lâm Tế.
28/07/2011(Xem: 5752)
Hòa Thượng Thích Đạt Hảo, Hòa thượng Thích Đạt Hảo thế danh Lê Văn Bân, pháp danh Tánh Tướng, pháp hiệu Đạt Hảo, sanh năm Đinh Tỵ (1917), tại ấp Bình Hữu, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Gia Định (1). Sư là con út trong gia đình có 6 anh chị em, 2 người trai bốn người gái; đặc biệt cả nhà có 8 người đều lần lượt xuất gia tu hành: -Phụ thân Lê Văn Bộn (1876- 1943), pháp danh Tánh Từ, pháp hiệu Đạt Bi. -Mẫu thân Ngô Thị Cờ (1884-1941), pháp danh Tánh Niệm, pháp hiệu Đạt Phật. -Chị thứ 2 Lê Thị Tình (1901-1970), pháp danh Tánh Hóa, pháp hiệu Đạt Đạo. -Chị thứ 3 Lê Thị Ưa (1904- ?) pháp danh Tánh Viên, pháp hiệu Đạt Thông. -Chị thứ 4: Lê Thị Luận (1907- ?), pháp danh Tánh Minh, pháp hiệu Đạt Quang. Chị thứ 5 Lê Thị Nghị (1909- ?), pháp danh Tánh Hồng, pháp hiệu Đạt Tâm -Anh thứ 6 Lê Văn Kỉnh (1915-1962), pháp danh Tánh Kỉnh, Pháp hiệu Đạt Xương. -Em út là Hòa thượng Thích Đạt Hảo.
15/07/2011(Xem: 7085)
Thiền sư húy thượng NGUYÊN hạ BÀNG - ĐẠI NGUYỆN tự CHÍ NĂNG hiệu GIÁC HOÀNG , thế danh LÊ BẢN, sinh năm Canh Dần 1950, tại thôn An Ngãi, xã Nhơn An huyện An Nhơn tỉnh Bình Định. Ngài sinh trong một gia đình nhiều đời sùng kính Tam Bảo. Thân phụ: Cụ ông LÊ TRÀ, thân mẫu: Cụ Bà TRẦN THỊ TÁM. Ngài là anh cả trong gia đình gồm có năm người con.
24/06/2011(Xem: 5876)
Vua Lê Đại Hành mất vào năm 1005, các hoàng tử tranh giành ngôi vua tạo nên cảnh khổ đau tràn ngập cho Dân Tộc, bên trong bị nội loạn, bên ngoài bị ngoại xâm đe dọa. Trước những thảm trạng đen tối u ám và đầy dẫy những thống hận đó, Vạn Hạnh thiền sư xuất hiện như một thứ ánh sáng phi thường quét sạch vùng trời giông tố để đưa vận nước bước vào thời đại huy hoàng thịnh trị.
24/06/2011(Xem: 5898)
Trận chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Vương Quyền năm 939 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử dựng nước của Việt Nam. Ngọn sóng Bạch Đằng Giang đã cuốn trôi đi nỗi đau nhục của người dân nô lệ, nhận chìm tham vọng của nòi Hán áp đặt lên đất nước ta trong suốt một ngàn năm. Từ đây Việt Nam không còn là một huyện lỵ của người Hán, từ đây một quốc gia đúng nghĩa đã xuất hiện dưới vòm trời Đông Á.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com