Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con Đã Thấy Pháp

18/04/202018:38(Xem: 3646)
Con Đã Thấy Pháp


ht dong chon 4


   Thầy ơi !

     Có lời dạy an nhiên nghe riết thành quen, đến khi Thầy đi con mới ngộ ra bài học lớn.

     Ngày còn ở quê, cứ lâu lâu con ghé thăm Thầy. Hồi đó sân vườn còn thấp so với bậc thềm, tam cấp hai bên hông chùa chưa kéo dài suốt như bây giờ, con leo lên bậc thềm cao đứng trước bậc cửa chắp tay, khom người tập tành:

   – A Di Đà Phật, Thưa Thầy có khỏe không?

     Thầy cười hiền hậu bảo:

 – Chết cho rồi.

Rồi cười thành tiếng, ân cần:

   – Rót nước uống đi con.

    Trăm lần như một.

    Trăm lần như một, con nhận được một tình thương gần gũi rất đặc biệt từ Thầy. Trăm lần như một, nhưng cứ lần hồi vô tâm quá lâu để năm tháng trôi qua cho đến khi  thảng thốt  nhận ra pháp thậm thâm tâm truyền thì Thầy đã không còn trụ thế.

     Ngày nhận được tin Thầy đi, hốt nhiên con nghĩ về Sự chết, lời Thầy sầm sập đổ xuống tâm con. Nhớ về lời Thầy dạy,  khởi ngộ về cái chết thì Thầy đã muôn trùng để con loay hoay giữa lý và sự, giữa thể và chất, giữa hữu và vô … mà không biết nương tựa vào đâu.

     Hốt hoảng với sự ra đi của Thầy con niệm soi về sự chết trong tâm. Hóa ra lâu nay những gì con biết về sự chết và nói ra rả về nó để chứng tỏ mình, trong phút chốc chỉ đong đầy vẻn vẹn  nụ cười vi tiếu. Con đã thở vào một hơi dài hơn mấy chục năm để mới thở ra hiểu được sự sâu thẳm trong lời Thầy truyền cho con,  ngay trong khoảnh khắc nhận được tin Thầy viên tịch.

    Quá nửa cuộc đời bạt gió, bon chen thế sự con chỉ luôn nghĩ về cõi sống, lao theo kiếp sống mong  thỏa chí tang bồng, cho thỏa lòng háo thắng. Rốt cục chỉ là trơ trọi giữa khoảng không, tâm úp mở thấp cao, lôi thôi nhếch nhác  thế nào là vui là khổ. Muốn nghe lời Thầy về lại chùa xưa tác nghiệp chăn trâu, nhưng nghiệp cõi nhân gian tựa hồ thiên xích lãng, hai chữ Bình An giờ ai dạy cho con. Bình an còn, nhưng giờ nương tựa vào đâu để được Bình an.

    Ngày xưa – con thường  nói như vậy, để nhớ về một quãng đời hữu duyên được sống gần Thầy. Ngày xưa Chùa mình nghèo lắm, gạo ăn chẳng lúc nào giáp hạt, thức ăn rau muối thường ngày, tương chao đôi khi còn hiếm. Bên cạnh giếng có mấy cây Dừa cho trái, thi thoảng lấy cơm dừa khô già vùi vào khạp muối rồi đem ra nướng trên bếp củi, bếp rơm. Cái ăn đã khó mà việc xin phép lưu trú của các Thầy, các chú cũng gặp khó khăn. Thế  nhưng sự học ở Chùa mình chưa bao giờ đứt đoạn. Việc học tập ở chùa như một dòng sông miệt mài chảy, cần mẫn chỉnh chu với nguồn khơi không dứt của Thầy.

  Có những năm các Thầy các Chú tựu về học tập, sáng ra một nồi cháo lớn với muối mà cũng sạch nhẵn nồi. Chúng con vững tâm nương tựa vào Thầy nên cái khó và cái khổ chưa bao giờ làm tắt niềm vui của chúng con trong  những giờ học tập, công phu với những đêm tối đen hay lung linh trăng sáng mà đường cước đường quyền sạt sạt trên nền đất sân chùa. Chúng con tuổi trẻ cũng lắm trò, nhưng Thầy vừa nghiêm lại vừa bao dung nên chúng con có thọ trách phạt cũng bằng tâm hoan hỉ, ký ân. Dưới cội Bồ đề chở che của Thầy, chúng con cứ hồn nhiên trưởng thành bằng sự thấm đẫm  tinh thần  cầu học để tu sửa mình, để tin và thấy đích đến của mình trên con đường tăm tắp xa.

    Con nhớ những ngày chỉ có Thầy và con ở Chùa, Thầy dạy con cách thỉnh Đại hồng chung   trên lầu chuông  để pháp âm không bao giờ đứt quãng, mãi giữ  yên bình trên một miền quê.  Nhờ phước duyên ấy mà con biết giữ cho mình một cuộc sống thiện lương trước những hỉ nộ tham sân trong từng bước đi giữa cõi đời này.

    Khi báo tin  Cha con đi, Thầy bùi ngùi: “ Cha con là người chỉ cần nói là Thầy hiểu, và Thầy mới nói là cha con hiểu.” Con biết Thầy dành tình thương cho con đến mức nào.

    Cha con đã dạy  con thành người tử tế, phải biết sống thế nào cho phải Đạo, cho phải lẽ nên mỗi hành vi trong đời sống của con luôn có bóng Cha và  lòng chưa bao giờ thôi khóc.

    Thầy ơi! Thầy dạy cho con nghiệm thông về sự chết để con hiểu lẽ vô thường, biết lấy cái vô thường năng đoạn vô thường, thế mà tâm lệ con chắc chẳng thôi rưng rưng trong quãng vô thường còn lại khi nhớ đến Thầy .

    Thầy ơi! ngày thầy đi con không về được để quỳ dâng nén hương thành tâm hành lễ. Nơi chốn xa, lòng rưng rưng con chỉ biết chắp tay hướng vào không trung đảnh lễ Thầy trong giờ phút Nhật – Nguyệt chẳng còn phân chia.

     Hữu duyên hạnh ngộ lời dạy của Thầy mãi miết  bao nhiêu năm,  đến khi nghe tin Thầy viên tịch con mới hốt nhiên ngộ ra. Trong Vô lượng Pháp con đã tìm được một Pháp tu tập là nhớ nghĩ về Thầy. Nhớ nghĩ về Thầy là nhớ nghĩ lời Thầy dạy, là nhớ nghĩ và sống theo đức hạnh tu tập của Thầy, như vậy cũng chính là đang tu theo Pháp Phật, là thấy Phật.

     Phải chăng đây là dấu tích cho con tìm Thầy khi “chết cho rồi”, dầu con là đệ tử chưa làm lễ Quy y, chưa có Pháp danh; nhưng con biết niệm “ Nam mô A Di Đà Phật” như Thầy đã dạy.

Nam mô A Di Đà Phật.

 Tháng 03 năm 2020

 Kính Thầy

 Con: Nguyễn Ngọc Hải

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2011(Xem: 5207)
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sau khi khoác tăng bào ở tuổi 40 đã chu du khắp nơi để thuyết pháp, giảng kinh, khuyên dân chúng giữ gìn mười điều lành, và từng trở về kinh đô Thăng Long tổ chức lễ thụ Bồ tát giới cho vua Trần Anh Tông và quan lại triều đình.
09/08/2011(Xem: 5531)
'Vậy là đã 700 năm, 7 thế kỷ trôi qua từ khi Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, thể nhập vào niết bàn an nhiên tự tại. Cả dân tộc Việt Nam đều được biết đến Ngài là một bậc quân vương anh minh của đất nước Đại Việt, mà cũng là một vị Sơ Tổ của dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Nói đúng hơn, Ngài là một vị “Vua Phật” của Việt Nam.
08/08/2011(Xem: 5014)
Lễ húy nhật cố Hòa thượng Thích Phước Huệ (1875 - 1963) - chùa Hải Đức
08/08/2011(Xem: 5563)
"Vì sao Thượng hoàng Trần Nhân Tông không ở lại Vũ lâm hay lựa chọn một nơi nào khác trên đất nước Đại Việt mà lại chọn Yên Tử để tu hành?" - Câu hỏi được phần nào lý giải trong tham luận của Nguyễn Trần Trương (Phó Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh) trong Hội thảo tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua
07/08/2011(Xem: 13100)
Nói đến tinh thần "Hòa quang đồng trần" tức là nói đến tinh thần nhập thế của đạo Phật, lấy ánh sáng của đức Phật để thắp sáng trần gian, “sống trong lòng thế tục, hòa ánh sáng của mình trong cuộc đời bụi bặm”, và biết cách biến sứ mệnh đạo Phật thành lý tưởng phụng sự cho đời, giải thoát khổ đau cho cá nhân và xã hội. Thời đại nhà Trần và đặc biệt vua Trần Nhân Tông (1258-1308) đã làm được điều này thành công rực rỡ, mở ra trang sử huy hoàng cho dân tộc.
04/08/2011(Xem: 5333)
Hòa thượng Thích Bích Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Hoằng đạo, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam; nguyên Chánh Đại Diện GHPGCT Trung phần, Tổ thứ 3 Tổ đình Nghĩa Phương, Tổ Khai sơn các chùa thuộc Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương, Tông trưởng Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương (1921 - 1972).
30/07/2011(Xem: 7417)
Thế danh: Nguyễn Đình Mân, Pháp danh: Thị Uẩn, Pháp tự: Hạnh Đạo, Pháp hiệu: Thuần Phong, Đời thứ 42 thuộc dòng Thiền Lâm Tế.
28/07/2011(Xem: 5850)
Hòa Thượng Thích Đạt Hảo, Hòa thượng Thích Đạt Hảo thế danh Lê Văn Bân, pháp danh Tánh Tướng, pháp hiệu Đạt Hảo, sanh năm Đinh Tỵ (1917), tại ấp Bình Hữu, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Gia Định (1). Sư là con út trong gia đình có 6 anh chị em, 2 người trai bốn người gái; đặc biệt cả nhà có 8 người đều lần lượt xuất gia tu hành: -Phụ thân Lê Văn Bộn (1876- 1943), pháp danh Tánh Từ, pháp hiệu Đạt Bi. -Mẫu thân Ngô Thị Cờ (1884-1941), pháp danh Tánh Niệm, pháp hiệu Đạt Phật. -Chị thứ 2 Lê Thị Tình (1901-1970), pháp danh Tánh Hóa, pháp hiệu Đạt Đạo. -Chị thứ 3 Lê Thị Ưa (1904- ?) pháp danh Tánh Viên, pháp hiệu Đạt Thông. -Chị thứ 4: Lê Thị Luận (1907- ?), pháp danh Tánh Minh, pháp hiệu Đạt Quang. Chị thứ 5 Lê Thị Nghị (1909- ?), pháp danh Tánh Hồng, pháp hiệu Đạt Tâm -Anh thứ 6 Lê Văn Kỉnh (1915-1962), pháp danh Tánh Kỉnh, Pháp hiệu Đạt Xương. -Em út là Hòa thượng Thích Đạt Hảo.
15/07/2011(Xem: 7242)
Thiền sư húy thượng NGUYÊN hạ BÀNG - ĐẠI NGUYỆN tự CHÍ NĂNG hiệu GIÁC HOÀNG , thế danh LÊ BẢN, sinh năm Canh Dần 1950, tại thôn An Ngãi, xã Nhơn An huyện An Nhơn tỉnh Bình Định. Ngài sinh trong một gia đình nhiều đời sùng kính Tam Bảo. Thân phụ: Cụ ông LÊ TRÀ, thân mẫu: Cụ Bà TRẦN THỊ TÁM. Ngài là anh cả trong gia đình gồm có năm người con.
24/06/2011(Xem: 5977)
Vua Lê Đại Hành mất vào năm 1005, các hoàng tử tranh giành ngôi vua tạo nên cảnh khổ đau tràn ngập cho Dân Tộc, bên trong bị nội loạn, bên ngoài bị ngoại xâm đe dọa. Trước những thảm trạng đen tối u ám và đầy dẫy những thống hận đó, Vạn Hạnh thiền sư xuất hiện như một thứ ánh sáng phi thường quét sạch vùng trời giông tố để đưa vận nước bước vào thời đại huy hoàng thịnh trị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]