Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngài Bình An đã bình an

18/04/202018:39(Xem: 3853)
Ngài Bình An đã bình an


ht dong chon 5

Kính lạy Giác linh Hòa thượng,

Ông bạn Giác Hiệp điện thoại mời đóng góp vài lời cho tập Kỷ yếu tang lễ ngài. Thật tình mà nói: hơi do dự một chút và hơi hoang mang một xíu (hơi hơi thôi). Hoang mang vì bản thân con không biết viết như thế nào cho thực, cho bình dị như cuộc sống của ngài. Hai thế hệ cách nhau 20 tuổi và hai chùa cách nhau 20km, không thể gọi gần gũi mà cũng không phải gọi xa lạ được. Nhưng có một yếu tố rất quan trọng có thể xóa tan được thời gian tâm lý và không gian vật lý. Đó là Hòa thượng và thầy Giáo thọ của con (Hòa thượng Đồng Hạnh 1943-2003) là pháp lữ thân thiết từ lúc còn là Tăng sinh của Phật học viện Phước Huệ (1970-1973), tổ đình Thập Tháp. Đến khi ra hành đạo hai ngài vẫn thường xuyên thăm hỏi luận bàn Phật pháp. Hai ngài có nhân duyên rất đặc biệt và ấn tượng khiến lớp Tăng sinh thời đó không thể không nhớ. Hòa thượng thế danh là Bảy, thầy Giáo thọ của con là Tám. Đáng nhớ hơn nữa là cuộc đời của hai ngài rất xứng đáng với câu:

Thiền tâm hạo khiết minh như nguyệt,
Giới hạnh tinh nghiêm tịnh nhược sương”
.

Hai ngài cùng là Giáo thọ Trường Phật học Nguyên Thiều, Bình định. Ngài chuyên dạy Luật (từ 1992-2015), rất nghiêm túc, rất kỷ cương nhưng rất bi mẫn. Thầy giáo thọ con dạy Duy thức và Hán cổ (1992-2002), rất hòa đồng, rất thông cảm, đôi khi pha chút khôi hài nhưng không thiếu chất mô phạm. Tăng ni sinh nào “lạng quạng”, là một giáo thọ môn Luật, ngài cứ “thẳng mực tàu (mặc kệ) đau lòng gỗ”, nhưng khi đến tai ngài giáo thọ Duy thức thì tội nặng hóa nhẹ, tội nhẹ hóa nhẹ hơn.

Con là bạn đồng học, đồng thế hệ của các đệ tử của ngài, như TT. Thích Giác Hiệp, TT. Thích Giác Khánh (đã viên tịch), TT. Thích Giác Quảng, v.v…cho nên không biết viết với tâm trạng nào, tri ân? ca tụng? tình nghĩa?

thich giac khanh

TT. Thích Nhuận An và TT. Thích Giác Khánh, _chụp tại Hồ Con Rùa (năm 1990),
ngày mới vô Sài Gòn (sau lưng là xe đạp của Giác Khánh)



Thưa chư vị môn đồ,

            Những tâm trạng đó phải được viết với văn phong bay bổng, trau chuốt hoa mỹ có khi pha chút ảo tưởng. Ngài vốn không thích chữ nghĩa rườm rà, hoa hòe hoa soái, trống rỗng. Vả lại bản thân tôi nghi ngờ tính khả thi của tập Kỷ yếu. Trước đây, khi Hòa thượng Thích Quảng Bửu, đệ nhị trú trì Tu viện Nguyên Thiều, tịch (2016), TT. Thích Đồng Trí (TT. Thích Minh Tuệ), là môn đồ; TT. Thích Đồng Thành (hiệu trưởng trường Nguyên Thiều) đồng ký tên chung trong thư mời viết bài cho Kỷ yếu tang lễ của Hòa thượng Thích Quảng Bửu. Lúc đó 2 vị nói rằng sẽ in xong và phát trong lễ Tiểu tường; sau đó khất lại đến Đại tường, nhưng đến nay (2020) Kỷ yếu vẫn chưa  xong. Không biết 2 vị đó có còn muốn tiếp tục hay đã bỏ cuộc rồi. Tôi vẫn ngày đêm trông chờ cho đến khi nào có tâm thư tuyên bố rằng không thực hiện nổi. Có nói cho TT. Thích Giác Hiệp trường hợp đó và Giác Hiệp khẳng định chắc chắn sẽ thực hiện được. TT. Thích Giác Hiệp nói qua điện thoại “Đóng góp vài cảm niệm và kỷ niệm về Hòa thượng”. Như vậy 2 tâm trạng hoang mang và do dự được giải tỏa.

Từ lúc còn là Tăng sinh Phật học viện Phước Huệ tới khi là Giáo thọ, là Tôn chứng và là Tam sư trong các Đại giới đàn, ngài thường mở đầu và kết thúc câu chuyện bằng hai từ “chán đời”. Hơn một tuần trước khi ngài tịch, tôi có thăm. Đang trò chuyện, ngài nhìn ra cổng tam quan, nói “tội nghiệp, muốn tu hành niệm Phật mà cũng không được, chán đời”. Thì ra hôm đó đúng ngày niệm Phật hằng tháng của đạo tràng chùa Bình An nhưng gặp ngoại duyên nên không tổ chức được. Các Phật tử vừa vô lại buồn bã ra về. Nói câu đó, hai mắt ươn ướt, vẻ buồn thương hiện rõ trên mặt ngài. Khi câu chuyện đến nội dung về hành trạng của chư vị Hòa thượng trong quá khứ. Mỗi ngài một lối sống, có vị ẩn tu nơi thâm sơn cùng cốc, có vị hành đạo tại thị thành náo nhiệt, cũng có những vị thực hành nông thiền dưới hình thức một ông thầy nông dân lam lũ. Ngoài việc hành trì hai thời công phu với chuông chiều mõ sớm, các ngài còn phải cần cù chấp tác với thửa ruộng mảnh vườn của chùa để tự trang trải cuộc sống quanh năm. Thành quả lao động ấy không những để ăn mà còn đem bán để mua nhang đèn hoa quả cúng Phật (nếu có dư). Vì lẽ hạt cơm miếng vải của đàn việt rất nặng, nếu tu hành lơ là thì “tín thí nan tiêu”. Ăn thì tương dưa đạm bạt, mặc thì vải vóc thô sơ. Y phục thì vá chằm vá đụm, dùng cho đến khi nào không thể  vá được nữa mới bỏ, nhưng lại cắt những chỗ còn tốt để lại, hoặc để lau nhà, hoặc để chà chân, hoặc dùng lau bếp, v.v… Các ngài ăn mặc đơn sơ tiết kiệm đến mức lôi thôi. Có khách phương xa đến chùa cứ tưởng vị phương trượng tổ đình là bác Phật tử làm công quả. Tuy nhiên, đạo phong các ngài luôn tỏa ấm với phạm hạnh tinh nghiêm, với định lực kiên cố, không bị danh lợi ràng buộc, không bị chức quyền lôi cuốn. Âm thầm lặng lẽ, không phô trương, không quảng cáo, các ngài đã nuôi dạy được nhiều thế hệ những bậc thầy mô phạm cho sơn môn giáo hội. Đang kể, bỗng ngài ngưng lại, mắt nhìn xa xăm ra vẻ ưu tư cho hiện tại và tương lai. Có một lần tôi hỏi ngài: “Tại sao thầy nói chán đời luôn vậy?” Ngài đáp: “Tui nói chán đời nhưng tui không chán đời mà là tui chán cái sự đời”. Cái kiểu trả lời này giống như Đức Phật dạy tôn giả Tu Bồ Đề: “Thuyết pháp giả, vô pháp khả thuyết, thị danh thuyết pháp”.

Tôi nghe ngài trả lời mà thầm kính phục trong lòng, nghĩ rằng: thầy này cũng thâm thúy thật, chỉ với hai từ chán đời mà đã nói lên được mô thức của giáo lý Bát-nhã: …tức phithị danh… Rõ ràng ngài không chán đời. Qua hành trạng, ngài cũng nuôi dạy đồ chúng, giáo hóa tín đồ, xây chùa đúc chuông, làm bao nhiêu phước đức.

Đã thăm và nói chuyện cùng ngài hơn một tiếng đồng hồ, tôi xin được ra về. Ngài bảo: “ở lại nói chuyện cho dui chứ dìa làm gì, chán đời, thầy dìa rồi, một mình tui, buồn”. Tôi lại ngồi xuống, đến lần thứ ba, ngài im lặng, tôi mới ra về. Mới quay lưng, ngài gọi lại nói: “Khi ngài Bửu Quang tịch (1995), tui làm kinh sư,  cúng đủ 7 thất, nay mai tui chết, thầy nhớ xuống cúng tui nghen”. Tôi dạ và ngài nhìn tôi mỉm cười nhưng đượm vẻ buồn sâu lắng, như sắp đi xa. Đây là lần chót tôi thăm và nói chuyện lâu như vậy. Trước đấy, cuối năm 2019, tôi có tới thăm ngài. Vừa chào và hỏi thăm vài câu, ra về liền, vì tôi thấy thầy Giác Thiện mới từ Mỹ về thăm. Tôi nhường thời gian lại cho người ở xa.

Thông thường, trong sơn môn, thường xưng hô các vị Hòa thượng, Thượng tọa bằng tên chùa, ít khi gọi thẳng pháp danh hay pháp tự của các ngài, nếu có, chỉ gọi pháp hiệu hoặc ngoại hiệu. Lúc sinh tiền, chư tôn đức, thế hệ 5 – 6X, gọi ngài là thầy Bình An; thế hệ 8 – 9X về sau gọi là ngài Bình An. Đặc biệt thế hệ 3X và 4X gọi ngài là “thầy chán đời”, hoặc gọi “anh + tên đời + chán đời”. Trong tỉnh dường như chư Tăng ai cũng biết cái ngoại hiệu thân mật này. Mỗi khi nghe, ngài hoan hỷ và thích lắm. Ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng gọi được đâu, nhất là các thế hệ X lớn dần.

Cuộc đời ngài như đất, mùa xuân thì ẩm ướt để nuôi hoa cỏ, mùa đông thì mềm lún và mùa hạ thì khô cứng. Đối với chư tôn đức, ngài cung kính mềm mỏng như đất mùa đông; với các học trò đệ tử như đất mùa xuân và đối với danh lợi quyền uy như đất mùa hạ, không cho chúng đâm chồi nảy lá. Tính chất của đất không những có thể nuôi dưỡng mà còn có thể nâng đỡ nữa: “Địa, ngôn kiên hậu quảng hàm tàng” (đất dày chắc mới bình an được). Ngài không thích tôn xưng bằng những mỹ hiệu như: tòng lâm thạch trụ, pháp nhũ triêm ân, bóng mát đại thọ, v.v… Vả lại, đất là 1 trong 4 nguyên tố cấu thành vũ trụ vật chất thiên hình vạn trạng, theo quy trình: sanh, trụ, dị, diệt, nhưng không mất hẳn, chỉ biến dạng.

Chư vị, hôm nay Bổn sư các vị đã viên tịch, chứ không phải mất. Tương lai, trong môn đồ hoặc trong sơn môn, sẽ có những vị tính tình thuần hậu, chân chất bình dị, đạo hạnh trang nghiêm, có thể là ở “thử thế giới hoặc tha thế giới, thử quốc độ hay tha quốc độ”. Đó là tinh anh của thầy các vị tái hiện Ta-bà, tạo nên nhiều pháp khí quý báu cho tòng lâm giáo hội. Một ngài Bình An ra đi để thổi hồn thành nhiều thầy Bình An nữa, há không mừng cho đạo pháp lắm ru? Tôi chắc các vị còn nhớ Đức Phật nói: “Như lai bất niết-bàn, bán nguyệt bán nguyệt lai” (Như lai chưa hề niết-bàn nếu chư tăng duy trì tụng giới mỗi nửa tháng). Cũng như trong hiện tại hay tương lai, những vị nào hành trì nghiêm mật, giới hạnh châu viên, há chẳng phải là hiện thân của Hòa thượng Giác Ngộ (chùa Bửu Thắng, Gia lai) hay Hòa thượng Đồng Thiện (đệ nhị trú trì tu viện Nguyên Thiều) ư? Vị nào công phu miên mật, cần khổ giản đơn, bình dị thật thà, lại chẳng phải là hóa thân của Hòa thượng Quảng Bửu sao? Vẫn biết rằng “sanh tử tuy là huyễn, (nhưng) ly biệt cũng đau lòng” (chỉ được đau buồn một chút thôi nhé). Tôi biết môn đồ các vị bối rối trong thời gian tang lễ, nên quên mất rằng trong các tấm trướng phúng điếu, chư tôn đức có nhắc nào là: Tịch diệt phi diệt, Tịch diệt vi lạc, Hội nhập ta bà v.v… Nếu đã là …(phi diệt), là …(vi lạc) thì tất cả phải vui mừng sung sướng mới đúng. Mô Phật.

TT. Thích Nhuận An

Tổ đình Hưng Long

 An Nhơn, Bình Định





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 5154)
Nhân dịp Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, một số website có đăng tin về việc phát hiện “nếp áo Tiểu thừa” trên tượng vua Trần Nhân Tông tại tháp tổ Huệ Quang của tác giả Trần Khánh Linh. Tôi quan tâm đến những chi tiết đã được trình bày sau đây:
10/08/2011(Xem: 5494)
Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó.
10/08/2011(Xem: 3894)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 5006)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 4882)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 3951)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 4879)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 4292)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 4223)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 3673)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567