Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoài Niệm Tôn Sư (bài của đệ tử Thích Giác Hiệp viết về Sư Phụ, HT Thích Đồng Chơn)

09/04/202015:54(Xem: 3521)
Hoài Niệm Tôn Sư (bài của đệ tử Thích Giác Hiệp viết về Sư Phụ, HT Thích Đồng Chơn)


ht thich dong chon-16Chùa Bình An khi chưa được trùng tu

ht thich dong chon-18
(từ trái sang: Thầy Giám, Hòa thượng Tôn sư, Đệ tử Thích Giác Hiệp,
Đệ tử Thích Giác Quảng, HT.T. Hạnh Hòa, TT.T. Đồng Văn, hàng trước: chú Thành)
ht thich dong chon-17
Đệ tử Thích Giác Hiệp

  1. Ngày về

Chỉ trong vòng 5 tiếng con nhận được 2 tin không lành: Hòa thượng Tôn sư nhập viện, rồi viên tịch. Lúc 5 giờ sáng ngày 22 tháng 03 năm 2020, Tôn sư nhập viện và đến lúc 10 giờ sáng cùng ngày Tôn sư đã hạnh viên, quả mãn, thâu thần thị tịch. Không kịp suy nghĩ, không kịp chuẩn bị gì, con vội vàng về lại chùa xưa để lo Tang Lễ Tôn Sư. Suốt đường về, con tự hỏi có thật Tôn sư đã viên tịch? Đó ắt hẳn là lòng con quá thương tiếc muốn níu kéo lại phút giây để kịp về diện kiến Tôn Sư lần nữa? Cuộc thế là vô thường, dù là Người đã hiểu rõ và thuyết giảng cho con về đạo lý này nhưng cơn vô thường đến quá bất ngờ nên con không tránh được cảm xúc chạnh lòng, trống vắng. Từ đây những lúc về lại chùa xưa con sẽ không còn thấy Tôn sư nữa. Hình bóng Tôn sư ngồi nhìn ra cửa. Âm thanh quen thuộc hỏi thăm khi con vừa về đến chùa: – Đi đường mệt không con, – Ăn gì chưa con? Làm sao con tìm lại được hình bóng và âm thanh quen thuộc thân thương đó nữa!

Nay Tang Lễ vừa xong, con có thời gian ngồi bên bảo tháp của Tôn sư, bao nhiêu hình ảnh, ký niệm và hạnh nguyện của Ngài hiện về trong tâm trí con.

  1. Giáo dưỡng
    • Nền tảng căn bản

Những ký ức về chuỗi ngày thơ ấu hiện về. Thế mà đã gần 40 năm kể từ ngày con nương mái chùa Bình An (1982), nương bóng Tôn sư học tu theo hạnh giải thoát. Con đã được Tôn sư và các huynh tham học tại chùa hướng dẫn học từ những thời khóa tụng niệm căn bản cho đến các bộ Kinh, Luật nâng cao. Tôn sư ngồi dạy miệt mài từng câu từng chữ, giảng giải nghĩa lý. Sau giờ học huynh đệ chỉ cho nhau những chỗ nào chưa được rõ nghĩa. Rồi đủ duyên con vào Nam nương Tổ đình Vĩnh Nghiêm, nương đức của chư Tôn đức, Hòa thượng Thích Thanh Kiểm tu học, trải qua các lớp Phật học trong nước, rồi ngoài nước. Tạm xong việc học con trở về tham gia công tác Phật sự, giảng dạy mong đáp đền phần nào ơn giáo dưỡng của Tôn sư và chư Tôn đức. Tất cả những gì trải qua gần 40 năm như tập phim chiếu chậm, rõ nét trong đầu con.

Diễn Tổ dạy: “Tùng lâm là nơi hun đúc Thánh Hiền, nơi dưỡng dục tài khí, nơi phát xuất sự giáo hóa”. (演祖曰。所謂叢林者。陶鑄聖凡養育才器之地。教化之所從出。(Đại 48, 1018c, Thiền Lâm Bảo Huấn, HT. Thích Thanh Kiểm dịch).

Tôn sư  thực hành hạnh nguyện giáo hóa, “Tiếp dẫn hậu lai báo Phật ân đức”, đào tạo Tăng tài cho giáo hội. Chùa Bình An trở thành nơi nương tựa tâm linh và tham học Phật pháp của bao thế hệ. Mỗi thế hệ có những kỷ niệm về chùa Bình An và khắc ghi ân đức của Tôn sư…Những bài học Ngài dạy về cuộc sống thực tiễn, để rồi có dịp chư huynh đệ gặp lại hay qua điện thoại kể cho nhau nghe, vừa ôn lại, vừa nhắc nhau tinh tấn hành theo hạnh Tôn sư. Từ khi chùa Bình An còn đơn sơ cho đến khi được trùng tu tôn tạo trang nghiêm, nơi đây vẫn mãi là vườn hoa Đạo Pháp, Tôn Sư ngày đêm tưới tẩm để có hoa thơm trái ngọt cho Đạo, cho Đời.

Sau năm 1975, trước khi hệ thống Trường cơ bản Phật học (nay là Trung cấp Phật học) được hình thành và phát triển, chùa Bình An là một trong những chùa trong tỉnh Bình Định truyền giảng lời Phật dạy theo hình thức “gia giáo”. Lớp học có khi 1 vị, 2 vị, 4 vị, v.v… trình độ cũng khác nhau. Cho dù bao nhiêu vị, trình độ thế nào đi nữa Tôn sư vẫn kiên trì giảng dạy, giải thích từng câu từng chữ cho đến khi những vị Học viên ấy thấu đạt nghĩa lý.

Đến khi tỉnh Bình Định mở Trường Phật học Nguyên Thiều, ngoài lớp “gia giáo” tại chùa, Tôn sư còn đến Trường với chức năng của vị Giáo Thọ Sư, truyền trao kiến thức cho các vị Tăng ni sinh từ khóa I đến khóa VII. Thời kỳ đầu,  sáng chiều, Tôn Sư phải vượt qua các dốc Tháp cao, đường quê gập ghềnh với chiếc xe đạp cũ. Hình bóng Tôn sư, với chiếc áo nâu phai màu không ngại đường xa, mệt mỏi, nắng mưa với chiếc xe đạp cũ, có mặt giảng dạy tại các đạo tràng là hình bóng quen thuộc với chư Tăng ni tỉnh nhà.

  • Thân giáo

Lời dạy được thể hiện qua lối sống của người dạy sẽ giúp người học thấu triệt hơn, Tôn sư sống với chánh Pháp là Thân giáo, là những bài học không lời không thể phai mờ trong tâm trí của bao thế hệ học trò.

Thời khóa tu tập đầu tiên trong ngày ở chùa Bình An khởi sự rất sớm từ 3 giờ sáng và thời công phu cuối ngày là lúc 20 giờ. Lúc chư Tăng tụng kinh thì Tôn sư thỉnh chuông, sau khi chúng đã kết thúc khóa tụng Tôn sư cũng vừa dứt chuông và xuống tiếp tục hành trì riêng. Tôn sư không bỏ một thời hành trì nào cho dù sắc thân đôi khi gặp phải bệnh. Có Phật sự nơi đâu Tôn sư cũng mong về để hành trì. Thật sự khi mới vào chùa còn là một chú tiểu nhỏ làm gì hiểu được những câu đối tiềm ẩn ý nghĩa sâu xa, như: Tiếng chuông, trống mai chiều thức tỉnh người chạy theo danh lợi / Lời kinh kệ sớm tối chuyển hóa  kẻ si mê….”

(Mộ cổ thần chung cảnh tỉnh ái hà danh lợi khách

Triêu kinh vãn kệ hoán hồi khổ hải mộng mê nhân

暮 鼓 晨  鍾   警 醒 愛 河 名 利 客 朝  經  晚 偈 換 回 苦  海  夢  迷 人 ).

Khi hiểu cặp đối này mới biết được tại sao Tôn sư không bỏ một thời thỉnh chuông nào.

     Những lời dạy và công phu tu tập của Tôn sư là tấm gương cho đồ chúng học theo.

Chúng học được rất nhiều từ Tôn sư qua cách sống, sinh hoạt hằng ngày, không phải chỉ lúc ngồi vào bàn học. Chúng con còn có thể học được qua những dịp như đi tham dự các ngày húy kỵ Tổ sư ở những Tổ đình trong tỉnh. Tôn sư và các huynh chở chúng con đi đến dự, trên đường đi hoặc lúc về Tôn sư thường hay kể công hạnh chư Tổ để cho kiến thức chúng con thêm rộng mở….

  1. Đơn giản bình dị

Những năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước, lương thực để an tâm sinh hoạt tu tập của  chùa Bình An tùy thuộc vào mảnh ruộng lúa gần chùa, chư Tăng tự canh tác. Cuộc sống quanh năm hầu như không ai nghĩ đến khái niệm tiền, mà thật sự cũng không có để nghĩ đến. Có khi chỉ cần hái vài trái dừa có sẵn trong vườn ra chợ đổi lấy dầu, bọt ngọt, rau về cho bữa ăn là đủ. Thầy trò bảo bọc lấy nhau, an bần lạc Đạo là thế.

Bất cứ một khách Tăng hay Phật tử bình dân nào đến Tôn sư vẫn tiếp, ngồi nói những câu chuyện đạo từ đó chỉ ra lẽ sống ở đời. Tôn sư không phân biệt kẻ sang người khó. Đã đến chùa ắt có lý do, thăm hỏi sức khỏe hay cần cầu về hướng dẫn tu tập tâm linh, v.v…

Tính cách của Tôn sư rất bình dị dễ gần. Đây là cái cần có của người học Phật. Gần để giáo hóa tha nhân, gần để tha nhân học hỏi, thân cận mới dễ giáo hóa.

Rất nhiều vị Tôn túc, huynh đệ từng lưu trú, dừng chân ở chùa Bình An đều thưởng thức những bữa cơm đạm bạc, rau dưa, có khi chỉ nồi cơm trắng ăn với dừa ngâm muối đem nướng. Thường các ngày húy kỵ chư vị Tổ sư, chư Tôn đức các chùa trong tỉnh về trước một ngày, ở lại tối khai kinh, sáng hôm sau dự húy kỵ. Sau thời khai kinh, thật ấm tình đạo vị với những chung trà những câu chuyện đạo mà chư Tôn đức bàn luận, chúng con thị giả cũng học được rất nhiều điều. Mỗi vị một phong thái riêng có khi kể lại những chuyện thời chư Tôn đức còn đi học, hay những câu chuyện tại các chùa. Kết thúc là bài học kinh nghiệm trong tu học, đối nhân xử thế hay hiểu rõ thêm về hành trạng của chư Tôn túc tiền bối. Những câu chuyện như vậy ăn sâu vào tâm thức các chú tiểu, nuôi ước nguyện “phát túc siêu phương” và “người đã là đấng trượng phu, Ta há chẳng phải hay sao?”.

Rồi huynh đệ mỗi người một phương, trong nước cũng như ngoài nước. Mỗi vị đều thành tựu sự nghiệp. Có vị một năm đôi lần về thăm Tôn sư có những vị vài năm mới có dịp về, vì hoàn cảnh và công tác Phật sự. Khi nói về Bình An tự nhiên Tâm an bình, quả là chiếc nôi tâm linh Đạo Pháp mãi là nơi chốn đầy mặn mà, ý vị, dễ thương, dễ chịu trong mỗi chúng con.

  1. Truyền năng lượng tích cực

Những lời dạy của Tôn sư  giúp cho bao thế hệ tiến tu, hành đạo, đem chánh pháp truyền dạy khắp nơi. Tôn sư sống đúng lời dạy của Thiền sư Quy Sơn Đại Viên: “Lời nói phải phù hợp với kinh điển, luận bàn phải hợp với  chuẩn mực của người xưa” (Xuất ngôn tu thiệp ư điển chương, đàm thuyết nãi bàng ư kê cổ 出言須涉於典章。談說乃傍於稽古). Mỗi lần diện kiến Tôn sư các vị có được bài học, tu tập tâm linh, đối nhân xử thế. Những câu nói của Tôn sư là nguồn động lực để cho người diện kiến có được quyết định. Có những vị bế tắc trong cuộc sống, gặp Tôn sư, mọi thắc mắc được hóa giải, mọi bế tắc được khai thông. Có những vị nhờ một câu nói, lời hướng đạo của Tôn sư mà phát tâm tu học, thành tựu sự nghiệp.

Mỗi đệ tử, học trò của Tôn sư có một hạnh nguyện, khả năng riêng, tùy theo đó mà hành đạo, vị nào có khả năng theo con đường học vấn thì tiếp tục học hỏi, nghiên cứu, giảng dạy, vị nào phát tâm ra làm trụ trì phục vụ nhân sinh thì dấn thân.

Với đồ chúng khi đã xong các thời khóa hay chấp tác Tôn sư gọi lại, thầy trò ngồi với nhau. Tôn sư chỉ dạy đường hướng cho mỗi người tương lai phải tu học như thế nào. Lớn lên qua các lớp học, tiếp cận với Thánh điển, lời Phật dạy con càng hiểu rõ hơn về hạnh tu của Tôn sư.

  1. Viên mãn

Không ai nghĩ rằng Tôn sư sớm viên tịch, vì chiều hôm trước khi Tôn sư viên tịch Ngài còn ngồi dạy cho chư Tăng. Hình như biết trước được sắc thân tứ đại đã đến lúc xả bỏ nên mấy năm gần đây, lúc nào chư Tăng hết giờ học ở các Trường Lớp Phật Học, Tôn sư luôn bảo lên để Ngài dạy các bộ như Di Đà Sớ Sao, Nhị Khóa Hiệp Giải, v.v…


Một đời Tôn sư cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và hoằng Pháp. Để có được những kiến thức truyền trao cho hậu thế, Tôn sư đã tham học các bậc danh Tăng. Để thâm nhập nghĩa lý cao siêu của các kinh điển Tôn sư  vừa học, Ngài vừa hành trì nghiêm mật suy tư nghĩa lý công phu, để từ đó đem những gì mình đã học, tu, trải nghiệm truyền trao cho hậu thế. Ngài có đủ 3 việc mà Khổng Tử đã tự vấn: Lặng yên nhớ điều đã học, kiên trì học tập không biết chán, dạy bảo người khác không biết mệt mỏi, ta đã làm được việc nào trong ba việc ấy?” (默而識之,學而不厭,誨人不倦,何有於我哉?Mặc nhi thức chi, học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện, hà hữu ư ngã tai? Khổng Tử).

Tôn sư là một Đạo sư tinh thần, đúng như lời của ngài Gyatso Geshe Kelsang:

“Trong tất cả các phương tiện mà Đức Phật sử dụng để độ sanh, phương cách cao siêu nhất đó là thị hiện người chỉ đường, Đạo sư tinh thần. Thông qua lời dạy, tấm gương sáng của đạo sư, một bậc Đạo sư hướng dẫn tinh thần đáng tin cậy sẽ hướng dẫn người học trò trên con đường tâm linh đến giải thoát và giác ngộ. Nếu chúng ta gặp một vị Đạo sư tâm linh Đại thừa uy tín, thực hành theo lời dạy của vị ấy, chắc chắn chúng ta chứng đạt giác ngộ hoàn toàn.” (Giới Thiệu Phật Giáo: Giải thích đạo lý sống của Phật giáo, Thích Giác Hiệp dịch. Gyatso, Geshe Kelsang. Introduction to Buddhism: An Explanation of the Buddhist Way of Life. New Delhi: New Age Books, 2002).


Nay hóa duyên đã mãn, Tôn sư đã ra đi, nhưng tất cả những kỷ niệm, hình ảnh, lời dạy của Người vẫn sống mãi trong chúng con, Người vẫn mãi hiện hữu trong dòng chảy tâm linh tinh thần bất diệt của bao nhiêu thế hệ chùa Bình An. Huynh Đệ chúng con chỉ còn biết nương tựa vào nhau, ôn lại Giáo huấn của Tôn Sư để tiếp tục tu học và hành Đạo xứng đáng là hàng đệ tử của Người. Chúng con nguyện dấn thân, tiếp tục con đường Tôn sư đã đi, kế thừa Tổ đức, Tông phong vĩnh chấn, Phật Pháp quang huy, góp phần mình cho thế giới này thêm chân thiện mỹ, cho ánh sáng Đạo Pháp ban rải khắp nơi nơi. Nguyện cầu giác linh Tôn sư chúng minh và gia bị cho chúng con hạnh nguyện viên mãn.

NAM MÔ TỪ LÂM TẾ CHÁNH TÔNG TỨ THẬP TAM THẾ, BÌNH AN TỰ ĐƯỜNG THƯỢNG, thượng ĐỒNG hạ CHƠN, hiệu MINH CHIẾU, tự THÔNG THIỆN Hòa thượng TÔN SƯ GIÁC LINH thùy từ minh chứng.

Quy Nhơn, ngày 27/03/2020

Đệ tử Thích Giác Hiệp kính lễ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2010(Xem: 6866)
Thành kính khẩn bạch đến chư Tôn Đức Tăng Già của quý Giáo Hội, quý Tự Viện, quý tổ chức Phật Giáo cùng toàn thể chư vị thiện nam tín nữ Phật tử: Đại Lão Hòa Thượng thượng Huyền, hạ Ấn, thế danh Hoàng Không Uẩn, sinh năm 1928 tại Quảng Bình, Việt Nam
01/11/2010(Xem: 515)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
01/11/2010(Xem: 33561)
Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 1, Chùa Pháp Hoa (2000) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 2, Chùa Pháp Bảo (2001) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 3, Chùa Linh Sơn (2002) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 4, Tu Viện Vạn Hạnh (2003) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 5, Tu Viện Quảng Đức (2004) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 6, Chùa Phổ Quang (2005) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 7, Chùa Pháp Bảo (2006) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 8, Chùa Pháp Hoa (2007) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 9, Chùa Linh Sơn (2008) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 10, Chùa Pháp Bảo (2009) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 11, Thiền Viện Minh Quang (2010) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12, Tu Viện Quảng Đức (2011) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 13, Tu Viện Vạn Hạnh (2012) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 14, Thiền Viện Minh Quang (2013) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 15, Tu Viện Quảng Đức (2014) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 16, Chùa Pháp Pháp Bảo (2015) Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 17, Tu Viện Quảng Đức (2016) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 18, Chùa Pháp Hoa (2017) Khóa An Cư Kiết Hạ kỳ 19, Chùa Pháp Hoa (2018)
29/10/2010(Xem: 4647)
Kể từ khi vết tích của chùa Thiên Mụ được ghi lại đơn sơ trong sách Ô Châu Cận Lục vào năm 1553 (1), chùa đã tồn tại gần 450 năm cho đến ngày nay. Trải qua bao nhiêu cuộc bể dâu, chùa vẫn giữ được địa vị và vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống đạo và đời của dân Huế, nói riêng, và của dân cả nước, nói chung. Qua đầu thế kỷ 17, chùa đã thực sự đi vào lịch sử sau khi Nguyễn Hoàng vào xứ đàng trong để gây dựng cơ nghiệp đế vương với huyền thoại “bà tiên mặc áo đỏ” (9).
23/10/2010(Xem: 4617)
Trong Cây Có Hoa Trong Đá Có Lửa Kính Dâng Hòa Thượng Thích Như Điển nhân dịp mừng thọ 70 tuổi của Ngài và kỷ niệm 40 năm khai sơn Chùa Viên Giác tại Đức Quốc Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng “Trong Cây Có Hoa, Trong Đá Có Lửa” là lời pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên do Hòa Thượng Thích Như Điển nhắc lại trong thời giảng Pháp của Ngài mà tôi đã nghe được khi theo hầu Ngài trong chuyến đi Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ năm 2006. Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen) là người Nhật, Ngài sinh năm 1200 và tịch năm 1253, thọ 53 tuổi. Ngài là Sáng Tổ của của Soto-Zen (Thiền Tào Động) của Nhật Bản, và là tác giả bộ sách nổi tiếng “Chánh Pháp Nhãn Tạng” “Ki no naka ni, hana ga aru (Trong cây có hoa), Ishi no naka ni, hi ga aru (Trong đá có lửa)” Đó là pháp ngữ của Thiền Sư Đạo Nguyên (Dogen), được Hòa Thượng Như Điển dịch sang lời Việt. Lời thơ quá tuyệt vời, tuy ngắn gọn nhưng dung chứa cả một kho tàng giáo lý về Nhân Duyên Quả của Đạo Phật.
23/10/2010(Xem: 4581)
Trong mười thế kỷ phong kiến Việt Nam, Trần Nhân Tông là một trong những ông vua giỏi và tài hoa bậc nhất. Lịch sử đã xem ông là “vị vua hiền” đời Trần, có công lớn trong sự nghiệp trùng hưng đất nước. Văn học sẽ nhớ mãi ông bởi những vần thơ thanh nhã, sâu sắc và không kém hào hùng.
23/10/2010(Xem: 4529)
Về sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông, đã có rất nhiều tài liệu và bài viết về hai lần lãnh đạo quân dân nước ta đánh thắng giặc Mông - Nguyên, trị quốc an dân, đối ngoại và mở cõi, nên ở đây chúng tôi không lặp lại nữa, mà chỉ đề cập đôi nét đến nội dung khác về: Trần Nhân Tông - một hoàng đế xuất gia, một thiền sư đắc đạo và là sơ tổ lập nên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử độc đáo của Việt Nam.
23/10/2010(Xem: 4851)
Hội Phật Học Nam Việt được thành lập vào năm 1950 tại Sài Gòn do sự vận động của cư sĩ Mai Thọ Truyền. Ban đầu, hội đặt trụ sở tại chùa Khánh Hưng, và sau đó ít lâu, tại chùa Phước Hòa. Bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe, một cây cột trụ của hội Lưỡng Xuyên Phật Học cũ đảm nhận trách vụ hội trưởng. Ông Mai Thọ Truyền giữ trách vụ tổng thư ký. Các thiền sư Quảng Minh và Nhật Liên đã triệt để ủng hộ cho việc tổ chức hội Phật Học Nam Việt. Thiền sư Quảng Minh được bầu làm hội trưởng của hội bắt đầu từ năm 1952. Năm 1955, sau khi thiền sư Quảng Minh đi Nhật du học, ông Mai Thọ Truyền giữ chức vụ hội trưởng. Chức vụ này ông giữ cho đến năm 1973, khi ông mất. Hội Phật Học Nam Việt được thành lập do nghị định của Thủ Hiến Nam Việt ký ngày 19.9.1950. Bản tuyên cáo của hội có nói đến nguyện vọng thống nhất các đoàn thể Phật giáo trong nước. Bản tuyên cáo viết: "Đề xướng việc lập hội Phật học này. Chúng tôi còn có cái thâm ý đi đến chỗ Bắc Trung Nam sẽ bắt tay trên nguyên tắc cũng như trong hành động. Sự
23/10/2010(Xem: 4589)
Cư sĩ Mai Thọ Truyền sinh ngày 01-4-1905 tại làng Long Mỹ, tỉnh Bến Tre trong một gia đình trung lưu. Thuở nhỏ ông được theo học tại trường Sơ học Pháp - Việt Bến Tre, rồi Trung học Mỹ Tho, và Chasseloup Laubat Saigon. Năm 1924, ông thi đậu Thư ký Hành chánh và được bổ đi làm việc tại Sài Gòn, Hà Tiên, Chợ Lớn. Năm 1931, ông thi đậu Tri huyện và đã tùng sự tại Sài Gòn, Trà Vinh, Long Xuyên và Sa Đéc. Hành nhiệm ở đâu cũng tỏ ra liêm khiết, chính trực và đức độ, không xu nịnh cấp trên, hà hiếp dân chúng, nên được quý mến.
23/10/2010(Xem: 7523)
Trong lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam, vương triều Trần (1226-1400) được tôn vinh là triều đại sáng chói nhất thể hiện qua những chiến công hiển hách thắng giặc ngoại xâm cũng như chính sách hộ quốc an dân đã tổng hợp được sức mạnh của toàn dân ta cùng với vua quan trong việc bảo vệ và phát triển đất nước vô cùng tốt đẹp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567