Hơn hai mươi bảy năm trời cách biệt Mắt Mẹ đã mờ vì nhớ thương con Mẹ trông chờ bao ngày tháng mỏi mòn Nhưng chỉ thấy mây bay và gió thoảng
Mẹ có ngờ đâu đời con phiêu lãng Như cánh chim trời xiêu bạt bốn phương Để giờ đây trong cảnh ngộ đau thương Cảnh tù ngục tối tăm và buồn thảm
Con hối hận từ đáy sâu tâm khảm Đạo thần hôn đã lỗi phận làm con Tám mươi tuổi Mẹ có còn mạnh khỏe Hay hạc vàng đã cất cánh bay cao
Cứ đêm đêm theo dõi những vì sao Nhìn Bắc đẩu con tuôn trào nước mắt Con quỳ xuống chắp hai tay trước ngực: "Lạy Đức Từ Bi cứu độ Mẫu thân Cõi Sa bà khi Mẹ đã mãn phần Cảnh Cực Lạc là quê hương An Dưỡng"
Lòng chí thành nguyện cầu trong tâm tưởng Tháng năm dài con chỉ biết thế thôi Nghĩa thù ân chua xót lắm Mẹ ôi Con lạy Mẹ trăm nghìn muôn ức lạy!
Sa Môn Thích Quảng Độ.
XUÂN NHỚ MẸ (Sa Môn Thích Quảng Độ)
Mỗi lần xuân đến gợi thêm sầu Con ở phương này Mẹ ở đâu Nam Bắc đôi bờ dòng nước bạc Trông vời bóng Mẹ khuất ngàn dâu
Con đi từ độ trăng tròn ấy Trải mấy xuân rồi xuân viễn phương Trên vạn nẻo đường con cất bước Cõi lòng vương nặng mối sầu thương
Mái đầu Mẹ nhuộm mầu sương tuyết Chồng chất đôi vai lớp tuổi đời Con muốn thời gian ngừng đọng lại Cho mùa xuân Mẹ mãi xanh tươi
Thời gian vẫn cứ lạnh lùng trôi Hoa úa tàn phai trái chín mồi Chua xót lòng con niềm hiếu đạo Chân trời xa cách lệ tuôn rơi.
Giáp Thìn (1964) Sa Môn Thích Quảng Độ
NGUYỆN CẦU (Thơ Lưu Đày: Sa Môn Thích Quảng Độ)
Hỡi trời cao đất dày Có thấu cho cảnh này Mẹ tôi tội tình gì Phải chết trong lưu đày
Trong cô đơn hiu quạnh Trong buồn tủi đắng cay Thôi cõi đời ác độc Mẹ vĩnh biệt từ đây
Con nguyện cầu hồn Mẹ Vãng sinh về phương Tây Phật Di Đà tiếp dẫn Chư Bồ Tát dìu tay
Trong hoa sen tinh khiết Hồn Mẹ hóa sinh ngay Vòng luân hồi chấm dứt Vĩnh viễn được yên vui.
Đêm 14 tháng 12 Ất Sửu (23 tháng 1 năm 1985)
MẤT CẢ CUỘC ĐỜI (Thơ Lưu Đày: Sa Môn Thích Quảng Độ)
Xuân này tôi mất Mẹ rồi Cũng là mất cả cuộc đời còn chi Từ nay đoạn đường tôi đi Qua hàng thông lạnh gió vi vu sầu
Một mình lặng lẽ cúi đầu Quanh tôi tất cả nhuộm màu tóc tang Bước đi nghĩa địa lan man Chết rồi hay sống điêu tàn như nhau.
Tiểu sử Đức Đệ Nhất Tăng Thống GHPGVNTN – Đại Lão Hòa Thượng THÍCH TỊNH KHIẾT , Đệ nhất Tăng Thống - HT Thích Tịnh Khiết, Hòa Thượng thế danh là NGUYỄN VĂN KỈNH. Ngài sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (nhằm ngày 17.12.1891)(1) tại làng Dưỡng Mong Thượng, tổng Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Nay là thôn Dưỡng Mong, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên.
Thân phụ của ngài là cụ Nguyễn Văn Toán, thân mẫu là cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Ngài là con thứ hai(2). Bào huynh là Hòa Thượng Trừng Hương – Tịnh Hạnh (chúng tôi chưa tìm thấy thế danh của ngài). Hòa Thượng Tịnh Hạnh sinh năm Kỷ Sửu, 1889; xuất gia năm Ất Tỵ, 1905; thọ Cụ-túc giới năm Canh Tuất, 1910; trụ trì chùa Tường Vân, Huế; viên tịch năm Quý Dậu, 1933.
Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang thế danh là Lê Đình Nhàn, sinh năm Canh Thân, ngày 19-9-1920 (tức ngày mồng 8 tháng 8 năm Canh Thân), quê thôn Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ ông Lê Vỵ pháp danh Như Hương, thân mẫu là cụ bà Ngô Thị Tư pháp danh Như Tâm cùng ở làng Háo Đức.
Trang nhà Quảng Đức vừa nhận được tin buồn:
Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ
đã thuận thế vô thường, thâu thần viên tịch vào lúc 21 giờ 20 phút ngày Thứ Bảy 22/02/2020
nhằm ngày 29/01 Âm lịch năm Canh Tý, Phật lịch 2563 tại Chùa Từ Hiếu, Phường 1, Quận 8, Sài Gòn. Trụ thế: 93 năm.
Chương trình tang lễ sẽ được công bố trong thời gian sớm nhất có thể.
Chúng con thành kính nguyện cầu Đức Đại Lão Hòa Thượng Cao Đăng Phật Quốc
và sớm tái sanh trở lại thế giới Ta Ba để tiếp tục công cuộc hoằng Pháp lợi sanh.
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.
Co lẽ mùa trăng Thành Đạo 2562 – 2018 sẽ khó quên đối với nhạc sĩ Hằng Vang và gia đình, khi giữa bao cơn lốc thực dụng xâm chiếm nhiều ngõ ngách cuộc sống và lấn sang cả khu vực luôn được bảo trọng của tâm hồn trong từng con người: Trái tim ! Nếu nói về một sự tưởng thưởng hay tri ân thì nhạc sĩ Hằng Vang có thể còn đi bên trên những khuôn sáo, danh vọng đó. Hơn thế nữa sẽ không ai có thể nhân danh để ghi nhận sự tận tâm , cống hiến gần cả cuộc đời cho âm nhạc Phật giáo mà không hề đòi hỏi một đồng lương, một phần thưởng nào trong suốt 86 năm dài tận tụy của người nhạc sĩ lão thành hiện đang còn sống duy nhất bên chúng ta.
Trọn một ngày làm nhà tu hành – ăn như sư, ngủ cạnh sư, thiền và đọc kinh cùng sư, lao động cùng sư. Có những lúc đã cảm thấy phát điên về sự chậm rãi trong hoạt động, sự khắc khổ trong cuộc sống. Nhưng cũng ngộ ra nhiều điều! Và 24 giờ đó quả là kinh nghiệm đặc biệt trong đời làm báo.
Vào những tháng đông đầu năm 1998, khi đang làm việc cho đài phát thanh NHK của Nhật Bản, tôi đề xuất chủ đề tôn giáo với mục đích giới thiệu đầy đủ hơn về các đạo tồn tại ở Nhật cho thính giả Việt Nam, bên cạnh Thần đạo đã được nói đến quá nhiều. Nhưng việc đi thực tế trong lĩnh vực này không đơn giản. May được một đồng nghiệp người Nhật tích cực tìm kiếm và phát hiện một ngôi chùa có thu nhận người nước ngoài. Mọi công việc thu xếp qua điện thoại và… email do người bạn Nhật đảm trách, và đúng ngày hẹn tôi khoác balô lên đường.
Đây là chương cuối cuốn sách tôi dự định cho ra đời như một lời ngỏ chân thành cảm ơn đến với mọi nhân duyên, mọi tình thân mà tôi may mắn nhận được suốt bốn mươi năm ở xứ Mỹ. Tình sâu nghĩa nặng canh cánh trong lòng bấy lâu nhưng cho dù có nói khéo, có viết hay cũng không thể bày tỏ trọn vẹn, nói hết những điều mình muốn nói. Những lời rào đón dông dài nào có nghĩa gì chi bằng hãy thành thật với lòng và xin mời người cùng ngồi ôn lại chuyện cũ không khác chi những lời bộc bạch bên nhau.
Xuất gia là một đại nguyện.
Giữ được Tâm trong không thối chuyển là một đại duyên.
Tại Việt Nam hôm nay, nếu lấy tròn số sẽ có 45.000 tu sĩ Phật giáo với dân số 100.000.000 người thì trung bình cứ 2.200 người mới có một người đi tu theo đạo Phật.
Tại Hoa Kỳ hôm nay, ước lượng có 1.200 tu sĩ Phật giáo trên tổng số 2.000.000 người Việt thì trung bình cứ 1.600 người có một tu sĩ Phật giáo.
Con số tự nó không đánh giá chân xác được tình trạng tôn giáo và chiều sâu hành đạo của các tu sĩ thuộc tôn giáo đó. Nhưng ít nhiều phản ánh được những nét tổng thể của mối quan hệ giữa quần chúng và tổ chức tôn giáo.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.