Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lạy Mẹ (Tuyển tập thơ của Ôn Quảng Độ)

26/02/202007:26(Xem: 5499)
Lạy Mẹ (Tuyển tập thơ của Ôn Quảng Độ)
hoa-thuong-thich-quang-do
tho tu-ht thich quang do
LẠY MẸ

(Thơ Tù: Sa Môn Thích Quảng Độ)

Hơn hai mươi bảy năm trời cách biệt
Mắt Mẹ đã mờ vì nhớ thương con
Mẹ trông chờ bao ngày tháng mỏi mòn
Nhưng chỉ thấy mây bay và gió thoảng
Mẹ có ngờ đâu đời con phiêu lãng
Như cánh chim trời xiêu bạt bốn phương
Để giờ đây trong cảnh ngộ đau thương
Cảnh tù ngục tối tăm và buồn thảm
Con hối hận từ đáy sâu tâm khảm
Đạo thần hôn đã lỗi phận làm con
Tám mươi tuổi Mẹ có còn mạnh khỏe
Hay hạc vàng đã cất cánh bay cao
Cứ đêm đêm theo dõi những vì sao
Nhìn Bắc đẩu con tuôn trào nước mắt
Con quỳ xuống chắp hai tay trước ngực:
"Lạy Đức Từ Bi cứu độ Mẫu thân
Cõi Sa bà khi Mẹ đã mãn phần
Cảnh Cực Lạc là quê hương An Dưỡng"
Lòng chí thành nguyện cầu trong tâm tưởng
Tháng năm dài con chỉ biết thế thôi
Nghĩa thù ân chua xót lắm Mẹ ôi
Con lạy Mẹ trăm nghìn muôn ức lạy!
Sa Môn Thích Quảng Độ.

VN-Dai-Su-Hoa-Thuong-2

XUÂN NHỚ MẸ
(Sa Môn Thích Quảng Độ)

Mỗi lần xuân đến gợi thêm sầu
Con ở phương này Mẹ ở đâu
Nam Bắc đôi bờ dòng nước bạc
Trông vời bóng Mẹ khuất ngàn dâu

Con đi từ độ trăng tròn ấy
Trải mấy xuân rồi xuân viễn phương
Trên vạn nẻo đường con cất bước
Cõi lòng vương nặng mối sầu thương

Mái đầu Mẹ nhuộm mầu sương tuyết
Chồng chất đôi vai lớp tuổi đời
Con muốn thời gian ngừng đọng lại
Cho mùa xuân Mẹ mãi xanh tươi

Thời gian vẫn cứ lạnh lùng trôi
Hoa úa tàn phai trái chín mồi
Chua xót lòng con niềm hiếu đạo
Chân trời xa cách lệ tuôn rơi.

Giáp Thìn (1964)
Sa Môn Thích Quảng Độ


ht quang do

NGUYỆN CẦU
(Thơ Lưu Đày: Sa Môn Thích Quảng Độ)

Hỡi trời cao đất dày
Có thấu cho cảnh này
Mẹ tôi tội tình gì
Phải chết trong lưu đày

Trong cô đơn hiu quạnh
Trong buồn tủi đắng cay
Thôi cõi đời ác độc
Mẹ vĩnh biệt từ đây

Con nguyện cầu hồn Mẹ
Vãng sinh về phương Tây
Phật Di Đà tiếp dẫn
Chư Bồ Tát dìu tay

Trong hoa sen tinh khiết
Hồn Mẹ hóa sinh ngay
Vòng luân hồi chấm dứt
Vĩnh viễn được yên vui.

Đêm 14 tháng 12 Ất Sửu
(23 tháng 1 năm 1985)


ht quang do 1

MẤT CẢ CUỘC ĐỜI
(Thơ Lưu Đày: Sa Môn Thích Quảng Độ)

Xuân này tôi mất Mẹ rồi
Cũng là mất cả cuộc đời còn chi
Từ nay đoạn đường tôi đi
Qua hàng thông lạnh gió vi vu sầu

Một mình lặng lẽ cúi đầu
Quanh tôi tất cả nhuộm màu tóc tang
Bước đi nghĩa địa lan man
Chết rồi hay sống điêu tàn như nhau.

Sáng mồng 1 Tết Bính Dần (1985)
Ra thắp hương ngoài mộ.


ĐÊM PHẬT ĐẢN

(Thơ Tù: Sa Môn Thích Quảng Độ)

Đêm Phật Đản ánh trăng rằm huyền ảo

Khắp không gian như tỏa ngát mùi hương

Tinh tú ba nghìn tụ lại một phương

Để chào đón đấng Siêu nhiên xuất thế

Nơi ngục thất tôi nhìn vào hiện thể

Khắp quanh tôi tràn ngập bóng vô minh

Từ xa xưa vì nghiệp lực chúng sinh

Đã tạo dựng nhân gian thành địa ngục

Tôi cười vang  trong đêm trường u tịch

Bốn bức xà lim như sụp đổ dưới chân tôi

Ôi đau thương đây thế giới Sa Bà 

Cực Lạc Niết Bàn cũng là đây hiện thực

Ánh Đạo rọi giữa lòng tôi sáng rực

Bao ưu phiền trút sạch tựa mây tan

Kia gông cùm xiềng xích cảnh trần gian

Trong khoảnh khắc cháy tan thành tro bụi

Tôi vận dụng sức "hiện tiền Tam muội"

Ngồi an nhiên như sen nở giữa than hồng

Thời gian trôi lặng lẽ đã hừng đông

Tôi bừng tỉnh thấy bình minh ló rạng

Thế giới ngày mai mùa xuân tươi sáng

Đạo từ bi nhuần thấm khắp năm châu.

15.4 Đinh Tỵ (1977)

Sa Môn Thích Quảng Độ  

ĐÊM XUẤT GIA
(Thơ Tù: Sa Môn Thích Quảng Độ)
Đêm nay kinh thành Tỳ la yên lặng
Mảnh trăng thượng tuần vừa khuất sau đồi
Khung trời mờ ảo ngàn sao tỏa ánh lung linh
Sóng Nô-ma cuồn cuộn chuyển mình
Gió Hy-mã ào ào rung động
Vạn vật đã chìm sâu trong mộng
Từ không trung tiếng vọng ngân xa
Tất Đạt Đa! Tất Đạt Đa!
Giờ đã điểm, Ngày hãy ra đi tìm chân lý
Vì muôn loại sầu đau từ vạn kỷ
Đang đợi chờ và kỳ vọng thiết tha
Tất Đạt Đa! Tất Đạt Đa!
Ngài có nghe chăng tiếng khóc than đang vang lên từ khắp mọi nhà
Vì những khổ đau của sống già bệnh chết
Tử biệt sinh ly đói nghèo rách nát
Áp bức đọa đày bởi hận thù và tham vọng cuồng si
Tất cả trông chờ một chuyến ra đi 
Một chuyến đi hùng tráng
Niềm ước mơ ở những ngày mai tươi sáng
Chỉ còn đêm nay thôi đừng tiếc chi
Tất Đạt Đa ơi Ngài hãy ra đi
Vì tất cả theo tiếng gọi đêm nay
Hỡi sóng Nô ma và gió ngàn Hy mã
Hãy gào to lên cho tiếng vọng vang xa
Tất Đạt Đa! Tất Đạt Đa!
Giờ đã diểm thôi đừng tiếc chi
Cung điện ngọc ngà với Da Du và La Hầu La yêu quí
Ngày hãy ra đi vì muôn loại sầu đau từ vạn kỷ
Đang đợi chờ và kỳ vọng thiết tha
Tỳ la! Tỳ la! Ôi kinh thành hoa lệ
Thôi đừng buồn chi
Ngài ra đi cho muôn vàn thế hệ
Ngài ra đi vì tiếng gọi khổ đau
Của ngàn nay đến ngàn sau
Và sẽ trở về trong một ngày hào quang rực sáng
Tất cả kinh thành rồi sẽ rơi vào quên lãng
Nhưng hào quang Ngài sẽ sáng mãi với thời gian.
8.2 Mậu Ngọ (1978)
Sa Môn Thích Quảng Độ   
ĐÊM THÀNH ĐẠO
(Thơ Tù: Sa Môn Thích Quảng Độ)
Qua cửa gió xà lim vắng lạnh
Tôi đứng nhìn say đắm ánh sao mai
Tỏa lung linh sáng rực dưới vòm trời
Như báo hiệu bình minh đang trổi dậy
Sắp hết rồi ôi đêm dài tăm tối
Đang trùm lên cảnh vật một màu đen
Tôi im lặng hồi tường lại một đêm
Cùng giờ này hơn hai nghìn năm trăm năm trước
Dưới cội bồ đề mặt đất chuyển rung
Như hoan ca chào đón đấng Đại Hùng 
Vừa chiến thắng ma quân lần cuối
Ánh Đạo vàng bừng lên chói lọi
Đốt tiêu tan màn hắc ám vô minh
Những khổ đau thù hận ngục hình
Đã vây hãm chúng sinh từ muôn thuở
Tất cả, tất cả trong tôi đang thiêu hủy
Với tham sân và cuồng vọng si mê
Ánh sáng chan hòa trên nẻo đường về
Suốt cuộc đời hôm nay tôi thấy sao mai đẹp nhất
Xin cảm tạ hồng ân Đức Phật
Đã cho con giờ phút hôm nay
Giờ phút thiêng liêng Thành Đạo của Ngài
Con tin tưởng sẽ đi vào giòng thời gian bất tận
Bao sự nghiệp huy hoàng xây trên thù hận
Từ ngàn xưa dấu vết phủ rêu xanh.
18.12 Mậu Ngọ (1978)
Sa Môn Thích Quảng Độ   

(xem tiếp)


***

Đánh máy: Phật tử Niệm Đức Dương Nghiệp Huân



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 16258)
Ba năm về trước, khi bổn-sư (và cũng là chú ruột) của tôi là cố Hòa-Thượng Ðại-Ninh THÍCH THIỀN-TÂM viên-tịch, trong buổi lễ thọ tang ngài tôi có dâng lời nguyện trước giác-linh Hòa-Thượng cầu xin ngài chứng-minh và gia-hộ cho tôi - vừa là đệ-tử và cũng là cháu ruột của ngài - được đầy đủ đạo-lực cùng minh-tâm, kiến-tánh thêm hơn để nối-tiếp theo gót chân ngài, hoằng-dương pháp môn Tịnh-độ nơi hải-ngoại ....
17/04/2013(Xem: 5036)
Con, Tỳ kheo ni Hạnh Thanh, vừa là môn phái Linh Mụ ; nhưng thật ra, Ôn, cũng như con và cả Đại chúng Linh Mụ đều là tông môn Tây Thiên pháp phái. Vì Ôn Đệ tam Tăng thống tuy Trú trì Linh Mụ quốc tự, nhưng lại là đệ tử út của Tổ Tâm Tịnh, Khai sơn Tổ Đình Tây Thiên, được triều Nguyễn dưới thời vua Khải Định sắc phong là Tây Thiên Di Đà tự. Ôn Cố Đại lão Hòa thượng Đôn Hậu có cùng Pháp tự chữ Giác với quý Ôn là Giác Thanh, trong Sơn môn Huế thường gọi là hàng thạch trụ Cửu Giác và có thêm một hàng gọi là bậc danh tăng thạc học Cửu Trí (Chỉ cho các ngài Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Siệu v..v...) Cố đô Huế là vậy ; đó là chưa kể nơi phát sinh ra danh Tăng ưu tú ngũ Mật nhị Diệu (Mật Tín, Mật Khế, Mật Hiển, Mật Nguyện, Mật Thể, Diệu Huệ và Diệu Không) và cũng là nơi đào tạo tăng tài, xây dựng trường Đại học Phật giáo đầu tiên không những chỉ cho Huế mà cả miền Trung việt Nam nữa. Ở Huế thường kính trọng các bậc chơn tu thực học, đạo cao đức trọng nên thường lấy tên chùa để gọi pháp
11/04/2013(Xem: 8329)
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
10/04/2013(Xem: 6400)
Ngày 15-2-1965, tôi và thầy Chơn Thanh cũng như các học Tăng khác từ các nơi tập trung về Phật học viện Huệ Nghiêm dự thi tuyển vào khóa II của Phật học viện. Thầy thì từ Phật học đường Phổ Quang Gia Định đến, tôi thì từ Phật học đường Lưỡng Xuyên- Trà Vinh lên, tất cả cùng một chí hướng, một mục đích và một ước nguyện là thi đậu vào Phật học viện. Kết quả, thầy thi đậu lớp Sơ trung 2, tôi thi đậu vào lớp Sơ trung 1
10/04/2013(Xem: 8000)
Kính dâng Hoà Thượng Thích Tịch Tràng, để nhớ công ơn giáo dưỡng - Tôi ra thắp nhang nơi tháp mộ của Người, ngồi bên tháp rêu phong, vôi vữa đã lở ra từng mảng, đường nét đơn sơ giản dị như cuộc đời giản dị của Thầy, lòng chợt bâng khuâng nhớ thương thầy vô hạn. Tôi tự hỏi: “Động cơ nào đã thôi thúc Thầy nguyên là một vị giáo sư Pháp văn ưu tú con nhà quý tộc ở xứ Quảng, lại cắt ngang con đường công danh sự nghiệp, để vào đây nối bước theo chân Tổ mà nối đuốc đưa mọi người qua khỏi bóng đêm vô minh dày đặc và biến nơi đây thành một quê hương tâm linh cho tất cả ngưỡng vọng hướng về”.
10/04/2013(Xem: 6832)
Một sinh thể đã xuất hiện trong cuộc đời như chưa từng có, đến lúc từ giã ra đi cũng thật nhẹ nhàng như cánh nhạn lưng trời. Vốn xuất thân từ dòng dõi trâm anh thế phiệt, được bẩm thụ cái gen của tổ phụ từng nổi tiếng văn chương, lại hấp thụ tinh hoa của địa linh sông Hương, núi Ngự - một vùng đất được xem là cái nôi của văn hóa Phật giáo miền Trung. Khi trưởng thành, thể hiện phong thái của một bậc nữ lưu tài sắc vẹn toàn, nhưng túc duyên thôi thúc, sớm rõ lẽ vô thường, dễ dàng từ bỏ cảnh phú quí vinh hoa, hâm mộ nếp sống Thiền môn thanh đạm.
10/04/2013(Xem: 5499)
Cư sĩ Tâm Minh- Lê Đình Thám sanh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đồng Mỹ (Phú mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam-nay là tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quí nhiều đời làm quan.Thân sinh là Binh Bộ Thượng Thư Lê Đỉnh ở triều Tự đức.
10/04/2013(Xem: 6056)
Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, thế danh là Nguyễn Văn Kỉnh, sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (1890), tại làng Dưỡng Mông Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân sinh là cụ ông Nguyễn Văn Toán và cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Ngài là con trai thứ ba trong gia đình, bẩm tính thông minh, năm 15 tuổi Ngài đã tinh thông Nho học rõ lẽ xuất xứ ở đời, nhưng với chí khí xuất trần, muốn vươn tới một phương trời cao rộng Ngài đã xin phép song thân được xuất gia tầm sư học đạo.
10/04/2013(Xem: 9715)
Đại Lão Hoà Thượng Pháp danh Thượng Quảng Hạ Liên, Tự Bi Hoa, Hiệu Trí Hải thế danh Nguyễn Văn Chính, sinh năm 1926 – Bính Dần tại Sông Cầu – Tỉnh Phú Yên, trong một gia đình túc nho, tiểu thương, giàu lòng kính tin tam bảo, Hoà thượng là con thứ 8 trong gia đình với 09 Anh Chị Em được thân phụ là Cụ Ông Nguyễn Văn Phân – PD. Nhựt Minh và thân mẫu là cụ bà Võ Thị Dưỡng – PD.
10/04/2013(Xem: 5834)
Ngài thế danh là Nguyễn Xuân pháp danh Thanh Phong pháp tự Hoàng Thu hiệu Như Nguyện. Sinh ngày 01/06/1937 tai thôn Phú Cấp xã Diên Phú huyện Diên Khánh tinh Khánh Hoà. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Ðối thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Lẻo pháp danh Trừng Lan. Ngài là anh cả trong 4 anh em.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567