Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyết Nghị Đại Hội

22/09/201916:13(Xem: 8984)
Quyết Nghị Đại Hội
letterhead_giao hoi uc chau_2019

 

QUYẾT NGHỊ ĐẠI HỘI


 Hơn 26 thế kỷ trước, Đức Thế Tôn đã vì lợi ích cho chư thiên và loài người, vì sự an lạc, giải thoát cho muôn loài chúng sanh. Ngài từ bỏ ngai vàng điện ngọc, tìm đạo để cứu độ chúng sanh. Kế tục lý tưởng giải thoát đó, hàng đệ tử Phật cần tiếp tục duy trì mạng mạch Phật Pháp cho đến hôm nay.

Phật Giáo du nhập vào đất Việt Giao Châu từ những bước chân đầu tiên của Lịch Đại Tổ Sư, từ đó Phật Giáo đã hòa nhập vào sự phát triển theo lịch sử thăng trầm cùng dân tộc VN.

Hiến Chương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan đã minh định rõ lập trường:  “Giáo Hội không đặt sự tồn tại của mình trong vị thế cá biệt mà đặt mình trong sự tồn tại của dân tộc và nhân loại”.

 Ngày nay đất nước đang đứng trước nguy cơ xâm lược của ngoại bang cường quốc Phương Bắc Trung Cộng. Mang trên mình sứ mạng của người đệ tử Phật và cũng là một con dân của đất nước, không cho phép chúng ta bình tâm tọa thị, nhìn cơ đồ của tổ quốc đang bị điêu linh, sự bất nhẫn nhìn kẻ mạnh hiếp kẻ yếu, sự bất công của tàn bạo, độc tài, chà đạp giá trị nhân phẩm con người.

Toàn thể Đại Biểu tham dự Đại hội Khoáng Đại Kỳ 6 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan từ ngày 20 đến 22 tháng 9 năm 2019 tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne Victoria:


ĐỒNG THANH QUYẾT NGHỊ

1/ Tri ân và bảo vệ đất nước Úc Đại Lợi đã cưu mang. Chúng ta nên đóng góp tâm lực vun bồi và phát triển ngày càng hưng thịnh theo tinh thần của Phật Giáo.

2/ Giáo Hội đẩy mạnh chương trình đào tạo, huấn luyện, tu học, hoằng dương đạo pháp, hướng dẫn tu tập cho quần chúng biết quy hướng Tam Bảo.

3/ Giáo Hội khuyến thỉnh toàn thể Phật tử giữ vững niềm tin, duy trì đạo đức hầu xây dựng bản thân và xã hội.

4/Giáo Hội lên án hành động xâm lấn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam do phía Trung Cộng âm mưu chủ động.

5/ Giáo Hội yêu cầu Nhà cầm quyền Hà Nội phóng thích tất cả tù nhân chính trị, các nhà tranh đấu cho nhân quyền, các nhà lãnh đạo tôn giáo và sớm thực hiện thể chế đa nguyên, pháp trị.

6/ Giáo Hội dấn thân, liên kết, hổ trợ các phong trào người Việt Nam tại Úc và khắp nơi, tranh đấu cho nhân quyền và các quyền tự do căn bản khác.

 



Làm tại Melbourne ngày 22 tháng 9 năm 2019
Toàn thể Đại Biểu Đại hội Khoáng Đại Kỳ 6
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Úc Châu-Tân Tây Lan

 

letter head_Giao Hoi Uc Chau_2019_2023

 

Congress Resolutions:

 

More than 26 centuries ago, the Enlightened One had at heart the best interests of gods and humans, the internal peace and deliverance of all sentient beings. He left his royal life of luxury in search for the way of salvation for sentient beings. In the footstep of his liberation ideal, Buddhist followers need to maintain the life blood of the Dharma today and beyond.

Buddhism reached the ancient Vietnamese land of Giao Chau through the footsteps of our early Great Patriarchs. Since then Buddhism had penetrated and progressed with the ebbs and flows of our nation’s history.

The Constitution of the Unified Overseas Vietnamese Buddhist Congregation of Australia-New Zealand has stated explicitly:

“The Congregation does not place its existence in isolation from, but within the continued existence of our nation and humankind”

Today, our nation is facing the perils of invasion from a hegemonic northern Communist China. As duty-bound Buddhist followers and Vietnamese citizens we cannot allow ourselves to watch, from the sides, the possible destruction of our national heritage, the spectacles of the oppressors crushing the oppressed, the injustices flowing from cruelty, dictatorship and violation of human values and dignity.

All delegates participating in the Sixth Congress of the Unified Vietnamese Buddhist Congregation of Australia-New Zealand from 20 to 22 September 2019 at the QuangDuc Monastery, Melbourne city, in the State of Victoria

In unison resolved:

1. To express our gratitude and defend Australia as the country that has given us shelter and protection. We shall contribute our mental and physical strength to nurture, develop and bring about greater prosperity to Australia in accordance with the spirit of Buddhism.

2. The Congregation will accelerate programs to train, educate, promote the Dharma and to provide spiritual guidance so that the people would take refuge in the Three Jewels

3. The Congregation encourages Buddhist followers to keep their faith, maintain moral standards in order to improve self and society.

4. The Congregation condemns the invasion of land, sea areas of Vietnam by Communist Chinese malevolent policies.

5. The Congregation demands that the Hanoi Government releases all political prisoners, human rights activists and religious leaders and speedily implement political reforms to achieve pluralist democracy and the rule of law.

6. The Congregation will engage, liaise with and support movements by Vietnamese in Australia and in other places which struggle for human rights and other basic freedoms.

 
Melbourne on 22 September 2019
All delegates of the Sixth Congress
Unified Vietnamese Buddhist Congregation of Australia-New Zealand


 

  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2011(Xem: 5922)
Trận chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Vương Quyền năm 939 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử dựng nước của Việt Nam. Ngọn sóng Bạch Đằng Giang đã cuốn trôi đi nỗi đau nhục của người dân nô lệ, nhận chìm tham vọng của nòi Hán áp đặt lên đất nước ta trong suốt một ngàn năm. Từ đây Việt Nam không còn là một huyện lỵ của người Hán, từ đây một quốc gia đúng nghĩa đã xuất hiện dưới vòm trời Đông Á.
24/06/2011(Xem: 8326)
Ngài họ Nguyễn húy là Hữu Kê, dòng họ của Đại thần Nguyễn Trãi. Nguyên quán thuộc Tông sơn Gia miêu Ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa. Ngài thọ sanh năm Nhâm Tý (1912), tại làng Nguyệt Biều, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Vốn thọ sanh trong gia đình vọng tộc, quý phái, thích lý luận Nguyễn Hữu Độ.
24/06/2011(Xem: 5371)
Ngài Mật Thể, pháp danh Tâm Nhất, pháp tự Mật Thể, tên thật là Nguyễn Hữu Kê, sinh năm 1912 ở làng Nguyệt Biều, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Chánh quán huyện Tống Sơn, Gia Miêu ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa, thuộc dòng Thích Lý của Cụ Nguyễn Hữu Độ. Gia đình Ngài qui hướng đạo Phật, cụ thân sinh và người anh ruột đều xuất gia.
23/06/2011(Xem: 5837)
Đọc Thánh Đăng Ngữ Lục, do Sa môn Tánh Quảng, Thích Điều Điều đề tựa trùng khắc, tái bản năm 1750, ta thấy đời Trần có năm nhà vua ngoài việc chăn dân, họ còn học Phật, tu tập và đạt được yếu chỉ của thiền, như vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông và Trần Minh Tông. Và sự chứng ngộ của các Thiền sư đời Trần thì không thấy đề cập ở sách ấy, hoặc có đề cập ở những tư liệu khác mà hiện nay ta chưa phát hiện được, hoặc phát hiện thì cũng phải tra cứu và luận chứng dài dòng rồi mới kết đoán ra được.
23/06/2011(Xem: 6814)
Đọc sử Phật giáo Việt Nam, hẳn chúng ta đều biết nước mình có một ông vua đi tu ngộ đạo, đó là vua Trần Nhân Tông. Ngài làm vua trong thời gian nước nhà đang bị quân Mông Cổ đem đại quân sang xâm lấn nước ta lần thứ ba.
22/06/2011(Xem: 7502)
Trong sáu thập niên qua, TIME đã không ngừng ghi chép lại những vinh quang cùng khổ nhọc của Á châu. Trong số đặc biệt kỷ niệm thường niên hôm nay, chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng của mình đến những nhân vật nổi bật đã góp phần vào việc hình thành nên thời đại chúng ta. Những thập niên xáo động nhất của một lục địa đông dân nhất trên trái đất này đã sản sinh ra hàng loạt những nhân vật kiệt xuất. Trong sáu mươi năm qua, kể từ khi TIME bắt đầu cho xuất bản ấn bản Á Châu, chúng tôi đã có cái đặc ân là được gặp gỡ đa số những nhân vật ngoại hạng này –theo dấu cuộc vận động hay trên chiến trường, trong phòng hội hay trong phòng thí nghiệm, tại cơ sở sản xuất hay tại phim trường.
16/06/2011(Xem: 5069)
Tôi có duyên lành gặp được ngài một lần khi ngài đến thăm Hòa thượng chùa Đông Hưng, bổn sư của tôi, cũng là y chỉ sư của Hòa thượng Quảng Thạc, một để tử xuất gia của ngài khi còn ở đất Bắc. Cung cách khiêm cung, ngài cùng Hòa thượng tôi đàm đạo về quá trình tu tập cũng như Phật học, hai ngài đã rất tâm đắc về chí nguyện giải thoát và cùng nhau kết luận một câu nói để đời : “Mục đích tu hành không phải để làm chính trị”. Cũng câu nói này, khi chia tay chư tăng miền Nam, ngài đã phát biểu với hàng pháp lữ Tăng ni đưa tiễn. Khi sưu tập tư liệu về cuộc đời của ngài, tôi may mắn gặp được các bậc tri thức cao đồ của ngài kể lại. Nay, nhân có cuộc hội thảo về phong trào chấn hưng Phật giáo miền Bắc và công hạnh của ngài, tôi xin được góp thêm đôi điều.
14/06/2011(Xem: 6505)
Thiền sư PHÁP THUẬN (Bính Tý 918): Thiền sư đời Tiền Lê, thuộc dòng thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu Chi, không rõ gốc gác quê quán và tên thật, chỉ biết rằng Sư họ Đỗ, xuất gia từ thuở nhỏ ở chùa Cổ Sơn (Thanh Hóa), sau theo học đạo Thiền sư Phù Trì ở chùa Long Thọ, nổi tiếng là uyên thâm đức độ. Tương truyền rằng chính Sư đã dùng nghệ thuật phù sấm, làm cố vấn giúp vua Lê Đại Hành nắm quyền bính, dẹp yên được hỗn loạn trong triều cuối đời nhà Đinh, được vua Lê vô cùng trọng vọng. Năm 990 niên hiệu Hưng Thống thứ 2, Sư không bệnh mà viên tịch, thọ 76 tuổi, để lại cho đời các tác phẩm: “Bồ Tát sám hối văn”, “Thơ tiếp Lý Giác”, và một bài kệ.
14/06/2011(Xem: 6482)
• Thiền sư Chân Không(Bính Tuất -1046): Sư họVương, thế danh Hải Thiềm, quê quán ở làng Phù Đổng (nay là Tiên Sơn-Bắc Ninh), xuất thân trong một gia đình quý tộc. Lúc thân mẫu của ông mang thai, cha ông nằm mộng thấy một vị tăng Ấn Độ trao cho cây tích trượng, sau đó thì ông ra đời. Mồ côi cha mẹ từ thuở niên thiếu, ông siêng chăm đọc sách không màng đến những chuyện vui chơi. Năm 20 tuổi ông xuất gia, rồi đi ngao du khắp nơi để tìm nơi tu học Phật Pháp. Nhân duyên đưa đẩy cho Sư đến chùa Tĩnh Lự ở núi Đông Cứu (Gia Lương-Hà Bắc), nghe Thiền sư Thảo Nhất giảng kinh Pháp Hoa mà ngộ đạo, được nhận làm đệ tử, sớm tối tham cứu thiền học, và được sư thầy truyền tâm ấn, thuộc dòng thiền Tì-ni-đa Lưu -chi, thế hệ thứ 16. Sau, Sư lên núi Phả Lại, trại Phù Lan (nay thuộc huyện Mỹ Văn-Hưng Yên) làm trụ trì chùa Chúc Thánh, ở suốt 20 năm không xuống núi để chuyên trì giới luật, tiếng thơm đồn xa đến cả tai vua.
13/06/2011(Xem: 14369)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]