Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Bậc Trí Về Nguồn

20/11/201816:37(Xem: 4778)
Những Bậc Trí Về Nguồn

NHỮNG BẬC TRÍ VỀ NGUỒN


“Cây có cội mới trổ cành xanh lá

Nước có nguồn mới biển cả sông sâu”

Phật cao thâm mới diệu dụng nhiệm mầu

Người có Tổ mới xứng danh thiên hạ.

 

Đối với người con Phật, Nguồn là “chân tâm”, là “bản lai diện mục”, là nơi “khởi đầu cho hành trình giải thoát, giác ngộ” tức là nơi “xuất gia, tu học” là chốn Tổ khai sáng nên Sơn môn Pháp phái…

Về Nguồn là về với chân tâm thanh tịnh, về với căn nguyên của kiếp người, về với nguồn sống, về với cội nguồn Tổ Tông, về với quê hương, đất nước, bao trùm và cao đẹp nhất vẫn là về lại với “tâm bình thường, không phân biệt” để được an nhiên sống trong “tình thương yêu và sự hiểu biết”.

Ngày xưa Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, sau sáu năm khổ hạnh tìm chân lý, rồi cũng về lại “Cội Bồ Đề” suốt 49 ngày đêm Thiền định quán chiếu, mới hoát nhiên đại ngộ và cứu độ nhân sinh.

Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma, cũng phải suốt 9 năm diện bích, mới đầy đủ cơ duyên thâu nạp đồ chúng, truyền đăng tục diệm. Nhị Tổ Huệ Khả cũng phải dành thời gian, quán chiếu lại Tâm mình, mới “an được tâm” và được truyền y bát.  Lục Tổ Huệ Năng cũng phải nhiều năm công phu, công quả, mất 6 năm về lại rừng chung sống với đám thợ săn, mới giải hết nghiệp chướng, để đủ điều kiện hoằng truyền Chánh Pháp. Về đến Việt Nam các Tổ Sư khai sáng các Thiền Phái nhất là Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử cũng phải về lại Nguồn để ổn định nội lực và truyền khai tông phái, như Điều Ngự Giác Hoàng…
HT Thich Tinh KhietHT. Thich Giac Nhien-3HT. Thich Don Hau-2HT. Thich Huyen Quanghtthichquangdo-2

Vào thời cận đại, với quý Ngài Đệ nhất Tăng Thống Thích Tịnh Khiết, Đệ nhị Tăng Thống, Thích Giác Nhiên, Đệ tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu và Đệ tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang, sau một thời gian lãnh đạo lèo lái con thuyền Giáo Hội PGVNTN, rồi cũng lui về “chốn Tổ” để an vị cuối đời.

Tại Hải ngoại, Hoà Thượng Thích Minh Tâm, Chủ Tịch GHPGVNTN Âu Châu, sau khi thấy được sự đánh phá của ma quân và sự nhiễu nhương của Tăng Đoàn Hải Ngoại, nên vào năm 2007 Ngài đã có sáng kiến và quyết hình thành “Ngày Về Nguồn” với mục đích tạo cơ hội Họp Mặt để Tăng Ni ôn lại Lời Phật Dạy, hầu sống Thanh Tịnh Hoà Hợp đúng với Bản Thể của Tăng Già cho Tăng Đoàn Hải Ngoại.

“Ngày Về Nguồn” lần đầu tiên được tổ chức tại Chùa Pháp Vân Canada. Mặc dầu bị ma quân đánh phá rất quyết liệt, nhưng cũng nhờ “nghịch duyên” này mà Sự Thanh Tịnh và Hoà Hợp của Tăng Già được củng cố và phát triển thêm lên, ngày “Về Nguồn, Hiệp Kỵ” đến nay vẫn duy trì tốt và đã “Họp Mặt” được 11 lần tại Âu Châu, Canada, Mỹ và Úc Châu, trong tinh thần Tương Kính, Tương Sám, Tương Duyên, Tương Trợ…rất nhiều phấn khởi.

Tiếp nối Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Như Huệ, người Thành lập và Hội Chủ GHPGVNTNHN UĐL-TTL 16 năm liền, cũng là Trưởng Môn Phái Lâm Tế Chúc Thánh Hải Ngoại. Ngài cũng là vị Lãnh đạo ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới, rất đắc lực trong việc bảo vệ Phật Giáo Việt Nam ở Hải Ngoại được còn trọn vẹn, qua việc hình thành được Văn Phòng Điều Hợp GHPGVNTN Liên Châu. “Dự tri thời chí” biết trước sẽ về với Phật, Tổ, nên vào hai năm cuối đời, Ngài cũng đã “Về Nguồn” thăm lại quê hương, chốn Tổ, đồng môn Pháp lữ và xây Tháp tại Tổ Đình Chúc Thánh Hội An, nơi Ngài xuất gia tu học, Ngài chuẩn bị sẵn sàng trước khi Ngài về với Phật.

suong_langmai

Vào ngày 26/10/2018 Thiền Sư Thích Nhất Hạnh sau nhiều năm “dấn thân” bôn ba nơi Hải Ngoại, kêu gọi hoà bình cho dân tộc và thế giới, Ngài xây dựng nhiều Làng Mai, để cho Phật Tử khắp nơi và những người muốn tìm về “sự bình an” qua Pháp tu “hiện Pháp lạc trú” rất thành công, mang lại “an lạc” nhiều lợi ích cho một xã hội nhiều bận rộn và đầy căng thẳng. Rốt cuộc rồi Ngài cũng chọn “Về Nguồn” ở Chùa Từ Hiếu, Thành Phố Huế, nơi Ngài xuất gia tu học.

Vào sáng thứ Năm ngày 05/10/2018, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ, sau nhiều năm lãnh đạo tranh đấu đòi Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho quê hương và đồng bào. Hiểu rõ sự vô thường, biến đổi của vạn vật, “Tâm bình, thế giới bình” mọi chuyện rồi cũng vận hành theo luật nhân quả, ai có nhân đức thì mới được lâu bền. Sau nhiều ngày chiêm nghiệm cho thời mạt Pháp, ma vương lộng hành, chúng mượn uy danh của Ngài để tạo danh lợi, núp dưới “chiêu bài, ủng hộ Ngài” gây mất đoàn kết dân tộc và phá nát Giáo Hội. Nên Ngài cũng đã sáng suốt hoan hỷ chọn con đường “Về Nguồn” trở lại quê hương Thái Bình, để “ẩn dật” trong những ngày còn lại của cuộc đời.

Khi biết được ý định và nghe được tin Ngài về lại “Từ Đường” nơi chốn quê xưa của Ngài, GHPGVNTNHN Tại UĐL-TTL đã cử TT Thích Thiện Hiền cùng vài PT về Việt Nam để kính viếng thăm và đảnh lễ Ngài (xem hình bên dưới).  



ht quang do 3ht quang do 4ht quang do 5TT Thích Thiện Hiền về Thái Bình
thăm Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ
(hình chụp tại Từ Đường Thái Bình trưa 30-10-2018)


Qua đây được Ngài tâm sự, là Ngài tự nguyện về lại “Từ Đường” của Tộc Họ, cũng nhằm nghỉ dưỡng và hoàn thành những trách nhiệm thiêng liêng cao cả còn lại của một Tu Sĩ Lãnh Đạo Giáo Hội và một người con cháu của Tộc Họ.

Ngài chỉ mong GHPGVNTNHN tại các Châu lục luôn bền vững phát triển, hãy thường xuyên tổ chức Tu Học thật nghiêm minh để Tăng Đoàn Hải Ngoại và Phật Tử có được nội lực vững vàng, hầu chiến thắng được nội ma và ngoại ma.

Phật Giáo là một Tôn giáo của Hoà Bình cho mọi thời đại nhất là vào thế kỷ 21 này, luôn đồng hành cùng dân tộc và cũng là một Tôn Giáo đi trước khoa học, nên Ngài rất mong Giáo Hội các Châu hãy tạo sự “Thanh Tịnh và Hoà Hợp” cho Tăng Già là nhiệm vụ chánh và cập nhật lời Phật dạy vào thời điểm hiện nay, để “Tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự” được kết quả mỹ mãn, đấy cũng là cách “chế ngự được ma chướng” một cách nhẹ nhàng, đúng Pháp nhất.


“Pháp bất thối” bảy điều luôn ghi nhớ

“Trở về nguồn” bậc đại trí viên dung

“Hành đúng theo” những lời dạy sau cùng (Di Giáo)

“Đấy mới đúng” là Tăng Già hiện đại.

 

Trọng Đông Mậu Tuất (20/11/2018)

TK, Thích Viên Thành

Ý kiến bạn đọc
30/11/201816:04
Khách
Bài viết không có căn cứ xác thực, tự suy diễn. Ngai Thích Quảng Độ đã về SAigon lãnh đạo giáo hội.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6689)
Nước ta từ sau ngày Doãn Quốc Công Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) vào trấn thủ đất Thuận Quảng, dần dần biến thành một vùng cai trị riêng cắt đứt liên hệ với vua Lê ở miền Bắc, lấy sông Danh làm ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai mà sử gọi là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
09/04/2013(Xem: 11027)
Hòa Thượng Pháp danh thượng Tâm hạ Ba, tự Nhựt Quang, hiệu Bửu Huệ thuộc đời 41 dòng Lâm Tế (chữ Nhựt) và đời 43 thuộc phái Thiên Thai (chữ Tâm). Húy danh: Nguyễn Văn Ba, sanh năm Giáp Dần (1941), tại Xã Tân Hương, huyện Bến Tranh, Tỉnh Ðịnh Tường (Nay là Tỉnh Tiền Giang). Thân phụ là Ông Ðặng Văn Cử, thân mẫu là Bà Nguyễn Thị Thu. Hòa Thượng theo họ mẹ, cũng là người con thứ ba trong gia đình gồm hai anh em.
09/04/2013(Xem: 6632)
Ôn Từ Đàm (Hòa thuọng Thích Thiện Siêu) với tôi vốn không có duyên nghĩa thầy trò; mặc dù, vào đầu thập niên 1960, Ôn là Giáo thọ tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang trong khi tôi là một học tăng ở đó. Những tháng năm này, tôi là nguòi được theo học trường Võ Tánh nên thời khóa sinh hoạt của tôi không bị câu thúc chặt chẽ; và vì vậy, ít có cơ hội gần gũi với các bậc thầy lớn như Ôn.
09/04/2013(Xem: 6324)
Trúc Lâm Đại sĩ là vua thứ tư nhà Trần, con của Thánh Tông, lên ngôi ngày 12 tháng 2 năm Mậu dần (1278). Trước khi Đại sĩ ra đời, Nguyên Thánh Hoàng Thái hậu nằm mộng thấy thần nhân đưa cho hai lưỡi kiếm bảo : "Có lệnh của Thượng giới, cho phép ngươi được chọn lấy". Bỗng nhiên được kiếm, Thái hậu bất giác rất vui, nhân đó có thai. Những tháng dưỡng thai, nhà bếp dâng thức gì Thái hậu cứ dùng như thường, chẳng cần kiêng cử mà thai cũng chẳng sao.
09/04/2013(Xem: 8087)
Đọc qua các Thiền sư Việt Nam từ xưa đến nay, chưa thấy một người nào đã chinh phục được các hàng vương tôn, quý tộc, khiến cho họ tín nhiệm, quy y và ủng hộ hết mình như Thiền sư Pháp Loa. Sư là một con người tích cực hoạt động, suốt đời tận tụy phục vụ đạo pháp cho đến hơi thở cuối cùng. Điều đặc biệt quan tâm của Sư là ấn hành Đại Tạng kinh, do đó đã đề xuất, tiến hành và in xong bộ Đại Tạng kinh Việt Nam. Ngoài ra, Sư đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thống nhất Phật giáo, thiết lập một Giáo hội Phật giáo thống nhất đầu tiên của Việt Nam, và Sư là người thứ nhất đúng ra thiết lập sổ bộ Tăng, Ni và tự viện trên khắp cả nước.
09/04/2013(Xem: 6675)
Sư người làng Vạn Tải, lộ Bắc Giang. Thỉ Tổ của Sư là Lý Ôn Hòa, làm quan Hành khiển dưới triều Lý Thần Tông (1128 - 1138). Trải nhiều đời, đến Tổ phụ là Tuệ Tổ, có công đánh giặc Chiêm Thành, nhưng không không chịu ra làm quan, chỉ thích những chuyện hay, sách lạ, và vui thú ruộng vườn. Mẹ Sư là Lê Thị, vốn người hiền đức, bản tính nhân từ, năm 30 tuổi vẫn chưa có con trai. Nhân gặp lúc có bệnh dịch hoành hành, bà đi hái thuốc trên núi Chu Sơn, dừng chân tạm nghỉ tại một ngôi chùa tên Ma Cô Tiên.
09/04/2013(Xem: 6096)
Truyền thống Phật giáo Việt Nam từ truớc đến nay vốn thiên về Phật giáo Phát triển hay Đại thừa; mãi đến năm 1959 lần đầu tiên bộ kinh Trường A Hàm do Hòa thượng Thích Thiện Siêu phiên dịch được xuất bản thì Phật giáo Nguyên thủy mới được các Phật tử chú ý đến. Mặc dù bộ kinh này nằm trong Hán tạng thuộc hệ thống Phật giáo Phát triển, nhưng tinh thần của nó thì tương quan mật thiết với 5 bộ Nikàya trong giáo lý Nguyên thủy.
09/04/2013(Xem: 5451)
Phương Tây có câu tục ngữ "Hoạn nạn làm lớn con người". Phương Đông cũng có câu danh ngôn tương tự "Ngậm cay đắng trong cay đắng mới làm con người trên loài Người". Trường hợp của Trần Thái Tông sao mà ứng với hai câu này đến thế?
09/04/2013(Xem: 5485)
Hòa thượng Thích Thiện Châu Nguyên Đạo (Đọc tại buổi lễ tưởng niệm và lễ Trà Tỳ Hòa thượng Thích Thiện Châu) Hòa thượng họ Hồ Đắc, tên Cư, Pháp danh Tâm Thật, Pháp hiệu Thiện Châu, sinh ngày 23 tháng 2 năm 1931 tức ngày 7 tháng 1 năm Tân Mùi tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ Thầy là Cụ Hồ Đắc Phách, thân mẫu là Cụ Nguyễn Thị Cần.
09/04/2013(Xem: 28598)
Hòa thượng pháp danh Thiền Tâm, pháp hiệu Liên Du, tự Vô Nhất thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 43, thế danh Nguyễn Nhựt Thăng, sinh năm 1925 (Ất Sửu) tại xã Bình Xuân, Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Song thân là cụ Nguyễn Văn Hương và cụ Trần Thị Dung pháp danh Giác Ân. Ngài là người thứ 10 trong số 13 anh em, 4 trai, 9 gái.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567