Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba Thân Mầu Nhiệm

12/07/201818:41(Xem: 8889)
Ba Thân Mầu Nhiệm

an-cu-ky19-day4-qua-duong-kinh-hanh-49
BA THÂN MẦU NHIỆM

Trong mùa an cư, thời quá đường được xem là một trong những phần nghi lễ quan trọng nhất. Vì miếng ăn mà con người có lúc gây ra biết bao tội lỗi, lầm lạc. Thấy được như vậy, chư Tổ đã khéo phương tiện chế ra nghi thức Quá Đường, tức là lúc thọ trai của Chư Tăng vào buổi trưa. Cách ăn này không chỉ không gây ra tội lỗi mà còn làm tăng trưởng thêm công đức, trí tuệ cho cả hàng xuất gia và tại gia. Trong nghi thức Quá Đường có một bài kệ cúng dường mà bất cứ ai đã từng tham dự an cư thì cũng phải thuộc lòng: “ Cúng dường Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật, Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật, Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật….”. Sau đây người viết xin được chia sẻ ý nghĩa ba câu trên.

Mỗi Đức Phật đều có ba thân (Tam thân). Pháp Thân, Báo Thân và Ứng Hóa Thân. Pháp Thân là chân lý tuyệt đối của các Pháp, là Như lai, là bản thể của vũ trụ. Bản thể của các Pháp là tuyệt đối thanh tịnh, bất sanh bất diệt. Cho nên gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân, nghĩa là bản thân của các pháp hoàn toàn thanh tịnh. Ví dụ như bản thể của nước thì thanh tịnh, nhưng khi gặp gió, nước trở thành sóng là động. Khi gió lặng, nước trở lại bình yên. Đức Phật được tôn xưng là Pháp Vương, là bậc tự tại trong các pháp, làm chủ các pháp. Chúng ta không được gọi là Pháp Vương là vì chúng ta bị các pháp làm chủ. Vui là một pháp, buồn là một pháp. Khen, chê cũng là pháp….hễ cái gì tâm suy tưởng được, mắt nhìn thấy được…thì đều gọi là pháp. Đức Phật tri kiến như thật trước khen chê, thị phi, hơn thua, được mất của vạn sự vạn vật. Còn chúng ta thì bị nó lôi cuốn, dẫn dắt và chìm đắm, nên chúng ta đau khổ trầm luân mãi. Có lần tôi ngâm một bài thơ xong, mọi người vỗ tay khen hay quá. Cả đêm đó mừng tôi ngủ không được. Hai hôm sau tôi gặp người bạn cũng có mặt hôm đó nghe tôi ngâm và đã góp ý chân thành “Thầy hôm kia ngâm thơ nghe như tụng kinh”. Ngâm thơ mà nghe giống tụng kinh là đã bị chê dỡ rồi, sau đó tôi buồn và giận người bạn đó đến mấy ngày. Ngồi suy ngẫm lại, đúng là mình bị các pháp sai khiến, mình là người đầy tớ trung thành của chúng. Mình đã không làm chủ được trước khen chê. Bản chất của lời khen tiếng chê đó thực sự chẳng có gì đáng buồn hay vui cả. Nếu chúng ta biết chỉ dừng lại ở chỗ nghe và hiểu thôi, thì mọi cái êm xuôi, đâu có giận, đâu có vui làm gì. Nhưng bởi vì mình chấp vô nó nên mình khổ. Vậy muốn giải thoát giác ngộ như Phật, mình phải thấy các Pháp như thật tánh của nó là thanh tịnh. Nước bị gió làm động, nhưng nước không vì đó mà buồn hay vui.

Thân thứ hai của Phật là Viên Mãn Báo Thân. Báo thân thì ai cũng có, nhưng có được cái báo thân viên mãn thì phải tu cho đến khi hoàn toàn giác ngộ mới có. Viên mãn nghĩa là tròn đầy. Sinh ra được làm người đã là phước báo rồi. Bởi thân người khó được. Được sáu căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý được trọn vẹn là phước báo thêm nữa. Nếu sinh ra có thân tướng cao ráo, đẹp trai, thông minh học giỏi, tánh tình cao thượng là phước báo cao hơn nữa. Nhưng tới đó cũng chưa phải là viên mãn. Có người ưu cái này thì khuyết cái kia. Người có tài thì lại không có đức và ngược lại v.v. Đức Phật có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Chúng ta thường hay tán thán báo thân Phật qua bài kệ: “Phật Diện du như tịnh mãn nguyệt, diệt như thiên nhật phóng quang minh, viên quang phổ chiếu ư thập phương, hỷ xả từ bi giai cụ túc”. Nghĩa là: “Mặt Phật sáng tựa trăng tròn, giống như mặt trời phóng quang minh, ánh sáng tỏa chiếu khắp mười phương, đầy đủ đức tính từ bi và hỷ xả. Những người có phước báu lớn, có lòng từ bi lớn, chúng ta nhìn họ hoặc giao tiếp với họ, chúng ta sẽ cảm nhận được sự bình an tỏa ra từ con người của họ và có ảnh hưởng tích cực đến tâm chúng ta. Trong kinh Di Đà có nói: Khi hành giả sanh về cảnh giới Cực Lạc thì được sống chung với các bậc thiện hữu trí thức (Đắc dữ như thị chư thượng thiện nhơn câu hội nhứt xứ), bởi vì nơi đó y báo và chánh báo đều trang nghiêm thanh tịnh. 

Thân thứ ba là Hóa Thân, hay Ứng hóa thân. Từ Pháp Thân thanh tịnh nên có Báo Thân viên mãn. Từ Báo thân viên mãn, Đức Phật đã sử dụng ứng hiện nhiều hóa thân khác nhau để giáo hóa chúng sanh. Hóa thân là phương tiện tùy căn cơ chúng sanh mà giáo hóa. Chúng sanh có vô lượng phiền não, có hàng trăm, hàng ngàn căn cơ khác nhau thì Đức Phật cũng có thiên bá ức hóa thân để độ họ. Trong một ngày, chúng ta cũng có những hóa thân khác nhau. Đến công sở chúng ta hóa thành một công nhân chăm chỉ làm việc theo ý chủ, về nhà lại trở thành chủ nhà, một người cha mẫu mực, một người mẹ hiền từ. Đến bác sĩ mình là bịnh nhân để chữa bịnh, đến chùa mình là người Phật tử của Đức Thế Tôn… Sự hóa thân của chúng ta chỉ giới hạn riêng cho mình thôi và có lúc có nhiều khuyết điểm. Có người quen thói làm gia trưởng ở nhà với vợ với con rồi, nên khi ra xã hội cũng giữ nguyên cái tính đó đối xử với những người đồng nghiệp hay sếp của mình thì hỏng việc. Người khôn khéo, sống với ai cũng dễ thương, làm việc gì cũng hoàn tất, nói cái gì ra người ta cũng nghe. Người không khôn khéo mới mở miệng ra là đã bị người ta chống đối rồi. Vậy thì làm sao lãnh đạo họ được, giáo hóa họ được. Đức Phật là bậc có tuệ giác vô thượng, nên sau khi thành Đạo, Ngài đã giáo hóa và thu nhiếp nhiều tầng lớp trong xã hội. Từ những người cùng đinh trong xã hội cho đến các bậc vua chúa, giáo chủ…, như Tần Bà Sa La vua nước Ma Kiệt Đà hùng mạnh, Giáo chủ đạo thờ lửa như Ngài Ca Diếp, và kẻ sát nhân không gớm tay như ông Ưng Quật Ma…. Đều trở thành những đệ tử của Phật. Nếu chúng ta tự hỏi: Tại sao đức Phật giỏi đến như vậy? Chỉ đơn giản là năng lực hóa thân của Đức Phật hết sức hoàn hảo hay còn gọi là vi diệu của Tứ nhiếp pháp.

Khi Quá Đường, chúng ta nâng chén cơm lên để ngang trán, tay trái kiết ấn Tam Sơn, (Tam vô Lậu) còn tay kia kiết ấn Cam Lồ (Từ Bi) để cúng dường Tam Thân của Phật và chư vị Bồ Tát bằng tất cả lòng thành kính trước khi ăn nghĩa là chúng ta đang mở lòng tiếp nhận những năng lượng Từ Bi, Trí Tuệ của Phật qua bát cơm đầy của tín thí cúng dường là để phát triển Tam Thân như Phật nơi mỗi con người chúng ta.

Mùa An Cư, kỳ 19, Adelaide 12/7/18
Thích Viên Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8916)
Hòa thượng Khánh Hòa thế danh Lê Khánh Hòa, Pháp danh Như Trí, pháp hiệu Khánh Hòa, sinh năm Mậu Thân (1877) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo Trị, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
09/04/2013(Xem: 7519)
Hòa thượng Thích Hưng Từ, thế danh Bùi Vạn Anh, sinh ngày mùng 1 tháng 8 năm Tân Hợi ( 1911 ) tại làng Bình Hòa, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngài sinh trong một gia đình có truyền thống đạo Phật. Thân phụ là cụ Bùi Thế Vĩ, pháp danh Như chơn, thân mẫu là cụ bà Võ Thị Biểu, pháp danh là Thị Bửu. Từ nhỏ Ngài được song thân giáo dục trong tinh thần từ bi và chan chứa đức hỷ xả của Phật, nên Ngài sớm mộ cửa Thiền.
09/04/2013(Xem: 6996)
Hòa thượng Huệ Quang, thế danh Nguyễn Văn Ân sing năm 1888 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, sau theo mẹ về Trà Vinh. Năm 1902,Ngài xin xuất gia vào chùa Long Thành ở Trà Cú được Hòa thượng Thiện Trí mến thương đặt danh pháp là Thiện Hải. Ngoài giờ học Phật pháp, Ngài lại được Hòa thượng cho học thêm y học.
09/04/2013(Xem: 7105)
Hòa thượng Thích Phúc Hộ, thế danh là Huỳnh Văn Nghĩa, sinh ngày 24 tháng 7 năm Giáp Thìn (1904) đời vua Thành Thái năm thứ 16 tại làng Triều Sơn, xã Xuân Thọ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Song thân của Ngài là cụ ông Huỳnh Trung và cụ bà Trần Thị Nho.
09/04/2013(Xem: 7929)
Chùa Thập Tháp là một trong số các ngôi tổ đình nổi tiếng của đất Bình Định Nếu như ở thời kỳ khởi đầu, ngôi tổ đình ấy được chú ý nhiều vì vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều - người có công lớn trong sứ mạng truyền bá Phật giáo ở Đàng Trong thời Nam Bắc phân tranh, hậu bán thế kỷ 17 ; thì vào thời hiện đại, tổ đình Thập Tháp được cả nước biết đến vì sự có mặt của Quốc sư Phước Huệ (1869-1945).
09/04/2013(Xem: 8077)
Ngài đã nêu cao tinh thần Bi, Trí, Dũng phục vụ chúng sinh, cống hiến trọn vẹn đời mình cho sự nghiệp chung của đạo pháp và dân tộc Việt Nam. Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Năm lên 8 tuổi, được song thân cho xuất gia học đạo với Hòa thượng Phổ Hiện, tại chùa Khánh Long, Diên Khánh. Sau khi Bổn sư viên tịch, Ngài y chỉ với Hòa thượng Chánh Ký, kế vị trụ trì chùa Khánh Long. Năm 1943 được y chỉ sư gửi đến thọ giáo với Hòa thượng Bích Không, trụ trì chùa Hải Đức (Nha Trang).
09/04/2013(Xem: 10370)
Hòa thượng Giới Nghiêm thế danh là Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921, tại làng Gia Lê Thượng, xã Thủy Phương, huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên - Huế. ngài xuất thân trong một gia đình gồm ba anh em, có tinh thần yêu nước và có truyền thống đạo đức lâu đời. Ông nội là bậc xuất gia, cha là Hòa Thượng Quang Diệu, chú cũng xuất gia, bác là Hòa thượng Phước Duyên.
09/04/2013(Xem: 6758)
Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông Bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật.
09/04/2013(Xem: 11516)
Hòa thượng pháp hiệu Thích-Thiện-Hòa, thế danh Hứa-Khắc-Lợi sanh năm 1907 tại làng Tân-Nhựt Chợ Lớn. Ngài sinh trong gia đình trung lưu phúc hậu, thân phụ là Hứa-hắc-Tài, thân mẫu là Nguyễn-Thị-Giáp. Gia đình cả thảy bảy anh em : ba nam, bốn nữ, Ngài là người thứ bảy. Vì người thứ tám mất sớm nên Ngài được coi là con út.
09/04/2013(Xem: 6276)
Hòa thượng pháp danh Trí Độ, hiệu Hồng Chân, thế danh Lê Kim Ba, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1894 tại thôn Phổ Trạch, xã Kỳ Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sinh ra trong một gia đình Nho học, lúc thiếu thời Ngài học chữ Nho và năm 18 tuổi học trường Sư phạm. Vì thế mà sở học rất uyên thâm, thêm lòng mến mộ đạo Phật, Ngài đi sâu vào nghiên cứu giáo lý và trở thành một vị học Phật lỗi lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]