Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưởng niệm Giác Linh Ni Sư Trưởng Thích Nữ Như Thủy (1950-2018

21/03/201810:31(Xem: 9604)
Tưởng niệm Giác Linh Ni Sư Trưởng Thích Nữ Như Thủy (1950-2018


Ni Su Nhu Thuy 3
Tưởng niệm Giác Linh Ni Sư Trưởng Thích Nữ Như Thủy

(1950-2018)

Pháp hiệu Huệ Hạnh

Viên tịch ngày 17 tháng 3 năm 2018 (nhằm mùng Một tháng Hai năm Mậu Tuất)

Tại chùa Phổ Hiền - thành phố Worcester - tiểu bang Massachusetts - Hoa Kỳ

Thế thọ 69 năm- Hạ lạp 43 năm

 

Bài của Cư sĩ Thoại Hoa
 

     Sau buổi công phu tối, tôi ghé qua xem thư từ trên máy điên tử. Tôi vô cùng xúc động, được tin Ni Sư Trưởng Thích Nữ Như Thủy (Hạnh Huệ) viên tịch, do một chị bạn đạo cho hay tin buồn này. Than ôi ! Tôi vào Trang Nhà Quảng Đức thì hay tin xác nhận là đúng, Ni Sư Như Thủy đã viên tịch.

Cách đây cũng khá lâu, sau 1975, Ni Sư đã có chứng bệnh nan y, nhưng Ni Sư đã đươc Chư Phật Bồ Tát gia hộ, đã lành bệnh cũng được vài chục năm rồi.

 

« Con xin thành kính chia buồn cùng Thượng Tọa Thích Thông Lai và hai Sư Cô, bào đệ của Ni Sư, cùng Chư Tôn Đức Tăng Ni trong Môn Đồ pháp quyến của Ni Sư, chư Phật tử trong Giáo Hội Phật GiáoViệt Nam Thống Nhất và cho con xin có đôi lời kính tiễn biệt Ni Sư Thích Nữ Như Thủy. »

 

     Tuy tôi chưa được phước duyên gặp Ni Sư trực tiếp, nhưng tôi ngưỡng mộ và thường theo dõi trên mạng nghe những bài Pháp thoại của Ni Sư. Cách giảng dạy của Ni Sư khác hơn các vị Sư. Ni Sư thường mượn đạo tạo đời hay nói cách khác Ni Sư thường hành Phật sự ích đạo lợi đời bằng cách kể lại những giai đoạn chứng nghiệm trên bước đường tu của mình, phải vượt qua nhiều chông gai.

    

     Có ngờ đâu Ni Sư ra đi đột ngột quá. Tôi thiết tưởng Ni Sư phải còn có sức khỏe tốt cho nên Ni Sư mới đi hoằng Pháp trên xứ Mỹ. Tôi thường lên mạng nghe Ni Sư thuyết giảng, tai thì chăm chú nghe bài Pháp thoại, tay thì đan những chiếc áo ấm len để rồi đem tặng cho các bé sơ sinh người Pháp, con nhà nghèo. Cách giảng dạy của Ni Sư rất bình dị làm cho ai cũng tiếp thu được dễ dàng. Tiếng nói của Ni Sư hòa âm với tính nết nhu mì, thu hút thính giả vào một thế giới xa lạ thần thoại, tỏa ra một từ trường an lạc yên vui. Tuổi tôi cũng đã cao rồi, tuổi gần đất xa trời, nhớ lại những kỷ niệm gì mà mình nghe và học hỏi nơi Ni Sư và ghi khắc những ấn tích trong lòng tôi. Vài chuyện nho nhỏ qua những bài Pháp thoại của Ni Sư, tôi xin mạo muội kể lại.

 

     Ni Sư Như Thủy và ba người em xuất xứ từ một gia đình mà cha mẹ cũng là người xuất gia. Do cha mẹ phát nguyện rằng, hai vị có bao nhiêu người con đều cho đi xuất gia hết (trừ chị cả, đã ra riêng lập nghiệp, không đi tu). Quả thật đúng vậy, cha mẹ đã giữ y lời phát nguyện, bốn chị em của Ni Sư Như Thủy đều đi xuất gia! Cha mẹ của Ni Sư đi xuất gia cũng ly kỳ, đặc biệt, khác lạ hơn ai hết. Nếu nói theo giáo lý Phật Đà, thì do «túc trái nhân duyên» hai vị sinh thành của Ni Sư phải gặp nhau trong kiếp này, trải qua bao gian truân vất vả.

 

     Chuyện thứ nhì là lúc Ni Sư cùng đệ tử, một Ni Cô trẻ, cả hai người bị đày lên vùng kinh tế mới, đi đốn tre. Tội nghiệp cho nhị vị, chân yếu tay mềm, từ nào đến giờ có biết đốn tre ra sao đâu! Cây tre thì cao quá đầu người, làm sao mà đốn xuống, thật là khổ tâm vô cùng . Trong nhóm mười người đi đốn tre toàn là phái nam, chỉ có hai vị sư nữ. Mấy giới đàn ông, họ đang cười thầm để xem hai vị sư nữ này đốn tre ra làm sao. Hai tỷ muội cũng chẳng chịu thua cánh mày râu, tìm hiểu phải đứng cách nào và cho tre đổ xuống phía nào, thế là hai vị cũng đốn xuống một mớ tre. Tối về chiếc lều vải thô sơ để ngủ qua đêm, giữa rừng sâu hiu quạnh. Hai vị sư nữ trẻ, người ngoài hai mươi tuổi (Sư Cô Như Thủy) và người kia vừa tròn hai mươi tuổi, Ni Cô mới xuất gia, hai vị rất sợ màn đêm đổ xuống, hai vị treo lủng lẳng nồi niêu xoong chảo, cản trở lối ra vào, để báo thức hai vị sư nếu có kẻ gian đột nhập vào lều. Thật là tội nghiệp đáng thương cho hai vị sư nữ giữa chốn cô liêu rừng sâu núi thẳm.

     Một đêm nọ, hết nước uống, hai vị sư nữ xách bình đi tìm nước ở ngọn suối, nghe người ta nói không xa lắm, độ một cây số thôi. Hai sư cô cứ đi mãi, khá xa mà chẳng nghe tiếng suối reo đâu hết, thất vọng vô cùng. Dưới ánh trăng soi đường trong đêm khuya tĩnh mịch của núi rừng, chim đêm kêu, vượn hú, nghe lạnh người, bắt nổi da gà...Bỗng dưng trên đường đi, hai sư cô gặp vài người sơn cước, thổ dân, mới hỏi thăm ngọn suối nằm ở đâu mà tìm hoài không thấy. Họ chỉ cho hai sư cô đi một ngõ khác, đi một chập thì sẽ thấy ngọn đèn dầu leo lét trong một ngôi nhà vách đất mái tranh nghèo nàn thì hãy gọi to lên :«Cô Hồng ơi! Cô Hồng! » Cô Hồng sẽ đón hai vị vào, ra phía sau nhà, lấy nước giếng ngọt mà dùng. Hai Sư Cô nói lời cảm tạ, rồi lên đường theo phía chỉ dẫn. Đến nơi, y như lời căn dặn, Cô Hồng ra mở cửa đón hai sư cô và bảo: «Hai vị cứ lấy nước giếng ngọt lên, cứ tự nhiên tắm rửa, giặt giũ, chiết nước vào bình đem về mà dùng. »  Nói xong, Cô Hồng trở vào nhà. Hai sư cô hết sức mừng rở, liền tắm nước mát rượi, giặt quần áo rồi chiết nước đầy bình gánh về. Sáng hôm sau, mấy ông đốn tre thấy hai sư cô có nước uống, mới hỏi nước ở đâu mà hai sư có vậy? Hai sư cô chân thành kể lại chuyện tối hôm qua đi tìm nước uống...Theo sự chỉ dẫn của sư cô, mấy ông thợ đón tre lên đường đi lấy nước, họ đi mãi mà chẳng thấy một ngôi nhà nào hết, kỳ lạ thật! Có một người lớn tuổi trong nhóm thợ nói rằng ông là người thổ dân ở chốn này đã nhiều năm, biết nơi đây là rừng sâu, chẳng có nhà cửa gì cả, không có một bóng người ở nơi đây. Nghe đến đó, hai sư cô nhìn nhau, tự nhủ : «Hai chị em mình được Bồ Tát thị hiện trợ giúp gia hộ rồi, thật là mầu nhiệm! »

 

     Chuyện khác cũng ly kỳ không ít. Một ngày nọ, Ni Sư về một làng quê, ở lục tỉnh miền Nam, thấy có mấy đứa trẻ đang ham mê chơi đánh bi, thằng anh nào có để ý đến em nó, độ chừng một tuổi, đang bò ra bờ sông...Ni Sư thấy thế, đến bế đứa bé và la lên: «Bé này là em của đứa nào vậy? » Có một bé trai độ sáu tuổi, bẻn lẻn, nói the thẻ trong miệng: «Dạ, nó là em con. » Ni Sư thấy cảnh nghèo khó ở làng quê nằm xa thành thị, các bé không được cắp sách đến trường, động lòng, Ni Sư đi hỏi thăm muốn mua một miếng đất nhỏ xây lên một lớp học và Ni Sư sẽ đứng ra làm cô giáo dạy cho các em bé khỏi bị mù chữ. Có một ông chủ đất, chịu nhường bán một thuở ruộng và tặng cho Ni Sư bằng cách ông thuê người đổ đá, gạch vụn xuống thuở ruộng đó, xây lên một ngôi nhà làm trường học làng, tặng luôn cho Ni Sư  vì ông thấy việc làm phước thiện của Ni Sư thật là quý hóa, ông khâm phục. Ni Sư cho rằng đây cũng được Chư Phật Bồ Tát gia hộ trên bước đường tu của Ni Sư.

 

     Chuyện này cũng không khỏi làm Ni Sư ngạc nhiên. Ni Sư lên bệnh viện Sài Gòn để khám bệnh. Bác sỹ báo rằng bệnh trạng của Ni Sư khá trầm trọng, cần giải phẫu và họ ra giá. Ni Sư không có tiền để trả chi phí giải phẫu, đành đến bến xe đò để trở về quê. Lúc Ni Sư đi mua vé, thì có một cô gái kêu gọi Ni Sư. Cô này đến chào hỏi Ni Sư rất lễ phép và nói:  «Ni Sư không biết con, nhưng con biết Ni Sư vì đã nhiều lần con đến nghe Ni Sư thuyết pháp, con xin Ni Sư nhận phong bì này, con xin cúng dường». Ni Sư cảm động, nhận phong bì, tỏ lời cám ơn cô gái đó. Khi về tới nhà, Ni Sư mở phong bì ra thì đếm trong đó đủ y nguyên giá tiền chi phí cuộc giải phẫu mà nhà thương đòi hỏi. Đây một lần nữa, Chư Phật Bồ Tát đưa người đến đúng lúc để trợ giúp Ni Sư.

      Chuyện này, Thoại Hoa biết tin tới đây, nhưng không biết Ni Sư có lên Sài Gòn để giải phẫu không, nhưng mình chỉ thấy Ni Sư sau này đi hoằng Pháp mọi nơi trên lảnh thổ VN và còn đi ra hải ngoại như Úc Châu và Mỹ Châu, mình mừng thầm là Ni Sư khỏe mạnh lại bình thường mới chạy đi tứ phía không màng gian khổ.

 

      Viết tới đây, một lần nữa, tôi tỏ lòng thương tiếc Ni Sư, trọn một đời chịu khổ lo cho đạo, lo cho đời. Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất mất đi một trụ cột, một lãnh đạo tài ba, hiền đức, nhẫn nhục, khiêm tốn, uyển chuyển, khéo léo hoằng pháp lợi sanh.

      Có lẽ việc đạo, việc đời, Ni Sư đã làm trọn vẹn, nay đành giao lại cho đời, cho những đệ tử xuất gia như tại gia, những người nối gót kế sau.

    

      Con xin kính cẩn đê đầu đảnh lễ trước Giác Linh của Ni Sư và ngưỡng nguyện cho Giác Linh Ngài Cao Đăng Phật Quốc, sớm hội nhập Ta Bà, thân phân vô số, hoằng dương Chánh Pháp, hóa độ chúng sanh.

 

Nam Mô Tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

 

ni su nhu thuy-5

Kính tiễn Ni Sư Trưởng Thích Nữ Như Thủy

 

Dẫu biết rằng hợp ắt có tan

Bài học vô thường cõi trần gian

Làm sao tránh khỏi đôi dòng lệ

Hương hoa ưu đàm tỏa ngập tràn!

 

Đốt nén hương lòng dâng Sư Thầy

Những lời hoằng pháp vẫn còn đây

Tự tại về thế giới An Lạc

Một đóa sen nở bên trời Tây!

 

Kính bái bạch Giác Linh Sư,

 

Thoại Hoa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2011(Xem: 6010)
Trận chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Vương Quyền năm 939 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử dựng nước của Việt Nam. Ngọn sóng Bạch Đằng Giang đã cuốn trôi đi nỗi đau nhục của người dân nô lệ, nhận chìm tham vọng của nòi Hán áp đặt lên đất nước ta trong suốt một ngàn năm. Từ đây Việt Nam không còn là một huyện lỵ của người Hán, từ đây một quốc gia đúng nghĩa đã xuất hiện dưới vòm trời Đông Á.
24/06/2011(Xem: 8397)
Ngài họ Nguyễn húy là Hữu Kê, dòng họ của Đại thần Nguyễn Trãi. Nguyên quán thuộc Tông sơn Gia miêu Ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa. Ngài thọ sanh năm Nhâm Tý (1912), tại làng Nguyệt Biều, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Vốn thọ sanh trong gia đình vọng tộc, quý phái, thích lý luận Nguyễn Hữu Độ.
24/06/2011(Xem: 5443)
Ngài Mật Thể, pháp danh Tâm Nhất, pháp tự Mật Thể, tên thật là Nguyễn Hữu Kê, sinh năm 1912 ở làng Nguyệt Biều, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Chánh quán huyện Tống Sơn, Gia Miêu ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa, thuộc dòng Thích Lý của Cụ Nguyễn Hữu Độ. Gia đình Ngài qui hướng đạo Phật, cụ thân sinh và người anh ruột đều xuất gia.
23/06/2011(Xem: 5905)
Đọc Thánh Đăng Ngữ Lục, do Sa môn Tánh Quảng, Thích Điều Điều đề tựa trùng khắc, tái bản năm 1750, ta thấy đời Trần có năm nhà vua ngoài việc chăn dân, họ còn học Phật, tu tập và đạt được yếu chỉ của thiền, như vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông và Trần Minh Tông. Và sự chứng ngộ của các Thiền sư đời Trần thì không thấy đề cập ở sách ấy, hoặc có đề cập ở những tư liệu khác mà hiện nay ta chưa phát hiện được, hoặc phát hiện thì cũng phải tra cứu và luận chứng dài dòng rồi mới kết đoán ra được.
23/06/2011(Xem: 6878)
Đọc sử Phật giáo Việt Nam, hẳn chúng ta đều biết nước mình có một ông vua đi tu ngộ đạo, đó là vua Trần Nhân Tông. Ngài làm vua trong thời gian nước nhà đang bị quân Mông Cổ đem đại quân sang xâm lấn nước ta lần thứ ba.
22/06/2011(Xem: 7583)
Trong sáu thập niên qua, TIME đã không ngừng ghi chép lại những vinh quang cùng khổ nhọc của Á châu. Trong số đặc biệt kỷ niệm thường niên hôm nay, chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng của mình đến những nhân vật nổi bật đã góp phần vào việc hình thành nên thời đại chúng ta. Những thập niên xáo động nhất của một lục địa đông dân nhất trên trái đất này đã sản sinh ra hàng loạt những nhân vật kiệt xuất. Trong sáu mươi năm qua, kể từ khi TIME bắt đầu cho xuất bản ấn bản Á Châu, chúng tôi đã có cái đặc ân là được gặp gỡ đa số những nhân vật ngoại hạng này –theo dấu cuộc vận động hay trên chiến trường, trong phòng hội hay trong phòng thí nghiệm, tại cơ sở sản xuất hay tại phim trường.
16/06/2011(Xem: 5140)
Tôi có duyên lành gặp được ngài một lần khi ngài đến thăm Hòa thượng chùa Đông Hưng, bổn sư của tôi, cũng là y chỉ sư của Hòa thượng Quảng Thạc, một để tử xuất gia của ngài khi còn ở đất Bắc. Cung cách khiêm cung, ngài cùng Hòa thượng tôi đàm đạo về quá trình tu tập cũng như Phật học, hai ngài đã rất tâm đắc về chí nguyện giải thoát và cùng nhau kết luận một câu nói để đời : “Mục đích tu hành không phải để làm chính trị”. Cũng câu nói này, khi chia tay chư tăng miền Nam, ngài đã phát biểu với hàng pháp lữ Tăng ni đưa tiễn. Khi sưu tập tư liệu về cuộc đời của ngài, tôi may mắn gặp được các bậc tri thức cao đồ của ngài kể lại. Nay, nhân có cuộc hội thảo về phong trào chấn hưng Phật giáo miền Bắc và công hạnh của ngài, tôi xin được góp thêm đôi điều.
14/06/2011(Xem: 6558)
Thiền sư PHÁP THUẬN (Bính Tý 918): Thiền sư đời Tiền Lê, thuộc dòng thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu Chi, không rõ gốc gác quê quán và tên thật, chỉ biết rằng Sư họ Đỗ, xuất gia từ thuở nhỏ ở chùa Cổ Sơn (Thanh Hóa), sau theo học đạo Thiền sư Phù Trì ở chùa Long Thọ, nổi tiếng là uyên thâm đức độ. Tương truyền rằng chính Sư đã dùng nghệ thuật phù sấm, làm cố vấn giúp vua Lê Đại Hành nắm quyền bính, dẹp yên được hỗn loạn trong triều cuối đời nhà Đinh, được vua Lê vô cùng trọng vọng. Năm 990 niên hiệu Hưng Thống thứ 2, Sư không bệnh mà viên tịch, thọ 76 tuổi, để lại cho đời các tác phẩm: “Bồ Tát sám hối văn”, “Thơ tiếp Lý Giác”, và một bài kệ.
14/06/2011(Xem: 6512)
• Thiền sư Chân Không(Bính Tuất -1046): Sư họVương, thế danh Hải Thiềm, quê quán ở làng Phù Đổng (nay là Tiên Sơn-Bắc Ninh), xuất thân trong một gia đình quý tộc. Lúc thân mẫu của ông mang thai, cha ông nằm mộng thấy một vị tăng Ấn Độ trao cho cây tích trượng, sau đó thì ông ra đời. Mồ côi cha mẹ từ thuở niên thiếu, ông siêng chăm đọc sách không màng đến những chuyện vui chơi. Năm 20 tuổi ông xuất gia, rồi đi ngao du khắp nơi để tìm nơi tu học Phật Pháp. Nhân duyên đưa đẩy cho Sư đến chùa Tĩnh Lự ở núi Đông Cứu (Gia Lương-Hà Bắc), nghe Thiền sư Thảo Nhất giảng kinh Pháp Hoa mà ngộ đạo, được nhận làm đệ tử, sớm tối tham cứu thiền học, và được sư thầy truyền tâm ấn, thuộc dòng thiền Tì-ni-đa Lưu -chi, thế hệ thứ 16. Sau, Sư lên núi Phả Lại, trại Phù Lan (nay thuộc huyện Mỹ Văn-Hưng Yên) làm trụ trì chùa Chúc Thánh, ở suốt 20 năm không xuống núi để chuyên trì giới luật, tiếng thơm đồn xa đến cả tai vua.
13/06/2011(Xem: 14429)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]