Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưởng Niệm Ni Trưởng Thích Nữ Như Thủy

19/03/201807:49(Xem: 11568)
Tưởng Niệm Ni Trưởng Thích Nữ Như Thủy



Ni Truong Thich Nu Nhu Thuy (1950-2018)
Nam-mô Phật Bổn sư Thích-ca Mâu-ni

Kính thưa Ban Tổ chức Tang lễ

Hôm nay huynh đệ chúng con, đại diện Ni chúng thiền viện Viên Chiếu vô cùng xúc động trước tin buồn Ni trưởng Như Thủy viên tịch. Nơi xa xôi, chúng con xin hướng về Giác linh Ni trưởng Như Thủy kính thành một tấc lòng tưởng niệm.

Thật là đất trời ảm đạm, buồn tiếc thương khắp mấy không gian. Ni trưởng Như Thủy, một đời tài đức vô song, cả huynh đệ không ai sánh kịp. Một thuở học chung nơi Vạn Hạnh, đi về chung lối Dược Sư. Bạn bè đồng liêu chia ngọt sẻ bùi, trong đại chúng tiếng cười còn đọng. Văn thơ lưu loát, vẽ một nét nên tranh, thơ đôi câu làm ngơ ngẩn biết bao cô ni trẻ.

Một đôi thùng gánh hai trăng

Một tâm tư trải mấy hằng hà sao.

(thơ Như Thủy)

Tiếng khánh quá đường kêu gọi giờ thọ thực, chiếc bát chỗ ngồi cùng huynh đệ bên nhau. Giờ niệm Phật, tụng kinh, màu y áo vẫn thơm hương trầm chánh điện. Đi dạy học nơi Huê Lâm, tiếng giảng bài làm xao động cả lớp. Bài văn đăng nơi Giác Ngộ, ý tứ ngôn từ làm khâm phục độc giả gần xa.

Ta đứng đó áo nâu dài sám hối

Nhạt nhòa bay quên ngày tháng si mê.

(thơ Như Thủy)

Vì thao thức trên đường học đạo, chân diện mục chưa khám phá, chưa thấu tỏ nguồn tâm, không đành để một đoạn nhân duyên qua mất.

Mùa xuân ta lên núi

Hăm hở làm sơn đồng

Bỏ con đường khói bụi

Cho sách vở vời trông.

(thơ Như Thủy)

Trên núi Tao Phùng, đảnh lễ Hòa thượng Ân sư, nhập Ni chúng Bát Nhã, học thiền kinh thiền lý, tọa thiền sám hối, vất vả chiến đấu với ma hôn trầm trạo cử. Gánh nước từ dưới núi lên viện, vác củi qua mấy đoạn dốc gập ghềnh, mồ hôi tuôn ướt áo, vẫn mơ làm thiền sinh, đầu gậy khêu nhật nguyệt.

Học trồng hoa trên đá

Chân bước mòn sơn khê

Bao mùa thu trút lá

Sao chưa tỏ lối về.

(thơ Như Thủy)

Đường Thạch Đầu, đường Đại Mai, đồi Tự Tại bao phen nhìn tà áo Thầy bay như giấc mộng. Tiếng giảng kinh, lời nhắc nhở, thiền đường Chân Không vang lời Thầy thức tỉnh. Hãy ra khỏi lối mòn chấp vọng tình vọng thức, hãy buông đi bóng hình hư ảo không thật. Nhận lấy ông chủ nơi mình, tự do tự tại, không chịu để người khuất phục. Một phen giữ chặt đường lối nhà Thiền, dù nóng bức khó khăn, tâm không lay chuyển.

Chưa đủ nội lực công phu, thời thế một phen chuyển động, làm người đầu tiên xuất phát xuống rừng. Thiền viện Viên Chiếu, đất Long Thành rừng hoang gai góc bốn bề. Tay cào tay cuốc, con dao cây rựa dọn rẫy đắp bờ đê. Sức vóc như thanh niên, không con ma khó khăn nào làm nhụt chí. Đất bốn bề có chao nghiêng, một nụ cười hòa tan tất cả. Chị em bên củ khoai củ sắn, trổ tài làm tàu hũ nấm rơm. In một cái bánh khoai mì to bằng bàn tay, chấm nước tương muối ớt cho đầy bụng đói.

Không hề gì, không gian thời gian của một miền rừng heo hút. Đốt lửa nấu bánh, ca hát suốt đêm đợi giao thừa năm mới. Làm đạo diễn xúi bầy em đóng vai trò, cười nghiêng ngả bên gốc cây rừng. Dựng tấm bảng dạy chữ Nho “Chi hồ giả dã”, chị và em lấm bùn đất đầy áo, vẫn miệt mài ôn kinh kệ lời xưa. Thầy từ núi Chân Không về khuyên dỗ, sương sớm còn đẫm hoàng y. Từng lời Tổ, từng lời thiền, chim trên cành nằm im nghe ngóng.

Gió rừng vẳng tiếng Honda

Rủ nhau ta vác cuốc ra đón Thầy.

(thơ Như Thủy)

Một tập tranh ký họa, còn như in Viên Chiếu Lục, vẽ lại một thời thế đó. Mười hai ngày lao động, công trường Vĩnh An nổi tiếng như cồn. Mới hay, sẵn ngòi bút tài hoa thì thế gian trở thành tranh vẽ. Lên pháp tòa thuyết pháp, chuyện xưa chuyện nay, Hư Hư Lục đến giờ vẫn còn xuất bản. Ngôn ngữ như lưu, cười nói giảng dạy mà trẻ già cuồn cuộn kéo theo. Cô Như Thủy, một thời là biểu tượng chư ni ái mộ.
Ni Su Nhu Thuy-10Ni Su Nhu Thuy-11

Với huynh đệ tận tâm hết lòng, với biển đời cơ khổ lòng bi thương muốn làm Bồ Tát ra tay tế độ. Chẳng ngại ngần với cuộc đời nhiều bí mật chông gai. Rồi từ đó, tiếng tăm lại in thêm một trang sách khác.

Xa cách bấy lâu, vẫn trông về chùa xưa chúng cũ, tin tức hỏi han, chia sẻ với huynh đệ mỗi lúc gặp việc bất bình. Như ngày xưa hay ngâm câu thơ Lục Vân Tiên:

Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha.

Người như vậy, tài hoa như vậy, sao chẳng để cho trọn hưởng tuổi trời. Đất Việt, đất Mỹ xa xôi, chẳng thể nào có mặt trong giây phút cuối.

Một nén tâm hương, đôi dòng chữ thảo, có khi đợi mất đi rồi mới tỏ cạn nỗi niềm. Thầy như bậc Ân sư, cha già trông chờ cùng tử. Lòng bi mẫn nhuần thấm trọn pháp giới, đợi con về trao cho gia tài còn đó. Người thông minh tánh linh không mờ, xin nhớ cho, Phật tánh không hạn cuộc nơi thân tứ đại. Chóng nhận lại nếp áo nhà thiền, bờ giác ngộ chỉ quay đầu là tới bến. Một đời như mộng, ta chỉ thích mộng lành. Rủ sạch vướng mắc nợ nần, bước thẳng lên vị vô sanh, hòa cùng tánh sáng. Phật pháp quang huy đâu có che lấp một ai. Mình sẵn có hạt châu trong chéo áo, mở ra, mở ra liền, xua tan nghèo khổ. Tặng nhau một câu Bát-nhã, “Qua đi, qua đi, qua hết đi, rốt ráo là giác ngộ, bồ-đề.”

Như Thủy giác linh chứng tri.

Thích nữ Như Đức.

Trụ trì thiền viện Viên Chiếu

Ý kiến bạn đọc
11/04/201807:03
Khách
🙏🙏🙏Doc Mai Nhung Dong Suoi Tuyet Voi Cua Nhung Bac Ni Truong Vo Cung Kham Kha Kinh.VienChieu DungThat!👌van Ngat Huong...Vo Cung KinhBai DoiDoi.ThanhKinhDanhLe!ThanhKinhVoLuongTriAn!CacBacTruongLaoNi!DaChoChungCon. Mot KhoTangVoCungSauSac!VoCungVoGia!👌👍🌷🙏🙏🙏🙏🙏🙏🙏🙏🙏🙏🙏🙏🙏🙏🙏
19/03/201822:05
Khách
Chúng con nhất tâm cầu nguyện Giác-Linh Ni-trưởng Thượng Như Hạ Thủy Cao Đăng Phật-Quốc

Phật-tữ chùa A Di Đà , PA
18/03/201822:32
Khách
Thật tâm đắc, vô cùng ngưỡng mộ hai câu thơ nầy:
"Một đôi thùng gánh hai trăng
Một tâm tư trải mấy hằng hà sao."
(thơ Như Thủy)
18/03/201822:29
Khách
Thật tuyệt vời ngọn bút tài hoa, thâm sâu ý thiền, đậm tình pháp lữ, của Ni sư Viện chủ Thiền viện Viên Chiếu! Những đoạn thơ trích của Ni trưởng Như Thủy cũng thật xuất thần, tuyệt bút! Thành kính đảnh lễ giác linh Ni trưởng NT, ngưỡng nguyện hồi nhập ta-bà, hành bồ-tát đạo, phổ độ quần sinh; đồng thời thành tâm kính bái Ni sư NĐ, rất mong được tương ngộ một ngày nào đó nơi vườn trúc Viên Chiếu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 7120)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc.
09/04/2013(Xem: 8990)
Hòa thượng Khánh Hòa thế danh Lê Khánh Hòa, Pháp danh Như Trí, pháp hiệu Khánh Hòa, sinh năm Mậu Thân (1877) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo Trị, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
09/04/2013(Xem: 7568)
Hòa thượng Thích Hưng Từ, thế danh Bùi Vạn Anh, sinh ngày mùng 1 tháng 8 năm Tân Hợi ( 1911 ) tại làng Bình Hòa, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngài sinh trong một gia đình có truyền thống đạo Phật. Thân phụ là cụ Bùi Thế Vĩ, pháp danh Như chơn, thân mẫu là cụ bà Võ Thị Biểu, pháp danh là Thị Bửu. Từ nhỏ Ngài được song thân giáo dục trong tinh thần từ bi và chan chứa đức hỷ xả của Phật, nên Ngài sớm mộ cửa Thiền.
09/04/2013(Xem: 7050)
Hòa thượng Huệ Quang, thế danh Nguyễn Văn Ân sing năm 1888 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, sau theo mẹ về Trà Vinh. Năm 1902,Ngài xin xuất gia vào chùa Long Thành ở Trà Cú được Hòa thượng Thiện Trí mến thương đặt danh pháp là Thiện Hải. Ngoài giờ học Phật pháp, Ngài lại được Hòa thượng cho học thêm y học.
09/04/2013(Xem: 7162)
Hòa thượng Thích Phúc Hộ, thế danh là Huỳnh Văn Nghĩa, sinh ngày 24 tháng 7 năm Giáp Thìn (1904) đời vua Thành Thái năm thứ 16 tại làng Triều Sơn, xã Xuân Thọ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Song thân của Ngài là cụ ông Huỳnh Trung và cụ bà Trần Thị Nho.
09/04/2013(Xem: 8007)
Chùa Thập Tháp là một trong số các ngôi tổ đình nổi tiếng của đất Bình Định Nếu như ở thời kỳ khởi đầu, ngôi tổ đình ấy được chú ý nhiều vì vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều - người có công lớn trong sứ mạng truyền bá Phật giáo ở Đàng Trong thời Nam Bắc phân tranh, hậu bán thế kỷ 17 ; thì vào thời hiện đại, tổ đình Thập Tháp được cả nước biết đến vì sự có mặt của Quốc sư Phước Huệ (1869-1945).
09/04/2013(Xem: 8155)
Ngài đã nêu cao tinh thần Bi, Trí, Dũng phục vụ chúng sinh, cống hiến trọn vẹn đời mình cho sự nghiệp chung của đạo pháp và dân tộc Việt Nam. Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Năm lên 8 tuổi, được song thân cho xuất gia học đạo với Hòa thượng Phổ Hiện, tại chùa Khánh Long, Diên Khánh. Sau khi Bổn sư viên tịch, Ngài y chỉ với Hòa thượng Chánh Ký, kế vị trụ trì chùa Khánh Long. Năm 1943 được y chỉ sư gửi đến thọ giáo với Hòa thượng Bích Không, trụ trì chùa Hải Đức (Nha Trang).
09/04/2013(Xem: 10448)
Hòa thượng Giới Nghiêm thế danh là Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921, tại làng Gia Lê Thượng, xã Thủy Phương, huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên - Huế. ngài xuất thân trong một gia đình gồm ba anh em, có tinh thần yêu nước và có truyền thống đạo đức lâu đời. Ông nội là bậc xuất gia, cha là Hòa Thượng Quang Diệu, chú cũng xuất gia, bác là Hòa thượng Phước Duyên.
09/04/2013(Xem: 6828)
Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông Bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật.
09/04/2013(Xem: 11584)
Hòa thượng pháp hiệu Thích-Thiện-Hòa, thế danh Hứa-Khắc-Lợi sanh năm 1907 tại làng Tân-Nhựt Chợ Lớn. Ngài sinh trong gia đình trung lưu phúc hậu, thân phụ là Hứa-hắc-Tài, thân mẫu là Nguyễn-Thị-Giáp. Gia đình cả thảy bảy anh em : ba nam, bốn nữ, Ngài là người thứ bảy. Vì người thứ tám mất sớm nên Ngài được coi là con út.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]