Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoài Niệm về GS Trần Quang Thuận

15/01/201818:53(Xem: 7985)
Hoài Niệm về GS Trần Quang Thuận

Tran Quang Thuan 2

HOÀI NIỆM
CỐ GIÁO SƯ TÂM ĐỨC TRẦN QUANG THUẬN

Nam mô A Di Đà Phật,
Kính bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa liệt Quý Vị,

Chúng ta vừa nghe qua phần tiểu sử của bác Trần Quang Thuận, với những đóng góp cho Đạo pháp, Dân tộc trải dài hơn 60 năm, từ quê nhà ra đến nước ngoài, ai mà không cảm thấy quý mến, kính trọng. Vì vậy, mà chúng ta sẽ không sợ lầm khi nói rằng Bác là một con người đầy đạo tâm, khí khái, và chúng ta cũng sẽ không sợ sai khi giới thiệu ở bất cứ nơi nào, với cộng đồng Phật tử hay các Tôn giáo bạn, trong những sinh hoạt văn hoá, giáo dục hay tôn giáo, giáo sư Trần Quang Thuận là một nhân sĩ trí thức Phật giáo, đúng nghĩa với lòng trân trọng và không thiếu sự thân thương.

Với tôi, hơn 30 năm qua, có được cơ hội làm việc, gần gũi, trong các sinh hoạt của Tổng hội, rồi của Giáo hội và của tổ chức GĐPT, tôi thật sự cảm mến và kính trọng con người của Bác, vừa bình dị vừa sâu sắc, đáng quý mến. Vừa rồi, nghe tin Bác mất ở miền nam Cali ở tuổi 88, tôi tìm đọc lại một số tài liệu, thì tìm thấy một bài chính Bác viết để đăng trong tập Kỷ yếu Tưởng Niệm cố Hoà thượng Thích Minh Châu, tựa đề, “Không có gì là có Tất cả”, mới biết năm 1952, bác và Ôn Minh Châu đã được Tổng Hội cử đi du học nước ngoài. Đó là năm tôi vừa sinh ra. Vì vậy, đôi lời hoài niệm sau đây chỉ là lời nói của một người hậu học xin được chắp tay bày tỏ với một bậc nhân sĩ, trưởng thượng trong ngôi nhà Đạo.

Bác Trần Quang Thuận thật sự kiên tâm, thích thú với công việc của mình. Sau khi về nước, gặp vận hội vận động cho tự do tín ngưỡng và hoà bình năm 1963, Bác đã tích cực tham gia. Rồi phải từ giả Viện Đại học Vạn Hạnh để tham chính lần nữa. Mặc dầu bao nhiêu lần tù tội, khó khăn, Bác vẫn chẳng nản chí, chồn chân kể cả 5 năm trong Thượng viện, với chức vụ Chủ tịch Uỷ ban Ngoại giao cho đến biến cố 30-4-1975.

Rồi ra nước ngoài tỵ nạn, Bác Trần Quang Thuận cũng tiếp tục con đường phụng sự Tam bảo, mong tìm một hướng đi cho Phật giáo Việt nam có thể hoà nhập vào xã hội Tây phương và nuôi dưỡng Tuổi trẻ sống theo đạo Từ bi, trở thành những Phật tử chơn chánh. Cả cuộc đời của Bác là tấm gương sáng trong hạnh nguyện của bồ tát Phổ Hiền, phụng sự không ngừng, cùng lúc, không xao lãng việc tu tập Chánh pháp, để từ đó, tư cách của Bác cũng được thể hiện trọn vẹn qua lời điếu văn do anh Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn soạn mà chúng ta vừa nghe:

Nhìn lên tôn đức tâm thanh tịnh
Ngó đến đàn em ý rạng ngời

Sau hết, mới đây, đúng ba tháng, vào một ngày cuối tháng 9 năm 2017, Bác bất ngờ đến thăm khoá Hội thảo Huynh trưởng GĐPT ở Trung tâm tu học và huấn luyện Thích Quảng Đức tại thành phố San Bernadino. Thấy Bác bước vào, Điều hợp viên yêu cầu các Huynh trưởng ngưng phần thảo luận, đứng dậy để chào đón Bác. Sau đó, Bác được mời phát biểu và có lời thăm viếng đến với mọi người. Cử chỉ điềm đạm, lời nói nhẹ nhàng, ngắn mà rõ, với từng chi tiết có thể tạo nên sự chú ý của mọi người ngay từ phút đầu.

Bác kể lại những kỷ niệm khi đi dự Đại hội ở Colombo, Tích lan, hay ở Nhật bản, Ấn độ như là những bài học lịch sử sống động, những tình cảm thắm thiết của thế hệ cha anh trong hạnh Lục hoà, trên con đường Xây dựng ngôi nhà Lam vừa mới được hình thành ở quê hương. Người trẻ ngồi nghe mà thán phục, mà thương mến vô cùng. Sau đó, trong bữa cơm trưa, được hầu chuyện với Bác, thấy Bác vẫn còn khoẻ, tôi cứ tưởng còn cơ hội gần gũi, học hỏi thêm nơi con người đầy kiến thức mà cũng không thiếu sự khiêm cung của Bác. Nào ngờ…

Tôi thường mơ ước, bên cạnh những buổi lễ Truy điệu hay Tưởng niệm đầy khói trầm hương nghi ngút, với tiếng kinh trầm bỗng thiết tha để nhớ ơn người ra đi, mong chúng ta có đủ thiện duyên để tổ chức một buổi thiền trà, toạ đàm cho những người ở lại, mà qua đó,  chúng ta có thể ngồi lại bên nhau trong tình Đạo mến thương, rồi hát cho nhau nghe, cho cả chơn linh của bác Trần Quang Thuận nữa, những bài hát về tình Lam thắm thiết. Hay kể cho nhau nghe những câu chuyện, tưởng như chỉ xảy ra trong dã sử, huyền thoại, về những hy sinh, những lần tranh đấu cho lý tưởng tự do tôn giáo, hay hoà bình cho xã hội của những bậc đàn Anh, đàn Chị. Để làm gì? Xin trả lời: để cho thế hệ kế thừa của tuổi trẻ Phật giáo thấy rằng, chúng ta vẫn còn có những Tấm Lòng, những cố gắng Phi Thường rất nhẹ nhàng, bền bĩ nhưng không thiếu quyết tâm, can đảm trong tinh thần Bi Trí Dũng nhằm phụng sự Tam bảo, làm Đẹp cho cuộc đời.

Thế hệ của tôi lớn lên trong chiến tranh, thường có những thao thức, mong ước, và muốn nhìn lên các bậc thức giả đi trước để tìm những tấm gương sáng mà noi theo. Vì vậy, tôi có thể nói rằng: bên võ, có cựu Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, nguyên Tư lệnh Quân Đoàn I và Quân Khu I, thì bên văn, có cố giáo sư tiến sĩ Trần Quang Thuận, là những khuôn mặt, qua nhiều năm, đã để lại trong lòng tôi những nét hào hùng, khí khái, những chất liệu của trung tín, bao dung đầy giá trị nhân bản của đạo Phật. Cùng những mến thương, trân trọng chất ngất, đầy nước mắt và chạnh lòng, khi phải nói những lời chia tay, vĩnh biệt với quý Bác!

Nguyện cầu chơn linh cố Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Thuận pháp danh Tâm Đức, một thành viên cao cấp của Giáo hội, một Huynh trưởng kỳ cựu của tổ chức Gia đình Phật tử Việt nam sớm vãng sanh Tịnh độ. Cầu nguyện Gia đình được bình an, và tất cả chúng ta đều được an lành, vững tiến trên con đường Đạo.

Nam mô Công đức Lâm Bồ tát Ma ha tát./

Thích Từ Lực
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2019(Xem: 3800)
Hòa Thượng Thích Huệ Quang (1927 - 2009) - Thành viên Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Chứng minh Ban trị sự Phật giáo tỉnh Khánh Hòa - Huynh Trưởng Môn phong Tổ đình Nghĩa Phương - Viện chủ Chùa Đông Phước, Phước Long, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
20/10/2019(Xem: 4723)
Hoà thượng Thượng HOÀN Hạ QUAN, thế danh Phạm Ngọc Thơ. Pháp danh NHƯ CỤ THIỆN. Pháp tự GIẢI TOÀN NĂNG. Pháp hiệu THÍCH HOÀN QUAN. Sinh ngày 16-09-1928 (Năm Mậu Thìn) tại làng Phước Long, nay là thôn Hoà Bình xã Nghĩa Hoà huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Song thân của Ngài là Phạm Công Phạm Khánh Lâm và Cụ bà là Trần Thị Thưởng. Cụ Ông và Cụ bà đã hạ sinh được 6 người con, gồm 2 trai 4 gái, Ngài là người con thứ 5 trong gia đình.
20/10/2019(Xem: 2311)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc. Năm 21 tuổi (1916) nhận thấy cảnh thế phù du, cuộc đời là vô thường, giả tạm, Ngài quy y thọ giới tại chùa Cảnh Tiên. Năm 22 tuổi (1917) Ngài được nhập chúng tu học ở chùa Quang Lộc trong tỉnh, được ban pháp danh Chơn Húy. Sẵn có căn bản Hán học vững chắc, Ngài thâm nhập kinh tạng rất mau chóng. Ngài lần lượt thọ giới Sa Di và nghiên cứu Kinh, Luật, Luận rồi thọ giới Tỳ Kheo Bồ Tát với pháp hiệu Khánh Anh. Khi tròn 30 tuổi, Ngài trở thành một vị giảng sư Phật học nổi tiếng.
20/10/2019(Xem: 5423)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc. Năm 21 tuổi (1916) nhận thấy cảnh thế phù du, cuộc đời là vô thường, giả tạm, Ngài quy y thọ giới tại chùa Cảnh Tiên. Năm 22 tuổi (1917) Ngài được nhập chúng tu học ở chùa Quang Lộc trong tỉnh, được ban pháp danh Chơn Húy. Sẵn có căn bản Hán học vững chắc, Ngài thâm nhập kinh tạng rất mau chóng. Ngài lần lượt thọ giới Sa Di và nghiên cứu Kinh, Luật, Luận rồi thọ giới Tỳ Kheo Bồ Tát với pháp hiệu Khánh Anh. Khi tròn 30 tuổi, Ngài trở thành một vị giảng sư Phật học nổi tiếng.
20/10/2019(Xem: 5070)
Cố HT. Bửu Chơn tên thật Phạm Văn Tông, sinh ngày 25/10/1914, tại làng An Hội ‒ Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ngài là con của cụ ông Phạm Văn Dư và cụ bà Lê Thị Dương. Tuổi thơ, ngài học ở trường làng, trường Tây, nhờ siêng năng, chăm học nên đã đậu bằng Preme. Năm 1930, ngài sang Nam Vang làm công chức trong cơ quan Việt Nha địa chính.
20/10/2019(Xem: 4391)
Hòa thượng Phước Hậu, pháp húy Trừng Thịnh, pháp tự Như Trung, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 42. Ngài thế danh Lê Văn Gia, sinh năm Bính Dần(1866), nhằm Tự Đức thứ 15, tại xã An Tiêm, huyện Đồng Quan, tỉnh Thái Bình.
20/10/2019(Xem: 5607)
Hòa thượng Pháp húy Ngộ Trí, đạo hiệu Thích Huệ Hưng, thế danh Nguyễn Thành Chẩm, thuộc dòng Thiền Lâm Tế đời thứ 39, là đệ tử Sư tổ Vạn An (Sa Đéc). Ngài sinh năm Đinh Tỵ (1917) tại làng Mỹ Thọ, quận Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Thân phụ là cụ Nguyễn Minh Biện, pháp danh Minh Chiếu, thân mẫu là cụ Trần Thị Mậu, pháp danh Diệu Thiệt. Năm 62 tuổi, cụ bà xuất gia thọ giới Sa di ni.
20/10/2019(Xem: 4165)
Quốc sư tên thật là Nguyễn Tấn Giao, sinh năm Kỷ Tỵ (1869) tại làng Phú Thành, phủ An Nhơn, nay là ấp Phú Thành, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ Nguyễn Chánh Niệm, tự Hòa Bình, thân mẫu là cụ Nguyễn Thị Lãnh, ông bà đều là những Phật tửthuần thành. Năm 12 tuổi (1881), Ngài được cha mẹ cho phép xuất giatại chùa Thập Tháp, thọ giới với Hòa thượng Chí Tịnh (Minh Lý) được ban pháp hiệu là Phước Huệ. Một thời gian sau, Ngài được Bổn sư cho tới chùa Tịnh Lâm ở huyện Phù Cát, Bình Định theo học với Hòa thượng chùa Châu Long là Ngài Từ Mẫn. Năm 19 tuổi, Ngài trở về giữ chức Thủ khố của Tổ đình Thập Tháp. Năm 20 tuổi Ngài vào chùa Từ Quang ở Đá Trắng huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên theo học với Hòa thượng Luật Truyền (Pháp Chuyên). Ngài thọ đại giới năm 1889 và đắc pháp năm 1892 với Hòa thượng Luật Truyền.
20/10/2019(Xem: 4462)
Hòa Thượng Thích Mật Thể (1912 - 1961) Ngài Mật Thể, pháp danh Tâm Nhất, pháp tự Mật Thể, tên thật là Nguyễn Hữu Kê, sinh năm 1912 ở làng Nguyệt Biều, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Chánh quán huyện Tống Sơn, Gia Miêu ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa, thuộc dòng Thích Lý của Cụ Nguyễn Hữu Độ. Gia đình Ngài qui hướng đạo Phật, cụ thân sinh và người anh ruột đều xuất gia.
26/09/2019(Xem: 23014)
Ẩn mình trong dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ là xứ sở Bhutan, một quốc gia nhỏ bé nằm phía sau dãy Hy Mã Lạp Sơn, giống như Tây Tạng, một địa chỉ tâm linh huyền bí và khép kín với thế giới bên ngoài. Đặc biệt đây là một đất nước lấy chỉ số thu nhập GDP không phải là tiền bạc mà là hạnh phúc của con người. Tu Viện Quảng Đức sẽ tổ chức chuyến hành hương thăm viếng Bhutan và Tích Lan từ ngày 26/9 đến 12/10/2019, lệ phí trọn gói: $6,500, số khách giới hạn, xin quý Phật tử hoan hỷ đăng ký sớm. Hạn chót đăng ký và đóng tiền đầy đủ: 25/7/2019. Chuyến đi do Thượng Tọa Trụ Trì Thích Nguyên Tạng làm trưởng đoàn cùng với Đạo Hữu Tony Thạch (giám đốc công ty Triumph Tour) làm trợ lý cho Thầy để lo các công việc cần thiết. Xin quý Phật tử xa gần liên lạc về Tu Viện Quảng Đức (03.9357 3544 hoặc email:[email protected]) để ghi danh tham dự chuyến hành hương chiêm bái này. Chi tiết, xin quý Phật tử thường xuyên vào xem tại trang nhà: www.quangduc.com
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]