Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thơ Điếu Tưởng Niệm TT Đức Trí

25/12/201608:49(Xem: 6932)
Thơ Điếu Tưởng Niệm TT Đức Trí
                             duc_tri

Tưởng Niệm Giác Linh
Cố TT. Thích Đức Trí

Từ Vạn Hạnh, tôi và thầy hội ngộ
Đến Niết bàn, thầy cùng tôi hôm sớm tụng kinh văn
Trì chú niệm Phật không ngơi, thuần sáu buổi
Mỗi ngày, cuốc cỏ trồng rau, xách nước, tưới cây
Có những lần thầy lấy trộm bắp xu
Bị phát hiện, thầy mỉm cười vã lã
Thầy chế mì gói cho tôi ăn, nhưng lòng buồn vời vợi
Sợ ngày mai, bị phạt quỳ quả đường
Ôi, buổi ấy thật ngây ngô, nhưng thân thương quá
Thời gian cũng dần trôi.
Thầy ra Phan Thiết, học Cơ Bản Phật giáo
Tôi ở lại Tòng Lâm, theo đuổi khóa Trung Cấp Phật học
Rồi đúng là nhân duyên đưa đẩy
Tôi và thầy gặp lại tại Sài Gòn
Cùng chung học dưới Học Viện Vạn Hạnh
Tôi ở Huỳnh Kim, thầy trú ngụ Già Lam
Sớm nắng chiều mưa đi về trong lam lũ
Vẫn nắm tay ấp ủ “thượng nhơn khách”
Thầy trăn trở hao gầy trong cự phách
Tôi thong dong giữa thế sự vô thường
Thầy xây nhà tương thân tương ái
Tôi mượn tiền thầy Giác Trí giúp thầy
Thuở hàn vi, thật hao gầy cuộc mộng
Thế rồi, chúng ta mỗi người mỗi hướng
Ngẫm sự đời, thật thương quá thầy ơi!
Thầy ra đi sống đất Mỹ tha phương
Tôi ở lại một khung trời đầy nhung nhớ
Cứ thế, chúng ta biền biệt mỗi đứa một khung trời viễn mộng.
Tuy vậy, có lần thầy về Việt Nam ghé thăm tôi
Tình anh em chưa kịp níu lôi
Nhưng sự đời cứ cuốn trôi tất cả
Hôm nay,
Nghe tin thầy viên tịch
Giọt lệ này, thầy có thấu hay chăng
Trời Việt Nam mây mù dăng bủa
Trên đất Mỹ đầy băng tâm huyết lệ
Ngưỡng nguyện,
Thầy đi thong dong tự tại
Cõi trần gian vô ngại xã báo thân
Hội Long Hoa, tương nguyện tao phùng
Tôi và thầy cùng hàn huyên tâm sự

                                   Vạn Hạnh ngày 23/12/2016

tt-thich-tri-duc

ĐIẾU VĂN TƯỞNG NIỆM

CỐ THƯỢNG TOẠ THÍCH ĐỨC TRÍ

(của cựu sinh viên HVPGVN tại TP.HCM khoá IV)

 

Nam-mô Bổn sư Thích-ca mâu-ni Phật,

Kính bạch Hoà thượng bổn sư của thượng toạ Thích Đức Trí tân viên tịch,

Kính thưa chư huynh đệ đồng khoá,

Sáng hôm nay, ngày 27/12/2016, trong khung cảnh trang nghiêm và đượm tình Linh sơn cốt nhục, tại tịnh thất Huyền Không, Thánh địa Đại tòng lâm, nơi một thời in dấu chân nhập đạo, sơ tâm của cố thượng toạ Thích Đức Trí, chúng tôi xin đại diện cho cựu Tăng Ni HVPGVN tại TP.HCM, khoá IV hiện sống tại quê nhà Việt Nam, thành kính hướng vọng về giác linh đài cố Thượng toạ tân viên tịch nơi tịnh xứ Tam bảo, thành phố Tulsa, Oklohoma, Hoa Kỳ, đốt nén tâm hương và có đôi lời tưởng niệm.

Kính bạch giác linh Thượng toạ,

Mới đầu năm 2016, anh em huynh đệ khoá IV, HVPGVN tại TP.HCM, trong và ngoài nước, bàng hoàng nghe tin người huynh đệ dáng người nhỏ bé của chúng ta, cố Thượng toạ Thích Nhuận Châu, đột ngột qua đời. Niềm thương tiếc chưa cạn !

Gần cuối năm, anh em huynh đệ chúng ta lại giật mình nghe hung tin, thêm một người huynh đệ nữa, dáng người cao lớn, không bệnh không nạn, lạnh lùng từ bỏ chúng ta ra đi không một lời từ biệt. Hằn thêm nỗi đau !

Than ôi ! Vô thường đến thế là cùng !

Cả hai người huynh đệ của chúng ta đều trải thân hành đạo xứ người, vá áo chép kinh nơi đất khách, nhặt đá trộn hồ đắp thành tràng phan bảo cái ; kiến tạo già lam, thiết lập đạo tràng hoằng hoá đạo mầu, phá lưới nghi trùng điệp. Còn đó bao phật sự ngỗn ngang, hỏi ai đã chuẩn bị hành trang cho mình ?

Thương quá !

Bốn năm chung học, Đức Trí luôn lặng lẽ, từ hoà. Tính khí cương trực, nhưng hành xử bao dung. Với huynh đệ, Thầy luôn hết lòng. Với bản thân, Thầy luôn nỗ lực tinh tấn. Hơn năm mươi nương thân cõi tạm, gần ba mươi năm Thầy dấn thân trên con đường tìm về khả tính, cho niềm tin nẻo Đạo, cho lợi lạc hữu tình, cho vận mệnh Phật giáo Việt Nam, cho văn hóa Phật giáo Việt Nam trên đất Mỹ, mà chùa Tam Bảo, Thánh tượng Quán Âm lộ thiên uy nghiêm trên đồi cao nhìn về công dân nước Mỹ… là dấu tích cho một thời hành đạo. Cuộc dấn thân thì vô cùng, con đường phổ lợi quần sinh thì vô hạn, nhưng kiếp nhân sinh thì dị thế muôn trùng. Có ai lường được cuộc chia ly này ?

Tự viện Tam Bảo nơi đất Mỹ quốc còn đó, chốn tổ Tòng Lâm ở quê mẹ Việt Nam còn đây, giữa hai bờ chia cách Đông – Tây, mây thoảng gió bay, hạnh nguyện tiếp nối tháng ngày, để nghĩa Đạo tình Đời muôn phương khơi dậy. Hôm nay, Thầy đã nhẹ gót phiêu du, hòa mình với quả ngọt hoa thơm nơi vườn thiền chư Tổ ; nước đã về nguồn, lá rơi về cội. Biển nghiệp thức giờ đây sóng đã lặn, đỉnh Lăng Già trăng mở lối tiêu dao. Chỉ còn quanh đây những nụ hoa phảng phất giữa đôi miền, mang sắc hương gần một đời người trải thân hành đạo, chậm trôi theo những dòng tư niệm của bao người đệ huynh, chở bao tiếc thương ngậm ngùi. Tiếng lời không đủ gọi, ngôn ngữ phù trầm của trần gian không bắt nhịp kịp cùng với mỗi dòng suy tư, mỗi tấc lòng kính tiếc khi nhớ nghĩ về Thầy. Dặm trường tử sinh trong cõi bụi hồng như một quy luật tồn sinh của tạo hóa, mà cõi Đạo cõi Đời xưa nay vẫn chưa từng có mảy may dị biệt. “Lá theo mùa lá rụng, người duyên hết người đi”. Biết thế, nhưng lòng chúng tôi vẫn kính tiếc khôn nguôi khi đứng trước di ảnh Thầy, một mầm xanh Phật pháp. Bao kỷ niệm sâu dày, bao Đạo tình cao đẹp cốt nhục Linh sơn của một thời chung lớp, chung trường vẫn luôn và mãi hiển hiện trong chúng tôi như đôi vầng nhật nguyệt; là những Pháp lữ xa gần trong và ngoài nước; là bao người con Phật tại gia trải khắp vùng miền nơi đất Á, trời Tây.

Ô hô !

Chim bay không cầm bóng

Nước trôi chẳng giữ màu

Phất phơ vài lá trúc

Như gió thoảng vườn sau.

Một đời người, đến để rồi đi, bởi Cố quận mới là Bảo sở quê nhà, cõi trần gian chỉ là Hóa thành bến đỗ, những dặm trường xuôi ngược bôn ba, bao buồn vui mưa nắng cuộc đời, như một lần để thân tâm thể nghiệm. Trên dặm dài cuộc lữ ngược xuôi, dẫu tháng năm có xóa nhòa bao vết dấu, nhưng đó đây vẫn còn phảng phất bao dấu hài kỷ niệm, những lối mòn đầy quả ngọt hoa thơm được tạc ghi trong hành trạng đời người. Trước phút giây tiễn biệt nghìn trùng, xin cho chúng con được một lần chí thành khể thủ.

Nam-mô Tân Viên Tịch, Từ Lâm Tế Tông, Tứ Thập Thất Thế, Tam Bảo Tự Trú Trì, Huý thượng Đức hạ Trí, Tự Chánh Huệ, Hiệu Huệ Niệm, Võ Công Thượng Toạ Giác Linh.

 

Thay mặt cựu sinh viên HVPGVN tại TP.HCM khoá IV

Thích Nguyên Hùng

Khấp điếu

 

tt-thich-tri-duc



NGƯỜI ĐI!

(Thơ tưởng niệm Giác Linh Tân viên tịch - Cố Thượng Tọa Đức Trí,

Trụ trì Chùa Tam Bảo, Tulsa, Oklahoma,USA)

 

Người đi bao nuối tiếc

Tam Bảo đứng sững sờ

Xuân xanh năm mươi mốt

Ra đi chẳng một lời.

 

Kiếp nhân sinh dài ngắn

Ước mơ để lại ai?

Cỏ cây vương vấn quá

Buốt giá cả bầu trời.

 

Sinh ra giữa kiếp trần

Hoằng dương nơi viễn xứ

Nương Okla hành đạo

Hầu lợi lạc quần sanh.

 

Sống thanh cao giản dị

Dâng ý đạo cho đời

Khơi đèn thiền chiếu sáng

Nối nghiệp chí Như Lai.

 

Vô thường bất chợt quá

Cung thương lời tiễn biệt

Người ẩn giữa mây trắng

Bút nghiên nữa còn đâu?

 

Tiếng chuông chiều ảm đạm,

Như khóc đời bể dâu,

Tiễn người về cõi Tịnh.

Tulsa lặng cúi đầu.

               Chư Ni và Phật tử Chùa Hương Sen, Cali, USA, nhất tâm đảnh lễ Giác Linh Thượng Tọa Đức Trí
 Thượng Phẩm Thượng Sanh – Cao Đăng Phật Quốc.
Một buổi chiều - viết trên phi cơ từ Việt Nam trở về Hoa Kỳ ngày 9/1/2017
Khể thủ,
Thích Nữ Giới Hương

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8916)
Hòa thượng Khánh Hòa thế danh Lê Khánh Hòa, Pháp danh Như Trí, pháp hiệu Khánh Hòa, sinh năm Mậu Thân (1877) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo Trị, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
09/04/2013(Xem: 7518)
Hòa thượng Thích Hưng Từ, thế danh Bùi Vạn Anh, sinh ngày mùng 1 tháng 8 năm Tân Hợi ( 1911 ) tại làng Bình Hòa, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngài sinh trong một gia đình có truyền thống đạo Phật. Thân phụ là cụ Bùi Thế Vĩ, pháp danh Như chơn, thân mẫu là cụ bà Võ Thị Biểu, pháp danh là Thị Bửu. Từ nhỏ Ngài được song thân giáo dục trong tinh thần từ bi và chan chứa đức hỷ xả của Phật, nên Ngài sớm mộ cửa Thiền.
09/04/2013(Xem: 6996)
Hòa thượng Huệ Quang, thế danh Nguyễn Văn Ân sing năm 1888 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, sau theo mẹ về Trà Vinh. Năm 1902,Ngài xin xuất gia vào chùa Long Thành ở Trà Cú được Hòa thượng Thiện Trí mến thương đặt danh pháp là Thiện Hải. Ngoài giờ học Phật pháp, Ngài lại được Hòa thượng cho học thêm y học.
09/04/2013(Xem: 7105)
Hòa thượng Thích Phúc Hộ, thế danh là Huỳnh Văn Nghĩa, sinh ngày 24 tháng 7 năm Giáp Thìn (1904) đời vua Thành Thái năm thứ 16 tại làng Triều Sơn, xã Xuân Thọ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Song thân của Ngài là cụ ông Huỳnh Trung và cụ bà Trần Thị Nho.
09/04/2013(Xem: 7929)
Chùa Thập Tháp là một trong số các ngôi tổ đình nổi tiếng của đất Bình Định Nếu như ở thời kỳ khởi đầu, ngôi tổ đình ấy được chú ý nhiều vì vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều - người có công lớn trong sứ mạng truyền bá Phật giáo ở Đàng Trong thời Nam Bắc phân tranh, hậu bán thế kỷ 17 ; thì vào thời hiện đại, tổ đình Thập Tháp được cả nước biết đến vì sự có mặt của Quốc sư Phước Huệ (1869-1945).
09/04/2013(Xem: 8077)
Ngài đã nêu cao tinh thần Bi, Trí, Dũng phục vụ chúng sinh, cống hiến trọn vẹn đời mình cho sự nghiệp chung của đạo pháp và dân tộc Việt Nam. Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Năm lên 8 tuổi, được song thân cho xuất gia học đạo với Hòa thượng Phổ Hiện, tại chùa Khánh Long, Diên Khánh. Sau khi Bổn sư viên tịch, Ngài y chỉ với Hòa thượng Chánh Ký, kế vị trụ trì chùa Khánh Long. Năm 1943 được y chỉ sư gửi đến thọ giáo với Hòa thượng Bích Không, trụ trì chùa Hải Đức (Nha Trang).
09/04/2013(Xem: 10370)
Hòa thượng Giới Nghiêm thế danh là Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921, tại làng Gia Lê Thượng, xã Thủy Phương, huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên - Huế. ngài xuất thân trong một gia đình gồm ba anh em, có tinh thần yêu nước và có truyền thống đạo đức lâu đời. Ông nội là bậc xuất gia, cha là Hòa Thượng Quang Diệu, chú cũng xuất gia, bác là Hòa thượng Phước Duyên.
09/04/2013(Xem: 6758)
Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông Bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật.
09/04/2013(Xem: 11515)
Hòa thượng pháp hiệu Thích-Thiện-Hòa, thế danh Hứa-Khắc-Lợi sanh năm 1907 tại làng Tân-Nhựt Chợ Lớn. Ngài sinh trong gia đình trung lưu phúc hậu, thân phụ là Hứa-hắc-Tài, thân mẫu là Nguyễn-Thị-Giáp. Gia đình cả thảy bảy anh em : ba nam, bốn nữ, Ngài là người thứ bảy. Vì người thứ tám mất sớm nên Ngài được coi là con út.
09/04/2013(Xem: 6276)
Hòa thượng pháp danh Trí Độ, hiệu Hồng Chân, thế danh Lê Kim Ba, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1894 tại thôn Phổ Trạch, xã Kỳ Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sinh ra trong một gia đình Nho học, lúc thiếu thời Ngài học chữ Nho và năm 18 tuổi học trường Sư phạm. Vì thế mà sở học rất uyên thâm, thêm lòng mến mộ đạo Phật, Ngài đi sâu vào nghiên cứu giáo lý và trở thành một vị học Phật lỗi lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]