Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17 lời đáng suy gẫm của HT.Thích Chơn Thiện

20/11/201607:48(Xem: 7075)
17 lời đáng suy gẫm của HT.Thích Chơn Thiện

HT Thich Chon Thien-4

17 lời đáng suy gẫm 
của HT.Thích Chơn Thiện
Pháp Hỷ (Sưu tầm)
 

1. “Bí mật của hạnh phúc không phải là ở trong tay một đấng quyền năng nào, cũng không phải ở ngoại giới, mà ở trong chính ta, trong chính cái nhìn của ta”.

2. “Con người xưa nay chịu khổ đau vì tự giam hãm mình trong cái nhìn hữu ngã, chấp trước mọi hiện hữu đều có tự ngã. Do thấy hiện hữu có tự ngã mà lòng dấy khởi lên tham lam, sân hận, tà kiến, sợ hãi, kiêu mạn, thị phi... làm nên dòng cuồng lưu sanh tử, và con người tự nhận mình chìm trong ấy”.

3. “Kinh nghiệm sống phát biểu rằng người khác phái không trói buộc người nhìn, mà chính cái nhìn của người nhìn trói buộc họ, đưa đẩy đến tình trạng ‘ngồi tù trong đáy mắt’ ai”.

4. “Một cách thật tổng quát, một đường hướng giáo dục quan tâm nhiều đến tinh thần giáo dục sáng tạo là một đường hướng giáo dục tốt, nhân bản. Nhấn mạnh tinh thần sáng tạo là nhấn mạnh tinh thần tự tri, tự trách nhiệm, tự chủ, tự tín, tự hướng dẫn tinh thần độc lập..., những tinh thần giáo dục con người trở về chính mình”.

5. “Nếu hiểu đạo đức đồng nghĩa với hạnh phúc thì đạo đức của Phật giáo là con đường sống đạo đức của một nếp sống đem lại an lạc, hạnh phúc cho mỗi người, mỗi loài chúng sinh. Nếp sống đó đã được Đức Phật giáo dục, xây dựng trên căn bản hiếu hạnh và lòng từ bi, vô ngã, vị tha (bố thí và trì giới) mà nói gọn là tình người đích thực, không lạc vào một hư tưởng nào”.

6. “Con đường sống đạo đức là con đường dẫn tới hạnh phúc cho mình và người trong từng bước đi, hay chính đạo đức ấy là hạnh phúc”.

7. “Nói đến giáo dục là nói đến niềm tin căn bản của nó, cái niềm tin mở hướng phát triển muôn thuở cho giáo dục, tin tưởng rằng trong con người có khả năng gần như vô tận, có thể tiếp thu nhiều kiến thức và có thể điều chỉnh mọi lệch lạc của tâm lý, vật lý, sinh lý và tư duy của tự thân”.

8. “Sống có nghĩa là sống với hiện tại, sống vào hiện tại, hay nói cách khác, chỉ có hiện tại là sống. Sống ngay với hiện tại là tinh thần thiết thực. Than thở, tiếc nuối quá khứ, hay mơ ước tương lai, chẳng những để mình rơi vào chỗ phi thực mà còn để mình vướng mắc vào rối loạn tâm lý, khổ đau, và đánh mất hiện tại đang là cái hiện tại sống động, mới mẻ đầy sáng tạo, đầy nghĩa sống, và có thể hiện tại trở thành vĩnh cửu nếu mình biết nhiếp phục cái tâm chấp ngã tướng”.

9. “Do vì cái nhìn về con người, thế giới, giá trị, và hạnh phúc khác nhau mà có sự khác biệt về cội nguồn đạo đức và chuẩn mực đạo đức”.

10.  “Ngay cả khi con người đang ở trong hạnh phúc, nỗi lo sợ vô thường xảy đến cũng đủ gây đau nhức tâm thức con người”.

11.  “Công phu thiền định là công phu đi thẳng vào nguồn an lạc, hạnh phúc ngay trong hiện tại và tại đây, sống với từng hơi thở hạnh phúc”.

12.  “Ở cuối đường vào hạnh phúc miên viễn cái nhìn và hạnh phúc là một, con đường là đích đến”.

13.  “Điểm khác biệt rất đặc biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo triết thuyết khác, và chính là điểm đặc biệt của nếp sống đạo đức Phật giáo tự giác tự nguyện vắng bóng tất cả mọi mệnh lệnh, mọi tín điều, mọi giáo điều, mọi sức ép”.

14.  “Với ai mà tu giữ ý thức được thanh tịnh, giác tỉnh thì hẳn nhiên người ấy có giới thể được tròn đầy”.

15.  “Giữ giới là giữ gìn nguồn an lạc hạnh phúc ấy; phạm giới là gây tổn hại đến nguồn an lạc, hạnh phúc ấy”.

16.  “Giới không phải dành riêng cho hàng xuất gia hay chỉ dành riêng cho hàng Phật tử tại gia, cũng không phải chỉ dành riêng cho những người lớn tuổi mà là chung cho tất cả mọi người trong mọi lứa tuổi, cho những ai muốn sống đem lại an lạc, hạnh phúc cho mình và người trong hiện tại và trong cả tương lai”.

17.  “Nếu hạnh phúc là đối tượng mà nhân loại mãi đi tìm, thì hẳn đúng Giới là những gì mà nhân loại cần nắm giữ trên đường đi đến hạnh phúc ấy. Đã đến lúc con người cần loại bỏ hết thảy ngộ nhận về Giới của giáo lý Phật giáo để tiến lại gần hơn với Giới và nắm giữ Giới thân ái như nắm giữ hạnh phúc của mình”.

Nguồn: giacngo.vn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/05/2023(Xem: 127675)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
26/04/2023(Xem: 1452)
Sư đệ ơi! Sinh ra từ vùng cát trắng thuỳ dương, quê hương Hải Nhuận thế phát xuất gia nơi Cố Đô Từ Vân Trú xứ Cầu pháp chuyên tu tại Hội An Vạn Đức Tổ Đình Hơn 30 năm mặc áo tu hành, nương thiền tự vui câu kinh tiếng kệ. Sớm hôm cùng thầy Tổ đệ huynh, hết lòng phụng sự quần sinh. Nay duyên mãn Đệ về nơi Bổn Sở.
24/04/2023(Xem: 1707)
Người đi tắt hạt nắng vàng, Người về cõi Phật, an nhàng tịch thân. Dấu chân đọng giữa phù Vân, Nụ cười trao lại, trọn phần thế gian.
21/04/2023(Xem: 1515)
6- Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Giới Nghiêm (1921-1984)
21/04/2023(Xem: 1336)
5- Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Hạnh Tuấn (1956-2015)
21/04/2023(Xem: 1276)
3- Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Đức Niệm (1953-2017)
21/04/2023(Xem: 1244)
2- Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Viên Diệu (1954-2015)
21/04/2023(Xem: 1090)
1- Tiểu Sử Hoà Thượng Thích Thiện Minh (1921-1978)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567