- Tiểu Sử HT Thích Chơn Thiện
- Ban Tang Lễ
- Điện Thư Phân Ưu
- Thong Dong Trong Cuộc Mộng
- Thơ Văn Tưởng Niệm Ôn Chơn Thiện
- Lễ nhập kim quan cố Hòa thượng Thích Chơn Thiện
- Lễ viếng Cố HT Thích Chơn Thiện
- Video:Lễ tang cố HT. Thích Chơn Thiện
- Gương Sáng Muôn Thuở Chiếu Soi
- Bài giảng của HT Thích Chơn Thiện
- Thiền viện Vạn Hạnh tổ chức Lễ tưởng niệm HT Thích Chơn Thiện
- Lịch trình Lễ Cung Tống Kim Quan HT Thích Chơn Thiện
- Lễ viếng Cố HT Thích Chơn Thiện
- Điếu Văn Tưởng Niệm HT Thích Chơn Thiện
- Video: Cung nghinh giác linh cố Hòa thượng Thích Chơn Thiện thăm các cơ sở
- Cung thỉnh Giác linh cố HT. Thích Chơn Thiện nhập bảo tháp
- Kính tiếc một bậc Thầy tài hoa
- 17 lời đáng suy gẫm của HT.Thích Chơn Thiện
của HT.Thích Chơn Thiện
Pháp Hỷ (Sưu tầm)
2. “Con người xưa nay chịu khổ đau vì tự giam hãm mình trong cái nhìn hữu ngã, chấp trước mọi hiện hữu đều có tự ngã. Do thấy hiện hữu có tự ngã mà lòng dấy khởi lên tham lam, sân hận, tà kiến, sợ hãi, kiêu mạn, thị phi... làm nên dòng cuồng lưu sanh tử, và con người tự nhận mình chìm trong ấy”.
3. “Kinh nghiệm sống phát biểu rằng người khác phái không trói buộc người nhìn, mà chính cái nhìn của người nhìn trói buộc họ, đưa đẩy đến tình trạng ‘ngồi tù trong đáy mắt’ ai”.
4. “Một cách thật tổng quát, một đường hướng giáo dục quan tâm nhiều đến tinh thần giáo dục sáng tạo là một đường hướng giáo dục tốt, nhân bản. Nhấn mạnh tinh thần sáng tạo là nhấn mạnh tinh thần tự tri, tự trách nhiệm, tự chủ, tự tín, tự hướng dẫn tinh thần độc lập..., những tinh thần giáo dục con người trở về chính mình”.
5. “Nếu hiểu đạo đức đồng nghĩa với hạnh phúc thì đạo đức của Phật giáo là con đường sống đạo đức của một nếp sống đem lại an lạc, hạnh phúc cho mỗi người, mỗi loài chúng sinh. Nếp sống đó đã được Đức Phật giáo dục, xây dựng trên căn bản hiếu hạnh và lòng từ bi, vô ngã, vị tha (bố thí và trì giới) mà nói gọn là tình người đích thực, không lạc vào một hư tưởng nào”.
6. “Con đường sống đạo đức là con đường dẫn tới hạnh phúc cho mình và người trong từng bước đi, hay chính đạo đức ấy là hạnh phúc”.
7. “Nói đến giáo dục là nói đến niềm tin căn bản của nó, cái niềm tin mở hướng phát triển muôn thuở cho giáo dục, tin tưởng rằng trong con người có khả năng gần như vô tận, có thể tiếp thu nhiều kiến thức và có thể điều chỉnh mọi lệch lạc của tâm lý, vật lý, sinh lý và tư duy của tự thân”.
8. “Sống có nghĩa là sống với hiện tại, sống vào hiện tại, hay nói cách khác, chỉ có hiện tại là sống. Sống ngay với hiện tại là tinh thần thiết thực. Than thở, tiếc nuối quá khứ, hay mơ ước tương lai, chẳng những để mình rơi vào chỗ phi thực mà còn để mình vướng mắc vào rối loạn tâm lý, khổ đau, và đánh mất hiện tại đang là cái hiện tại sống động, mới mẻ đầy sáng tạo, đầy nghĩa sống, và có thể hiện tại trở thành vĩnh cửu nếu mình biết nhiếp phục cái tâm chấp ngã tướng”.
9. “Do vì cái nhìn về con người, thế giới, giá trị, và hạnh phúc khác nhau mà có sự khác biệt về cội nguồn đạo đức và chuẩn mực đạo đức”.
10. “Ngay cả khi con người đang ở trong hạnh phúc, nỗi lo sợ vô thường xảy đến cũng đủ gây đau nhức tâm thức con người”.
11. “Công phu thiền định là công phu đi thẳng vào nguồn an lạc, hạnh phúc ngay trong hiện tại và tại đây, sống với từng hơi thở hạnh phúc”.
12. “Ở cuối đường vào hạnh phúc miên viễn cái nhìn và hạnh phúc là một, con đường là đích đến”.
13. “Điểm khác biệt rất đặc biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo triết thuyết khác, và chính là điểm đặc biệt của nếp sống đạo đức Phật giáo tự giác tự nguyện vắng bóng tất cả mọi mệnh lệnh, mọi tín điều, mọi giáo điều, mọi sức ép”.
14. “Với ai mà tu giữ ý thức được thanh tịnh, giác tỉnh thì hẳn nhiên người ấy có giới thể được tròn đầy”.
15. “Giữ giới là giữ gìn nguồn an lạc hạnh phúc ấy; phạm giới là gây tổn hại đến nguồn an lạc, hạnh phúc ấy”.
16. “Giới không phải dành riêng cho hàng xuất gia hay chỉ dành riêng cho hàng Phật tử tại gia, cũng không phải chỉ dành riêng cho những người lớn tuổi mà là chung cho tất cả mọi người trong mọi lứa tuổi, cho những ai muốn sống đem lại an lạc, hạnh phúc cho mình và người trong hiện tại và trong cả tương lai”.
17. “Nếu hạnh phúc là đối tượng mà nhân loại mãi đi tìm, thì hẳn đúng Giới là những gì mà nhân loại cần nắm giữ trên đường đi đến hạnh phúc ấy. Đã đến lúc con người cần loại bỏ hết thảy ngộ nhận về Giới của giáo lý Phật giáo để tiến lại gần hơn với Giới và nắm giữ Giới thân ái như nắm giữ hạnh phúc của mình”.
Nguồn: giacngo.vn
Gửi ý kiến của bạn