Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Thích Thiện Minh

10/04/201311:20(Xem: 12159)
Hòa Thượng Thích Thiện Minh


Thành Kính Tưởng niệm
Hòa Thượng Thích Thiện Minh

17.hoathuongthienminh

flowerba


Hòa Thượng Thích Thiện Minh


Một cái chết, sau 30 năm vẫn chưa sáng tỏ

-Viết thêm một bài về Ngài Thiện Minh, dù nhiều vị đã viết

-Viết, vì thấy thêm một bài của Tâm Nguyên trên diễn đàn baovechanhphap

-Viết, vì Mùa Hạ 2009, tịnh niệm An Cư, tưởng nhớ tiền nhân, làm gì cho hôm nay, và nhắc nhở hậu bối mai sauTương chao nhà quê Tăng Lữ

Một cái chết,

Sau 30 năm vẫn chưa sáng tỏ

Biết bao văn thư, đòi hỏi chế độ

Biết bao văn kiện, yêu cầu nhà cầm quyền

Cả Đảng, cả nhà nước, miệng ngậm kín như nêm

Không dám trả lời một câu thật cụ thể

Một cái chết

Sau 30 năm vẫn đen ngòm như bóng tối

Bóng tối của vô minh, sắt máu, bạo tàn

Bóng tối của ngục tù, rừng rú, dã man

Của khỉ, vượn, đười ươi đội lốt con người làm đau cả nước

Ngài, chỉ mặc áo nâu sồng, đầu trần, chân đất

Ngài, chỉ chiếc gậy trên tay, chống đỡ tấm thân

Chế độ trước, bị tù ngục phong trần

Chế độ sau, bị đập đầu bức tử

Vì Thầy là bộ óc cầm cân nẩy mực

Vì Thầy là bộ não tuyệt thế vô song

Ai nói tiếng tổ quốc tồn vong

Ai nói tiếng dân tộc anh hùng

Dù cây gậy hay củ cà rốt

Dù tư bản đỏ hay tư bản đen

Trời đất rộng nhưng không có chỗ đứng

Trước 1975, vì thể chế tự do, nên Ngài còn sống

Sau 1975, vì thể chế cộng sản, nên Ngài tiêu ma

Cái chữ lịch sử, văn hiến, quốc gia

Không thể nói với phường phi nhân vong bản

Họ chỉ nói, súng với đạn

Họ chỉ nói, ngục với tù

Cái ô nhục, nghĩa gì với thiên thu

Cái ô danh, sá chi tranh vân cẩu

« Giải phóng Miền Nam », chỉ là danh từ trống rỗng

« Chống Thực, phản Đế », chỉ là mị nước mị dân

Họ đã là Cộng Sản từ thập niên 1930

Mà cứ chính trị sa lông, mê ngủ, lựa lần

Hết Pháp, tới Nhật, rồi 9 năm kháng chiến, chui đầu vô rọ

Hiệp định Genève năm 1954

Một nửa đất nước Miền Bắc, tận cùng khốn khổ

Hai mươi mốt năm, một nửa Miền Nam, Quốc-Cộng mù mờ

Đấu tranh là chân chính, đường đường, nhưng như đi trong mộng trong mơ

Đến 30 tháng 4 năm 1975

Mắt không mở vẫn phơi bày sáng quắc

Vì Phật Giáo và Dân Tộc, nên Ngài phải chết

Vì Đất Nước và Quê Hương, nên Ngài cam phần

Dù bức tử tại Chí Hòa, rồi ép nhẹm ra Hàm Tân

Hay bất cứ nơi đâu, chỉ là địa điểm

Bởi, Ngài là một trong những bậc cột trụ

Bởi, Ngài là một trong những bậc cương thường

Thượng sách là triệt tiêu

Không có chuyện suy lường

Hơn nữa, đối với Cộng Sản, đâu có hạ hồi phân giải

Một cái chết, sau ba mươi năm

Thịt xương Thầy, đã trả về tứ đại

Một cái chết, sau ba mươi năm

Thân xác Thầy, đã cát bụi mù bay

Nhưng Trường Sơn, đỉnh núi tỏa cay cay

Nhưng Biển Đông, sóng triều loang muối mặn

Đạo Pháp và Dân Tộc, tràn đầy vị đắng

Đất Nước và Quê Hương, chìm ngập niềm đau

Mẹ Âu Cơ, tóc phơi bạc trắng hoa cau

Cha Long Quân, cau mặt đền thờ Tổ Quốc

Ba mươi năm, mà còn viết về Ngài

Bởi non nước nầy vẫn chưa hết khổ

Ba mươi năm, mà còn thương tiếc Ngài

Bởi, phải chi Ngài sống, để thấm nỗi niềm chung

Quê hương mình, chưa ra khỏi đường cùng

Dân tộc mình, bình minh chưa ló dạng.

Thích Nhật Tân vọng bái,

[email protected]

[email protected]

ht-thichthienminh

HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN MINH
(1922 – 1978)

Cách đây 24 năm, ngày 15 tháng 9 âm lịch (17 tháng 10 năm 1978), Hòa Thượng Thích Thiện Minh, một người đã tận tuỵ vì đạo pháp và dân tộc đã âm thầm nằm xuống. Khi đã chọn thế đứng trong lòng dân tộc, sống và chết cho dân tộc, thì sự vắng mặt sau cùng của một con người tự nó, để lại nỗi nhớ tưởng sâu sắc cho những người còn sống. 

Trong niền tưởng nhớ chân thành về những hình bóng đã ngả dài trên chiều dài của lịch sử Phật Giáo và lịch sử Việt Nam hiện đại ấy, ban biên tập www.thuvienhoasen.orgtrang trọng ghi lại nơi đây Tiểu Sử Hòa Thượng và bài thơ “Mây Trắng Thong Dong” của Hòa Thượng Nhất Hạnh viết tưởng niệm khi nhận được tin báo tử; như là để tưởng niệm ngày giỗ thứ 24 của Ngài.

Ngày nghe thầy Thiện Minh tịch, tôi viết một bài thơ cho thầy, đó là bài Mây Trắng Thong DongThầy Thiện Minh ngày xưa học ở Phật học viện chùa Báo Quốc tốt nghiệp cùng một lớp với thầy Trí Quang. Thầy Thiện Minh là người rất thông minh, mau lẹ, tổ chức rất hay. Nếu cần một thầy ngồi chủ tọa một đại hội để giải quyết những vấn đề khó khăn thì người làm chủ tọa giỏi nhất, đưa đại hội đi tới sự thành công mau nhất đó là thầy Thiện Minh. Rất mau nhạy, rất thông minh. Trong cuộc tranh đấu của Phật Giáo Việt Nam cho nhân quyền dưới quyền ông Ngô Ðình Diệm, thầy Thiện Minh đã được cử làm trưởng phái đoàn Liên Tông, gồm đại diện của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam và các tổ chức Phật giáo khác, đứng ra thương thuyết với phái đoàn Liên Bộ của chính phủ. Bên phía chính phủ phái đoàn Liên Bộ (bộ Nội Vụ, bộ Xã Hội, v.v..) có Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ làm trưởng đoàn. 

Chúng ta biết thầy Thiện Minh mà hướng dẫn một phái đoàn như vậy là hay nhất. Trong khi họp, phái đoàn Phật giáo đã thành công. Bên chính phủ phải ký vào một thông cáo chung, tôn trọng quyền tự do của Phật giáo. Khi thông cáo chung được công bố, mọi người thấy đây là một thắng lợi lớn của phía Phật Giáo. Nhưng chính quyền không có thiện chí. Họ ký xong lại âm thầm phản bội lại thông cáo chung ấy. 

Trong cuộc tranh đấu của Phật giáo để chống chế độ độc tài, thầy Thiện Minh đã đóng một vai trò rất lớn. Khi chính phủ của xã hội chủ nghĩa lên, họ sợ thầy Thiện Minh nên đã bức tử thầy. Họ bắt thầy và ép thầy tự tử trong một nhà tù tại Sài Gòn. Thầy Thiện Minh phải xé áo làm dây để tự tử. Khi thầy tịch rồi, sợ quần chúng phản ứng mạnh nên họ đã chở thầy về Hàm Tân, một hai ngày sau mới báo tử. Thầy Trí Thủ và các thầy khác phải về Hàm Tân mới nhận xác được. Lúc đó tôi đang ở Phương Vân Am. (Pháp) Tôi nhớ buổi chiều hôm .đó, nhận được tin bên nhà, thầy trò làm việc suất đêm tìm những dữ kiện có được về thầy Thiện Minh, tổ chức họp báo, làm press release, báo cáo về cái chết của thầy Thiện Minh. Buổi sáng, khi làm xong công việc, tôi ngồi lại, tưởng niệm thầy Thiện Minh và viết bài Mây Trắng Thong Dong để cúng dường thầy. Mây trắng thong dong là một đám mây tự do. Thầy Thiện Minh bây giờ đã trở thành một đám mây trắng, thầy đã có sự thong dong rồi. Trong bài thơ, tôi dùng hai hình ảnh: đám mây và dòng suối; giống như hai người bạn. Mây và suối là hai cái khác nhau nhưng cùng một bản chất. Tôi nói ngày xưa tôi là dòng suối còn thầy Thiện Minh là đám mây. Một bên thì đi xuống để tìm ra biển Ðông, một bên thì thong thả rong chơi trên trời. Cả hai đều hẹn nhau đi về biển Ðông. Nhưng vì hoàn cảnh khổ đau, khó khăn cho nên đám mây đã biến thành mưa, rơi xuống:

MÂY TRẮNG THONG DONG

Nhớ thuớ xưa - khi ngươi còn là đám bạch vân bay thong dong 
ta theo nguồn múa ca đi về đại dương mênh mông, 
ngươi lưu luyến chốn đỉnh cao, lắng tiếng reo cười ngàn thông 
ta nhấp nhô trên sóng bạc, lên xuống vào ra muôn trùng.

Kịp đến khi thầy trần gian quằn quại lệ chảy thành dòng
thì ngươi biến thành mưa, nhỏ giọt tuôn tràn đêm đông
mây đen mịt mờ một phương chừ, mặt trời hấp hối
ngươi gọi ta về, cùng nhau giăng tay nổi trận cuồng phong.(*)

Lòng thảnh thơi đâu,
khi hoa ngàn cỏ núi còn rên siết hận bất công, 
ngươi đưa hai tay thiên thần, quyết tâm tháo bỏ cùm gông. 
trong khi bóng tối phủ đầy, họng súng đen ngòm bạo lực 
xương dồn thành gò cao chừ, 
trong khi máu đã chảy dài thành sông.

Hai bàn tay ngươi dập nát, thương ôi,
xích xiềng vẫn chưa tháo được
ta gọi sấm sét về bên ngươi,
quyết cùng bạo lực mở cuộc thư hùng gan dạ hơn người, 
trong đêm ngươi hóa thành Sư Vương rống lớn hàng vạn loài 
ma quái nghe ngươi, đã cầm cập run trong đêm sương.

Hiên ngang không lùi bước chừ,
dù phía trước dày đặc hầm chông
ngươi thản nhiên đưa mắt nhìn bạo lực chừ, 
như nhìn vào khoảng không.

Sống Chết là chi chừ, ép uổng nhau sao được ? 
ngươi gọi tên ta mà cười chừ, 
không một lời rên siết, dù tra tấn cùm gông.

Bây giờ thoát đi, xiềng xích không còn buộc nổi chân thân,
ngươi trở về kiếp xưa mây trắng,
thảnh thơi trên bầu mênh mông;
Ðến, Ði tự ngươi – đỉnh cao nào thích thú thì ngươi dừng lại, cưỡi trên sóng bạc đầu chừ, ta hát ru ngươi khúc hát bi hùng.

(*) Ðám mây gọi dòng suối về, tổ chức cuộc tranh đấu

HT. Thích Nhất Hạnh
(Trích Ðoạn Thả Một Bè Lau Truyện Kiều Dưới Cái Nhìn Thiền Quán, Lá Bối 2000).

htthienminh


(Xem tiếp)

----o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 8997)
Hòa thượng Khánh Hòa thế danh Lê Khánh Hòa, Pháp danh Như Trí, pháp hiệu Khánh Hòa, sinh năm Mậu Thân (1877) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo Trị, quận Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
09/04/2013(Xem: 7578)
Hòa thượng Thích Hưng Từ, thế danh Bùi Vạn Anh, sinh ngày mùng 1 tháng 8 năm Tân Hợi ( 1911 ) tại làng Bình Hòa, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ngài sinh trong một gia đình có truyền thống đạo Phật. Thân phụ là cụ Bùi Thế Vĩ, pháp danh Như chơn, thân mẫu là cụ bà Võ Thị Biểu, pháp danh là Thị Bửu. Từ nhỏ Ngài được song thân giáo dục trong tinh thần từ bi và chan chứa đức hỷ xả của Phật, nên Ngài sớm mộ cửa Thiền.
09/04/2013(Xem: 7069)
Hòa thượng Huệ Quang, thế danh Nguyễn Văn Ân sing năm 1888 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, sau theo mẹ về Trà Vinh. Năm 1902,Ngài xin xuất gia vào chùa Long Thành ở Trà Cú được Hòa thượng Thiện Trí mến thương đặt danh pháp là Thiện Hải. Ngoài giờ học Phật pháp, Ngài lại được Hòa thượng cho học thêm y học.
09/04/2013(Xem: 7165)
Hòa thượng Thích Phúc Hộ, thế danh là Huỳnh Văn Nghĩa, sinh ngày 24 tháng 7 năm Giáp Thìn (1904) đời vua Thành Thái năm thứ 16 tại làng Triều Sơn, xã Xuân Thọ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Song thân của Ngài là cụ ông Huỳnh Trung và cụ bà Trần Thị Nho.
09/04/2013(Xem: 8016)
Chùa Thập Tháp là một trong số các ngôi tổ đình nổi tiếng của đất Bình Định Nếu như ở thời kỳ khởi đầu, ngôi tổ đình ấy được chú ý nhiều vì vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều - người có công lớn trong sứ mạng truyền bá Phật giáo ở Đàng Trong thời Nam Bắc phân tranh, hậu bán thế kỷ 17 ; thì vào thời hiện đại, tổ đình Thập Tháp được cả nước biết đến vì sự có mặt của Quốc sư Phước Huệ (1869-1945).
09/04/2013(Xem: 8159)
Ngài đã nêu cao tinh thần Bi, Trí, Dũng phục vụ chúng sinh, cống hiến trọn vẹn đời mình cho sự nghiệp chung của đạo pháp và dân tộc Việt Nam. Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Năm lên 8 tuổi, được song thân cho xuất gia học đạo với Hòa thượng Phổ Hiện, tại chùa Khánh Long, Diên Khánh. Sau khi Bổn sư viên tịch, Ngài y chỉ với Hòa thượng Chánh Ký, kế vị trụ trì chùa Khánh Long. Năm 1943 được y chỉ sư gửi đến thọ giáo với Hòa thượng Bích Không, trụ trì chùa Hải Đức (Nha Trang).
09/04/2013(Xem: 10451)
Hòa thượng Giới Nghiêm thế danh là Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1921, tại làng Gia Lê Thượng, xã Thủy Phương, huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên - Huế. ngài xuất thân trong một gia đình gồm ba anh em, có tinh thần yêu nước và có truyền thống đạo đức lâu đời. Ông nội là bậc xuất gia, cha là Hòa Thượng Quang Diệu, chú cũng xuất gia, bác là Hòa thượng Phước Duyên.
09/04/2013(Xem: 6836)
Hòa thượng pháp danh Thị An, pháp tự Hành Trụ, pháp hiệu Phước Bình, thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 42. Ngài thế danh là Lê An, sinh năm 1904 trong một gia đình trung nông tại làng Phương Lưu, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Thân phụ là cụ Lê Uyển, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Sử. Ông Bà có bốn người con, cả ba người con trai đều xuất gia đầu Phật.
09/04/2013(Xem: 11595)
Hòa thượng pháp hiệu Thích-Thiện-Hòa, thế danh Hứa-Khắc-Lợi sanh năm 1907 tại làng Tân-Nhựt Chợ Lớn. Ngài sinh trong gia đình trung lưu phúc hậu, thân phụ là Hứa-hắc-Tài, thân mẫu là Nguyễn-Thị-Giáp. Gia đình cả thảy bảy anh em : ba nam, bốn nữ, Ngài là người thứ bảy. Vì người thứ tám mất sớm nên Ngài được coi là con út.
09/04/2013(Xem: 6346)
Hòa thượng pháp danh Trí Độ, hiệu Hồng Chân, thế danh Lê Kim Ba, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1894 tại thôn Phổ Trạch, xã Kỳ Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sinh ra trong một gia đình Nho học, lúc thiếu thời Ngài học chữ Nho và năm 18 tuổi học trường Sư phạm. Vì thế mà sở học rất uyên thâm, thêm lòng mến mộ đạo Phật, Ngài đi sâu vào nghiên cứu giáo lý và trở thành một vị học Phật lỗi lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]