Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những kỷ niệm về người Thầy kính thương

21/11/201513:16(Xem: 9449)
Những kỷ niệm về người Thầy kính thương


NHỮNG KỶ NIỆM VỀ
NGƯỜI THẦY THƯƠNG KÍNH



Vậy là đã hơn hai tuần kể từ ngày Thầy lìa bỏ cõi đời này. Cuộc sống của con dần dần trở về với vòng xoáy vốn có của nó với những công việc, kế hoạch, deadlines, những buổi hẹn phải gặp, emails phải trả lời. Tuy nhiên thỉnh thoảng con vẫn cảm giác như mình đang ở bên lề của mọi việc Thầy ạ, và việc Thầy ra đi chỉ là một giấc mộng mà thôi.

Tiểu bang Illinois, thành phố Chicago đang bước vào mùa Thu, lá vàng lá đỏ rợp khắp mọi nẻo đường. Những buối sáng mùa Thu nơi đây tuy lạnh nhưng trời lại xanh trong vắt, mây trắng lững thững trôi trên sắc vàng đỏ của cây lá ven đường. Mùa Thu là mùa Thầy yêu thích nhất. Những buổi sáng tinh khôi như thế này làm con nhớ Thầy nhiều. Thầy có tâm hồn nhạy cảm như một thi sĩ và rất yêu thích vẻ đẹp thiên nhiên. Nếu Thầy còn sống, con biết Thầy sẽ thích những buổi sáng mùa Thu này lắm.

Mấy hôm trước con và gia đình ghé thăm tịnh thất của Thầy. Bây giờ không còn gì nữa ngoài cái gagare đã khóa kín. Con đi dưới giàn bầu Thầy cất, săm soi từng chậu quất Thầy trồng. Đây là bụi sả, chậu ớt, rau thơm và hẹ vẫn còn xanh. Khoảnh vườn rộng với hai hàng cây ăn trái được Thầy trông ngay ngắn đâu vào đấy. Xung quanh tịnh thất là từng hàng cây ra hoa vào mùa Thu. Con buột miệng nói: “Thầy ơi, Thầy trồng cây có vẻ hơi gần với nhau đó.” con nói mà cảm giác như là Thầy vẫn còn ở đâu đấy và trả lời “Không gần lắm đâu, trồng như vầy mùa Thu ra hoa mới đẹp.”

Gần mười một năm trước khi Thầy quyết định về Chicago. Thầy trú tại chùa Trúc Lâm lúc đó vẫn còn ở trên đường Western trong khi chờ đợi di dời sang cơ sở mới. Nơi Thầy ở chỉ có một căn phòng nhỏ, ẩm, chật và tối, vậy mà Thầy không nề hà gì cả. Con nghe quí anh chị huynh trưởng nói nhiều về Thầy - rằng là thật là vui và may mắn khi được Thầy nhận lời về làm trụ trì chùa Trúc Lâm vì Thầy rất giỏi, kiến thức uyên thâm. Thầy tốt nghiệp Thạc sĩ Đại học Harvard, Tiến sĩ ở trường UC of Berkely, nhưng con lại thấy Thầy rất gần gũi và bình dị vô cùng. Hồi đó con vẫn còn đi học, những lúc học xong, con và anh Quảng Thành – nay là bạn đời của con - thường hay ghé chùa Trúc Lâm để làm công quả. Những ngày đầu ở Chùa mới, Thầy lăn xả vào dọn dẹp chùa với tất cả anh chị em huynh trưởng và Phật tử. Có hôm con đến Chùa, lên tới chánh điện thấy mịt mù khói bụi, không có bóng dáng ai chỉ nghe tiếng búa đóng lộp cộp. Con lên tiếng gọi thì mới nghe có tiếng trả lời “Thầy đang ở trong này.” Rồi Thầy dừng tay bước ra, phủi đi lớp bụi dày trên áo. Con còn nhớ hôm đó con chạy qua Walgreens bên kia đường để mua thêm găng tay và mặt nạ chống bụi cho Thầy. Chuyện như mới đó mà đã hơn mười năm.



HT Hanh Tuan_Truc Lam Tinh Xa (5)

Có thật nhiều kỉ niệm con không nhớ hết một lần. Kỉ niệm chỉ chợt đến trong kí ức thật bất ngờ làm con nhiều khi không cầm được nước mắt. Như hôm nọ đang ở Chùa phụ giúp mọi người lo tang lễ cho Thầy, con cầm bát cơm lên mà tự dưng khóc đến nỗi giấu không kịp vì nhớ Thầy. Chắc Thầy biết con là đứa ham ăn, ham chơi nên mỗi khi con về Chùa, có thức ăn ngon nào là Thầy lại bảo: “Ăn cái này đi con … mấy anh chị em ăn đi nhé, ăn rồi còn làm việc nữa.” Thầy nói trong sự hoan hỷ vô cùng. Điều này con hiểu vì bây giờ con cũng có con, mỗi khi con của con xúm xít lại với nhau, tíu tít ăn món gì ngon là con thấy vui ở trong lòng.

Ngày con và anh Quảng Thành nên duyên chồng vợ được GĐPT Trúc Lâm đứng ra lo liệu mọi phần trong đó có sự lo lắng của Thầy. Thầy là người chứng minh cho chúng con. Thầy tổ chức lễ cưới cho chúng con ở Chánh điện được trang hoàng vô cùng trang nghiêm. Thầy in sẵn những tờ Kinh Phước Đức để mọi người đến dự cùng đọc. Chương trình lễ cưới được lên hẳn hoi với sự phát biểu chúc phúc của Thầy, Ba Mẹ, quí Bác. Chúng con còn có thêm một buổi cơm chay ngon đến nỗi đến bây giờ con về California thăm ba mẹ chồng thì ai cũng nhắc. Lúc đó chưa hề có tiền lệ làm lễ cưới ở Chùa ngoại trừ lễ thành hôn của anh chị Đức – Muống năm trước đó cũng do Thầy chủ trì. Lễ thành hôn tại Chùa của chúng con có thể nói đã bắt đầu cho một tục lệ mới. Bây giờ thì lễ cưới ở Chùa được xem như là một tục lệ với tên gọi là lễ Hằng Thuận mà ở Việt Nam hay hải ngoại đều làm theo. Con thật tự hào vì Thầy thật đúng là người dám nghĩ, dám làm, có thể đi trước thời đại và dẫn dắt xu hướng của xã hội mà không hề sợ bị khen chê.

Tạo lập gia đình xong thì là sinh con cái. Là cư sĩ nên chúng con còn có trách nhiệm nối truyền huyết mạch của dòng tộc. Con sinh con đầu lòng và đứa thứ hai đều được Thầy thăm hỏi tận tình. Thầy vui cùng chúng con trong niềm vui của thế tục, nhưng con biết Thầy lo vì có thêm con cái là có thêm trách nhiệm, là đường tu học của chúng con sẽ bị phân chia bởi những lo toan thường ngày. Cái vui của chúng sanh là như thế đó, nó nằm ngay kề bên cái khổ.
 

Kathy Tran 3Hôm con sinh con xong mới được một tháng, nhớ Chùa và nhớ GĐPT quá nên đã quay lại sinh hoạt. Thầy thấy con tay bồng tay bế, rồi nào là giỏ, nào carseat, tả sữa thật tội nghiệp nên sau buổi cơm trưa con thấy Thầy loay hoay ở cái phòng để mền gối đồ vật dụng hằng ngày. Một lát sau thì nghe Thầy bảo: “Mỹ Hạnh đem em bé vào trong phòng này nhé.” Thì ra Thầy dọn cho chúng con một cái phòng cho tiện. Tuần sau đó con đến Chùa thì đã thấy trong phòng, trần nhà đã được đóng ngăn để mền gối thật ngăn nắp, ở phía dưới có đệm hẳn hoi. Cái phòng đó gọi là phòng “baby” dành cho tất cả các “babies” của anh chị Huynh trưởng GĐPT Trúc Lâm. Thật là một điều mà con chưa bao giờ thấy có ở nơi nào. Con cảm kích vô vàn và luôn luôn mang ơn Thầy vì điều đó. Thầy là người có lòng từ bi cao cả, luôn quan tâm thương xót chúng sanh như con ruột của mình.

Những mùa Hè năm sau đó, anh chị em Huynh trưởng chúng con theo Thầy ra Dakota là công quả mỗi thứ Bảy. Con còn nhớ được Thầy giao cho nhiệm vụ di dời đám củ kiệu mà Thầy trồng năm trước đi chỗ khác vì Thầy cần khoảng đất đó cho việc khác. Con hì hục đào từng củ kiệu lên, sẵn đó dọn dẹp luôn đám cỏ dại. Mấy anh chị khác ai cũng có việc nấy, đều làm trong sự vui vẻ bất tận. Thầy đi ra vào tâm đắc lắm. Thầy còn nói Thầy xây Tinh Xá Trúc Lâm này là cho các em, trong đó có cả đám đệ tử cháu, sau này có nơi sinh hoạt, thỏa chí tu học, cắm trại. Con than với Thầy là lái xe ra đây những hai tiếng đồng hồ, ngán quá. Thầy bảo có vậy thì mới đúng nghĩa của tu học chứ, ở gần quá thì sẽ bỏ về nhà giữa chừng. Con biết Thầy có nhiều lý do khác để chọn vùng đất Dakota mà cất Tinh xá Trúc Lâm (xem bài) . Tuy nhiên, để trả lời cho những đứa đệ tử được thương quá sinh hư như con thì câu trả lời của Thầy thật là chính xác. Mỗi lần tu học ở Chùa Trúc Lâm Chicago con hay trốn về nhà ngủ, buổi sáng thì đến trễ nên hay bị mất công phu sớm, đôi khi mất luôn cả pháp thoại buổi sáng. Lúc đó thấy con không biết trả lời như thế nào thì Thầy dạy thêm – “Rán dậy sớm, đi từ sớm thì lái xe một loáng là đã tới nơi, không xa lắm đâu”. Thầy ơi, đám củ kiệu năm rồi con có xin về để trồng sau vườn nhà mình vài bụi. Năm nào chúng cũng ra lá ra hoa, ấy vậy mà bây giờ và về sau thì con không còn nghe tiếng nói của Thầy nữa rồi.

Kathy tran 4

Con biết mình chỉ là một đệ tử nhỏ trong rất nhiều đệ tử của Thầy. Và chắc chắn rằng những anh chị khác còn rất nhiều kỷ niệm thân thương với Thầy không chỉ có riêng con. Với ai Thầy cũng đem lòng từ bi mà chân thành đối đãi. Nhiều khi con không hiểu sao Thầy lại thương chúng con đến thế. Hôm xem video Tôi Yêu Màu Lam của Thầy làm hiện còn đang ở trên Youtube, con đã cảm động biết nhường nào khi video dài gần 30 phút toàn là hình ảnh của anh chị em đoàn sinh và huynh trưởng chúng con. Không biết Thầy đã tốn bao nhiêu thời gian để ngồi xem và sắp xếp hình ảnh của chúng con thành một video dài như vậy. Từ ngày Thầy ra đi, anh Quảng Thành đau khổ lắm vì ảnh hối hận là đã không siêng năng làm những video clip để lên youtube như Thầy dặn. Ngay cả hình chụp lễ Vu Lan vừa rồi rất đẹp cũng không kịp đem khoe với Thầy. Con thì vô cùng hối tiếc khi đã không kịp hỏi thăm sức khỏe của Thầy. Lần cuối con gặp Thầy khi con chỉ kịp vái chào Thầy rồi bận chạy đi làm việc khác. Buổi chiều hôm đó con có nhìn vào phòng ăn khi Thầy đang dùng cơm trưa, con thấy bàn tay của Thầy mà xót xa vì Thầy làm nhiều việc nặng không biết Thầy có bị đau khớp hay không, định bụng sẽ hỏi thăm Thầy mà không kịp. Con không còn cơ hội nào để thăm hỏi Thầy nữa rồi.

Thầy ơi! Trong đêm tưởng niệm Thầy của GĐPT Trúc Lâm, con có đại diện các em Thiếu Nữ viết lên tâm tình của chúng con. Con có viết là nếu còn có nhân duyên nào nữa trong hạnh nguỵện độ tha của Thầy, chúng con mong được có dịp hội ngộ cùng Thầy trong một kiếp nào đó để được Thầy dìu dắt, để được núp dưới bóng từ quang của Thầy mà hoàn thành Phật sự. Nay, con xin phát tâm dõng mãnh để xin hứa sẽ cố gắng tu tập chuyên cần hơn nữa, giữ gìn năm giới Thầy ban, hành trì lời Thầy dạy cho, để sự ra đi của Thầy là động lực cho con tiến hơn nữa trên con đường tu học, hầu tạo được duyên lành trong đời này và đời sau.

Thành kính đảnh lễ Giác linh Thầy, Thầy ơi ! Hình ảnh Thầy, lời dạy của Thầy sẽ sống mãi mãi trong lòng chúng con.

Nam Mô A Di Đà Phật

Chicago, Friday 20-Nov-2015

Đệ tử Mỹ Hạnh Kathy Trần

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/02/2019(Xem: 5481)
Trong cuộc sống, người ta thường chọn cho mình một mục tiêu để tiến tới. Riêng tôi, thường tìm về những mưu cầu tâm linh để thăng hoa cuộc sống của mình. Điều làm cho cuộc đời tôi thay đổi khi tôi cảm nhận được ánh sáng nhiệm mầu của Phật pháp đã sáng soi khởi nguồn từ thuở ấu thơ. Có thể nói sự đưa đẩy tìm về ánh sáng Phật pháp đã đến với tôi rất sớm bắt nguồn từ sự thiếu thốn tình thương một người Mẹ của đứa bé vừa lên một tuổi đã mồ côi.
29/01/2019(Xem: 9650)
Tiểu La Nguyễn Thành, nhân vật kiệt xuất của đất Quảng Nam, người khai sáng Duy Tân Hội, nhà lãnh đạo xuất sắc đồng thời cũng là người tri âm, tri kỉ của chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu.
27/01/2019(Xem: 9922)
Thông Điệp Xuân Kỷ Hợi 2019 của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
19/01/2019(Xem: 6692)
Thời gian là cái gì thật mầu nhiệm, không hình không tướng, tưởng như nó dửng dưng, lạnh lùng trước muôn sự, nhưng lại thầm lặng ân cần cất giữ những gì đã đi qua, rồi tùy đối tượng mà hoài niệm. Không ai nắm bắt lại được những tờ lịch đã rơi, nhưng bước chân của bao bậc hiền nhân quân tửđều như còn in hằn trong không gian khi thời điểm luân lưu trở lại theo vận hành của trời đất.
12/01/2019(Xem: 15178)
Thông Bạch Tết Kỷ Hợi 2019 Của Hội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ Sa Môn Thích Thắng Hoan
11/01/2019(Xem: 10559)
Co lẽ mùa trăng Thành Đạo 2562 – 2018 sẽ khó quên đối với nhạc sĩ Hằng Vang và gia đình, khi giữa bao cơn lốc thực dụng xâm chiếm nhiều ngõ ngách cuộc sống và lấn sang cả khu vực luôn được bảo trọng của tâm hồn trong từng con người: Trái tim ! Nếu nói về một sự tưởng thưởng hay tri ân thì nhạc sĩ Hằng Vang có thể còn đi bên trên những khuôn sáo, danh vọng đó. Hơn thế nữa sẽ không ai có thể nhân danh để ghi nhận sự tận tâm , cống hiến gần cả cuộc đời cho âm nhạc Phật giáo mà không hề đòi hỏi một đồng lương, một phần thưởng nào trong suốt 86 năm dài tận tụy của người nhạc sĩ lão thành hiện đang còn sống duy nhất bên chúng ta.
01/01/2019(Xem: 8483)
Hòa Thượng Thích Mãn Giác, pháp danh Nguyên Cao, đạo hiệu Huyền Không, thế danh Võ Viết Tín, sinh năm Kỷ Tỵ, 1929 tại Cố đô Huế, trong một gia đình mà Nội Ngoại đều tin Phật và nhiều nguời trong thân quyến đã có duyên xuất gia và nổi tiếng thân danh trên đường tác thành Phật sự. Cố đô Huế chỉ là sinh quán, còn nguyên quán thuộc làng Phương Lang, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
16/12/2018(Xem: 8498)
1.Bảo An Hòa Thượng Nhất Đại Tôn Sư Đại Hỷ Đại Từ Trung Nam Bắc Phái Tề Tâm Kính Ngưởng. 2. Phổ Bảo Danh Lam Thiên Ban Diệu Dụng Ban Tuệ Ban Ân Thượng Hạ Biên Phương Chí niệm Quy Y.
07/12/2018(Xem: 6828)
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định: “Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng Từ bi, hỷ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời phấn đấu vì hạnh phúc an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà Sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời, hộ quốc, an dân.
28/11/2018(Xem: 6306)
Thế là đã tròn 15 năm kể từ ngày Thầy giã từ cuộc mộng. Chuyến hóa duyên này của Thầy khá là dài.... Con bây giờ đi gần hết đời người, quá nửa việc ngày xưa lẫn ngày nay gần như quên bẵng, nửa còn lại nhập nhằng giữa đôi bờ mộng thực chông chênh. Thếmà, từng chi tiết về lớp học năm xưa vẫn sáng ngời, vẹn nguyên trên đỉnh đồi tâm thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]