Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dâng lời sám hối Ân Sư

13/08/201500:58(Xem: 7926)
Dâng lời sám hối Ân Sư

 

Vào ngày 11/8/2015 nhằm ngày 27/6/Ất Mùi, chư tôn đức Tăng Ni ở hải ngoại đã câu hội về Viện Truyền thống Minh Đăng Quang để trang nghiêm làm lễ truy điệu và cung tiễn Kim quan của Hòa thượng Pháp sư.

Sau đây là những hình ảnh đã ghi lại được:

image5 Copy

image6 Copy

image8 Copy

image3 Copy

image1 Copy

image10 Copy

image2 Copy

htminh hieu2
DÂNG LỜI SÁM HỐI ÂN SƯ

 

            Nam Mô Tân Viên Tịch Đại Lão Hòa Thượng Pháp Sư Thượng GIÁC Hạ NHIÊN, Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới Chứng Giám.

          Từ xứ sở Nam Bán Cầu xa xôi đất nước Úc Châu, toàn thể Tăng Ni Thiện Tín Giáo Hội Phật Giáo Khất Sĩ chúng con vô cùng kính tiếc, đau đớn hướng về phương trời Bắc Mỹ, bang California, Hoa Kỳ, nơi di ảnh và kim quan Tôn Sư chúng con đang tại vị, chí thành ngưỡng vọng Giác Linh.Kính lạy Ân Sư, xin Người phát lòng đại bi cho con được dâng lời sám hối sau cùng.

          SƯ PHỤ! Hai tiếng thân thương con xin gọi, dù ngôi cao Người ngự trị từ xưa.  Danh tiếng PHÁP SƯ mọi xưng tán hóa dư thừa, ở trong tâm con Người mãi mãi là người Cha, người Thầy bao dung từ ái.  Đến trước người con trở nên nhỏ dại và gây bao lầm lỡ vụng về.  Thật đáng thương những đứa trẻ u mê.  Sư Phụ xoa đầu, thứ tha cho đám conmãi vẫy vùng trong vũng bùn danh lợi.

          Nhớ năm xưa, đầu thập niên 70, những tháng năm mùa Hè lửa cháy, chúng con bốn anh em từ miền Trung khổ hải, dắt dìu nhau vào nấp bóng Tòng Lâm.  Ở ngôi vị chí cao SƯ PHỤ thật ân cần, thu nhận hết mà không hề phân biệt.  Giửa biển đời ngàn trùng sóng cả, giửa trần ai cháy bỏng gian tham, Sư Phụ của con danh cao vòi vọi ngút ngàn, hai tiếng PHÁP SƯ Người rống lên âm vang sư tử.  Uy nghi, dõng dạc mà từ bi hà hải, giửa trần gian thắp sáng Ánh Nhiên Đăng. 

Nhớ thuở xưakhicòn làm Điệu, Huệ, tuổi nhỏ của chúng con muôn điều vụng dại, ngàn thứ lỗi lầm, chập chững tập dần nương náu Tịnh Xá Trung Tâm, có khi thất thố oai nghi, bị các Đại Đức quyết tâm cho về chốn cũ.  Sợ hãi muôn trùng, hoang mang tột độ, chỉ có SƯ PHỤ lời dạy sau cùng: “Tuổi trẻ non dại, không sao tránh khỏi nông nỗi sơ tâm, xét lại căn tu hạt giống nẩy mầm, nên cho PHÁP SƯ bao dung tất cả.”

          SƯ PHỤ ơi!  Nhờ có thế, những sư tử con tập dần tiếng rống, noi bước Cha lành bỏ hẳn mặc cảm cừu non.

          Rồi sau năm 75, dòng đời đổi thay vạn nẻo, SƯ PHỤ dấn thân vào thế giới bao la, đệ tử chúng con thêm lần nữa lạc lối bôn ba.TừđấtHoakỳ  Pháp âm Người phủ khắp năm Châu, cho hàng vạn người thấm nhuần ơn mưa móc.  Đệ  tử con y lời xưa Thầy dạy học, trôi theo dòng đời lưu lạc xứ Úc Châu.  Hai mươi năm cách biệt mới lại gặp nhau, đứa con xưa nay trưởng thành thật sự.  SƯ PHỤ vẫn yêu thương trao cho hành trang viễn xứ, đây Lý Tưởng rạng ngời thuyết pháp độ sinh, bổn phận con nơi nàyđấtÚc,5 Tiểu Bang phải mở bày giáo nghĩa, thànhlậpđạotrànghànhđạokhắptrờiTây.

          Hơn 15 năm hoằng pháp nhớ mãi lời Thầy, vâng lời Sư Phụ dạy con ngỡ mình hay, kiến lập đạo tràng Minh Quang trang nghiêm hùng vĩ, nhữngtưởng làm vậy đã báo đáp ơnvàvuilòngThầytổ, nên ngã nhơn nổi dậy tập khí che mù... Bao nhiêu lần trách móc sao Sư Phụ không làm Chùa to Phật lớn, sự nghiệp nước ngoài chỉ có căn nhà nhỏ đơn sơ... Sao Sư Phụ cứ mãi đi, cứ mãi nói không dừng, mặc cho tấm thân tứ đại mỗi ngày thêm khô kiệt!

          SƯ PHỤ vẫn khen con mỗi lần gặp gỡ, thuyết pháp, hay khai mở Đạo Tràng làm rạng rỡ sư môn... Nhưng than ôi!  Giờ phút này đây con dâng cả tâm hồn cả tấm thân với muôn ngàn thống hối... SƯ PHỤ ơi!  Bậc Thượng Sĩ xuất trần sá gì với trần gian được thua vinh nhục, lòng Đại Bi, Người là Bồ Tát vào đời.  Sư Phụ ra đi bỏ con trẻ chơi vơi: 19/6 Ngài dự tri thời chí.

 Có bao người đã làm nên điều ấy, nếu không là Bồ Tát hóa viên dung?

          Bài thơ của Thiền Sư xưa con tụng:  “Nhạn quá trường không, Ảnh trầm hàn thủy, Nhạn vô lưu tích chi ý, Thủy vô lưu ảnh chi tâm”, còn Sư Phụ con ngàynay:    

          Chim trời sãi cánh dặm không,

          Bóng chìm đáy nước âm thầm vô ngôn.

          Thong dong giửa chốn bụi hồng,

          Nước chim tự tại sắc không hững hờ...

          Kính lạy Giác Linh Ân Sư,

Danh lợi sắc tài trần gian con nắm bắt, Sư Phụ mĩm cười: được lắm ráng nghe con... Cao viễn... Thậm thâm...Giờ tỉnh hiểu ra thì con đã không còn: Người tự tại khứ lai vào NHẤT THỂ...

          Văn tự nghèo nàn, ngữ ngôn rỗng tuếch, chỉ còn lại cơn đau, niềm thống hối vạn thuở không phai, dù con biết nơi đâu Sư Phụ ngự Liên Đài.... đừng tha thứ đứa con vô vàn bất hiếu...để con đau-càng đau thêm thấu hiểu. Sanh diệt ngàn đời chưa trả hết nghĩa ÂN SƯ!

          Chí thành đảnh lễ, dâng lời SÁM HỐI tiễn biệt SƯ PHỤ kính yêu của riêng con.

 

                                                          Bất Hiếu Tử Tỳ Kheo Minh Hiếu kính lạy.

 

            

Ý kiến bạn đọc
12/08/201515:52
Khách
Cầu giác linh Hòa Thượng cao đăng về Phật Quốc
Nam mô Tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 16252)
Ba năm về trước, khi bổn-sư (và cũng là chú ruột) của tôi là cố Hòa-Thượng Ðại-Ninh THÍCH THIỀN-TÂM viên-tịch, trong buổi lễ thọ tang ngài tôi có dâng lời nguyện trước giác-linh Hòa-Thượng cầu xin ngài chứng-minh và gia-hộ cho tôi - vừa là đệ-tử và cũng là cháu ruột của ngài - được đầy đủ đạo-lực cùng minh-tâm, kiến-tánh thêm hơn để nối-tiếp theo gót chân ngài, hoằng-dương pháp môn Tịnh-độ nơi hải-ngoại ....
17/04/2013(Xem: 5036)
Con, Tỳ kheo ni Hạnh Thanh, vừa là môn phái Linh Mụ ; nhưng thật ra, Ôn, cũng như con và cả Đại chúng Linh Mụ đều là tông môn Tây Thiên pháp phái. Vì Ôn Đệ tam Tăng thống tuy Trú trì Linh Mụ quốc tự, nhưng lại là đệ tử út của Tổ Tâm Tịnh, Khai sơn Tổ Đình Tây Thiên, được triều Nguyễn dưới thời vua Khải Định sắc phong là Tây Thiên Di Đà tự. Ôn Cố Đại lão Hòa thượng Đôn Hậu có cùng Pháp tự chữ Giác với quý Ôn là Giác Thanh, trong Sơn môn Huế thường gọi là hàng thạch trụ Cửu Giác và có thêm một hàng gọi là bậc danh tăng thạc học Cửu Trí (Chỉ cho các ngài Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Siệu v..v...) Cố đô Huế là vậy ; đó là chưa kể nơi phát sinh ra danh Tăng ưu tú ngũ Mật nhị Diệu (Mật Tín, Mật Khế, Mật Hiển, Mật Nguyện, Mật Thể, Diệu Huệ và Diệu Không) và cũng là nơi đào tạo tăng tài, xây dựng trường Đại học Phật giáo đầu tiên không những chỉ cho Huế mà cả miền Trung việt Nam nữa. Ở Huế thường kính trọng các bậc chơn tu thực học, đạo cao đức trọng nên thường lấy tên chùa để gọi pháp
11/04/2013(Xem: 8327)
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
10/04/2013(Xem: 6396)
Ngày 15-2-1965, tôi và thầy Chơn Thanh cũng như các học Tăng khác từ các nơi tập trung về Phật học viện Huệ Nghiêm dự thi tuyển vào khóa II của Phật học viện. Thầy thì từ Phật học đường Phổ Quang Gia Định đến, tôi thì từ Phật học đường Lưỡng Xuyên- Trà Vinh lên, tất cả cùng một chí hướng, một mục đích và một ước nguyện là thi đậu vào Phật học viện. Kết quả, thầy thi đậu lớp Sơ trung 2, tôi thi đậu vào lớp Sơ trung 1
10/04/2013(Xem: 7998)
Kính dâng Hoà Thượng Thích Tịch Tràng, để nhớ công ơn giáo dưỡng - Tôi ra thắp nhang nơi tháp mộ của Người, ngồi bên tháp rêu phong, vôi vữa đã lở ra từng mảng, đường nét đơn sơ giản dị như cuộc đời giản dị của Thầy, lòng chợt bâng khuâng nhớ thương thầy vô hạn. Tôi tự hỏi: “Động cơ nào đã thôi thúc Thầy nguyên là một vị giáo sư Pháp văn ưu tú con nhà quý tộc ở xứ Quảng, lại cắt ngang con đường công danh sự nghiệp, để vào đây nối bước theo chân Tổ mà nối đuốc đưa mọi người qua khỏi bóng đêm vô minh dày đặc và biến nơi đây thành một quê hương tâm linh cho tất cả ngưỡng vọng hướng về”.
10/04/2013(Xem: 6832)
Một sinh thể đã xuất hiện trong cuộc đời như chưa từng có, đến lúc từ giã ra đi cũng thật nhẹ nhàng như cánh nhạn lưng trời. Vốn xuất thân từ dòng dõi trâm anh thế phiệt, được bẩm thụ cái gen của tổ phụ từng nổi tiếng văn chương, lại hấp thụ tinh hoa của địa linh sông Hương, núi Ngự - một vùng đất được xem là cái nôi của văn hóa Phật giáo miền Trung. Khi trưởng thành, thể hiện phong thái của một bậc nữ lưu tài sắc vẹn toàn, nhưng túc duyên thôi thúc, sớm rõ lẽ vô thường, dễ dàng từ bỏ cảnh phú quí vinh hoa, hâm mộ nếp sống Thiền môn thanh đạm.
10/04/2013(Xem: 5498)
Cư sĩ Tâm Minh- Lê Đình Thám sanh năm Đinh Dậu (1897) tại làng Đồng Mỹ (Phú mỹ), tổng Phú Khương, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam-nay là tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Ông xuất thân trong một gia đình quyền quí nhiều đời làm quan.Thân sinh là Binh Bộ Thượng Thư Lê Đỉnh ở triều Tự đức.
10/04/2013(Xem: 6056)
Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, thế danh là Nguyễn Văn Kỉnh, sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (1890), tại làng Dưỡng Mông Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân sinh là cụ ông Nguyễn Văn Toán và cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Ngài là con trai thứ ba trong gia đình, bẩm tính thông minh, năm 15 tuổi Ngài đã tinh thông Nho học rõ lẽ xuất xứ ở đời, nhưng với chí khí xuất trần, muốn vươn tới một phương trời cao rộng Ngài đã xin phép song thân được xuất gia tầm sư học đạo.
10/04/2013(Xem: 9715)
Đại Lão Hoà Thượng Pháp danh Thượng Quảng Hạ Liên, Tự Bi Hoa, Hiệu Trí Hải thế danh Nguyễn Văn Chính, sinh năm 1926 – Bính Dần tại Sông Cầu – Tỉnh Phú Yên, trong một gia đình túc nho, tiểu thương, giàu lòng kính tin tam bảo, Hoà thượng là con thứ 8 trong gia đình với 09 Anh Chị Em được thân phụ là Cụ Ông Nguyễn Văn Phân – PD. Nhựt Minh và thân mẫu là cụ bà Võ Thị Dưỡng – PD.
10/04/2013(Xem: 5834)
Ngài thế danh là Nguyễn Xuân pháp danh Thanh Phong pháp tự Hoàng Thu hiệu Như Nguyện. Sinh ngày 01/06/1937 tai thôn Phú Cấp xã Diên Phú huyện Diên Khánh tinh Khánh Hoà. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Ðối thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Lẻo pháp danh Trừng Lan. Ngài là anh cả trong 4 anh em.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567