Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 585: PhầnTịnh Giới Ba-La-Mật-Đa 02

21/07/201520:42(Xem: 14348)
Quyển 585: PhầnTịnh Giới Ba-La-Mật-Đa 02

Tập 11

 Quyển 585

PhầnTịnh Giới Ba-La-Mật-Đa 02
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí



 

Bấy giờ, Xá-lợi Tử lại nói với Mãn Từ Tử:

- Nếu các Bồ-tát tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa thấy có một ít pháp gọi là tác giả, thì nên biết tuy trụ ở trong pháp Bồ-tát nhưng gọi là xả bỏ các pháp Bồ-tát. Đây là Bồ-tát tác ý phi lý. Nếu khởi tác ý phi lý như vậy, nên biết gọi là Bồ-tát phạm giới.

Mãn Từ Tử liền hỏi cụ thọ Xá-lợi Tử:

- Nếu các Bồ-tát không thấy một ít pháp gọi là tác giả, thì các Bồ-tát này thọ trì tịnh giới Ba-la-mật-đa không có sự vi phạm. Vậy pháp gì đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát này là lợi ích là tổn giảm?

Xá-lợi Tử đáp:

- Không có pháp nào đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát  này là lợi ích là tổn giảm. Nếu thấy một ít pháp đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này là lợi ích là tổn giảm, thì nên biết là Bồ-tát chấp thủ tịnh giới. Nếu các Bồ-tát thấy có một ít pháp đối với tịnh giới Ba-la-mật-đa này cho là lợi ích là tổn giảm, thì các Bồ-tát này không hộ trì được tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát. Nếu các Bồ-tát không thấy có ít pháp gọi là tác giả, thì các Bồ-tát này hộ trì đúng tịnh giới Ba-la-mật-đa của Bồ-tát. Nếu các Bồ-tát thọ trì tịnh giới, hồi hướng cầu đến trí nhất thiết trí, thì mới gọi là tịnh giới Ba-la-mật-đa. Nếu các Bồ-tát thọ trì tịnh giới mà không hồi hướng cầu đến trí nhất thiết trí, thì nên biết giới này tuy đắc nhưng gọi là chẳng phải tịnh giới Ba-la-mật-đa, hoặc cầu quả nhị thừa thế gian.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ-tát tùy theo sự hành bố thí, đều dùng đại bi làm đầu, thường phát khởi tâm tùy thuận hồi hướng tương ưng với trí nhất thiết trí. Nên biết đây gọi là đầy đủ giới Bồ-tát.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ-tát tùy theo sự hộ trì giới, đều dùng đại bi làm đầu, thường phát khởi tâm tùy thuận hồi hướng tương ưng với trí nhất thiết trí. Nên biết đây gọi là đầy đủ giới Bồ-tát.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ-tát bị các hữu tình đánh, hoặc mắng, hoặc phỉ báng, lăng nhục, khinh chê v.v…, tùy theo sự tu hành an nhẫn đều dùng đại bi làm đầu, thường phát khởi tâm tùy thuận hồi hướng tương ưng với trí nhất thiết trí. Nên biết đây gọi là đầy đủ giới Bồ-tát.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ-tát vì muốn cứu vớt tất cả hữu tình thoát khỏi các khổ não sanh tử nơi đường ác, thường hành tinh tấn, đều dùng đại bi làm đầu, thường phát khởi tâm tùy thuận hồi hướng tương ưng với trí nhất thiết trí. Nên biết đây gọi là đầy đủ giới Bồ-tát.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ-tát tu tĩnh lự lại suy nghĩ: Ta phải phát khởi tĩnh lự thù thắng, do đấy phát khởi thần thông thù thắng, biết tâm hành sai khác của các hữu tình, nên thuyết giảng trao truyền thuốc pháp, giúp họ thoát các khổ sanh tử nơi đường ác. Lại vì điều hoà phiền não thân tâm, làm phước điền thanh tịnh cho loài hữu tình, kham nhận, phát trí nhất thiết trí. Suy nghĩ như vậy, tu tĩnh lự tất cả đều dùng đại bi làm đầu, thường phát khởi tâm tùy thuận hồi hướng tương ưng với trí nhất thiết trí. Nên biết đây gọi là đầy đủ giới Bồ-tát.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ-tát tùy theo sự tu hành trí huệ vi diệu thậm thâm đều vì đối với pháp mà xa lìa điên đảo, được các thiện xảo, nghĩa là uẩn thiện xảo, giới thiện xảo, xứ thiện xảo, đế thiện xảo, duyên khởi thiện xảo, thị xứ phi xứ thiện xảo.

Thế nào gọi là thiện xảo đối với uẩn?

Nghĩa là các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu sắc uẩn. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu sắc uẩn đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu sắc uẩn. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu sắc uẩn đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn. 

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc uẩn thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc uẩn vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn. 

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc uẩn ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn. 

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc uẩn tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn. 

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc uẩn Không hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn Không hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn. 

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc uẩn có tướng hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn có tướng hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn. 

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc uẩn có nguyện hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn có nguyện hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn. 

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc uẩn tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn. 

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc uẩn xa lìa hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thọ, tưởng, hành, thức uẩn xa lìa hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với uẩn. 

Thế nào gọi là thiện xảo đối với giới?

Nghĩa là các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu nhãn giới. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu nhãn giới đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu nhãn giới. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu nhãn giới đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn giới thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn giới vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn giới ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn giới tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn giới Không hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới Không hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn giới có tướng hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có tướng hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn giới có nguyện hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới có nguyện hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn giới tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn giới xa lìa hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới xa lìa hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu sắc giới. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu sắc giới đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu sắc giới. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu sắc giới đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc giới thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc giới vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc giới ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc giới tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc giới Không hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới Không hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc giới có tướng hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có tướng hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc giới có nguyện hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới có nguyện hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc giới tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc giới xa lìa hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp giới xa lìa hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu nhãn thức giới. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu nhãn thức giới đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu nhãn thức giới. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu nhãn thức giới đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn thức giới thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn thức giới vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn thức giới ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn thức giới tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn thức giới Không hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới Không hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn thức giới có tướng hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có tướng hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn thức giới có nguyện hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới có nguyện hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn thức giới tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn thức giới xa lìa hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới xa lìa hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu nhãn xúc. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu nhãn xúc đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu nhãn xúc. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu nhãn xúc đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xúc thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xúc vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc vui hoặc khổ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xúc ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xúc tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xúc Không hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc Không hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xúc có tướng hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có tướng hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xúc có nguyện hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc có nguyện hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xúc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc tịch tĩnh hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xúc xa lìa hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc xa lìa hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thường, hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra thường hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vui, hoặc khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra vui, hoặc khổ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra ngã, hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra ngã, hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra tịnh, hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra tịnh, hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra Không, hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra Không, hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có tướng, hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra có tướng, hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có nguyện, hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra có nguyện, hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra tịch tĩnh, hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra tịch tĩnh, hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra xa lìa, hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra xa lìa, hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu địa giới. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không thức giới. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu địa giới đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu địa giới. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu địa giới đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không, thức giới đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu địa giới thường, hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không, thức giới thường, hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu địa giới vui, hoặc khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không thức giới vui, hoặc khổ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu địa giới ngã, hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không, thức giới ngã, hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu địa giới tịnh, hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không, thức giới tịnh, hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu địa giới Không, hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không, thức giới Không, hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu địa giới có tướng, hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không thức giới có tướng, hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu địa giới có nguyện, hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không thức giới có nguyện, hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu địa giới tịch tĩnh, hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không, thức giới tịch tĩnh, hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu địa giới xa lìa, hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thủy, hỏa, phong, không, thức giới xa lìa, hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với giới.

Thế nào gọi là thiện xảo đối với xứ?

Nghĩa là các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu nhãn xứ. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu nhãn xứ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu nhãn xứ. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu nhãn xứ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xứ thường, hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thường, hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xứ vui, hoặc khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vui, hoặc khổ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xứ ngã, hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ ngã, hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xứ tịnh, hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tịnh, hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xứ Không, hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ Không, hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xứ có tướng, hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có tướng, hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xứ có nguyện, hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có nguyện, hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xứ tịch tĩnh, hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tịch tĩnh, hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu nhãn xứ xa lìa, hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ xa lìa, hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu sắc xứ. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu sắc xứ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu sắc xứ. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu sắc xứ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc xứ thường, hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thường, hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc xứ vui, hoặc khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vui, hoặc khổ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc xứ ngã, hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ngã, hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc xứ tịnh, hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tịnh, hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc xứ Không, hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ Không, hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc xứ có tướng, hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có tướng, hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc xứ có nguyện, hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có nguyện, hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc xứ tịch tĩnh, hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tịch tĩnh, hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu sắc xứ xa lìa, hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ xa lìa, hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với xứ.

Thế nào thiện xảo đối với đế?

Nghĩa là các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu Thánh đế khổ. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các tự tướng có bao nhiêu Thánh đế khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các tự tướng có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu Thánh đế khổ. Như thật biết rõ có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật các cộng tướng có bao nhiêu Thánh đế khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ các cộng tướng có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu Thánh đế khổ thường, hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo thường, hoặc vô thường đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu Thánh đế khổ vui, hoặc khổ đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo vui, hoặc khổ đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu Thánh đế khổ ngã, hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo ngã hoặc vô ngã đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu Thánh đế khổ tịnh, hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo tịnh hoặc bất tịnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu Thánh đế khổ Không, hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo Không hoặc bất Không đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu Thánh đế khổ có tướng, hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo có tướng, hoặc vô tướng đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu Thánh đế khổ có nguyện, hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo có nguyện, hoặc vô nguyện đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu Thánh đế khổ tịch tĩnh, hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo tịch tĩnh, hoặc không tịch tĩnh đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.

Lại nữa, các Bồ-tát biết rõ như thật có bao nhiêu Thánh đế khổ xa lìa, hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như thật biết rõ có bao nhiêu Thánh đế tập, diệt, đạo xa lìa hoặc không xa lìa đều bất khả đắc. Như vậy gọi là thiện xảo đối với đế.

  

    Quyển thứ 585
         Hết
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2015(Xem: 11887)
Chân dung Chư Tôn Đức Giác Linh thờ tại Tu Viện Quảng Đức
23/01/2015(Xem: 12854)
Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin : Hòa Thượng Thích Tuệ Chiếu vừa viên tịch tại Hoa Kỳ Sẽ cập nhật thông tin tang lễ sớm nhất ngay khi có thể
22/01/2015(Xem: 8220)
Phật giáo Việt Nam vào cuối thế kỷ 20, Thiền sư Duy Lực đã thắp sáng lại ngọn đèn thiền, tô đậm nét Tông chỉ Tổ Đạt Ma, khôi phục Tổ sư thiền Việt Nam, trải qua hơn 20 năm chuyên hoằng dương Tổ Sư Thiền (dạy tham thiền thoại đầu) ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Ngài xuất gia tại Từ Ân Thiền Tự, Chợ Lớn, Sài Gòn, thọ giới Tam Đàn Cụ Túc tại Chùa Cực Lạc Malaysia vào Tháng 05 năm 1974. Từ đó Ngài chuyên tham câu thoại đầu “Khi chưa có trời đất ta là cái gì?” trải qua nhiều năm, một hôm do đọc quyển Trung Quán Luận đến câu: “Do có nghĩa Không nên thành tựu tất cả pháp” đốn ngộ ý chỉ “Từ Không Hiển Dụng”.
13/12/2014(Xem: 12040)
HT Thích Thanh An vừa viên tịch
11/12/2014(Xem: 11103)
Video: Lễ tưởng niệm Cố HT Thích Tâm Thanh
12/11/2014(Xem: 9317)
Một thi hài được chôn dưới đất đã 30 năm, nhưng khi được khai quật và di dời thì hài cốt cũng như bộ cà sa và y phục vẫn còn nguyên vẹn. Những khớp xương chân tay vẫn dính chặt nhau và cứng như đá, đặc biệt hộp sọ có màu vàng. Câu chuyện đầy bí ẩn này xuất hiện tại chùa Long Bửu (thôn Xuân Vinh, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi), khi chùa khai quật di cốt cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Đức để đặt vào bảo tháp.
07/11/2014(Xem: 31835)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
03/11/2014(Xem: 52816)
Theo truyền thống Tăng Già, hằng năm chư Tăng Ni đều tụ về nhóm họp một nơi kiết giới an cư, hầu thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới, Định, Tuệ là ba môn vô lậu học, tăng trưởng đạo lực sau những tháng ngày bận rộn hoằng pháp lợi sanh. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi –Tân Tây Lan được thành lập năm 1999, mỗi năm đều qui tụ tại một trú xứ được chọn trước để an cư tu tập trong mười ngày. Năm nay Đạo tràng Tu Viện Quảng Đức chúng con được Hội Đồng Điều Hành và Tổng Vụ Tăng Sự giao phó trách nhiệm tổ chức Mùa An Cư lần thứ 15 của Giáo Hội. Đạo Tràng chúng con đã thỉnh ý Chư Tôn Giáo Phẩm trong Giáo Hội và quý Ngài đã đồng thuận tổ chức kỳ An Cư Kiết Đông năm nay tại Tu Viện Quảng Đức theo ngày giờ như sau:
01/11/2014(Xem: 6059)
Hòa Thượng Thích Tâm Hướng (1923 – 1997) Hoà thượng Tâm Hướng Pháp danh Nguyên Nguyện, hiệu Huyền Luận, thế danh Dương Xuân Đệ, đời thứ 44 dòng thiền Lâm Tế. Ngài sinh ngày 24 tháng 11 năm Quý Hợi (31/12/1923), tại làng Hương Cần, xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế trong một gia đình thâm tín Tam Bảo. Thân phụ là cụ Dương Xuân Ngô và thân mẫu là cụ bà Trần Thị Đặng.
01/10/2014(Xem: 14785)
Nhân Vật Phật Giáo Thế Giới, do TT Thích Nguyên Tạng biên soạn từ 1990
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]