Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 32: Phẩm Dạy Bảo Trao Truyền 22

07/07/201510:08(Xem: 13825)
Quyển 32: Phẩm Dạy Bảo Trao Truyền 22

Tập 01 
Quyển 32 
Phẩm Dạy Bảo Trao Truyền 22
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí


 

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của pháp môn Đà-la-ni chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của pháp môn Tam-ma-địa chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu phiền não, vô phiền não của pháp môn Đà-la-ni; hoặc hữu phiền não, vô phiền não của pháp môn Tam-ma-địa, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu phiền não, vô phiền não của pháp môn Đà-la-ni và cái danh hữu phiền não, vô phiền não của pháp môn Tam-ma-địa! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của pháp môn Đà-la-ni là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của pháp môn Tam-ma-địa là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của pháp môn Đà-la-ni chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của pháp môn Tam-ma-địa chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thế gian, xuất thế gian của pháp môn Đà-la-ni; hoặc thế gian, xuất thế gian của pháp môn Tam-ma-địa, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thế gian, xuất thế gian của pháp môn Đà-la-ni và cái danh thế gian, xuất thế gian của pháp môn Tam-ma-địa! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của pháp môn Đà-la-ni là đại Bồ-tát; chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của pháp môn Tam-ma-địa là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của pháp môn Đà-la-ni chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của pháp môn Tam-ma-địa chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tạp nhiễm, thanh tịnh của pháp môn Đà-la-ni; hoặc tạp nhiễm, thanh tịnh của pháp môn Tam-ma-địa, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tạp nhiễm, thanh tịnh của pháp môn Đà-la-ni và cái danh tạp nhiễm, thanh tịnh của pháp môn Tam-ma-địa! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của pháp môn Đà-la-ni là đại Bồ-tát; chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của pháp môn Tam-ma-địa là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của pháp môn Đà-la-ni chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của pháp môn Tam-ma-địa chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của pháp môn Đà-la-ni; hoặc thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của pháp môn Tam-ma-địa, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của pháp môn Đà-la-ni và cái danh thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của pháp môn Tam-ma-địa! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của pháp môn Đà-la-ni là đại Bồ-tát; chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của pháp môn Tam-ma-địa là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của pháp môn Đà-la-ni chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của pháp môn Tam-ma-địa chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của pháp môn Đà-la-ni; hoặc tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của pháp môn Tam-ma-địa, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của pháp môn Đà-la-ni và cái danh tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của pháp môn Tam-ma-địa! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của pháp môn Đà-la-ni là đại Bồ-tát; chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của pháp môn Tam-ma-địa là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của pháp môn Đà-la-ni chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của pháp môn Tam-ma-địa chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc khả đắc, bất khả đắc của pháp môn Đà-la-ni; hoặc khả đắc, bất khả đắc của pháp môn Tam-ma-địa, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh khả đắc, bất khả đắc của pháp môn Đà-la-ni và cái danh khả đắc, bất khả đắc của pháp môn Tam-ma-địa! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của pháp môn Đà-la-ni là đại Bồ-tát; chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của pháp môn Tam-ma-địa là đại Bồ-tát?

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát?

Cụ thọ Thiện Hiện bạch: Bạch Thế Tôn! Hoặc bậc Cực hỷ; hoặc bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh bậc Cực hỷ và cái danh bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; chính cái danh bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thường, hoặc vô thường của bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thường, hoặc vô thường của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thường, vô thường của bậc Cực hỷ; hoặc thường, vô thường của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thường, vô thường của bậc Cực hỷ và cái danh thường, vô thường của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thường, hoặc vô thường của bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; chính cái danh thường, hoặc vô thường của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh lạc, hoặc khổ của bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh lạc, hoặc khổ của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc lạc, khổ của bậc Cực hỷ; hoặc lạc, khổ của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh lạc, khổ của bậc Cực hỷ và cái danh lạc, khổ của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh lạc, hoặc khổ của bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; chính cái danh lạc, hoặc khổ của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc ngã, vô ngã của bậc Cực hỷ; hoặc ngã, vô ngã của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh ngã, vô ngã của bậc Cực hỷ và cái danh ngã, vô ngã của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tịnh, bất tịnh của bậc Cực hỷ; hoặc tịnh, bất tịnh của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tịnh, bất tịnh của bậc Cực hỷ và cái danh tịnh, bất tịnh của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh không, hoặc bất không của bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh không, hoặc bất không của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc không, bất không của bậc Cực hỷ; hoặc không, bất không của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh không, bất không của bậc Cực hỷ và cái danh không, bất không của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh không, hoặc bất không của bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; chính cái danh không, hoặc bất không của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu tướng, vô tướng của bậc Cực hỷ; hoặc hữu tướng, vô tướng của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu tướng, vô tướng của bậc Cực hỷ và cái danh hữu tướng, vô tướng của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu nguyện, vô nguyện của bậc Cực hỷ; hoặc hữu nguyện, vô nguyện của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu nguyện, vô nguyện của bậc Cực hỷ và cái danh hữu nguyện, vô nguyện của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tịch tịnh, bất tịch tịnh của bậc Cực hỷ; hoặc tịch tịnh, bất tịch tịnh của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tịch tịnh, bất tịch tịnh của bậc Cực hỷ và cái danh tịch tịnh, bất tịch tịnh của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc viễn ly, bất viễn ly của bậc Cực hỷ; hoặc viễn ly, bất viễn ly của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh viễn ly, bất viễn ly của bậc Cực hỷ và cái danh viễn ly, bất viễn ly của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu vi, vô vi của bậc Cực hỷ; hoặc hữu vi, vô vi của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu vi, vô vi của bậc Cực hỷ và cái danh hữu vi, vô vi của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu lậu, vô lậu của bậc Cực hỷ; hoặc hữu lậu, vô lậu của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu lậu, vô lậu của bậc Cực hỷ và cái danh hữu lậu, vô lậu của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh sanh, hoặc diệt của bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh sanh, hoặc diệt của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc sanh, diệt của bậc Cực hỷ; hoặc sanh, diệt của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh sanh, diệt của bậc Cực hỷ và cái danh sanh, diệt của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh sanh, hoặc diệt của bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; chính cái danh sanh, hoặc diệt của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thiện, phi thiện của bậc Cực hỷ; hoặc thiện, phi thiện của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thiện, phi thiện của bậc Cực hỷ và cái danh thiện, phi thiện của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu tội, vô tội của bậc Cực hỷ; hoặc hữu tội, vô tội của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu tội, vô tội của bậc Cực hỷ và cái danh hữu tội, vô tội của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu phiền não, vô phiền não của bậc Cực hỷ; hoặc hữu phiền não, vô phiền não của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu phiền não, vô phiền não của bậc Cực hỷ và cái danh hữu phiền não, vô phiền não của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thế gian, xuất thế gian của bậc Cực hỷ; hoặc thế gian, xuất thế gian của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thế gian, xuất thế gian của bậc Cực hỷ và cái danh thế gian, xuất thế gian của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tạp nhiễm, thanh tịnh của bậc Cực hỷ; hoặc tạp nhiễm, thanh tịnh của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tạp nhiễm, thanh tịnh của bậc Cực hỷ và cái danh tạp nhiễm, thanh tịnh của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của bậc Cực hỷ; hoặc thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của bậc Cực hỷ và cái danh thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của bậc Cực hỷ; hoặc tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của bậc Cực hỷ và cái danh tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của bậc Cực hỷ chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc khả đắc, bất khả đắc của bậc Cực hỷ; hoặc khả đắc, bất khả đắc của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh khả đắc, bất khả đắc của bậc Cực hỷ và cái danh khả đắc, bất khả đắc của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của bậc Cực hỷ là đại Bồ-tát; chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là đại Bồ-tát?

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát?

Cụ thọ Thiện Hiện bạch: Bạch Thế Tôn! Hoặc năm loại mắt; hoặc sáu phép thần thông, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh năm loại mắt và cái danh sáu phép thần thông! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh năm loại mắt là đại Bồ-tát; chính cái danh sáu phép thần thông là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thường, hoặc vô thường của năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thường, hoặc vô thường của sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thường, vô thường của năm loại mắt; hoặc thường, vô thường của sáu phép thần thông, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thường, vô thường của năm loại mắt và cái danh thường, vô thường của sáu phép thần thông! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thường, hoặc vô thường của năm loại mắt là đại Bồ-tát; chính cái danh thường, hoặc vô thường của sáu phép thần thông là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh lạc, hoặc khổ của năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh lạc, hoặc khổ của sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc lạc, khổ của năm loại mắt; hoặc lạc, khổ của sáu phép thần thông, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh lạc, khổ của năm loại mắt và cái danh lạc, khổ của sáu phép thần thông! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh lạc, hoặc khổ của năm loại mắt là đại Bồ-tát; chính cái danh lạc, hoặc khổ của sáu phép thần thông là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc ngã, vô ngã của năm loại mắt; hoặc ngã, vô ngã của sáu phép thần thông, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh ngã, vô ngã của năm loại mắt và cái danh ngã, vô ngã của sáu phép thần thông! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của năm loại mắt là đại Bồ-tát; chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của sáu phép thần thông là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tịnh, bất tịnh của năm loại mắt; hoặc tịnh, bất tịnh của sáu phép thần thông, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tịnh, bất tịnh của năm loại mắt và cái danh tịnh, bất tịnh của sáu phép thần thông! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của năm loại mắt là đại Bồ-tát; chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của sáu phép thần thông là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh không, hoặc bất không của năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh không, hoặc bất không của sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc không, bất không của năm loại mắt; hoặc không, bất không của sáu phép thần thông, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh không, bất không của năm loại mắt và cái danh không, bất không của sáu phép thần thông! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh không, hoặc bất không của năm loại mắt là đại Bồ-tát; chính cái danh không, hoặc bất không của sáu phép thần thông là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu tướng, vô tướng của năm loại mắt; hoặc hữu tướng, vô tướng của sáu phép thần thông, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu tướng, vô tướng của năm loại mắt và cái danh hữu tướng, vô tướng của sáu phép thần thông! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của năm loại mắt là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của sáu phép thần thông là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu nguyện, vô nguyện của năm loại mắt; hoặc hữu nguyện, vô nguyện của sáu phép thần thông, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu nguyện, vô nguyện của năm loại mắt và cái danh hữu nguyện, vô nguyện của sáu phép thần thông! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của năm loại mắt là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu nguyện, hoặc vô nguyện của sáu phép thần thông là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tịch tịnh, bất tịch tịnh của năm loại mắt; hoặc tịch tịnh, bất tịch tịnh của sáu phép thần thông, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tịch tịnh, bất tịch tịnh của năm loại mắt và cái danh tịch tịnh, bất tịch tịnh của sáu phép thần thông! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của năm loại mắt là đại Bồ-tát; chính cái danh tịch tịnh, hoặc bất tịch tịnh của sáu phép thần thông là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc viễn ly, bất viễn ly của năm loại mắt; hoặc viễn ly, bất viễn ly của sáu phép thần thông, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh viễn ly, bất viễn ly của năm loại mắt và cái danh viễn ly, bất viễn ly của sáu phép thần thông! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của năm loại mắt là đại Bồ-tát; chính cái danh viễn ly, hoặc bất viễn ly của sáu phép thần thông là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu vi, vô vi của năm loại mắt; hoặc hữu vi, vô vi của sáu phép thần thông, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu vi, vô vi của năm loại mắt và cái danh hữu vi, vô vi của sáu phép thần thông! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của năm loại mắt là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu vi, hoặc vô vi của sáu phép thần thông là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu lậu, vô lậu của năm loại mắt; hoặc hữu lậu, vô lậu của sáu phép thần thông, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu lậu, vô lậu của năm loại mắt và cái danh hữu lậu, vô lậu của sáu phép thần thông! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của năm loại mắt là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu lậu, hoặc vô lậu của sáu phép thần thông là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh sanh, hoặc diệt của năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh sanh, hoặc diệt của sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc sanh, diệt của năm loại mắt; hoặc sanh, diệt của sáu phép thần thông, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh sanh, diệt của năm loại mắt và cái danh sanh, diệt của sáu phép thần thông! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh sanh, hoặc diệt của năm loại mắt là đại Bồ-tát; chính cái danh sanh, hoặc diệt của sáu phép thần thông là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thiện, phi thiện của năm loại mắt; hoặc thiện, phi thiện của sáu phép thần thông, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thiện, phi thiện của năm loại mắt và cái danh thiện, phi thiện của sáu phép thần thông! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của năm loại mắt là đại Bồ-tát; chính cái danh thiện, hoặc phi thiện của sáu phép thần thông là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu tội, vô tội của năm loại mắt; hoặc hữu tội, vô tội của sáu phép thần thông, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu tội, vô tội của năm loại mắt và cái danh hữu tội, vô tội của sáu phép thần thông! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của năm loại mắt là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tội, hoặc vô tội của sáu phép thần thông là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu phiền não, vô phiền não của năm loại mắt; hoặc hữu phiền não, vô phiền não của sáu phép thần thông, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu phiền não, vô phiền não của năm loại mắt và cái danh hữu phiền não, vô phiền não của sáu phép thần thông! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của năm loại mắt là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu phiền não, hoặc vô phiền não của sáu phép thần thông là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thế gian, xuất thế gian của năm loại mắt; hoặc thế gian, xuất thế gian của sáu phép thần thông, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thế gian, xuất thế gian của năm loại mắt và cái danh thế gian, xuất thế gian của sáu phép thần thông! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của năm loại mắt là đại Bồ-tát; chính cái danh thế gian, hoặc xuất thế gian của sáu phép thần thông là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tạp nhiễm, thanh tịnh của năm loại mắt; hoặc tạp nhiễm, thanh tịnh của sáu phép thần thông, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tạp nhiễm, thanh tịnh của năm loại mắt và cái danh tạp nhiễm, thanh tịnh của sáu phép thần thông! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của năm loại mắt là đại Bồ-tát; chính cái danh tạp nhiễm, hoặc thanh tịnh của sáu phép thần thông là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của năm loại mắt; hoặc thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của sáu phép thần thông, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của năm loại mắt và cái danh thuộc sanh tử, thuộc Niết-bàn của sáu phép thần thông! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của năm loại mắt là đại Bồ-tát; chính cái danh thuộc sanh tử, hoặc thuộc Niết-bàn của sáu phép thần thông là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của năm loại mắt; hoặc tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của sáu phép thần thông, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của năm loại mắt và cái danh tại nội, tại ngoại, tại lưỡng gian của sáu phép thần thông! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của năm loại mắt là đại Bồ-tát; chính cái danh tại nội, tại ngoại, hoặc tại lưỡng gian của sáu phép thần thông là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của năm loại mắt chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của sáu phép thần thông chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc khả đắc, bất khả đắc của năm loại mắt; hoặc khả đắc, bất khả đắc của sáu phép thần thông, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh khả đắc, bất khả đắc của năm loại mắt và cái danh khả đắc, bất khả đắc của sáu phép thần thông! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của năm loại mắt là đại Bồ-tát; chính cái danh khả đắc, hoặc bất khả đắc của sáu phép thần thông là đại Bồ-tát?

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát?

Cụ thọ Thiện Hiện bạch: Bạch Thế Tôn! Hoặc mười lực của Phật; hoặc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh mười lực của Phật và cái danh bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh mười lực của Phật là đại Bồ-tát; chính cái danh bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh thường, hoặc vô thường của mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh thường, hoặc vô thường của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc thường, vô thường của mười lực của Phật; hoặc thường, vô thường của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh thường, vô thường của mười lực của Phật và cái danh thường, vô thường của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh thường, hoặc vô thường của mười lực của Phật là đại Bồ-tát; chính cái danh thường, hoặc vô thường của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh lạc, hoặc khổ của mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh lạc, hoặc khổ của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc lạc, khổ của mười lực của Phật; hoặc lạc, khổ của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh lạc, khổ của mười lực của Phật và cái danh lạc, khổ của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh lạc, hoặc khổ của mười lực của Phật là đại Bồ-tát; chính cái danh lạc, hoặc khổ của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc ngã, vô ngã của mười lực của Phật; hoặc ngã, vô ngã của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh ngã, vô ngã của mười lực của Phật và cái danh ngã, vô ngã của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của mười lực của Phật là đại Bồ-tát; chính cái danh ngã, hoặc vô ngã của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc tịnh, bất tịnh của mười lực của Phật; hoặc tịnh, bất tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh tịnh, bất tịnh của mười lực của Phật và cái danh tịnh, bất tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của mười lực của Phật là đại Bồ-tát; chính cái danh tịnh, hoặc bất tịnh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh không, hoặc bất không của mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh không, hoặc bất không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc không, bất không của mười lực của Phật; hoặc không, bất không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh không, bất không của mười lực của Phật và cái danh không, bất không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh không, hoặc bất không của mười lực của Phật là đại Bồ-tát; chính cái danh không, hoặc bất không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát?

Thiện Hiện! Ngươi lại quán nghĩa nào mà nói là chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của mười lực của Phật chẳng phải là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng phải là đại Bồ-tát?

Bạch Thế Tôn! Hoặc hữu tướng, vô tướng của mười lực của Phật; hoặc hữu tướng, vô tướng của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, rốt ráo còn chẳng thể nắm bắt được, vì tánh chẳng có, huống là có cái danh hữu tướng, vô tướng của mười lực của Phật và cái danh hữu tướng, vô tướng của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng! Các danh này đã chẳng có, thì tại sao có thể nói là chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của mười lực của Phật là đại Bồ-tát; chính cái danh hữu tướng, hoặc vô tướng của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng là đại Bồ-tát?

 

Quyển thứ 32
Hết

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/02/2015(Xem: 31124)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.
01/02/2015(Xem: 11975)
Chân dung Chư Tôn Đức Giác Linh thờ tại Tu Viện Quảng Đức
23/01/2015(Xem: 13023)
Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin : Hòa Thượng Thích Tuệ Chiếu vừa viên tịch tại Hoa Kỳ Sẽ cập nhật thông tin tang lễ sớm nhất ngay khi có thể
22/01/2015(Xem: 8311)
Phật giáo Việt Nam vào cuối thế kỷ 20, Thiền sư Duy Lực đã thắp sáng lại ngọn đèn thiền, tô đậm nét Tông chỉ Tổ Đạt Ma, khôi phục Tổ sư thiền Việt Nam, trải qua hơn 20 năm chuyên hoằng dương Tổ Sư Thiền (dạy tham thiền thoại đầu) ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Ngài xuất gia tại Từ Ân Thiền Tự, Chợ Lớn, Sài Gòn, thọ giới Tam Đàn Cụ Túc tại Chùa Cực Lạc Malaysia vào Tháng 05 năm 1974. Từ đó Ngài chuyên tham câu thoại đầu “Khi chưa có trời đất ta là cái gì?” trải qua nhiều năm, một hôm do đọc quyển Trung Quán Luận đến câu: “Do có nghĩa Không nên thành tựu tất cả pháp” đốn ngộ ý chỉ “Từ Không Hiển Dụng”.
13/12/2014(Xem: 12127)
HT Thích Thanh An vừa viên tịch
11/12/2014(Xem: 11182)
Video: Lễ tưởng niệm Cố HT Thích Tâm Thanh
12/11/2014(Xem: 9397)
Một thi hài được chôn dưới đất đã 30 năm, nhưng khi được khai quật và di dời thì hài cốt cũng như bộ cà sa và y phục vẫn còn nguyên vẹn. Những khớp xương chân tay vẫn dính chặt nhau và cứng như đá, đặc biệt hộp sọ có màu vàng. Câu chuyện đầy bí ẩn này xuất hiện tại chùa Long Bửu (thôn Xuân Vinh, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi), khi chùa khai quật di cốt cố Đại lão Hòa thượng Thích Minh Đức để đặt vào bảo tháp.
07/11/2014(Xem: 32193)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
03/11/2014(Xem: 53383)
Theo truyền thống Tăng Già, hằng năm chư Tăng Ni đều tụ về nhóm họp một nơi kiết giới an cư, hầu thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới, Định, Tuệ là ba môn vô lậu học, tăng trưởng đạo lực sau những tháng ngày bận rộn hoằng pháp lợi sanh. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi –Tân Tây Lan được thành lập năm 1999, mỗi năm đều qui tụ tại một trú xứ được chọn trước để an cư tu tập trong mười ngày. Năm nay Đạo tràng Tu Viện Quảng Đức chúng con được Hội Đồng Điều Hành và Tổng Vụ Tăng Sự giao phó trách nhiệm tổ chức Mùa An Cư lần thứ 15 của Giáo Hội. Đạo Tràng chúng con đã thỉnh ý Chư Tôn Giáo Phẩm trong Giáo Hội và quý Ngài đã đồng thuận tổ chức kỳ An Cư Kiết Đông năm nay tại Tu Viện Quảng Đức theo ngày giờ như sau:
01/11/2014(Xem: 6126)
Hòa Thượng Thích Tâm Hướng (1923 – 1997) Hoà thượng Tâm Hướng Pháp danh Nguyên Nguyện, hiệu Huyền Luận, thế danh Dương Xuân Đệ, đời thứ 44 dòng thiền Lâm Tế. Ngài sinh ngày 24 tháng 11 năm Quý Hợi (31/12/1923), tại làng Hương Cần, xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế trong một gia đình thâm tín Tam Bảo. Thân phụ là cụ Dương Xuân Ngô và thân mẫu là cụ bà Trần Thị Đặng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]