Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 431: Phẩm Kinh Văn 01

21/07/201510:24(Xem: 12942)
Quyển 431: Phẩm Kinh Văn 01

Tập 08

Quyển 431

 Phẩm Kinh Văn 01
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí


 

 

Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình của châu Thiệm-bộ, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật bảo:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này sẽ được phước tụ nhiều hơn người trước rất nhiều. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì trong tạng bí mật của Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế rộng nói tất cả pháp vô lậu. Trong đây, các thiện nam tử, thiện nữ nhân… đã học, đang học, sẽ học; hoặc có vị đã nhập vào, đang nhập vào, sẽ nhập vào Chánh tánh ly sanh của pháp Thanh văn thừa, dần dần cho đến đã chứng, đang chứng, sẽ chứng quả A-la-hán; hoặc có vị đã nhập vào, đang nhập vào, sẽ nhập vào Chánh tánh ly sanh của pháp Độc giác thừa, dần dần cho đến đã chứng, đang chứng và sẽ chứng Độc giác Bồ-đề; hoặc có vị đã nhập vào, đang nhập vào và sẽ nhập vào Chánh tánh ly sanh của pháp Bồ-tát thừa, lần lượt theo thứ lớp tu hành các hạnh của Bồ-tát, đã chứng, đang chứng và sẽ chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.

Này Kiều-thi-ca! Những gì gọi là pháp vô lậu? Đó là bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, bốn trí thánh đế, ba giải thoát môn, nội không cho đến vô tánh tự tánh không, mười lực Như Lai, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng và vô lượng vô biên Phật pháp khác; tất cả đều là pháp vô lậu đã nói trong đây.

Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa cho một hữu tình trụ quả Dự lưu thì được phước thù thắng hơn người giáo hóa các loài hữu tình của một châu Thiệm-bộ, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo. Vì sao vậy? Này Kiều-thi-ca! Vì các hữu tình an trụ mười thiện nghiệp đạo chưa thể thoát khỏi địa ngục, bàng sanh, cõi quỷ; còn hữu tình an trụ quả Dự lưu thì được thoát hẳn ba ác thú, huống nữa là giáo hóa khiến cho họ an trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề thì phước này không hơn phước kia ư?

Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình của châu Thiệm-bộ, đều khiến cho an trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề thì chẳng bằng người giáo hóa cho một hữu tình khiến cho đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Vì sao vậy? Này Kiều-thi-ca! Vì nếu giáo hóa hữu tình khiến cho đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề thì làm cho Phật nhãn của thế gian chẳng mất. Vì sao vậy? Vì có Đại Bồ-tát nên mới có quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề; vì có Đại Bồ-tát nên mới có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chuyển bánh xe diệu pháp, độ vô lượng chúng. Các Đại Bồ-tát đều nương Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà được thành tựu.

Do vậy, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì được phước nhiều hơn phước trước vô lượng vô biên. Vì sao vậy?

Này Kiều-thi-ca! Vì trong tạng bí mật của Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế đã rộng nói tất cả thiện pháp thù thắng vi diệu của thế gian và xuất thế gian. Nương vào thiện pháp đây nên thế gian mới có đại tộc Sát-đế-lợi, đại tộc Bà-la-môn, đại tộc Trưởng giả, đại tộc Cư sĩ, chúng trời Tứ đại vương cho đến trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ; nương vào thiện pháp đây nên xuất thế gian mới có bốn niệm trụ nói rộng cho đến trí nhất thiết tướng, Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác, Đại Bồ-tát, chư Phật Thế Tôn.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loại hữu tình của châu Thiệm-bộ. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình của bốn đại châu, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loài hữu tình của bốn đại châu. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loại hữu tình của Tiểu thiên giới, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loại hữu tình Tiểu thiên giới. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loại hữu tình Trung thiên giới, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loài hữu tình Trung thiên giới. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình Tam thiên đại thiên thế giới, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

 Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loài hữu tình của Tam thiên đại thiên thế giới đây. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loài hữu tình mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng đây. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình mười phương tất cả thế giới, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình châu Thiệm-bộ, đều khiến cho an trụ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

 Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loài hữu tình châu Thiệm-bộ. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo các loại hữu tình bốn đại châu, đều khiến cho an trụ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loài hữu tình bốn đại châu. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình Tiểu thiên giới, đều khiến cho an trụ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loại hữu tình Tiểu thiên thế giới. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình Trung thiên thế giới, đều khiến cho an trụ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loài hữu tình Trung thiên giới. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình Tam thiên đại thiên thế giới, đều khiến cho an trụ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loài hữu tình Tam thiên đại thiên thế giới đây. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, đều khiến cho an trụ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi đến các loài hữu tình mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng đây. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào giáo hóa các loài hữu tình mười phương tất cả thế giới, đều khiến cho an trụ bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào biên chép kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa như thế, bố thí cho người đọc tụng, hoặc biên chép truyền bá cùng khắp thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ rất nhiều hơn trước, như trên đã nói.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ nhiều hơn người giáo hóa cho các loài hữu tình của một châu Thiệm-bộ đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông; cũng được phước tụ nhiều hơn người giáo hóa cho các loài hữu tình cả bốn đại châu đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông; cũng được phước tụ nhiều hơn người giáo hóa cho các loài hữu tình Tiểu thiên thế giới, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông; cũng được phước tụ nhiều hơn người giáo hóa cho các loài hữu tình Trung thiên thế giới, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông; cũng được phước tụ nhiều hơn người giáo hóa cho các loài hữu tình Tam thiên đại thiên thế giới, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông; cũng được phước tụ nhiều hơn người giáo hóa cho các loài hữu tình mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông; cũng được phước tụ nhiều hơn người giáo hóa cho các loài hữu tình mười phương tất cả thế giới, đều khiến cho an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông.

Này Kiều-thi-ca! Trong đây, cái gọi là suy nghĩ đúng lý nghĩa là suy nghĩ Bát-nhã Ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa bằng hạnh chẳng hai, chẳng phải chẳng hai, để cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề; hoặc suy nghĩ nội không cho đến vô tánh tự tánh không bằng hạnh chẳng hai, chẳng phải chẳng hai, để cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề; hoặc suy nghĩ bốn niệm trụ cho đến trí nhất thiết tướng bằng hạnh chẳng hai, chẳng phải chẳng hai, để cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn giảng nói, nêu bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho người khác dễ hiểu thì được vô lượng phước tụ nhiều hơn gấp bội công đức của người chỉ tự lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế.

Này Kiều-thi-ca! Trong đây nghĩa ýBát-nhã Ba-la-mật-đa ấy có những nghĩa lý như là: chẳng nên dùng hai tướng quán, cũng chẳng phải chẳng nên dùng hai tướng quán; chẳng có tướng, chẳng phải không có tướng; chẳng nhập, chẳng xuất; chẳng tăng, chẳng giảm; chẳng nhiễm, chẳng tịnh; chẳng sanh, chẳng diệt; chẳng thủ, chẳng xả; chẳng chấp, chẳng phải chẳng chấp; chẳng trụ, chẳng phải chẳng trụ; chẳng thật, chẳng phải chẳng thật; chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng; chẳng hòa hợp, chẳng ly tán; chẳng phải nhân duyên, chẳng phải phi nhân duyên; chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp; chẳng phải chơn như, chẳng phải phi chơn như; chẳng phải thật tế, chẳng phải phi thật tế. Nghĩa lý như thế có vô lượng môn.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào tự thân đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, dùng vô lượng môn vì người rộng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho người kia hiểu được một cách dễ dàng thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ nhiều hơn trước vô lượng vô biên.

Bấy giờ, trời Đế Thích thưa Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Như vậy, các thiện nam tử, thiện nữ nhân nên dùng các loại văn nghĩa hay khéo để diễn nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa cho người.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Đúng vậy, đúng vậy. Đúng như ông đã nói. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân nên dùng các loại văn nghĩa hay khéo để diễn nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa cho người.

Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dùng các loại văn nghĩa hay khéo để diễn nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa cho người thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này thành tựu được đại công đức vô lượng, vô số, vô biên, bất khả tư nghì.

Này Kiều-thi-ca! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào trọn đời đem vô lượng phẩm vật như y phục, ẩm thực, thuốc men… thượng diệu mà cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen vô lượng vô số vô biên các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khắp mười phương cõi như cát sông Hằng, và nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào tự thân đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây mà chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, lại nương vào các loại văn nghĩa hay khéo, dùng vô lượng môn rộng vì người nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho người đó hiểu được một cách dễ dàng thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được phước tụ nhiều hơn phước của người trước rất nhiều. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì vô lượng vô số vô biên các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác khắp mười phương cõi như cát sông Hằng đều nương vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà tinh tấn siêng năng tu học, chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào trải qua vô lượng vô số vô biên đại kiếp, lấy có sở đắc làm phương tiện, tu hành bố thí cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa, hoặc có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, lấy có sở đắc làm phương tiện, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý, lại dùng các loại văn nghĩa hay khéo, chỉ trong giây lát, vì người giảng nói, nêu bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho người đó hiểu được một cách dễ dàng thì người này được phước tụ nhiều hơn phước của người trước.

Này Kiều-thi-ca! Có sở đắc nghĩa là: các thiện nam tử, thiện nữ nhân nào khi tu bố thí, khởi nghĩ như vầy: Ta là người thí, kia là kẻ nhận thí, đây là quả thí, sự thí và vật thí. Khi vị ấy tu bố thí như vậy, gọi là trụ bố thí, chẳng gọi là bố thí Ba-la-mật-đa.

Khi tu tịnh giới, khởi nghĩ như vầy: Ta hay tu trì giới, kia là giới để giữ, đây là quả giới và giới được trì. Khi vị ấy tu giới như vậy, gọi là trụ tịnh giới, chẳng gọi tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Khi tu an nhẫn, khởi nghĩ như vầy: Ta hay tu nhẫn, kia là nhẫn để tu, đây là quả nhẫn và tự tánh nhẫn. Khi vị ấy tu nhẫn như vậy, gọi là trụ an nhẫn, chẳng gọi an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Khi tu tinh tấn, khởi nghĩ như vầy: Ta hay tinh tấn, kia là pháp tinh tấn để tu, đây là quả tinh tấn, tự tánh tinh tấn. Khi vị ấy tu tinh tấn như vậy, gọi là trụ tinh tấn, chẳng gọi là tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Khi tu tĩnh lự, khởi nghĩ như vầy: Ta hay tu định, kia là cảnh định, đây là quả định và tự tánh định. Khi vị ấy tu định như vậy, gọi là trụ tĩnh lự, chẳng gọi là tĩnh lự Ba-la-mật-đa.

Khi tu Bát-nhã, khởi nghĩ như vầy: Ta hay tu tuệ, kia là cảnh tuệ, đây là quả tuệ và tự tánh tuệ. Khi vị ấy tu tuệ như vậy, gọi là trụ Bát-nhã, chẳng gọi là Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân này lấy có sở đắc làm phương tiện nên chẳng thể viên mãn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Bấy giờ, trời Đế Thích thưa Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát tu hành như thế nào để viên mãn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu khi tu bố thí, Đại Bồ-tát chẳng thủ đắc kẻ thí, kẻ nhận, quả thí, sự thí và vật thí, lấy có sở đắc làm phương tiện thì có thể viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa.

Khi tu tịnh giới, Đại Bồ-tát chẳng thủ đắc kẻ trì, quả giới thu được và giới được trì, lấy có sở đắc làm phương tiện thì có thể viên mãn tịnh giới Ba-la-mật-đa.

Khi tu an nhẫn, chẳng thủ đắc an nhẫn, quả nhẫn thu được và tự tánh nhẫn, lấy có sở đắc làm phương tiện thì có thể viên mãn an nhẫn Ba-la-mật-đa.

Khi tu tinh tấn, chẳng thủ đắc kẻ chuyên cần, quả chuyên cần và tự tánh chuyên cần, lấy có sở đắc làm phương tiện thì có thể viên mãn tinh tấn Ba-la-mật-đa.

Khi tu tĩnh lự, chẳng thủ đắc kẻ tu định, cảnh định, quả định và tự tánh định, lấy có sở đắc làm phương tiện thì có thể viên mãn tĩnh lự Ba-la-mật-đa.

Khi tu Bát-nhã, chẳng thủ đắc kẻ tu tuệ, cảnh tuệ, quả tuệ và tự tánh tuệ, lấy có sở đắc làm phương tiện thì có thể viên mãn Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát nên đem tuệ có sở đắc như thế và dùng các loại văn nghĩa hay khéo để giảng nói Bát-nhã, cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Vì cớ sao?

Này Kiều-thi-ca! Vì vào đời đương lai sẽ có các thiện nam tử, thiện nữ nhân vì người mà tuyên nói pháp tương tự như Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Kẻ sơ phát tâm Vô thượng Bồ-đề nghe pháp tương tự như Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa của người kia nói thì tâm liền mê lầm, thối mất trung đạo. Do đó, phải lấy tuệ có sở đắc và dùng các loại văn nghĩa hay khéo, vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà giảng nói Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Trời Đế Thích thưa Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Thế nào gọi là tuyên nói tương tự như Bát-nhã, tĩnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nói có sở đắc Bát-nhã Ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Nói như vậy gọi là tuyên nói tương tự Bát-nhã, tĩnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa.

Trời Đế Thích lại thưa Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân nói có sở đắc Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa như thế nào mà gọi là nói tương tự Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà hành sáu pháp Ba-la-mật-đa, nói sắc cho đến thức vô thường, khổ, vô ngã; nói nhãn xứ cho đến ý xứ vô thường, khổ, vô ngã; nói sắc xứ cho đến pháp xứ vô thường, khổ, vô ngã; nói nhãn giới cho đến ý giới vô thường, khổ, vô ngã; nói sắc giới cho đến pháp giới vô thường, khổ, vô ngã; nói nhãn thức giới cho đến ý thức giới vô thường, khổ, vô ngã; nói nhãn xúc cho đến ý xúc vô thường, khổ, vô ngã; nói nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô thường, khổ, vô ngã; nói bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô thường, khổ, vô ngã; nói bốn niệm trụ cho đến trí nhất thiết tướng vô thường, khổ, vô ngã. Khi nói những lời như vậy, nếu có người nương vào các pháp như thế, tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, tức là hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nói những lời như vầy: Kẻ tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa nên cầu sắc cho đến trí nhất thiết tướng vô thường, khổ, vô ngã. Nếu ai cầu được các pháp như thế, mà tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa tức là hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca! Nếu có kẻ cầu sắc cho đến trí nhất thiết tướng vô thường, khổ, vô ngã như vậy, nương vào các pháp đây tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa thì Ta gọi là hành có sở đắc, tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều-thi-ca! Nếu nói như trước, phải biết đều là nói có sở đắc, tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà tuyên nói Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa bằng những lời như vầy: “Thiện nam tử đến đây, ta sẽ dạy ngươi tu học Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Nếu ngươi nương vào lời dạy của ta mà tu học thì sẽ mau an trụ quả sơ địa cho đến thập địa của Bồ-tát.”

Này Kiều-thi-ca! Người kia lấy có tướng và có sở đắc làm phương tiện, nương tưởng hiệp tập dạy tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Đó gọi là tuyên nói tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà tuyên nói Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa bằng những lời như vầy: “Thiện nam tử đến đây, ta sẽ dạy ngươi tu học Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Nếu ngươi nương vào lời dạy của ta mà tu học thì sẽ mau vượt bậc Thanh văn và Độc giác.”

Này Kiều-thi-ca! Người kia lấy có tướng và có sở đắc làm phương tiện, nương tưởng hiệp tập dạy tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Đó gọi là tuyên nói tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà tuyên nói Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa bằng những lời như vầy: “Thiện nam tử đến đây, ta sẽ dạy ngươi tu học Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Nếu ngươi nương vào lời dạy của ta mà tu học thì sẽ mau vào Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát. Đã vào Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát thì liền được Vô sanh pháp nhẫn của Bồ-tát. Đã được Vô sanh pháp nhẫn của Bồ-tát thì liền được thần thông thù thắng của Bồ-tát. Đã được thần thông thù thắng của Bồ-tát thì có thể dạo khắp tất cả các cõi Phật trong mười phương, từ cõi Phật này đến cõi Phật kia, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Nhờ đây mà mau chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.”

Này Kiều-thi-ca! Người kia lấy có tướng và có sở đắc làm phương tiện, nương tưởng hiệp tập dạy tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Đó gọi là tuyên nói tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào bảo kẻ chủng tánh Bồ-tát thừa rằng: “Nếu ông đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý thì quyết định sẽ được vô lượng vô số vô biên công đức.”

Này Kiều-thi-ca! Vì người kia lấy có tướng và có sở đắc làm phương tiện, nói những lời như vậy, nên gọi là tuyên nói tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào bảo kẻ chủng tánh Bồ-tát thừa rằng: “Đối với tất cả các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quá khứ, vị lai, hiện tại, từ sơ phát tâm cho đến khi được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, tất cả những căn lành mà ông có được ở đây, đều nên tùy hỷ; nhóm hợp tất cả, vì các hữu tình mà hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề”.

Này Kiều-thi-ca! Vì người kia lấy có tướng và có sở đắc làm phương tiện, nói những lời như vậy, nên gọi là tuyên nói tương tợ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Bấy giờ, trời Đế Thích thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là tuyên nói chơn chánh Bát-nhã, tĩnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa không có sở đắc, như vậy gọi là tuyên nói chơn chánh Bát-nhã, tĩnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa.

Trời Đế Thích lại thưa Phật:

- Bạch đức Thế Tôn! Vì sao các thiện nam tử, thiện nữ nhân nói Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa không có sở đắc, thì gọi là nói chơn chánh Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa?

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà tuyên nói Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa bằng những lời như vầy:

 “Lại đây thiện nam tử! Ngươi nên tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Khi ông đang tu, chẳng nên quán sắc hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã; chẳng nên quán thọ, tưởng, hành, thức hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã. Cũng vậy, chẳng nên quán nhãn xứ cho đến ý xứ, sắc xứ cho đến pháp xứ, nhãn giới cho đến ý giới, sắc giới cho đến pháp giới, nhãn thức giới cho đến ý thức giới, nhãn xúc cho đến ý xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, bốn niệm trụ cho đến trí nhất thiết tướng hoặc thường hoặc vô thường, hoặc lạc hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã. Vì sao vậy?

Thiện nam tử! Vì sắc và tự tánh của sắc là không, cho đến trí nhất thiết tướng và tự tánh của trí nhất thiết tướng là không. Tự tánh của sắc đây tức chẳng phải tự tánh, cho đến tự tánh của trí nhất thiết tướng đây tức chẳng phải tự tánh. Nếu chẳng phải tự tánh tức là Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Đối với Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa đây, sắc chẳng thể nắm bắt được; thường và vô thường, lạc và khổ, ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Cho đến trí nhất thiết tướng chẳng thể nắm bắt được, thường và vô thường, lạc và khổ, ngã và vô ngã kia cũng chẳng thể nắm bắt được. Vì sao vậy? Vì trong đây không có sắc… có thể nắm bắt được, huống là có thường và vô thường, lạc và khổ, ngã và vô ngã kia mà nắm bắt được. Thiện nam tử! Nếu ông có khả năng tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa như thế tức là tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.”

Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nói những lời như vậy, thì gọi tuyên nói chơn chánh Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào vì kẻ phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà tuyên nói Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa bằng những lời như vầy: Lại đây thiện nam tử! Ta sẽ dạy ngươi tu học bát nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Khi tu học, ngươi chớ quán các pháp có thể trụ được chút ít, có thể vượt được chút ít, có thể vào được chút ít, có thể đắc được chút ít, có thể chứng được chút ít, có thể lắng nghe được chút ít… thì có thể có được công đức và có thể tùy hỷ hồi hướng Bồ-đề. Vì sao vậy?

Thiện nam tử! Vì đối với Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa đây, rốt ráo không có một chút pháp nào có thể trụ, có thể vượt, có thể vào, có thể đắc, có thể chứng, có thể lắng nghe… mà có thể có được công đức và có thể tùy hỷ hồi hướng Bồ-đề. Vì sao vậy? Vì tự tánh của tất cả pháp đều không. Nếu tự tánh không thì không có sở hữu. Nếu không có sở hữu tức là Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa rốt ráo không có chút pháp nào có vào có ra, có sanh có diệt, có đoạn có thường, có một có khác, có đến có đi mà có thể nắm bắt được.

Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nói những lời như vậy, thì cùng với phẩm đen (bất thiện pháp) trên, tất cả trái nhau. Thuyết đây là thuyết Bát-nhã, tĩnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa chơn chánh.

Vì vậy, Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân… nên đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy có sở đắc làm phương tiện, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý; nên đem các loại văn nghĩa khéo hay giảng nói cho người, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu.

Này Kiều-thi-ca! Do duyên cớ đây nên Ta nói: Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, lấy có sở đắc làm phương tiện, chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh tấn siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý; lại dùng các loại văn nghĩa khéo hay, trong chừng giây lát, vì người giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu thì được phước rất nhiều hơn trước.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho các loài hữu tình của châu Thiệm-bộ đều trụ vào quả Dự lưu, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì người giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu, lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, theo pháp môn này mà siêng năng tu học.” thì thiện nam tử thiện, nữ nhân đây được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao vậy?

Này Kiều-thi-ca! Vì tất cả Dự lưu và quả Dự lưu đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa này lưu xuất.

Lại nữa, Này Kiều-thi-ca! Nói chi các loại hữu tình châu Thiệm-bộ. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho tất cả hữu tình của bốn đại châu, hoặc tất cả hữu tình của Tiểu thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Trung thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Tam thiên đại thiên thế giới đây, hoặc tất cả hữu tình của mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, hoặc tất cả hữu tình của vô biên thế giới khắp mười phương đều an trụ vào quả Dự lưu, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì người giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu, lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, theo pháp môn này mà siêng năng tu học.” thì thiện nam tử, thiện nữ nhân đây được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao vậy?

Này Kiều-thi-ca! Vì tất cả Dự lưu và quả Dự lưu đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa này lưu xuất.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho các loại hữu tình của châu Thiệm-bộ đều an trụ vào quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì người giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu, lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, theo pháp môn này mà siêng năng tu học.” thì thiện nam tử, thiện nữ nhân đây được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao vậy?

Này Kiều-thi-ca! Vì tất cả Nhất lai và quả Nhất lai, cho đến A-la-hán và quả A-la-hán đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây lưu xuất.

Lại nữa, Này Kiều-thi-ca! Nói chi các loại hữu tình châu Thiệm-bộ. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho tất cả hữu tình của bốn đại châu, hoặc tất cả hữu tình của Tiểu thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Trung thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Tam thiên đại thiên thế giới đây, hoặc tất cả hữu tình của mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, hoặc tất cả hữu tình của vô biên thế giới khắp mười phương đều an trụ vào quả Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì người giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu, lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, theo pháp môn này mà siêng năng tu học.” thì thiện nam tử, thiện nữ nhân đây được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao vậy?

Này Kiều-thi-ca! Vì tất cả Nhất lai và quả Nhất lai, cho đến A-la-hán và quả A-la-hán đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây lưu xuất.

Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho các loài hữu tình của châu Thiệm-bộ đều an trụ vào quả vị Độc giác, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì người giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu, lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, theo pháp môn này mà siêng năng tu học.” thì thiện nam tử, thiện nữ nhân đây được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao vậy?

Này Kiều-thi-ca! Vì tất cả Độc giác và quả vị Độc giác đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây lưu xuất.

Lại nữa, Này Kiều-thi-ca! Nói chi các loại hữu tình châu Thiệm-bộ. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho tất cả hữu tình của bốn đại châu, hoặc tất cả hữu tình của Tiểu thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Trung thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Tam thiên đại thiên thế giới đây, hoặc tất cả hữu tình của mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, hoặc tất cả hữu tình của vô biên thế giới khắp mười phương đều an trụ vào quả vị Độc giác, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?

Trời Đế Thích thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì người giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu, lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, theo pháp môn này mà siêng năng tu học.” thì thiện nam tử, thiện nữ nhân đây được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao vậy? Này Kiều-thi-ca! Vì tất cả Độc giác và quả vị Độc giác đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây lưu xuất.

 

                                     

       

       Quyển thứ 431

       Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/02/2017(Xem: 6452)
Đời thường trong các kiểu ăn cắp thì ăn cắp sách báo (hay cầm nhầm, hay mượn quên trả cũng vậy) có lẽ là loại ăn cắp dễ tha thứ nhất. Người ta tự cho là khi mượn tạm „chút kiến thức nhân loại“ thì không tội tình lớn như ăn cắp trái xoài trái ổi, ăn cắp con gà con vịt, cho đến ăn cắp tiền hay đồ dùng… Kể cả ăn cắp trái ớt cũng trầm trọng hơn là cầm nhầm một cuốn sách rồi… quên trả. Thú thật, trong đời tôi cũng từng đã có vài lần đến nhà bạn chơi, xem một cuốn sách thấy hay và đọc thích thú không dừng được. Bạn nói, thôi mang về nhà đọc tiếp. Vậy mà mấy năm sau sách vẫn cứ ung dung cắm rễ ở tủ sách nhà (!).
07/02/2017(Xem: 14448)
Bộ phim điện ảnh Phật giáo về cuộc đời và đạo nghiệp của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh do Hãng phim Sen Việt và chùa Vạn Đức phối hợp sản xuất.
01/02/2017(Xem: 6397)
Tiến sĩ Y Khoa Phan Giang Trí, 46 tuổi, trong vai trò đồng-trưởng-toán nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Cancer Garvan ở Sydney, Australia, đang tìm phương cách chữa trị bệnh ung thư. Định cư tại Australia lúc 7 tuổi trong một gia đình mà cha mẹ và anh chị em đều là bác sĩ, dược sĩ và nghiên cứu y học, Tiến sĩ Phan Giang Trí đã tốt nghiệp bác sĩ Y Khoa hạng danh dự với Huy Chương Viện Đại Học Sydney, sau đó đạt học vị tiến sĩ và đến Hoa Kỳ để tiếp tục nghiên cứu hậu-tiến-sĩ trong lãnh vực microscopy. Ông đã phục vụ tại Viện Nghiên Cứu Ung Thư Garvan ở Sydney nhiều năm nay và cũng đã đạt được Giải Thưởng danh tiếng khoa học gọi là Eureka của The Australian Museum.
17/01/2017(Xem: 10153)
Hoa Kỳ thành kính cáo bạch: Sư Bà Thích Nữ Như Nguyện, thế danh Nguyễn Ngọc Hiếu, sinh năm Đinh Hợi, 1947, thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Ni Bộ Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK, Trú Trì Chùa Xá Lợi, Thành Phố Rosemead, California, đã viên tịch vào lúc 5 giờ chiều ngày 15 tháng 1 năm 2017, nhằm ngày 18 tháng Chạp năm Bính Thân tại Bệnh Viện Beverly Hospital, Thành Phố Montebello, Miền Nam California, Hoa Kỳ, thế thọ 70, lạp thọ 48. - Lễ Nhập Kim Quan sẽ diễn ra vào lúc 9 giờ sáng, Chủ Nhật, ngày 22 tháng 01 năm 2017 (nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Bính Thân); - Lễ Trà Tỳ được cử hành vào lúc 3 giờ chiều Thứ Hai, ngày 23 tháng 01 năm 2017 (nhằm ngày 26 tháng Chạp năm Bính Thân), tại Peek Feneral Home, Westminster, California. Ngưỡng mong chư tôn Thiền Đức trong mười phương nhất tâm hộ niệm cho Giác Linh Sư Bà Thích Nữ Như Nguyện Cao Đăng Phật Quốc. Thành tâm khuyến thỉnh chư tôn đức Tăng, Ni, quý Cư Sĩ, các Chùa, Tự Viện, Niệm Phật Đường là thành viên của GHPGVNTNHK
01/01/2017(Xem: 8778)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương, thế danh Śūnyatā Phạm, sinh năm 1963 tại Bình Tuy, xuất gia năm 15 tuổi. Năm 1994, Ni sư tốt nghiệp Cử nhân Văn tại Sài Gòn. Ni sư du học tại Ấn Độ 10 năm, tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học tại Đại học Delhi năm 2003. Năm 2005, Ni sư định cư tại Hoa Kỳ. Năm 2015, Ni sư tốt nghiệp Cử nhân Văn tại Đại học Riverside, California và đang theo học chương trình Cao học Văn tại trường cũng như đang là giảng viên của Học Viện Phật Giáo Việt Nam, Sài gòn. Ni sư lập tủ sách Bảo Anh Lạc, đã viết và chuyển ngữ hơn 20 tác phẩm Anh và Việt, 8 đĩa ca nhạc Phật giáo được xuất bản, phát hành từ năm 2004 đến nay. Năm 2000, sư đã thành lập chùa Hương Sen, Bình Chánh, Sài Gòn (Việt Nam) và năm 2010 - đến nay, sư đã khai sơn thành lập và là trụ trì chùa Hương Sen, thành phố Perris, tiểu bang California (Hoa Kỳ).
24/12/2016(Xem: 15159)
Thành Kính Tưởng Niệm Thượng Tọa Thích Đức Trí Trụ Trì Chùa Tam Bảo, Oklahoma, Hoa Kỳ
18/11/2016(Xem: 22297)
Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Bình, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa đã thu thần viên tịch tối nay, 17-11-2016 (18-10-Bính Thân), tại chùa Long Sơn (22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), thọ 84 tuổi.
08/11/2016(Xem: 16050)
Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin viên tịch: Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế vừa viên tịch trưa nay, 8-11-2016 (9-10-Bính Thân) tại tổ đình Tường Vân (phường Thủy Xuân, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Hòa thượng Thích Chơn Thiện sinh năm 1942, đồng chơn xuất gia với Trưởng lão HT.Thích Tịnh Khiết tại tổ đình Tường Vân, từng du học Hoa Kỳ và tốt nghiệp Cao học về ngành Tâm lý giáo dục, tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học tại Đại học New Delhi, Ấn Độ. Hòa Thượng cũng là Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa Phật giáo, Viện chủ thiền viện Vạn Hạnh (Q.Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh), Trụ trì tổ đình Tường Vân (P.Thủy Xuân, TP.Huế)
06/11/2016(Xem: 10183)
Khoảng 22h55 tối 4/11, đại thụ của làng cải lương qua đời tại nhà riêng ở TP HCM sau thời gian điều trị bệnh nan y, hưởng thọ 81 tuổi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]