Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 320: Phẩm Chơn Như 03

13/07/201521:34(Xem: 13096)
Quyển 320: Phẩm Chơn Như 03

Tập 06

 Quyển 320

 Phẩm Chơn Như 03

Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm

Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí

 


 

Này các Thiên tử! Hữu tình ở thế gian phần nhiều tu hành, thì nhiếp thủ sự tu hành rồi khởi chấp ta và của ta, đó là: Sắc là ta, là của ta; thọ, tưởng, hành, thức là ta, là của ta.

Nhãn xứ là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là ta, là của ta.

Sắc xứ là ta, là của ta; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là ta, là của ta.

Nhãn giới là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới là ta, là của ta.

Sắc giới là ta, là của ta; thanh, hương, vị, xúc, pháp giới là ta, là của ta.

Nhãn thức giới là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới là ta, là của ta.

Nhãn xúc là ta, là của ta; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc là ta, là của ta.

Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là ta, là của ta; các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra là ta, là của ta.

Địa giới là ta, là của ta; thủy, hỏa, phong, không, thức giới là ta, là của ta.

Vô minh là ta, là của ta; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử là ta, là của ta.

Bố thí Ba-la-mật-đa là ta, là của ta; tịnh giới Ba-la-mật-đa là ta, là của ta; an nhẫn Ba-la-mật-đa là ta, là của ta; tinh tấn Ba-la-mật-đa là ta, là của ta; tịnh lự Ba-la-mật-đa là ta, là của ta; Bát-nhã Ba-la-mật-đa là ta, là của ta.

Pháp không nội là ta, là của ta; pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh là ta, là của ta.

Chơn như là ta, là của ta; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì là ta, là của ta.

Bốn niệm trụ là ta, là của ta; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là ta, là của ta.

Thánh đế khổ là ta, là của ta; Thánh đế tập, diệt, đạo là ta, là của ta.

Bốn tịnh lự là ta, là của ta; bốn vô lượng là ta, là của ta; bốn định vô sắc là ta, là của ta.

Tám giải thoát là ta, là của ta; tám thắng xứ là ta, là của ta; chín định thứ đệ là ta, là của ta; mười biến xứ là ta, là của ta.

Pháp môn giải thoát không là ta, là của ta; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là ta, là của ta.

Năm loại mắt là ta, là của ta; sáu phép thần thông là ta, là của ta.

Pháp môn Tam-ma-địa là ta, là của ta; pháp môn Đà-la-ni là ta, là của ta.

Phật mười lực là ta, là của ta; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng là ta, là của ta.

Quả Dự-lưu là ta, là của ta; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là ta, là của ta.

Quả vị Độc-giác là ta, là của ta.

Trí nhất thiết là ta, là của ta; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là ta, là của ta.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ sắc mà tu hành, vì xả bỏ sắc mà tu hành; vì nhiếp thủ thọ, tưởng, hành, thức mà tu hành, vì xả bỏ thọ, tưởng, hành, thức mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ nhãn xứ mà tu hành, vì xả bỏ nhãn xứ mà tu hành; vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà tu hành, vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ sắc xứ mà tu hành, vì xả bỏ sắc xứ mà tu hành; vì nhiếp thủ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà tu hành, vì xả bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ nhãn giới mà tu hành, vì xả bỏ nhãn giới mà tu hành; vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mà tu hành, vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ sắc giới mà tu hành, vì xả bỏ Sắc giới mà tu hành; vì nhiếp thủ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mà tu hành, vì xả bỏ thanh, hương, vị, xúc, pháp giới mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ nhãn thức giới mà tu hành, vì xả bỏ nhãn thức giới mà tu hành; vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà tu hành, vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ nhãn xúc mà tu hành, vì xả bỏ nhãn xúc mà tu hành; vì nhiếp thủ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà tu hành, vì xả bỏ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà tu hành, vì xả bỏ các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà tu hành; vì nhiếp thủ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra mà tu hành, vì xả bỏ các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ địa giới mà tu hành, vì xả bỏ địa giới mà tu hành; vì nhiếp thủ thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà tu hành, vì xả bỏ thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ vô minh mà tu hành, vì xả bỏ vô minh mà tu hành; vì nhiếp thủ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử mà tu hành, vì xả bỏ hành cho đến lão tử mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ bố thí Ba-la-mật-đa mà tu hành, vì xả bỏ bố thí Ba-la-mật-đa mà tu hành; vì nhiếp thủ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà tu hành, vì xả bỏ tịnh giới cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ pháp không nội mà tu hành, vì xả bỏ pháp không nội mà tu hành; vì nhiếp thủ pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh mà tu hành, vì xả bỏ pháp không ngoại cho đến pháp không không tánh tự tánh mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ chơn như mà tu hành, vì xả bỏ chơn như mà tu hành; vì nhiếp thủ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà tu hành, vì xả bỏ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ bốn niệm trụ mà tu hành, vì xả bỏ bốn niệm trụ mà tu hành; vì nhiếp thủ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà tu hành, vì xả bỏ bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ Thánh đế khổ mà tu hành, vì xả bỏ Thánh đế khổ mà tu hành; vì nhiếp thủ Thánh đế tập, diệt, đạo mà tu hành, vì xả bỏ Thánh đế tập, diệt, đạo mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ bốn tịnh lự mà tu hành, vì xả bỏ bốn tịnh lự mà tu hành; vì nhiếp thủ bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà tu hành, vì xả bỏ bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ tám giải thoát mà tu hành, vì xả bỏ tám giải thoát mà tu hành; vì nhiếp thủ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà tu hành, vì xả bỏ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ pháp môn giải thoát không mà tu hành, vì xả bỏ pháp môn giải thoát không mà tu hành; vì nhiếp thủ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà tu hành, vì xả bỏ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Này các Thiên tử! Nếu Bồ-tát vì nhiếp thủ năm loại mắt mà tu hành, vì xả bỏ năm loại mắt mà tu hành; vì nhiếp thủ sáu phép thần thông mà tu hành, vì xả bỏ sáu phép thần thông mà tu hành, thì Bồ-tát ấy chẳng có thể tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng chẳng có thể tu tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng pháp không nội, cũng chẳng có thể chứng pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng chơn như, cũng chẳng có thể chứng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn niệm trụ, cũng chẳng có thể tu bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể chứng Thánh đế khổ, cũng chẳng có thể chứng Thánh đế tập, diệt, đạo; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu bốn tịnh lự, cũng chẳng có thể tu bốn vô lượng, bốn định vô sắc; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu tám giải thoát, cũng chẳng có thể tu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn giải thoát không, cũng chẳng có thể tu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu năm loại mắt, cũng chẳng có thể tu sáu phép thần thông; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng có thể tu pháp môn Đà-la-ni; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu mười lực Phật, cũng chẳng có thể tu bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; Bồ-tát ấy chẳng có thể tu trí nhất thiết, cũng chẳng có thể tu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

 

Quyển thứ  320

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/03/2017(Xem: 10127)
Xuất gia là một đại nguyện. Giữ được Tâm trong không thối chuyển là một đại duyên. Tại Việt Nam hôm nay, nếu lấy tròn số sẽ có 45.000 tu sĩ Phật giáo với dân số 100.000.000 người thì trung bình cứ 2.200 người mới có một người đi tu theo đạo Phật. Tại Hoa Kỳ hôm nay, ước lượng có 1.200 tu sĩ Phật giáo trên tổng số 2.000.000 người Việt thì trung bình cứ 1.600 người có một tu sĩ Phật giáo. Con số tự nó không đánh giá chân xác được tình trạng tôn giáo và chiều sâu hành đạo của các tu sĩ thuộc tôn giáo đó. Nhưng ít nhiều phản ánh được những nét tổng thể của mối quan hệ giữa quần chúng và tổ chức tôn giáo.
15/02/2017(Xem: 6541)
Đời thường trong các kiểu ăn cắp thì ăn cắp sách báo (hay cầm nhầm, hay mượn quên trả cũng vậy) có lẽ là loại ăn cắp dễ tha thứ nhất. Người ta tự cho là khi mượn tạm „chút kiến thức nhân loại“ thì không tội tình lớn như ăn cắp trái xoài trái ổi, ăn cắp con gà con vịt, cho đến ăn cắp tiền hay đồ dùng… Kể cả ăn cắp trái ớt cũng trầm trọng hơn là cầm nhầm một cuốn sách rồi… quên trả. Thú thật, trong đời tôi cũng từng đã có vài lần đến nhà bạn chơi, xem một cuốn sách thấy hay và đọc thích thú không dừng được. Bạn nói, thôi mang về nhà đọc tiếp. Vậy mà mấy năm sau sách vẫn cứ ung dung cắm rễ ở tủ sách nhà (!).
07/02/2017(Xem: 14753)
Bộ phim điện ảnh Phật giáo về cuộc đời và đạo nghiệp của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Trí Tịnh do Hãng phim Sen Việt và chùa Vạn Đức phối hợp sản xuất.
01/02/2017(Xem: 6485)
Tiến sĩ Y Khoa Phan Giang Trí, 46 tuổi, trong vai trò đồng-trưởng-toán nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Cancer Garvan ở Sydney, Australia, đang tìm phương cách chữa trị bệnh ung thư. Định cư tại Australia lúc 7 tuổi trong một gia đình mà cha mẹ và anh chị em đều là bác sĩ, dược sĩ và nghiên cứu y học, Tiến sĩ Phan Giang Trí đã tốt nghiệp bác sĩ Y Khoa hạng danh dự với Huy Chương Viện Đại Học Sydney, sau đó đạt học vị tiến sĩ và đến Hoa Kỳ để tiếp tục nghiên cứu hậu-tiến-sĩ trong lãnh vực microscopy. Ông đã phục vụ tại Viện Nghiên Cứu Ung Thư Garvan ở Sydney nhiều năm nay và cũng đã đạt được Giải Thưởng danh tiếng khoa học gọi là Eureka của The Australian Museum.
17/01/2017(Xem: 10231)
Hoa Kỳ thành kính cáo bạch: Sư Bà Thích Nữ Như Nguyện, thế danh Nguyễn Ngọc Hiếu, sinh năm Đinh Hợi, 1947, thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Ni Bộ Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK, Trú Trì Chùa Xá Lợi, Thành Phố Rosemead, California, đã viên tịch vào lúc 5 giờ chiều ngày 15 tháng 1 năm 2017, nhằm ngày 18 tháng Chạp năm Bính Thân tại Bệnh Viện Beverly Hospital, Thành Phố Montebello, Miền Nam California, Hoa Kỳ, thế thọ 70, lạp thọ 48. - Lễ Nhập Kim Quan sẽ diễn ra vào lúc 9 giờ sáng, Chủ Nhật, ngày 22 tháng 01 năm 2017 (nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Bính Thân); - Lễ Trà Tỳ được cử hành vào lúc 3 giờ chiều Thứ Hai, ngày 23 tháng 01 năm 2017 (nhằm ngày 26 tháng Chạp năm Bính Thân), tại Peek Feneral Home, Westminster, California. Ngưỡng mong chư tôn Thiền Đức trong mười phương nhất tâm hộ niệm cho Giác Linh Sư Bà Thích Nữ Như Nguyện Cao Đăng Phật Quốc. Thành tâm khuyến thỉnh chư tôn đức Tăng, Ni, quý Cư Sĩ, các Chùa, Tự Viện, Niệm Phật Đường là thành viên của GHPGVNTNHK
01/01/2017(Xem: 8855)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương, thế danh Śūnyatā Phạm, sinh năm 1963 tại Bình Tuy, xuất gia năm 15 tuổi. Năm 1994, Ni sư tốt nghiệp Cử nhân Văn tại Sài Gòn. Ni sư du học tại Ấn Độ 10 năm, tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học tại Đại học Delhi năm 2003. Năm 2005, Ni sư định cư tại Hoa Kỳ. Năm 2015, Ni sư tốt nghiệp Cử nhân Văn tại Đại học Riverside, California và đang theo học chương trình Cao học Văn tại trường cũng như đang là giảng viên của Học Viện Phật Giáo Việt Nam, Sài gòn. Ni sư lập tủ sách Bảo Anh Lạc, đã viết và chuyển ngữ hơn 20 tác phẩm Anh và Việt, 8 đĩa ca nhạc Phật giáo được xuất bản, phát hành từ năm 2004 đến nay. Năm 2000, sư đã thành lập chùa Hương Sen, Bình Chánh, Sài Gòn (Việt Nam) và năm 2010 - đến nay, sư đã khai sơn thành lập và là trụ trì chùa Hương Sen, thành phố Perris, tiểu bang California (Hoa Kỳ).
24/12/2016(Xem: 15336)
Thành Kính Tưởng Niệm Thượng Tọa Thích Đức Trí Trụ Trì Chùa Tam Bảo, Oklahoma, Hoa Kỳ
18/11/2016(Xem: 22389)
Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Bình, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa đã thu thần viên tịch tối nay, 17-11-2016 (18-10-Bính Thân), tại chùa Long Sơn (22 đường 23 tháng 10, phường Phương Sơn, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), thọ 84 tuổi.
08/11/2016(Xem: 16157)
Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin viên tịch: Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế vừa viên tịch trưa nay, 8-11-2016 (9-10-Bính Thân) tại tổ đình Tường Vân (phường Thủy Xuân, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế). Hòa thượng Thích Chơn Thiện sinh năm 1942, đồng chơn xuất gia với Trưởng lão HT.Thích Tịnh Khiết tại tổ đình Tường Vân, từng du học Hoa Kỳ và tốt nghiệp Cao học về ngành Tâm lý giáo dục, tốt nghiệp Tiến sĩ Phật học tại Đại học New Delhi, Ấn Độ. Hòa Thượng cũng là Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa Phật giáo, Viện chủ thiền viện Vạn Hạnh (Q.Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh), Trụ trì tổ đình Tường Vân (P.Thủy Xuân, TP.Huế)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]