Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 418: Phẩm Siêu Thắng 02, Phẩm Vô Sở Hữu 01

21/07/201509:30(Xem: 14934)
Quyển 418: Phẩm Siêu Thắng 02, Phẩm Vô Sở Hữu 01

Tập 08

 Quyển 418

 Phẩm Siêu Thắng 02

Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí

 

 

 

Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu pháp Chủng tánh là thật có, chẳng phải không có, thì Đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Này Thiện Hiện! Vì pháp Chủng tánh chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên Đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Này Thiện Hiện! Nếu pháp thứ tám, pháp Dự lưu, pháp Nhất lai, pháp Bất hoàn, pháp A-la-hán, pháp Độc giác, pháp Bồ-tát, pháp Như Lai là thật có, chẳng phải không có, thì Đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Này Thiện Hiện! Vì pháp thứ tám cho đến pháp Như Lai chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên Đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu Chủng tánh Bổ-đặc-già-la là thật có, chẳng phải không có, thì Đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Này Thiện Hiện! Vì Chủng tánh Bổ-đặc-già-la chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên Đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Này Thiện Hiện! Nếu Bổ-đặc-già-la thứ tám, Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác, Bồ-tát, Như Lai là thật có, chẳng phải không có, thì Đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Này Thiện Hiện! Vì Bổ-đặc-già-la thứ tám cho đến Như Lai chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên Đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian là thật có, chẳng phải không có, thì Đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Này Thiện Hiện! Vì tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên Đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào từ sơ phát tâm cho đến an tọa tòa Bồ-đề vi diệu, trong đó phát sanh vô lượng các loại tâm là thật có, chẳng phải không có, thì Đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Này Thiện Hiện! Vì Đại Bồ-tát từ sơ phát tâm cho đến an tọa tòa Bồ-đề vi diệu, trong đó phát sanh vô lượng các loại tâm chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên Đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu trí Kim cương của Đại Bồ-tát là thật có, chẳng phải không có, thì Đại thừa này chẳng phải tôn, chẳng phải thắng, chẳng phải thượng, chẳng phải diệu, không thể vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Này Thiện Hiện! Vì trí như Kim cương của Đại Bồ-tát chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên Đại thừa này là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu trí như Kim cương của Đại Bồ-tát là thật có, chẳng phải không có, thì Đại Bồ-tát không nên dùng trí như Kim cương này đạt tự tánh tất cả pháp đều không, đoạn hẳn tất cả tập khí và tương tục của phiền não, chứng đắc trí nhất thiết trí; cũng không thể vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Này Thiện Hiện! Vì trí như Kim cương của Đại Bồ-tát chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên các Đại Bồ-tát dùng trí như Kim cương này đạt tự tánh tất cả pháp đều không, đoạn hẳn tất cả tập khí và tương tục của phiền não, chứng đắc trí nhất thiết trí, cũng có thể vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu ba mươi hai tướng của bậc đại sĩ, tám mươi tướng tốt trang nghiêm của các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là thật có, chẳng phải không có, thì oai đức vi diệu của các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không thể vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Này Thiện Hiện! Vì ba mươi hai tướng của bậc Đại sĩ, tám mươi tướng tốt trang nghiêm của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên oai đức vi diệu của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác phóng ánh sáng là thật có, chẳng phải không có, thì chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác phóng ánh sáng không thể chiếu khắp hằng hà sa số thế giới trong mười phương, cũng không thể vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Này Thiện Hiện! Vì chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác phóng ánh sáng chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác phóng ánh sáng đều không thể chiếu khắp hằng hà sa số thế giới trong mười phương, cũng có thể vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đủ sáu mươi âm thanh vi diệu là thật có, chẳng phải không có, thì chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đầy đủ sáu mươi âm thanh vi diệu không thể chỉ bày, giáo hóa hữu tình trong vô lượng, vô số thế giới khắp mười phương, cũng không thể vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Này Thiện Hiện! Vì chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đầy đủ sáu mươi âm thanh vi diệu chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đầy đủ sáu mươi âm thanh vi diệu đều có thể chỉ bày giáo hóa hữu tình trong vô lượng, vô số thế giới khắp mười phương, cũng có thể vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu sự chuyển pháp luân của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là thật có, chẳng phải không có, thì sự chuyển pháp luân của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng thanh tịnh, cũng chẳng phải tất cả Sa-môn, Bà-la-môn v.v... trong thế gian không thể chuyển được, cũng không thể vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Này Thiện Hiện! Vì sự chuyển pháp luân của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên sự chuyển pháp luân của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác rất thanh tịnh. Đó là việc làm mà tất cả Sa-môn, Bà-la-môn v.v... trong thế gian không ai có thể làm được, cũng có thể vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Nếu việc giáo hóa hữu tình của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là thật có, chẳng phải không có, thì việc giáo hóa hữu tình của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không thể làm cho các loại hữu tình ấy nhập vào cõi Vô dư y Niết-bàn vi diệu, cũng không thể vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Này Thiện Hiện! Vì việc giáo hóa hữu tình của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng thật có, là chẳng có tánh, nên việc chuyển pháp luân của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều có thể làm cho các loại hữu tình ấy nhập vào cõi Vô dư y Niết-bàn vi diệu, cũng có thể vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

Này Thiện Hiện! Do các nhân duyên như vậy, nên nói Đại thừa là tôn, là thắng, là thượng, là diệu, vượt hơn tất cả trời, người, A-tố-lạc v.v... trong thế gian.

 

Tập 08

 Quyển 418

 Phẩm Vô Sở Hữu 01

 

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ông nói Đại thừa bằng với hư không. Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Vì sao? Này Thiện Hiện! Thí như hư không tất cả phần của các phương Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn góc, trên, dưới đều bất khả đắc. Đại thừa cũng vậy, tất cả phần của các phương Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn góc, trên, dưới đều bất khả đắc nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như tất cả hình sắc dài, ngắn, cao, thấp, vuông, tròn, cong, thẳng trong hư không đều bất khả đắc. Đại thừa cũng vậy, tất cả hình sắc dài, ngắn, cao, thấp, vuông, tròn, cong, thẳng đều bất khả đắc nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như các màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tía, bích, lục, trắng xanh v.v... trong hư không đều bất khả đắc. Đại thừa cũng vậy, các màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tía, bích, lục, trắng xanh v.v... đều bất khả đắc nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng tăng, chẳng giảm, chẳng tiến, chẳng lùi. Đại thừa cũng vậy, chẳng tăng, chẳng giảm, chẳng tiến, chẳng lùi nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng nhiễm, chẳng tịnh. Đại thừa cũng vậy, chẳng nhiễm, chẳng tịnh nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như hư không không sanh, không diệt, không trụ, không thay đổi. Đại thừa cũng vậy, không sanh, không diệt, không trụ, không thay đổi, nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải thiện, chẳng phải không thiện, chẳng phải hữu ký, chẳng phải vô ký. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải thiện, chẳng phải không thiện, chẳng phải hữu ký, chẳng phải vô ký, nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như hư không không thấy, không nghe, không hiểu, không biết. Đại thừa cũng vậy, không thấy, không nghe, không hiểu, không biết nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải hiểu biết, chẳng phải thông đạt, chẳng phải biết khắp, chẳng phải đoạn hẳn, chẳng phải chứng đắc, chẳng phải tu tập. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải hiểu biết, chẳng phải thông đạt, chẳng phải biết khắp, chẳng phải đoạn hẳn, chẳng phải chứng đắc, chẳng phải tu tập, nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải quả, chẳng phải có quả pháp, chẳng phải dị thục, chẳng phải có pháp dị thục. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải quả, chẳng phải có pháp quả, chẳng phải dị thục, chẳng phải có pháp dị thục, nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng có pháp tham, chẳng lìa pháp tham; chẳng có pháp sân, chẳng lìa pháp sân; chẳng có pháp si, chẳng lìa pháp si. Đại thừa cũng vậy, chẳng có pháp tham, chẳng lìa pháp tham; chẳng có pháp sân, chẳng lìa pháp sân; chẳng có pháp si, chẳng lìa pháp si, nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng có phát tâm ban đầu có thể đắc, cho đến chẳng có phát tâm thứ mười có thể đắc. Đại thừa cũng vậy, chẳng có phát tâm ban đầu có thể đắc, cho đến chẳng có phát tâm thứ mười có thể đắc, nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng có Tịnh quán địa, Chủng tánh địa, Đệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Độc giác địa, Bồ-tát địa, Như Lai địa có thể đắc. Đại thừa cũng vậy, chẳng có Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa có thể đắc, nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng rơi vào Dục giới, chẳng rơi vào Sắc giới, chẳng rơi vào Vô sắc giới. Đại thừa cũng vậy, chẳng rơi vào Dục giới, chẳng rơi vào Sắc giới, chẳng rơi vào Vô sắc giới, nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng có hướng Dự lưu, quả Dự lưu, hướng Nhất lai, quả Nhất lai, hướng Bất hoàn, quả Bất hoàn, hướng A-la-hán, quả A-la-hán, hướng Độc giác, quả Độc giác, Bồ-tát, Như Lai có thể đắc. Đại thừa cũng vậy, chẳng có hướng Dự lưu cho đến Như Lai có thể đắc, nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng có địa Thanh văn, địa Độc giác, địa Bồ-tát, địa Như Lai có thể đắc. Đại thừa cũng vậy, chẳng có địa Thanh văn, địa Độc giác, địa Như Lai có thể đắc, nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, chẳng phải tương ưng, chẳng phải không tương ưng. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, chẳng phải tương ưng, chẳng phải không tương ưng, nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải lạc, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải không, chẳng phải bất không, chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện. Đại thừa cũng vậy,  chẳng phải không, chẳng phải bất không, chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện, nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải tịch tịnh, chẳng phải bất tịch tịnh, chẳng phải viễn ly, chẳng phải bất viễn ly. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải tịch tịnh, chẳng phải bất tịch tịnh, chẳng phải viễn ly, chẳng phải bất viễn ly, nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải tối, chẳng phải sáng. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải tối, chẳng phải sáng, nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải khả đắc, chẳng phải bất khả đắc. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải khả đắc, chẳng phải bất khả đắc, nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải uẩn, giới, xứ, chẳng phải lìa uẩn, giới, xứ. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải uẩn, giới, xứ, chẳng phải lìa uẩn, giới, xứ, nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Lại như hư không chẳng phải có thể nói, chẳng phải không thể nói. Đại thừa cũng vậy, chẳng phải có thể nói, chẳng phải không thể nói, nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Này Thiện Hiện! Do các nhân duyên như vậy, nên nói Đại thừa bằng với hư không.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ông nói giống như hư không có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Đại thừa cũng vậy, có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì hữu tình vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này, nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì hữu tình hoặc hư không, hoặc Đại thừa, như vậy tất cả đều là vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Hữu tình vô lượng, vô số, vô biên, nên biết hư không cũng vô lượng, vô số, vô biên. Hư không vô lượng, vô số, vô biên, nên biết Đại thừa cũng vô lượng, vô số, vô biên. Do nhân duyên này, nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì hữu tình vô lượng, vô số, vô biên, hoặc hư không vô lượng, vô số, vô biên, hoặc Đại thừa vô lượng, vô số, vô biên, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Hữu tình vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu.

Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì hữu tình, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc vậy!

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã vô sở hữu nên biết hữu tình cũng vô sở hữu, hữu tình vô sở hữu nên biết mạng sống cũng vô sở hữu, mạng sống vô sở hữu nên biết sự sống cũng vô sở hữu, sự sống vô sở hữu nên biết sự nuôi dưỡng cũng vô sở hữu, sự nuôi dưỡng vô sở hữu nên biết sĩ phu cũng vô sở hữu, sĩ phu vô sở hữu nên biết Bổ-đặc-già-la cũng vô sở hữu, Bổ-đặc-già-la vô sở hữu nên biết ý sanh cũng vô sở hữu, ý sanh vô sở hữu nên biết đồng tử cũng vô sở hữu, đồng tử vô sở hữu nên biết người làm cũng vô sở hữu, người làm vô sở hữu nên biết người thọ nhận cũng vô sở hữu, người thọ nhận vô sở hữu nên biết người biết cũng vô sở hữu, người biết vô sở hữu nên biết người thấy cũng vô sở hữu, người thấy vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu, hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu, Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu, vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu, vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu, vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết pháp giới cũng vô sở hữu. Pháp giới vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc pháp giới, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết chơn như, thật tế, cảnh giới bất tư nghì, cảnh giới an ẩn v.v... lần lượt cũng vô sở hữu. Chơn như, thật tế, cảnh giới bất tư nghì, cảnh giới an ẩn v.v... vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc chơn như, thật tế, cảnh giới bất tư nghì, cảnh giới an ẩn v.v... hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết sắc cũng vô sở hữu. Sắc vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc sắc, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết thọ, tưởng, hành, thức lần lượt cũng vô sở hữu. Thọ, tưởng, hành, thức vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc thọ, tưởng, hành, thức, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết nhãn xứ cũng vô sở hữu. Nhãn xứ vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc nhãn xứ, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ lần lượt cũng vô sở hữu. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết sắc xứ cũng vô sở hữu. Sắc xứ vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc sắc xứ, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ lần lượt cũng vô sở hữu. Thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết nhãn giới cũng vô sở hữu. Nhãn giới vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc nhãn giới, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới lần lượt cũng vô sở hữu. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết sắc giới cũng vô sở hữu. Sắc giới vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc sắc giới, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết thanh, hương, vị, xúc, pháp giới lần lượt cũng vô sở hữu. Thanh, hương, vị, xúc, pháp giới vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết nhãn thức giới cũng vô sở hữu. Nhãn thức giới vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc nhãn thức giới, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới lần lượt cũng vô sở hữu. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết nhãn xúc cũng vô sở hữu. Nhãn xúc vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc nhãn xúc, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc lần lượt cũng vô sở hữu. Nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng vô sở hữu. Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra lần lượt cũng vô sở hữu. Các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh các thọ, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết bố thí Ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu. bố thí Ba-la-mật-đa vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc bố thí Ba-la-mật-đa, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa lần lượt cũng vô sở hữu. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết pháp không nội cũng vô sở hữu. Pháp không nội vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc pháp không nội, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tán vô tán, pháp không bổn tánh, pháp không tự cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không vô tánh, pháp không tự tánh, pháp không vô tánh tự tánh lần lượt cũng vô sở hữu. Pháp không ngoại cho đến pháp không vô tánh tự tánh vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc pháp không ngoại cho đến pháp không vô tánh tự tánh, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết bốn niệm trụ cũng vô sở hữu. Bốn niệm trụ vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc bốn niệm trụ, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ngã cho đến người thấy vô sở hữu nên biết bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo lần lượt cũng vô sở hữu. Bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô sở hữu nên biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên biết Đại thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nhân duyên này nên nói Đại thừa có khả năng dung nạp khắp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì ngã cho đến người thấy, hoặc bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo, hoặc hư không, hoặc Đại thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, như vậy tất cả đều vô sở hữu bất khả đắc.

 

Quyển thứ 418

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2013(Xem: 16119)
Tôi vẫn thích thú và nhớ mãi cái thuở mới chân ướt chân ráo vào Chùa sinh hoạt, nhận lãnh công việc “gõ đầu trẻ” cho đám học sinh trường Việt ngữ Bồ Đề của Tu Viện Quảng Đức do Thầy Tâm Phương thành lập ...
05/06/2013(Xem: 11482)
Hàng ngàn Tăng Ni và Phật đang cung thỉnh chân dung Pháp tượng của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang tiến về Chánh Điện. Hàng ngàn Tăng Ni và Phật đang cung thỉnh chân dung Pháp tượng của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang tiến về Chánh Điện ...
01/06/2013(Xem: 7417)
Cái khó nhứt của tôi là viết về cha tôi , một người rất nổi tiếng trong giới nghiên cứu nhạc Việt Nam và Á châu . Nếu viết khen nhiều hơn chê thì thiên hạ sẽ cho là thiên vị, là người trong nhà khen lẫn nhau . Dù ai có muốn nói gì, nghĩ gì, đối với tôi không quan trọng . Tôi viết về cha tôi cũng như tôi đã viết về nhiều nhạc sĩ, ca sĩ khác . Tôi chỉ ghi những gì tôi biết về cha tôi với một cái nhìn khách quan tối đa . Nhân dịp Lễ Các Người Cha (Father's Day), tôi ghi lại một số hình ảnh của một người cha, một người thầy và một nhà nghiên cứu âm nhạc đã mang lại cho nền âm nhạc Việt Nam những hào quang rực rỡ chói sáng trên thế giới mà chưa có ai có thể làm được cho tới ngày hôm nay.
30/05/2013(Xem: 12353)
Trong suốt gần hai nghìn nămhiện diện trên quê hương, chưa bao giờ Phật giáo Việt Nam phải đối diện vớinhững đe dọa và thách thức trầm trọng như trong gần bốn mươi năm giữa thế kỷthứ 20. Đó là giai đoạn mà Phật giáo phải chịu tác động của 3 cuộc khủng hoảnglớn
25/05/2013(Xem: 15874)
Những sự kiện nổi bật nơi Thầy Minh Phát mà chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử quen biết xa gần đều rất khó quên : Nơi các Đại giới đàn, Thầy là vị dẫn lễ thân kính của các giới tử; nơi các đàn chẩn tế trong những ngày lễ hội lớn, Thầy là vị sám chủ uy nghiêm và gây ấn tượng mạnh trong lòng đai chúng; nơi các bịnh nhân, Thầy là vị lương y kỳ diệu, với một chai nước mát Thầy đọc vài câu Kinh ngắn chú nguyện, người bịnh mang về uống là có thể hết bịnh (đã có nhiều người hết bịnh nhờ uống những chai nước mát của Thầy cho); nơi các Tổ đình lớn, trong một số ngày lễ hội, khi cần - thầy là người “đầu bếp tài ba” v.v…
12/05/2013(Xem: 5361)
Lời Người Dịch: Hồ sơ này đã giải mật theo luật Hoa Kỳ -- tuy vẫn còn xóa trắng 2 dòng ở trang 1, và xóa trắng hai trang 3 và 4 -- sẽ cho thấy cách nhìn từ chính phủ Mỹ về tình hình Việt Nam trong thập niên 1960s. Hồ sơ này cho thấy đánh giá từ phía tình báo Hoa Kỳ về Thầy Thích Trí Quang và hoạt động của Phật Giáo VN trong năm 1966, tức là ba năm sau khi Hòa Thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân. Một vài đánh giá trong bản văn này bây giờ đã thấy là không chính xác, khi Mỹ dựa vào suy đoán để gán ghép một mục tiêu chính trị nào đó cho một hay nhiều vị sư. Tuy nhiên, bản văn này cho thấy cái nhìn từ phía tình báo Hoa Kỳ đối với Phật Giáo trong tình hình lúc đó đang gay gắt, và sẽ chiếu rọi thêm một phần vào lịch sử phong trào Phật Giáo.
23/04/2013(Xem: 10191)
Quyển NGỮ LỤC này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư DUYÊN LỰC trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời. Cứ hằng tháng Ngài cho mở một khóa tu bảy ngày ở mỗi Thiền đường cho các hành giả tu Thiền, gọi là “đả thiền thất” để hướng dẫn đại chúng chuyên sâu trong sự nghiệp tu hành. Những lời dạy trước sau đều được đồ đệ ghi âm lại để làm tài liệu tham khảo.
23/04/2013(Xem: 6281)
Như đã kết thiện duyên từ thuở ấy, Giọt mưa trời tưới ngọt đất Hồ Nam. Tiêu phụ thân và từ mẫu họ Nhan Dòng vọng tộc, làm quan Thanh triều đại.
22/04/2013(Xem: 7111)
Kể từ khi loài người biết phát huy trí tuệ, chúng ta thấy rõ có hai khuynh hướng phát triển, khuynh hướng hướng nội và khuynh hướng hướng ngoại. Khuynh hướng hướng ngoại, gọi là ngoại quan, tức quan sát sự hiện hữu và diễn tiến của sự vật bên ngoài giúp cho con người có được nhận thức đúng đắn về sự sống của hiện tượng giới.
22/04/2013(Xem: 18017)
Ba năm về trước, khi bổn-sư (và cũng là chú ruột) của tôi là cố Hòa-Thượng Ðại-Ninh THÍCH THIỀN-TÂM viên-tịch, trong buổi lễ thọ tang ngài tôi có dâng lời nguyện trước giác-linh Hòa-Thượng cầu xin ngài chứng-minh và gia-hộ cho tôi - vừa là đệ-tử và cũng là cháu ruột của ngài - được đầy đủ đạo-lực cùng minh-tâm, kiến-tánh thêm hơn để nối-tiếp theo gót chân ngài, hoằng-dương pháp môn Tịnh-độ nơi hải-ngoại ....
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]