Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 71: Phẩm Quán Hạnh 2

07/07/201515:21(Xem: 13599)
Quyển 71: Phẩm Quán Hạnh 2

Kinh Dai Bat Nha- HT Thich Tri Nghiem_2_a

Tập 02

Quyển 71
Phẩm Quán Hạnh 2
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí


 

Bạch Thế Tôn! Bố thí Ba-la-mật-đa là pháp chẳng sanh thì chẳng phải là bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng sanh, thì chẳng phải là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa cùng với chẳng sanh không hai, không hai phần; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa cùng với chẳng sanh không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên bố thí Ba-la-mật-đa chẳng sanh, thì chẳng phải là bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng sanh, thì chẳng phải là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Bốn tịnh lự chẳng sanh thì chẳng phải là bốn tịnh lự; bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng sanh, thì chẳng phải là bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì sao? Vì bốn tịnh lự cùng với chẳng sanh không hai, không hai phần; bốn vô lượng, bốn định vô sắc cùng với chẳng sanh không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên bốn tịnh lự chẳng sanh, thì chẳng phải là bốn tịnh lự; bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng sanh, thì chẳng phải là bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Bạch Thế Tôn! Tám giải thoát chẳng sanh thì chẳng phải là tám giải thoát; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng sanh, thì chẳng phải là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì sao? Vì tám giải thoát cùng với chẳng sanh không hai, không hai phần. Tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cùng với chẳng sanh không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên tám giải thoát chẳng sanh, thì chẳng phải là tám giải thoát; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng sanh, thì chẳng phải là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ chẳng sanh thì chẳng phải là bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng sanh, thì chẳng phải là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Vì sao? Vì bốn niệm trụ cùng với chẳng sanh không hai, không hai phần; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cùng với chẳng sanh không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên bốn niệm trụ chẳng sanh, thì chẳng phải là bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng sanh, thì chẳng phải là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.

Bạch Thế Tôn! Pháp môn giải thoát không chẳng sanh thì chẳng phải là pháp môn giải thoát không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng sanh, thì chẳng phải là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không cùng với chẳng sanh không hai, không hai phần; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cùng với chẳng sanh không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên pháp môn giải thoát không chẳng sanh, thì chẳng phải là pháp môn giải thoát không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng sanh, thì chẳng phải là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Bạch Thế Tôn! Năm loại mắt chẳng sanh thì chẳng phải là năm loại mắt; sáu phép thần thông chẳng sanh, thì chẳng phải là sáu phép thần thông. Vì sao? Vì năm loại mắt cùng với chẳng sanh không hai, không hai phần; sáu phép thần thông cùng với chẳng sanh không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên năm loại mắt chẳng sanh, thì chẳng phải là năm loại mắt; sáu phép thần thông chẳng sanh, thì chẳng phải là sáu phép thần thông.

Bạch Thế Tôn! Mười lực của Phật chẳng sanh thì chẳng phải là mười lực của Phật; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng sanh, thì chẳng phải là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì mười lực của Phật cùng với chẳng sanh không hai, không hai phần; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cùng với chẳng sanh không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên mười lực của Phật chẳng sanh, thì chẳng phải là mười lực của Phật; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng sanh, thì chẳng phải là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn! Chơn như chẳng sanh thì chẳng phải là chơn như; pháp giới, pháp tánh, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng sanh, thì chẳng phải là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì. Vì sao? Vì chơn như cùng với chẳng sanh không hai, không hai phần; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cùng với chẳng sanh không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên chơn như chẳng sanh, thì chẳng phải là chơn như; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng sanh, thì chẳng phải là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Bạch Thế Tôn! Quả vị Giác ngộ cao tột chẳng sanh thì chẳng phải là quả vị Giác ngộ cao tột; trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng sanh, thì chẳng phải là trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột cùng với chẳng sanh không hai, không hai phần; trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cùng với chẳng sanh không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên quả vị Giác ngộ cao tột chẳng sanh, thì chẳng phải là quả vị Giác ngộ cao tột; trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng sanh, thì chẳng phải là trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn! Pháp không quên mất chẳng sanh thì chẳng phải là pháp không quên mất; tánh luôn luôn xả chẳng sanh, thì chẳng phải là tánh luôn luôn xả. Vì sao? Vì pháp không quên mất cùng với chẳng sanh không hai, không hai phần; tánh luôn luôn xả cùng với chẳng sanh không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên pháp không quên mất chẳng sanh, thì chẳng phải là pháp không quên mất; tánh luôn luôn xả chẳng sanh, thì chẳng phải là tánh luôn luôn xả.

Bạch Thế Tôn! Tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng sanh thì chẳng phải là tất cả pháp môn Đà-la-ni; tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng sanh, thì chẳng phải là tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni cùng với chẳng sanh không hai, không hai phần; tất cả pháp môn Tam-ma-địa cùng với chẳng sanh không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng sanh, thì chẳng phải là tất cả pháp môn Đà-la-ni; tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng sanh, thì chẳng phải là tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Bạch Thế Tôn! Sắc chẳng diệt, thì chẳng phải là sắc; thọ, tưởng, hành, thức chẳng diệt, thì chẳng phải là thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì Sắc cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; thọ, tưởng, hành, thức cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên sắc chẳng diệt chẳng phải là sắc; thọ, tưởng, hành, thức chẳng diệt chẳng phải là thọ, tưởng, hành, thức.

Bạch Thế Tôn! Nhãn xứ chẳng diệt, thì chẳng phải là nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng diệt, thì chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Vì Nhãn xứ cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên nhãn xứ chẳng diệt chẳng phải là nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng diệt chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.

Bạch Thế Tôn! Sắc xứ chẳng diệt, thì chẳng phải là sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng diệt, thì chẳng phải là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì Sắc xứ cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên sắc xứ chẳng diệt chẳng phải là sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng diệt chẳng phải là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.

Bạch Thế Tôn! Nhãn giới chẳng diệt, thì chẳng phải là nhãn giới; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng diệt, thì chẳng phải là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì Nhãn giới cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên nhãn giới chẳng diệt chẳng phải là nhãn giới; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng diệt chẳng phải là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Nhĩ giới chẳng diệt, thì chẳng phải là nhĩ giới; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng diệt, thì chẳng phải là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì Nhĩ giới cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên nhĩ giới chẳng diệt chẳng phải là nhĩ giới; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng diệt chẳng phải là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Tỷ giới chẳng diệt, thì chẳng phải là tỷ giới; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng diệt, thì chẳng phải là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì Tỷ giới cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên tỷ giới chẳng diệt chẳng phải là tỷ giới; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng diệt chẳng phải là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Thiệt giới chẳng diệt, thì chẳng phải là thiệt giới; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng diệt, thì chẳng phải là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì thiệt giới cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên thiệt giới chẳng diệt chẳng phải là thiệt giới; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng diệt chẳng phải là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Thân giới chẳng diệt, thì chẳng phải là thân giới; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng diệt, thì chẳng phải là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì thân giới cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên thân giới chẳng diệt chẳng phải là thân giới; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng diệt chẳng phải là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Ý giới chẳng diệt, thì chẳng phải là ý giới; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng diệt, thì chẳng phải là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì ý giới cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên ý giới chẳng diệt chẳng phải là ý giới; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng diệt chẳng phải là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Địa giới chẳng diệt, thì chẳng phải là địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng diệt, thì chẳng phải là thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Vì địa giới cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; thủy, hỏa, phong, không, thức giới cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên địa giới chẳng diệt chẳng phải là địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng diệt chẳng phải là thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Bạch Thế Tôn! Thánh đế khổ chẳng diệt, thì chẳng phải là Thánh đế khổ; Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng diệt, thì chẳng phải là Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì Thánh đế khổ cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; Thánh đế tập, diệt, đạo cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên Thánh đế khổ chẳng diệt chẳng phải là Thánh đế khổ; Thánh đế tập, diệt, đạo chẳng diệt chẳng phải là Thánh đế tập, diệt, đạo.

Bạch Thế Tôn! Vô minh chẳng diệt, thì chẳng phải là vô minh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng diệt, thì chẳng phải là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Vì sao? Vì vô minh cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên vô minh chẳng diệt chẳng phải là vô minh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng diệt chẳng phải là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não.

Bạch Thế Tôn! Cái không nội chẳng diệt, thì chẳng phải là cái không nội; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh chẳng diệt, thì chẳng phải là cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh. Vì sao? Vì cái không nội cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên cái không nội chẳng diệt chẳng phải là cái không nội; cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh chẳng diệt chẳng phải là cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Bố thí Ba-la-mật-đa chẳng diệt, thì chẳng phải là bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng diệt, thì chẳng phải là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên bố thí Ba-la-mật-đa chẳng diệt chẳng phải là bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng diệt chẳng phải là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Bốn tịnh lự chẳng diệt, thì chẳng phải là bốn tịnh lự; bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng diệt, thì chẳng phải là bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì sao? Vì bốn tịnh lự cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; bốn vô lượng, bốn định vô sắc cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên bốn tịnh lự chẳng diệt chẳng phải là bốn tịnh lự; bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng diệt chẳng phải là bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Bạch Thế Tôn! Tám giải thoát chẳng diệt, thì chẳng phải là tám giải thoát; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng diệt, thì chẳng phải là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì sao? Vì tám giải thoát cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên tám giải thoát chẳng diệt chẳng phải là tám giải thoát; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chẳng diệt chẳng phải là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ chẳng diệt, thì chẳng phải là bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chẳng diệt, thì chẳng phải là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Vì sao? Vì bốn niệm trụ cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên bốn niệm trụ chẳng diệt chẳng phải là bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo chẳng diệt chẳng phải là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.

Bạch Thế Tôn! Pháp môn giải thoát không chẳng diệt, thì chẳng phải là pháp môn giải thoát không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng diệt, thì chẳng phải là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên pháp môn giải thoát không chẳng diệt chẳng phải là pháp môn giải thoát không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chẳng diệt chẳng phải là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Bạch Thế Tôn! Năm loại mắt chẳng diệt, thì chẳng phải là năm loại mắt; sáu phép thần thông chẳng diệt, thì chẳng phải là sáu phép thần thông. Vì sao? Vì năm loại mắt cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; sáu phép thần thông cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên năm loại mắt chẳng diệt chẳng phải là năm loại mắt; sáu phép thần thông chẳng diệt chẳng phải là sáu phép thần thông.

Bạch Thế Tôn! Mười lực của Phật chẳng diệt, thì chẳng phải là mười lực của Phật; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chẳng diệt, thì chẳng phải là bốn bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì mười lực của Phật cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên mười lực của Phật chẳng diệt chẳng phải là mười lực của Phật; bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng diệt chẳng phải là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn! Chơn như chẳng diệt, thì chẳng phải là chơn như; pháp giới, pháp tánh, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chẳng diệt, thì chẳng phải là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì. Vì sao? Vì chơn như cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên chơn như chẳng diệt chẳng phải là chơn như; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì chẳng diệt chẳng phải là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Bạch Thế Tôn! Quả vị Giác ngộ cao tột chẳng diệt, thì chẳng phải là quả vị Giác ngộ cao tột; trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng diệt, thì chẳng phải là trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì quả vị Giác ngộ cao tột cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên quả vị Giác ngộ cao tột chẳng diệt chẳng phải là quả vị Giác ngộ cao tột; trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng diệt chẳng phải là trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn! Pháp không quên mất chẳng diệt, thì chẳng phải là pháp không quên mất; tánh luôn luôn xả chẳng diệt, thì chẳng phải là tánh luôn luôn xả. Vì sao? Vì pháp không quên mất cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; tánh luôn luôn xả cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên pháp không quên mất chẳng diệt chẳng phải là pháp không quên mất; tánh luôn luôn xả chẳng diệt chẳng phải là tánh luôn luôn xả.

Bạch Thế Tôn! Tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng diệt, thì chẳng phải là tất cả pháp môn Đà-la-ni; tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng diệt, thì chẳng phải là tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần; tất cả pháp môn Tam-ma-địa cùng với chẳng diệt không hai, không hai phần. Vì sao? Vì pháp chẳng diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng diệt chẳng phải là tất cả pháp môn Đà-la-ni; tất cả pháp môn Tam-ma-địa chẳng diệt chẳng phải là tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Bạch Thế Tôn! Sắc bất nhị thì chẳng phải là sắc; thọ, tưởng, hành, thức bất nhị thì chẳng phải là thọ, tưởng, hành, thức.

Bạch Thế Tôn! Nhãn xứ bất nhị thì chẳng phải là nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ bất nhị thì chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.

Bạch Thế Tôn! Sắc xứ bất nhị thì chẳng phải là sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ bất nhị thì chẳng phải là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.

Bạch Thế Tôn! Nhãn giới bất nhị thì chẳng phải là nhãn giới; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra bất nhị thì chẳng phải là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Nhĩ giới bất nhị thì chẳng phải là nhĩ giới; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra bất nhị thì chẳng phải là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Tỷ giới bất nhị thì chẳng phải là tỷ giới; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra bất nhị thì chẳng phải là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Thiệt giới bất nhị thì chẳng phải là thiệt giới; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra bất nhị thì chẳng phải là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Thân giới bất nhị thì chẳng phải là thân giới; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra bất nhị thì chẳng phải là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Ý giới bất nhị thì chẳng phải là ý giới; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra bất nhị thì chẳng phải là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.

Bạch Thế Tôn! Địa giới bất nhị thì chẳng phải là địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới bất nhị thì chẳng phải là thủy, hỏa, phong, không, thức giới.

Bạch Thế Tôn! Thánh đế khổ bất nhị thì chẳng phải là Thánh đế khổ; Thánh đế tập, diệt, đạo bất nhị thì chẳng phải là Thánh đế tập, diệt, đạo.

Bạch Thế Tôn! Vô minh bất nhị thì chẳng phải là vô minh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não bất nhị thì chẳng phải là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não.

Bạch Thế Tôn! Cái không nội bất nhị thì chẳng phải là cái không nội; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh bất nhị thì chẳng phải là cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Bố thí Ba-la-mật-đa bất nhị thì chẳng phải là bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa bất nhị thì chẳng phải là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Bạch Thế Tôn! Bốn tịnh lự bất nhị thì chẳng phải là bốn tịnh lự; bốn vô lượng, bốn định vô sắc bất nhị thì chẳng phải là bốn vô lượng, bốn định vô sắc.

Bạch Thế Tôn! Tám giải thoát bất nhị thì chẳng phải là tám giải thoát; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ bất nhị thì chẳng phải là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.

Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ bất nhị thì chẳng phải là bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo bất nhị thì chẳng phải là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.

Bạch Thế Tôn! Pháp môn giải thoát không bất nhị thì chẳng phải là pháp môn giải thoát không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện bất nhị thì chẳng phải là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.

Bạch Thế Tôn! Năm loại mắt bất nhị thì chẳng phải là năm loại mắt; sáu phép thần thông bất nhị thì chẳng phải là sáu phép thần thông.

Bạch Thế Tôn! Mười lực của Phật bất nhị thì chẳng phải là mười lực của Phật; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng bất nhị thì chẳng phải là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Bạch Thế Tôn! Chơn như bất nhị thì chẳng phải là chơn như; pháp giới, pháp tánh, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì bất nhị thì chẳng phải là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.

Bạch Thế Tôn! Quả vị Giác ngộ cao tột bất nhị thì chẳng phải là Quả vị Giác ngộ cao tột; trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng bất nhị thì chẳng phải là trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.

Bạch Thế Tôn! Pháp không quên mất bất nhị thì chẳng phải là pháp không quên mất; tánh luôn luôn xả bất nhị thì chẳng phải là tánh luôn luôn xả.

Bạch Thế Tôn! Tất cả pháp môn Đà-la-ni bất nhị thì chẳng phải là tất cả pháp môn Đà-la-ni; tất cả pháp môn Tam-ma-địa bất nhị thì chẳng phải là tất cả pháp môn Tam-ma-địa.

Bạch Thế Tôn! Sắc nhập bất nhị pháp số không rối; thọ, tưởng, hành, thức nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Nhãn xứ nhập bất nhị pháp số không rối; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Sắc xứ nhập bất nhị pháp số không rối; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Nhãn giới nhập bất nhị pháp số không rối; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Nhĩ giới nhập bất nhị pháp số không rối; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Tỷ giới nhập bất nhị pháp số không rối; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Thiệt giới nhập bất nhị pháp số không rối; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Thân giới nhập bất nhị pháp số không rối; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Ý giới nhập bất nhị pháp số không rối; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Địa giới nhập bất nhị pháp số không rối; thủy, hỏa, phong, không, thức giới nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Thánh đế khổ nhập bất nhị pháp số không rối; Thánh đế tập, diệt, đạo nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Vô minh nhập bất nhị pháp số không rối; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Cái không nội nhập bất nhị pháp số không rối; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Bố thí Ba-la-mật-đa nhập bất nhị pháp số không rối; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Bốn tịnh lự nhập bất nhị pháp số không rối; bốn vô lượng, bốn định vô sắc nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Tám giải thoát nhập bất nhị pháp số không rối; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ nhập bất nhị pháp số không rối; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Pháp môn giải thoát không nhập bất nhị pháp số không rối; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Năm loại mắt nhập bất nhị pháp số không rối; sáu phép thần thông nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Mười lực của Phật nhập bất nhị pháp số không rối; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Chơn như nhập bất nhị pháp số không rối; pháp giới, pháp tánh, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Quả vị Giác ngộ cao tột nhập bất nhị pháp số không rối; trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Pháp không quên mất nhập bất nhị pháp số không rối; tánh luôn luôn xả nhập bất nhị pháp số không rối.

Bạch Thế Tôn! Tất cả pháp môn Đà-la-ni nhập bất nhị pháp số không rối; tất cả pháp môn Tam-ma-địa nhập bất nhị pháp số không rối.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Nói là đại Bồ-tát  tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa khi quán các pháp thì cái gì gọi là đại Bồ-tát, cái gì gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cái gì gọi là quán các pháp?

Lúc bấy giờ cụ thọ Thiện Hiện đáp lời Xá Lợi Tử: Như tôn giả đã hỏi, cái gì gọi là đại Bồ-tát? Xá Lợi Tử! Đó là loại hữu tình cầu quả vị đại giác ngộ và cũng đã giác ngộ nên gọi là Bồ-tát, có khả năng biết như thật tất cả pháp tướng nhưng chẳng chấp trước nên lại gọi là đại Bồ-tát.

Xá Lợi Tử hỏi: Thế nào là đại Bồ-tát có khả năng biết như thật tất cả pháp tướng, nhưng chẳng chấp trứơc?

Thiện Hiện đáp: Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của sắc nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của thọ, tưởng, hành, thức nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của nhãn xứ nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của sắc xứ nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của nhãn giới nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của nhĩ giới nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của tỷ giới nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của thiệt giới nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của thân giới nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của ý giới nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của địa giới nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của thủy, hỏa, phong, không, thức giới nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của Thánh đế khổ nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của Thánh đế tập, diệt, đạo nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của vô minh nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của cái không nội nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của bố thí Ba-la-mật-đa nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của bốn tịnh lự nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của bốn vô lượng, bốn định vô sắc nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của tám giải thoát nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của bốn niệm trụ nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của pháp môn giải thoát không nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của năm loại mắt nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của sáu phép thần thông nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của mười lực Phật nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của chơn như nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của pháp giới, pháp tánh, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của quả vị Giác ngộ cao tột nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của pháp không quên mất nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của tánh luôn luôn xả nhưng chẳng chấp trước.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát biết như thật tướng của tất cả pháp môn Đà-la-ni nhưng chẳng chấp trước; biết như thật tướng của tất cả pháp môn Tam-ma-địa nhưng chẳng chấp trước.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Những gì gọi là tất cả pháp tướng?

Thiện Hiện đáp: Nếu do tướng trạng của các hành như vậy mà biết rõ các pháp là sắc, là thanh, là hương, là vị, là xúc, là pháp, là nội, là ngoại, là hữu lậu, là vô lậu, là hữu vi, là vô vi thì những thứ này gọi là tất cả pháp tướng.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại đáp lời Xá Lợi Tử: Như Tôn giả đã hỏi, cái gì gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Xá Lợi Tử! Có trí tuệ thắng diệu vĩnh viễn có cái để xa lìa, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử hỏi: Trí này đối với pháp nào mà được vĩnh viễn xa lìa?

Thiện Hiện đáp: Trí này đối với tất cả phiền não, kiến, thú được vĩnh viễn xa lìa; trí này đối với sáu cõi, bốn loài được vĩnh viễn xa lìa; trí này đối với tất cả uẩn, xứ, giới v.v… được vĩnh viễn xa lìa, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có trí thắng diệu vĩnh viễn có chỗ đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử hỏi: Trí này đối với pháp nào được vĩnh viễn đạt đến?

Thiện Hiện đáp: Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của sắc được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của thọ, tưởng, hành, thức được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của nhãn xứ được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của sắc xứ được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của nhãn giới được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của nhĩ giới được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của tỷ giới được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của thiệt giới được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của thân giới được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của ý giới được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của địa giới được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của Thánh đế khổ được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của vô minh mà được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não mà được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của cái không nội mà được vĩnh viễn đạt đến; đối với thậtến; đối với thậtông ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh mà được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của bố thí Ba-la-mật-đa mà được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của bốn tịnh lự mà được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của tám giải thoát mà được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của bốn niệm trụ mà được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của pháp môn giải thoát không mà được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của năm loại mắt mà được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của sáu phép thần thông mà được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của mười lực Phật mà được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của chơn như mà được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của pháp giới, pháp tánh, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của quả vị Giác ngộ cao tột mà được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của pháp không quên mất mà được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của tánh luôn luôn xả mà được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Trí này đối với thật tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni mà được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Xá Lợi Tử! Như vậy gọi là Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

 

Quyển thứ 71

Hết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/06/2014(Xem: 33114)
Ngày ấy cách đây 50 năm về trước, vào một sáng đầu mùa hè của năm 1964, tôi một mình đạp xe đạp từ làng Mỹ Hạc, Xã Xuyên Mỹ, Quận Duy Xuyên, trực chỉ xuống chùa Viên Giác tọa lạc tại Hội An, Quảng Nam. Hôm đó là ngày Rằm Tháng 5 âm lịch của năm Giáp Thìn. Một chặng đường dài 50 năm như vậy, nói cho đúng là nửa thế kỷ của một kiếp nhân sinh- đã, đương và sẽ có nhiều điều đáng nói. Hay có, dở có, không như ý cũng có
01/06/2014(Xem: 13115)
With my heart full of my beloved Rinpoche, I would very much love for you to come to TBI so that we can commemorate the life and times of our Precious Teacher. Please come and feel the spirit, held in the lotus of compassion, of our cherished and adored spiritual guide and mentor, to TBI on Saturday 31st May, 2.00 – 5.00 pm. In our sacred gompa you will be able to pay homage to our dear founder and mentor Kybje Khensur Kangurwa Lobsang Thubten Rinpoche, who passed away peacefully on 22nd January 2014 in his home at Sera Jey Monastery, South West India.
28/03/2014(Xem: 21643)
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật Trang Nhà Quảng Đức vừa nhận được tin: HT.Thích Trí Tịnh, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM; Chủ tịch HĐTS; Trưởng ban Tăng sự T.Ư GHPGVN; Viện chủ chùa Vạn Đức (Q.Thủ Đức, Sài Gòn), Viện chủ chùa Vạn Linh (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang), do niên cao lạp trưởng, Ngài đã an nhiên viên tịch vào lúc 09g15 sáng nay, 28-3-2014 (nhằm ngày 28-2-Giáp Ngọ) tại chùa Vạn Đức (số 502 đường Tô Ngọc Vân, P.Tam Phú, Q.Thủ Đức, Sàigòn. Trụ thế: 98 năm; Hạ lạp: 69 năm.
20/03/2014(Xem: 10685)
Ở Huế có một dòng sông tên là sông Hương và một ngọn núi tên là núi Ngự. Dưới chân núi có chùa Viên Thông, trong chùa có một vị thiền sư nuôi dạy đồ chúng, đó là thiền sư Liễu Quán. Hồi đó đất nước Việt Nam cũng bị chia đôi, từ sông Gianh ra ngoài Bắc là Chúa Trịnh cai trị còn trở vào Nam là chúa Nguyễn. Các Chúa ở trong Nam tuy gọi là Chúa nhưng kỳ thực họ là những ông vua, xưng là An Nam quốc vương. Chúa Nguyễn Phúc Khoát rất sùng đạo, nhưng vì thiền sư Liễu Quán không ưa lui tới tới phủ Chúa cho nên chúa thường hay tới chùa Viên Thông dưới chân núi để học đạo và cũng vì lý do đó nên người ta gọi ngọn núi đó là núi Ngự, tức là núi mà vua hay tới để nghe pháp.
19/03/2014(Xem: 22010)
Ban Tổ Chức Tang Lễ và Môn đồ pháp quyến chúng con vô cùng kính tiếc, đồng cáo bạch: Trưởng Lão Hòa Thượng thượng Như hạ Lễ Hiệu THÍCH HUYỀN DUNG Đời thứ 41 Thiền Phái Lâm Tế - Nguyên Tổng Trị Sự Trưởng Giáo Hội Tăng Già Nam Việt - Nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Giám Sát Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ - Viện Chủ Phật Quang Thiền Viện Đã thuận thế vô thường, thâu thần thị tịch vào lúc 3 giờ 58 chiều ngày 15 tháng 3 năm 2014, (nhằm ngày 15 tháng 2 năm Giáp Ngọ), tại Garden Grove Hospital, Garden Grove, California, Hoa Kỳ, thọ thế 96, hạ lạp 75. a) Lễ Nhập Kim Quan: vào lúc 9 giờ sáng thứ Ba, ngày 25/03/2014 (nhằm ngày 25 tháng 2 năm Giáp Ngọ) b) Lễ Di Quan: vào lúc 11 giờ thứ Tư, ngày 26/03/2014 (Nhằm ngày 26 tháng 2 năm Giáp Ngọ). c) Địa điểm: Nhà Quàn Peak Family Colonial Funeral Home (7801 Bolsa Ave. , Westminster, CA 92683 Ngưỡng xin chư tôn Thiền Đức cùng chư Thiện nam Tín nữ trong mười phương nhất
12/03/2014(Xem: 8764)
Từ khi nghe tin Ôn trở bệnh nặng, phải vào nằm bệnh viện Qui-nhơn, chúng con, những đứa học trò cũ của Ôn từ giữa thập niên 50 của thế kỉ trước, ở Nha-trang, hiện đang sống lưu lạc ở hải ngoại (đa số là thành viên của Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam), đã bàn bạc xôn xao, bồn chồn lo lắng cho một sự mất mát to lớn chẳng biết sẽ xảy ra cho mình vào lúc nào!
12/03/2014(Xem: 10735)
Đạo Phật từ Ấn-độ đã truyền đến Việt-nam vào khoảng giữa thế kỉ thứ 3 trước tây lịch. Đến thế kỉ thứ 2 sau tây lịch, ở nước ta, theo sử sách ghi chép, ngoài sự có mặt hành đạo của các tăng sĩ người Ấn-độ, còn có một tăng đoàn người Việt đông đến 500 vị.
26/02/2014(Xem: 13864)
Tổ sư Minh Đăng Quang sinh ra (năm Quý Hợi 1923) và lớn lên trong giai đoạn đất nước nói chung và Nam Kỳ Lục Tỉnh nói riêng, công cuộc chiếm cứ, thực hiện kế sách bảo hộ lâu dài của thực dân Pháp đã đi vào thế ổn định, và đang tự tin cho bước phát triển tiếp theo tưởng chừng mạnh mẻ ấy. Bởi lẽ trước đó hai năm ( năm Canh Thân 1920) quan toàn quyền Maurice Long
05/02/2014(Xem: 20012)
Thượng Tọa Thích Minh Tân - Giáo Thọ tại TTPG-Chùa Việt Nam, Houston, Texas. - Lãnh đạo tinh thần Chùa Bảo Quang, San Antonio, Texas. - Viện Chủ Chùa Viên Giác, Richmond, Virginia. Đã viên tịch vào lúc: 01:10 sáng Thứ Ba ngày 04/02/2014 sau một cơn tai biến (Stroke). Trụ thế 58 năm, trong sự hộ niệm của đại chúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]