Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhị Tổ Pháp Loa

09/04/201319:57(Xem: 9000)
Nhị Tổ Pháp Loa

NHỊ TỒ PHÁP LOA
(1284 - 1330)

Thích Phước Sơn


Đọc qua các Thiền sư Việt Nam từ xưa đến nay, chưa thấy một người nào đã chinh phục được các hàng vương tôn, quý tộc, khiến cho họ tín nhiệm, quy y và ủng hộ hết mình như Thiền sư Pháp Loa. Sư là một con người tích cực hoạt động, suốt đời tận tụy phục vụ đạo pháp cho đến hơi thở cuối cùng. Điều đặc biệt quan tâm của Sư là ấn hành Đại Tạng kinh, do đó đã đề xuất, tiến hành và in xong bộ Đại Tạng kinh Việt Nam. Ngoài ra, Sư đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thống nhất Phật giáo, thiết lập một Giáo hội Phật giáo thống nhất đầu tiên của Việt Nam, và Sư là người thứ nhất đúng ra thiết lập sổ bộ Tăng, Ni và tự viện trên khắp cả nước. Đó là vài nét nổi bật của Thiền sư Pháp Loa.

I. DIỄN TIẾN ĐẦU ĐỜI

Sư sinh giờ Mão, ngày 7 tháng 5, năm Giáp thìn, niên hiệu Thiệu Bảo thứ 6 (1384). Quê hương Sư thôn Đồng Hòa, hương Cửu La, ở gần sông Nam Sách, cha là Đồng Thuần Mậu, mẹ là Vũ Từ Cứu. Vũ Thị đêm nằm mộng, thấy dị nhân trao cho kiếm thần, bà vui mừng ôm vào lòng, bất giác hoài thai. Trước đó bà đã sinh 8 người con gái liên tiếp, không muốn sinh thêm nữa, nên khi mang thai Sư, bà đã uống thuốc phá thai; phá đến bốn lần mà thai vẫn không hư. Vì thế, khi sinh ra Sư, có mùi hương lạ bay khắp nhà, bà hoan hỷ đặt tên là Kiên Cương. Thuở bé Sư đã có những đức tính khác thường, không nói lời ác, không ăn thịt cá và các thức ăn cay nồng.

Năm 1304, Sư được 21 tuổi. Trúc Lâm đang đi du hành khắp miền thôn quê, phá bỏ các dâm từ, thuyết pháp và bố thí, lại vừa có ý tìm người nối dòng pháp. Khi ra giá Trúc Lâm đến sông Nam Sách thì Sư đang đi chơi xa, bỗng thấy lòng bồn chồn, liền quay về, vừa lúc gặp Trúc Lâm đến thôn mình, Sư bèn đảnh lễ xin xuất gia. Trúc Lâm thoạt trông thấy lấy làm lạ, bảo: "Đứa bé này có đạo nhãn, ngày sau ắt sẽ thành bậc pháp khí". Trúc Lâm rất hân hoan vì gặp được người đắc ý, nên đặt tên là Thiện Lai. Lúc trở về liêu Kỳ Lân, Trúc Lâm liền gởi Sư đến học với Hòa thượng Tánh Giác. Sư thưa hỏi nhiều điều mà Hòa thượng vẫn chưa khai thông được. Nhân tìm đọc kinh Lăng Nghiêm, đến đoạn "Thất xứ trung tâm, hậu khách trần dụ: bảy lần trình bày tâm, cuối cùng đến ví dụ khách trần", Sư suy nghĩ giây lâu, bỗng được thể nhập. Sư liền xin phép trở về thăm Trúc Lâm gặp lúc Trúc Lâm thăng đường cử bài tụng Thái Dương Ô kê, thì trong lòng chợt tỉnh. Trúc Lâm biết thế, nên bảo theo hầu bên mình. Một hôm, Sư trình Trúc Lâm một bài tụng Tâm Yếu, bị Trúc Lâm sổ toẹt. Bốn lần cầu thỉnh, Trúc Lâm vẫn không chỉ giáo, bảo phải về tự tham khảo lấy. Trở về phòng, nỗ lực Thiền quán, đến nửa đêm, nhận thấy hoa đèn rơi, Sư bỗng nhiên đại ngộ. Liền đem chỗ sở ngộ ấy trình lên Điều Ngự ấn chứng. Từ đó, Sư phát nguyện tu 12 hạnh đầu đà, theo gương của Trúc Lâm.

Năm 1305, Sư được Trúc Lâm cho thọ giới Tỳ-kheo và Bồ-tát và ban hiệu là Pháp Loa.

Năm 1306, Sư được cửa làm giảng sư chính thức chùa Báo Ân. Năm 1307, ngày rằm tháng 5, sau khi Bố-tát, Trúc Lâm lấy y bát và viết tâm kệ giao cho Sư, tại am Ngọa Vân; vì Sư là đệ tử xuất sắc nhất trong số 7, 8 đệ tử ưu tú của Ngài. Ngày 1 tháng Giêng năm 1308, Điều Ngự chính thức trao truyền ngôi Tổ thứ hai phái Trúc Lâm cho Sư, tại chùa Siêu Loại. Buổi lễ này được tổ chức vô cùng trọng thể, có vua Anh Tông và triều thần đến dự đông đủ.

II. NHỮNG HOẠT ĐỘNG

Cuộc đời của Sư là tấm gương sáng về tinh thần năng động, tích cực, từ lúc xuất gia cho đến ngày viên tịch. Chúng ta có thể ghi nhận mấy nét chính như sau :

1. Truyền giới

Năm 1308, Sư phụng chiếu truyền giới xuất gia Bồ-tát cho Tuyên Từ Hoàng Thái hậu và Trưởng Công chúa Thiên Trinh tại chùa Siêu Loại.

Năm 1310, Sư mở giới đàn truyền giới xuất gia cho Cảnh Huy.

Năm 1316, Thượng Hoàng Anh Tông thỉnh Sư truyền giới tại gia Bồ-tát cho mình.

Năm 1319, truyền giới tại gia cho Hoa Dương Công chúa. Cũng năm nầy, Sư truyền Bồ-đề tâm giới cho Huệ Nhân Đại Vương.

Năm 1321, Sư truyền Bồ-đề tâm giới cho Thượng phẩm Hoài Ninh Hầu, nhân dịp ông đúc một pho tượng Thiên thủ Đại bi. Sau đó, Quốc phụ Thượng tể lại mời Sư về chùa Sùng Nghiêm thọ giới tại gia Bồ-tát.

Tháng 9 năm 1323, Sư truyền Bồ-đề tâm giới và ban pháp Quán đỉnh cho Tư đồ Văn Huệ Vương, Uy Huệ Vương tại Siêu Loại.

Năm 1324, truyền giới xuất gia Bồ-tát cho Chiêu Từ Hoàng Thái phi.

Tháng 2 năm 1326, truyền giới Bồ-đề tâm cho các cung nhân. Cũng năm này, vào ngày mùng 1 tháng 5, Sư truyền phép Quán đỉnh cho Thượng hoàn Minh Tông và các cung phi, tại chùa Tư Phúc.

Tháng 8 năm 1329, truyền giới xuất gia cho Tuyên Chân Công chúa. Sang tháng 9, Lệ Bảo Công chúa lại thỉnh Sư truyền giới xuất gia.

Trong vòng 22 năm hoạt động không ngừng, Sư đã mở 13 giới đàn, tiếp độ khá đông các hàng vương thân quốc thích, và khoảng 15 ngàn Tăng, Ni. Những đệ tử đắc pháp hơn 3.000 người.

2. Giảng kinh

Không những Sư đặc biệt quan tâm đến việc trao truyền giới pháp mà còn rất chú ý đến việc diễn giảng các bộ kinh luật quan trọng để các đệ tử hiểu rõ đường lối tu hành.

Tháng 7 năm 1310, Sư giảng yếu chỉ kinh Hoa Nghiêm.

Năm 1311, Sư mở khóa giảng Truyền Đăng Lục tại chùa Siêu Loại.

Tháng 11 năm 1312, Sư giảng Đại Tuệ Ngữ Lục tại chùa Tư Phúc.

Tháng 2 năm 1313, giảng Thiền Lâm Thiết Chủy Ngữ Lục, Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục và kinh Duy Ma tại Viện Long Đàm.

Tháng 12 năm 1318, giảng Tuyết Đậu Ngữ Lục.

Năm 1319, giảng Đại Tuệ Ngữ Lục tại chùa Thiên Linh, phủ An Hoa.

Năm 1321, giảng phẩm Thập Địa trong kinh Hoa Nghiêm, tại chùa Diên Quang.

Năm 1322, giảng Hội thứ hai kinh Hoa Nghiêm, tại chùa Báo Ân. Rồi sang chùa Xí Thịnh Quang giảng lại hội này.

Tháng 9 năm 1323, giảng Hội thứ ba và bốn kinh Hoa Nghiêm tại chùa Siêu Loại. Sau đó giảng Hội thứ năm, tại việ n Quỳnh Lâm.

Tháng 12 năm 1324, giảng Hội thứ bảy tại cung Dưỡng Phúc.

Tháng 1 năm 1325, giảng Kim Cương Kinh Niêm Tụng tại cung Dưỡng Phúc. Sau đó lại giảng Tuyết Đậu Ngữ Lục tại chùa Tư Phúc. Đến tháng 3, Sư lại giảng Hội thứ tám kinh Hoa Nghiêm tại chùa Thiên Quang. Rồi giảng Hội thứ chín tại viện Quỳnh Lâm.

Ngày mùng 1 tháng 9, Sư lại phụng chiếu vào chùa Tư Phúc trong đại nội, giảng kinh Viên Giác.

Rằm tháng Giêng năm 1330, Đại sư Kiến Đức và Lệ Bảo Công chúa mời Sư về An Lạc tàng Viện, giảng lại hai Hội thứ nhất và thứ nhì kinh Hoa Nghiêm.

Như vậy, trước sau Sư đã mở được 18 khóa giảng. Mỗi khóa giảng, thính chúng đến nghe hằng nghìn người. Khóa nào ít nhất cũng trên năm, sáu trăm người. Sư đặc biệt chú ý giảng kinh Hoa Nghiêm, ngoài ra còn giảng kinh Viên Giác, Duy-ma-cật và các bộ Truyền Đăng Lục, Đại Tuệ Ngữ Lục, Tuyết Đậu Ngữ Lục, Thiền lâm Thiết Chủy Ngữ Lục và Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục.

3. Soạn sách

Vừa diễn giảng, vừa ghi chép các tư liệu đã tham khảo rồi biên tập thành sách, gồm các tập:

    1. Thạch Thất Mị Ngữ Niêm Tụng: Viết niêm tụng về quyển Thạch Thất Mị Ngữ của Trúc Lâm năm 1308.
    2. Tham Thiền Chỉ Yếu, soạn năm 1322, theo lời yêu cầu của Thượng hoàng Minh Tông.
    3. Kim Cương Trường Đà-la-ni Kinh Khoa Chú: Phân tích chú giải kinh Kim Cương Trường-đà-la-ni.
    4. Niết-bàn Đại Kinh Khoa Sớ: Phân tích và sớ giải kinh Đại Niết-bàn.
    5. Pháp Hoa Kinh Khoa Sớ: Phân tích và luận giải kinh Pháp Hoa.
    6. Lăng-già Kinh Khoa Sớ: Phân tích và luận giải kinh Lăng-già.
    7. Bát-nhã Tâm Kinh Khoa Sớ: Phân tích và luận giải Tâm Kinh Bát-nhã.
    8. Pháp Sự Khoa Văn: Nghi thức và sớ điệp dùng trong các nghi lễ.
    9. Độ Môn Trợ Thành Tập: Các nghi thức về cúng đàn chẩn tế,
    10. Nhân Vương Hộ Quốc Nghi Quỹ: Phương pháp trị nước của một bậc minh quân. Soạn năm 1328, theo lời yêu cầu của Thượng hoàng Minh Tông.
    11. Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục: Biên tập những Thiền ngữ và thi tụng của Tuệ Trung.

Những tác phẩm trên đây, rất tiếc, ngày nay phần lớn đều mất cả, chỉ còn một ít tư liệu rời rạc được tập họp lại thành sách Thiền Đạo Yếu Học, mà chúng ta còn giữ được.

Ngoài những sáng tác kể trên, Sư còn đứng ra chủ xướng in Đại Tạng kinh, một công trình văn hóa nổi bật dưới đời Trần. Công việc này, Sư ủy thác cho Bảo Sát - đệ tử đầu của Trúc Lâm - đứng ra thực hiện.

4. Đúc tượng

Diễn giảng, in ấn kinh sách là nhằm phát triển giáo dục, nâng cao trình độ tu học cho Tăng Ni, Phật tử, đồng thời Sư cũng quan tâm đến việc củng cố niềm tin tôn giáo cho giới Phật tử phổ thông bằng cách tạc hình, đúc tượng các vị Phật và Bồ-tát, tôn trí tại các ngôi già lam để cho tín đồ tiện việc chiêm ngưỡng và lễ bái.

Tháng 1 năm 1314, Sư cho đúc ba tượng Phật cao 17 mét.

Tháng 8 năm 1324 tạo hai bộ tượng A-di-đà bằng sơn mài.

Ngày 7 tháng 3 năm 1327 đúc xong pho tượng Phật Di-lặc cao 1 trượng 6 và tượng các Thánh Tăng. Pho tượng Di-lặc này khởi tạo khuôn hình từ năm 1324, sau ba năm công việc mới hoàn thành.

5. Xây cất

Để tạo điều kiện cho Tăng, Ni và Phật tử có nơi thuận tiện tu học và lễ bái, Sư đứng ra khai sơn các cảnh chùa, kiến tạo Tăng xá và xây dựng các ngôi Bảo tháp.

Tháng 3 năm 1325, xây hai ngôi tháp bằng gạch và đá tại viện Quỳnh Lâm.

Tháng 2 năm 1326, sáng lập các am Hồ Thiên, Chân Lạc.

Tháng 10 năm 1327, sáng lập các am An Mã, Thị Khê và Hạc Lai.

Tháng 7 năm 1329, khai sơn các thắng cảnh Côn Sơn và Thanh Mai Sơn.

Tóm lại, về công trình kiến thiết, Sư đã khai sơn hai cảnh chùa lớn, xây năm ngôi tháp và kiến tạo hơn 200 Tăng xá.

6. Phúc lợi xã hội :

Bố thí, trai đàn, cầu mưa.

Tháng 10 năm 1319 gặp trời hạn hán, dân chúng đói khổ, vua xuất của kho riêng hơn 100 lượng vàng và 500 lượng bạc, giao cho Sư mở hội bố thí cho những người nghèo đói.

Tháng 3 năm 1328, Sư tập họp chư Tăng 10 phương, thiết lễ Đại trài đàn khánh thành Đại Tạng kinh vừa in xong. Đại Tạng này bắt đầu in từ năm 1319, sau 10 năm, công việc mới hoàn tất.

Tháng 11 năm 1329, tổ chức Đàn tràng tại Viện Quỳnh Lâm, làm lễ an vị tượng Phật Di-lặc.

Ngoài việc lập đàn, chẩn tế, bố thí, Sư lại vâng chiếu cầu mưa đến ba lần, và lần nào cũng đều ứng nghiệm.

Năm 1319, gặp trời hạn hán vua ban chiếu thỉnh Sư cầu mưa, Sư bèn sai Sa-môn Thu Tử đứng ra thực hiện, liền được ứng nghiệm.

Tháng 9 năm 1325, được chiếu chỉ cầu mưa, Sư sai một vị Tăng đứng ra đảm trách và được kết quả như ý.

Tháng 4 năm 1326, Sư lại vâng chiếu chỉ, sai Sa-môn Thu Tử chủ lễ cầu mưa, lần này cũng được linh nghiệm.

Cuộc đời của Sư là một tấm gương hoạt động tích cực về cả hai mặt: xiển dương đạo pháp và phục vụ nhân sinh. Tam Tổ Thực Lục kể rằng Sư thường lễ Phật, trì chú, ngày đêm không lúc nào thiếu sót, và chí thành phát lời thệ nguyện; "Chư Phật và chư Bồ-tát có những hạnh nguyện gì, con đều tha thiết học hỏi và làm theo. Dù chúng sinh có khen ngợi hay khinh chê, dù bố thí hay xâm đoạt, thì khi gặp mặt hay nghe tên đều xin cứu độ cho tất cả được lên bờ giác".

Có lẽ Sư đã thực hiện đúng những hạnh nguyện cao cả của mình. Thế nên, mọi người đều rất mực kính trọng. Chính vua Anh Tông đã thọ giới tại gia Bồ-tát và nhập pháp Quán đỉnh của Sư, nên mỗi lần viết thư cho Sư đều tự xưng là đệ tử. Tháng 12 năm 1318, Anh Tông phong cho Sư hiệu Phổ Tuệ Tôn Giả. Đến tháng 6 năm 1322 Minh Tông ban chiếu thỉnh Sư soạn Tham Thiền Chỉ Yếu, nhân đó phong thêm hiệu Minh Giác. Sư viên tịch giờ Tý, ngày 4 tháng 3 năm Canh Ngọ (1330), hưởng thọ 47 tuổi đời, 23 tuổi đạo. Thượng Hoàng Minh Tông ngự bút đặc phong Sư hiệu Tịnh Trí Tôn Giả và đặt tên tháp là Viên Thông.

III. VÀI GHI NHẬN

Sư đã tích lũy công đức, tạo dựng phúc duyên trong nhiều kiếp, nên kiếp này trước lúc chào đời đã có những điềm lành ứng hiện. Thân mẫu Sư thấy dị nhân ban cho kiếm thần, bà lại uống thuốc phá thai đến bốn lần mà thai vẫn không hư. Lúc Sư ra đời, mùi hương lạ thơm bay khắp nhà. Từ tấm bé đã không ưa những thức tanh hôi, thịt cá, chỉ thích chay lạt. Miệng không biết nói lời ác, chỉ nói lời lành, khuyên người làm điều thiện. Tướng mạo khôi ngô, uy nghi đỉnh đạc, lại tỏ ra thông minh khác thường. Từ ngày diện kiến Trúc Lâm, như một duyên xưa tái ngộ, Sư dốc chí tu học, dồn mọi nỗ lực cho một hướng đi nhất quán. Lại may mắn, gặp thầy lành, bạn tốt, dòng đời diễn tiến hanh thông, ít vấp phải chướng duyên, hành đạo thì thức khuya dậy sớm, tinh chuyên suốt cả cuộc đời, không một phút giây nào lơi lỏng. Việc lợi tha thì tận tụy hết mình phụng sự chúng sanh, không từ nan một điều thiện nhỏ nhặt nào, miễn là việc ấy đem lại lợi ích cho nhiều người. Vì vậy, Sư đã chinh phục được lòng tin và sự cảm phục của mọi người, từ giới thượng lưu trí thức đến các tầng lớp nhân dân, từ giới Tăng, Ni đến quần chúng Phật tử, ai ai cũng yêu thương kính mến. Khả năng của Sư thật đa dạng, vừa giữ vai trò của một giới Sư thanh tịnh, vừa là một kinh Sư đạo mạo, một giảng Sư điêu luyện, một nhà trước thuật nghiêm túc, một hành giả tinh chuyên, một bậc giáo phẩm uy nghi, và một nhà hoạt động xã hội tích cực. Có thể nói, Sư là một người toàn diện, về mặt nào cũng tỏ ra đầy đủ bản lĩnh. Không những lưu tâm đến việc trao truyền giới pháp, thuyết giảng luật luận, soạn thuật kinh sách, mà Sư còn chăm lo đào tạo Tăng tài, mở mang tòng lâm thắng cảnh, lưu tâm đến việc cứu tế xã hội v.v… Người xưa nói, có ba việc bất hủ để tiếng thơm lại cho muôn đời, đó là: lập đức, lập công và lập ngôn. Nghĩa là để lại gương sáng đức hạnh, sự nghiệp lợi tha và công trình trước tác. Trong ba điều ấy, quả thực, Sư đều gồm đủ. Nhưng, công lao nổi bật nhất của Sư là in Đại Tạng kinh và xây dựng Giáo hội Phật giáo Trúc Lâm. Dù Đại Tạng kinh ấy không còn lưu lại, nhưng bằng tấm lòng thiết tha, Sư kêu gọi Tăng Ni, Phật tử hiến máu để in một bộ Đại Tạng riêng cho Việt Nam, điều đó chứng tỏ Sư có một nhãn quang nhìn xa thấy trước những viễn ảnh tương lai của Phật giáo Việt Nam. Với Giáo hội Trúc Lâm, tuy Điều Ngự là người vạch ra phương hướng và đặt viên đá đầu tiên, nhưng người đứng ra hoàn thành xuất sắc hoài bảo ấy chính là Sư. Dẫu rằng công việc đó tiến hành thuận lợi, một phần là nhờ vào uy tín và ảnh hưởng của Điều Ngự, nhưng, chính bản thân Sư nếu không đủ đức độ và tài năng thì làm sao cảm hóa được các tầng lớp vương tôn quý tộc và Tăng Ni, Phật tử răm rắp tuân theo. Con người ấy đã phát nguyện dũng mãnh, quyết tâm thực hiện cho kỳ được sự nghiệm hoằng dương Chánh pháp, thiết lập một Giáo hội Phật giáo thống nhất đầu tiên của Việt Nam. Giáo hội này nhằm mục đích thống nhất các hệ phái Phật giáo, mang bản sắc và đặc tính dân tộc, dựa trên tinh thần nhập thế hành động, và thể nghiệm tu chứng ngay giữa lòng đời. Nhắc đến thời kỳ cực thịnh của Phật giáo đời Trần nói chung, và một tổ chức có kỷ cương quy mô của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nói riêng, thiết tưởng công lao của Sư không ít.

Hiện diện 47 năm trên cõi trần gian, ròng rã suốt 26 năm tận tụy quên mình phụng sự đạo pháp. Việc tự lợi và lợi tha đều hoàn toàn viên mãn. Dù tất cả các pháp hữu vi chung cục đều tan biến theo cát bụi của thời gian, nhưng tấm gương sáng mà Sư đã để lại vẫn là một bài học quý giá, sinh động, khiến cho con cháu nghìn sau mãi mãi xem như một thứ gia tài bất diệt.

-- o0o --

| Mục lục tác gia|


Vi tính : Hải Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/09/2018(Xem: 7788)
Chúng tôi hổ thẹn mang nặng thâm ân 2 bậc Thầy lớn, đã để lại trong đạo nghiệp mình nhiều dấu ấn giáo dưỡng thâm trọng, dù cho có nghìn đời cố gắng cũng chưa thể báo đáp hết:
03/09/2018(Xem: 17395)
Nhiều lời Đức Phật dạy trong kinh điển có thể được nhìn thấy qua nhà thơ Bùi Giáng. Toàn thân Bùi Giáng chính là Khổ Đế hiển lộ qua cái được thấy. Tương tự, với Tập Đế. Nụ cười của Bùi Giáng chính là Đạo Đế hiển lộ an lạc qua cái được thấy. Tương tự, với Diệt Đế. Bùi Giáng đùa giỡn ca ngâm với lời lời ẩn nghĩa chính là diệu chỉ tâm không dính mắc của Kinh Kim Cang, hiển lộ qua cái được thấy và cái được nghe. Bùi Giáng đi đứng nằm ngồi giữa phố như không một nơi để tới chính là diệu chỉ sống với cái Như Thị của Kinh Pháp Hoa, hiển lộ qua cách thõng tay vào chợ. Bùi Giáng viết xuống chữ nghĩa xa lìa có/không, dứt bặt đúng/sai, hễ viết xuống là gửi vào tịch lặng bờ kia chính là diệu chỉ gương tâm rỗng rang của Bát Nhã Tâm Kinh. Đó là hình ảnh nhà thơ Bùi Giáng trong tâm tôi nhiều thập niên qua.
23/08/2018(Xem: 6258)
Tôi thật may mắn được biết đến và là học trò của Hòa thượng Thích Minh Châu. Tôi có may mắn lớn này là nhờ bác Vũ Chầm, Chủ tịch VinaGiày, một tấm gương sáng về tu tập và phụng sự. Thế rồi mỗi lần từ Hà Nội vào Sài Gòn là tôi thường tìm mọi cách đến thăm Thầy. Mỗi lần được bên Thầy là một cơ hội được học hỏi, được dạy dỗ và chỉ bảo, được nhận năng lượng và bình an.
23/08/2018(Xem: 8368)
Thường trực BTS GHPFVN tỉnh Khánh Hòa vừa ký Cáo phó kính tiếc báo tin HT.Thích Đức Lưu, Ủy viên Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Trưởng BTS GHPGVN huyện Cam Lâm, Ủy viên Ban Tăng sự Phật giáo tỉnh, trụ trì chùa Pháp Vân tân viên tịch. Theo cáo phó, HT.Thích Đức Lưu do bệnh duyên.đã thuận thế vô thường, thâu thần viên tịch vào lúc 18 giờ, ngày 21-8-2018 (11-7-Mậu Tuất) tại chùa Pháp Vân, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa . Trụ thế 64 năm, hạ lạp 42 năm. Lễ nhập kim quan lúc 15g, ngày 22-8-2018 ( 12-7-Mậu Tuất), kim quan được tôn trí tại chùa Pháp Vân Lễ viếng bắt đầu từ 8 g, ngày 23-8-2018. Lễ tưởng niệm vào lúc 14g, ngày 25-8-2018 (nhằm 15-7-Mậu Tuất), sau đó 15g phụng tống kim quan nhập bảo tháp trong khuôn viên chùa Pháp Vân, Cam Lâm.
23/08/2018(Xem: 11773)
Hòa thượng Thích Quảng Độ trả lời phỏng vấn tiếng anh chia sẻ với Phật tử thế giới
18/08/2018(Xem: 5780)
Lễ Huý Nhật Lần thứ 1 Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thủ Thích Tâm Châu tại Chùa Phật Quang, Victoria, Úc Châu. Thứ Bảy, 18-8-2018 Chương Trình Lễ Huý Nhật: - Cung thỉnh chư Tôn đức Tăng Ni quang lâm - Cung An Chức Sự (NS Thích Nữ Chân Kim) - Nghi cúng tiến Giác Linh Đức Trưởng lão Hòa Thượng - Lễ Chào Phật Giáo Kỳ và một phút nhập Từ Bi Quán - Tuyên bố lý do và giới thiệu chư Tôn Đức tham dự ( MC TT Thích Nguyên Tạng) - Cung tuyên Tiểu Sử Cố Trưởng Lão Hòa Thượng ( TT Thích Tâm Phương - Lời Đạo Tình của Trưởng Lão HT Thích Huyền Tôn, Phó Thượng Thủ GHPGVNTTG, Tăng Giáo Trưởng GHPGTNHNUĐLTTL Viện Chủ Chùa Bảo Vương - Lời tưởng niệm về Đức Trưởng Lão HT Thích Tâm Châu ( HT Thích Tịnh Đạo) - Dâng hoa cúng dường Giác Linh Đức Trưởng Lão Hòa Thượng - Ngâm thơ của Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Truy niệm Giác Linh. (Phật tử Tuệ Minh) - Cảm Tạ của ban tổ chức. (ĐĐ Thích Chân Phong) - Cúng Dường Trai Tăng và hoàn mãn.
15/08/2018(Xem: 7790)
Nếu chúng ta từ phương diện thư tịch nhìn về quá trình du nhập và phát triển Phật giáo tại Việt Nam, cho thấy số lượng kinh sách trước tác hay dịch thuật của người Việtquá ư khiêm tốn,nội dung lại thiên về thiền họcmang đậm nét cách lý giải của người Hoa về Phật học Ấn Độ, như “Khóa Hư Lục”, “Thiền Uyển Tập Anh” (禪苑集英), “Thiền Tông Chỉ Nam”, “Thiền Tông Bản hạnh”…Điều đó minh chứng rằng, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng khá sâu nặng cách lý giải Phật học của người Hoa. Nguyên nhân nào dẫn đến sự ảnh hưởng này, theo tôi ngoài yếu tố chính trị còn có yếu tố Phật giáo Việt Nam không có bộ Đại tạng kinh bằng Việt ngữ mang tính độc lập, để người Việt đọc hiểu, từ đó phải dựa vào sách của người Hoa, dẫn đến hiểu theo cách của người Hoa là điều không thể tránh. Nếu thế thìchúng ta nghĩ như thế nào về quan điểm độc lập của dân tộc?Tôi có cảm giác như chúng ta đang lúng túng thậm chí mâu thuẫngiữa một thực tại của Phật giáo và tư tưởng độc lập của dân tộc.
13/08/2018(Xem: 6853)
Cách đây hơn một tuần, trong khi tìm kiếm tài liệu để viết lại tiểu sử tóm tắt của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương với các chi tiết chọn lọc, cần thiết, đã được cập nhật,theo ý của chúng tôi. Chúng tôi mới bỗng nhớ ra rằng: Năm 1978, lúc Ni Sư mới 15 tuổi, Ni Sư xuất gia với Sư Bà Hải Triều Âm (Đại Ninh - Việt Nam). Như vậy, tính đến năm 2018 này, là năm kỷ niệm 40 NĂM XUẤT GIA CỦA NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG. Tuy mới biết và được hầu chuyện Ni Sư chỉ năm mười phút ngắn ngủi tại Chùa Hương Sen, rồi sau đó đọc một số tác phẩm, những bài pháp luận, thuyết trình… của Ni Sư. Chỉ ngần ấy thôi, nhưng chúng tôi vẫn luôn lưu giữ cái cảm nhận rất chân thành và nghiêm túc này: Rằng Ni Sư Thích Nữ Giới Hương là người rất mực khiêm cung, suy nghĩ cẩn mật. Rằng Ni Sư là người kiên tâm trì chí tu học và hành Đạo suốt 40 năm ấy; Rằng Ni Sư Thích Nữ Giới Hương là “Người gieo duyên Phật pháp, gieo duyên Đạo”* không ngừng nghỉ và không biết mỏi mệt. Và rất nhiều đức khác mà chúng tôi kính trọng, ngưỡng vọng
11/08/2018(Xem: 7802)
Hòa Thượng Thích Huyền Tôn: Chúc thọ Đức Đại Thụ Tăng Thống Thích Quảng Độ. Cung Kính Chúc Thọ Đại Thụ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ Trí Lực câu viên Đạo Lực Tu Di ! Úc Châu Tiểu đệ HT Thích Huyền Tôn (91 tuổi).
03/08/2018(Xem: 24887)
Hòa Thượng Thích Minh Tuyền vừa viên tịch tại Nhật Bản, Hòa Thượng THÍCH MINH TUYỀN thế danh LÊ MINH TUYỀN sanh ngày 08 tháng 09 năm 1938 (Mậu Dần), tại thôn Bình Hội, thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Xuất gia năm 7 tuổi (Năm Ất Dậu (1945) tại Chùa Bửu Tích thuộc thôn Bình Liêm, xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Năm 1970, HT đến du học tại Nhật Bản và lưu trú đến ngày nay. Vì tuổi cao sức yếu, Nài đã thuận thế vô thường viên tịch vào lúc 3giờ 35 phút sáng ngày 22 tháng 08 năm 2017 (nhằm ngày 01 tháng 07 nhuần năm Đinh Dậu), trụ thế 80 năm, 60 hạ lạp. Chương trình Tang Lễ của Hòa Thượng Tân Viên Tịch sẽ được công bố trong thời gian sớm nhất. Ngưỡng mong Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni và Quý Đồng Hương Phật Tử gần xa nhất tâm cầu nguyện Giác Linh Tân Viên Tịch Thích Minh Tuyền Cao Đăng Phật Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]