Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Hộ Tông

09/04/201319:42(Xem: 7808)
Hòa Thượng Hộ Tông

HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG VANSARAKKHITA

Bình Anson


Hòa thượng Hộ Tông (1893-1981), Maha Thera Vansarakkhita, có thế danh là Lê Văn Giảng, sinhngày 15 tháng 10 năm 1893, tại làng Tân An, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Ngài xuất thân trongmột gia đình trung lưu trí thức, thân phụ là ông Lê Văn Như, thân mẫu là bà Đinh Thị Giêng.

Lúc thiếu thời, ngài theo gia đình sang lập nghiệp tại Phnom Penh (Nam Vang), thủ đô của Cam Bốt. Năm 16 tuổi ngài được tuyển vào học trường trung học Collège Sisowath. Sau khi đậu bằng trung học (diplome), ngài làm việc cho sở bưu điện và sở giáo dục. Năm 20 tuổi, ngài kết hôn với bà Võ Thị Nhung. Sau đó, ngài đi Hà Nội để học ngành thú y. Sau khi tốt nghiệp, ngài trở về Phnom Penh làm việc với chức vụ bác sĩ thú y.

Năm 34 tuổi, ngài được bổ nhiệm về tỉnh Soay Rieng, gần biên giới Việt Nam. Ngài phát tâm hướng về nghiên cứu con đường tu hành, con đường giải thoát. Ngài thử nhiều phương pháp, trong đó có những pháp môn ép xác như ăn cơm lạt với nước, ăn cơm với giấm, ăn toàn rau cải và trái cây, tuyệt dục, tu niệm chú, tu niệm Phật v.v. mà không thấy có kết quả tốt.

Do nhân duyên đưa đẩy, ngài đến gặp vị Phó Tăng Thống Cam Bốt tại chùa Unalom. Vị nầy cũng là giám đốc trường Cao đẳng Pali tại Phnom Penh. Sau khi nghe vị sư giảng về Bát-Chánh Đạo, ngài cảm thấy thơ thới hân hoan và phấn khởi. Vị sư còn giảng thêm rằng: "...Xưa kia chư Phật cũng nhờ tu theo Bát Chánh Đạo mà chứng ngộ đạo quả. Vậy ông nên tinh tấn hành đúng theo Con Đường Tám Chánh ấy, rồi một ngày nào khi phước duyên tròn đủ, ông cũng sẽ được giác ngộ, giải thoát."Vị sư giới thiệu ngài tìm đọc một quyển sách viết về Bát-Chánh Đạo bằng tiếng Pháp tại thư viện của chùa. Ngài đọc say mê và từ đó quyết tâm hành trì theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada. Trong thời gian kế tiếp, ngài tiếp tục lui tới chùa Unalom, học tập kinh điển Pali. Ngài được một vị thiền sư tại đó truyền dạy pháp quán niệm hơi thở "anapanasati", và chẳng bao lâu, ngài đạt nhiều kết quả rất tốt trong việc nhập định.

Năm 1934, ngài về làm việc tại tỉnh Prey Veng. Nơi đây, ngài giúp thành lập Trung tâm Thiền định tại chùa Ruong Damrey và giảng dạy Phật Pháp và pháp môn hành thiền. Với ước vọng khuyến khích người Việt hành trì và xuất gia trong truyền thống Theravada, ngài bỏ công dịch quyển Luật Xuất Gia trong 2 năm, và sau đó soạn thêm quyển Kinh Nhựt Hành cho người tại gia cư sĩ, bằng tiếng Việt.

Năm 1936, ngài trở lại Phnom Penh, cùng với một nhóm bạn đạo cư sĩ người Việt tu bổ lại một chùa Bắc Tông cũ, tên là chùa Sùng Phước, để làm nơi truyền giảng đạo Phật Nguyên Thủy cho người Việt trên đất Cam Bốt. Năm 1940, sau khi được sự đồng ý của hiền thê, ngài quyết định xuất gia. Ngài xuất gia ngày 15 tháng 10 năm 1940, vị thầy truyền giới là vị Phó Tăng Thống Cam Bốt, và lấy pháp danh là Hộ-Tông (Vansarakkhita).

Trong thời gian ngài còn là cư sĩ, ngài thường về Việt Nam để truyền đạo, dạy thiền, và tạo nhiều quen biết với các cư sĩ Phật tử, trong đó có ông Nguyễn Văn Hiểu. Ông Hiểu là một người bạn đạo chí tình, thường xuyên trao đổi các kinh nghiệm tu học, và hết lòng ủng hộ, khuyến khích con đường hoằng pháp của ngài Hộ Tông. Năm 1939, ông tìm ra một thửa đất ở Gò Dưa, Thủ Đức, để cất chùa cho người Việt. Cuối năm 1940, ông thỉnh Tỳ kheo Hộ Tông về trụ trì, và sau đó, Hòa thượng Chuon Nath, Tăng Thống Cam Bốt, cùng một đoàn 30 vị tỳ kheo được mời thỉnh đến làm lễ kết giới Sima, và đặt tên là Chùa Bửu Quang (Ratana Ramsayarama). Từ đó, Tỳ kheo Hộ Tông cùng với các Tỳ kheo Việt Nam khác như ngài Bửu Chơn, Thiện Luật, Huệ Nghiêm bắt đầu truyền giảng Phật Pháp Nguyên Thủy cho người Việt tại Việt Nam.

Năm 1944, ngài trở sang Cam Bốt, thực hành hạnh du tăng đầu đà (dhutanga), chu du khắp nơi trong rừng sâu vắng vẻ, độc cư hành thiền. Năm 1949, ngài trở về Việt Nam. Lúc đó, chùa Bửu Quang đã bị lính Pháp tàn phá vào 2 năm trước (1947). Cùng với ông Hiểu, ngài tìm mua một thửa đất trống ở khu Bàn Cờ, quận Ba, Sài Gòn, và xúc tiến xây cất một ngôi chùa khác, rộng lớn hơn, ngay tại trung tâm thành phố, và đặt tên là Chùa Kỳ Viên (Jetavana Vihara). Chùa Kỳ Viên được hoàn tất vào năm 1950. Đồng thời, chùa Bửu Quang cũng được trùng tu lại vào năm 1951.

Năm 1954, cùng với Hòa thượng Bửu Chơn, ngài đến tham dự Đại hội Kết tập Tam Tạng Pali lần thứ VI tại Rangoon, Miến Điện, và có đọc diễn văn trong ngày bế mạc đại hội. Sau đó ngài đi thăm các thánh tích tại Ấn Độ, và dự các khóa tu học ngắn hạn về hành thiền và kinh điển Pali tại Tích Lan và Thái Lan.

Ngày 18 tháng 12 năm 1957, Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam được chính thức thành lập, đặt trụ sở tại Chùa Kỳ Viên, và toàn thể chư Tăng suy cử ngài vào chức vụ Tăng Thống của Giáo Hội, khóa I.

Trong suốt cuộc đời, từ khi bắt đầu thấm nhuần Phật Pháp, ngài luôn sống cho Đạo, vì Đạo, luôn luôn lo xây dựng thêm chùa, khuyến khích xuất gia, soạn thảo kinh sách, truyền giảng giáo pháp. Ngoài 2 chùa đầu tiên, ngài trực tiếp tham gia và đóng góp xây dựng nhiều chùa Nguyên Thủy khác như chùa Bửu Long (Thủ Đức), Tam Bố (Lâm Đồng), Phi Nôm (Định Quán), Bồ Đề (Vũng Tàu), Tam Bảo (Đà Nẵng), Giác Quang (Chợ Lớn), Pháp Quang (Gia Định), Tăng Quang (Huế), Thiền Lâm (Huế), Nguyên Thủy (Vàm Ông Tố), Long Khánh (Bà Rịa), v.v.

Trong suốt bốn mươi mốt hạ của tỳ kheo, ngài không bao giờ rời kinh sách. Mỗi nơi ngài đến ngụ đều có một tủ kinh. Ngài sống một đời giản dị, ba y một bát như một vị tỳ kheo mẫu mực của truyền thống Nguyên Thủy. Hằng đêm, ngài thức giấc lúc 3 giờ sáng, tụng niệm và tham thiền. Sau đó bắt đầu viết và phiên dịch kinh sách, không lúc nào chểnh mảng. Các tác phẩm của ngài gồm:

Luật Xuất Gia, quyển 1 và 2
Nhựt Hành của người tại gia tu Phật
Cư sĩ thực hành
Vi Diệu Pháp vấn đáp
Nền tảng Phật Giáo
Sơ thiền tâm
Thanh Tịnh kinh
Tứ Diệu Đế
Bát Chánh Đạo
Thập Độ Ba-la-mật
Thiền Định
Pháp trích yếu
Phật ngôn
Triết lý về Nghiệp
Phật Giáo chánh lời Phật thuyết
v.v.

Ngài sang Pháp năm 1980, nhưng sau đó lại quyết định trờ về Việt Nam năm 1981 và ngụ tại chùa Bửu Long, Thủ Đức. Tại đây dù tuổi già sức yếu, ngài lại ra công giúp tu bổ chùa.

Ngày 25 tháng 8 năm 1981 (26 tháng 7, Tân Dậu) trước những giờ phút cuối cùng, ngài vẫn minh mẫn giảng dạy các vị tỳ kheo đệ tử về pháp hành thiền quán niệm hơi thở. Sau đó, ngài bảo vị đệ tử thân cận đọc kinh rải tâm Từ và ngài từ từ nhắm mắt. Trong một khoảnh khắc, ngài mở hé mắt nhìn lên trời rồi nhắm lại, an lành viên tịch. Lúc đó là 16 giờ 45 phút. Ngài hưởng thọ 89 tuổi đời, 41 tuổi đạo.

Bình Anson
tháng 6, 1999

Tham khảo

[1] Nguyễn Văn Hiểu, 1971. Công tác xây dựng Phật Giáo Nguyên Thủy tại Việt Nam
[2] Lê Minh Qui, 1987. Hòa thượng Hộ Tông
[3] Thích Đồng Bổn, 1995. Tiểu sử Danh tăng Việt Nam

-- o0o --

Source : Danh Tăng Việt Nam, Tập I, Thích Đồng Bổn chủ Biên – Thành Hội Phật Giáo, Thành Phố Hồ Chí Minh Xuất Bản 1997. 

-- o0o --

Đánh máy : Chúc Hoa - Quách Tường
Trình bày : Mỹ Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2019(Xem: 3760)
Hòa Thượng Thích Huệ Quang (1927 - 2009) - Thành viên Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Chứng minh Ban trị sự Phật giáo tỉnh Khánh Hòa - Huynh Trưởng Môn phong Tổ đình Nghĩa Phương - Viện chủ Chùa Đông Phước, Phước Long, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
20/10/2019(Xem: 4672)
Hoà thượng Thượng HOÀN Hạ QUAN, thế danh Phạm Ngọc Thơ. Pháp danh NHƯ CỤ THIỆN. Pháp tự GIẢI TOÀN NĂNG. Pháp hiệu THÍCH HOÀN QUAN. Sinh ngày 16-09-1928 (Năm Mậu Thìn) tại làng Phước Long, nay là thôn Hoà Bình xã Nghĩa Hoà huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Song thân của Ngài là Phạm Công Phạm Khánh Lâm và Cụ bà là Trần Thị Thưởng. Cụ Ông và Cụ bà đã hạ sinh được 6 người con, gồm 2 trai 4 gái, Ngài là người con thứ 5 trong gia đình.
20/10/2019(Xem: 2252)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc. Năm 21 tuổi (1916) nhận thấy cảnh thế phù du, cuộc đời là vô thường, giả tạm, Ngài quy y thọ giới tại chùa Cảnh Tiên. Năm 22 tuổi (1917) Ngài được nhập chúng tu học ở chùa Quang Lộc trong tỉnh, được ban pháp danh Chơn Húy. Sẵn có căn bản Hán học vững chắc, Ngài thâm nhập kinh tạng rất mau chóng. Ngài lần lượt thọ giới Sa Di và nghiên cứu Kinh, Luật, Luận rồi thọ giới Tỳ Kheo Bồ Tát với pháp hiệu Khánh Anh. Khi tròn 30 tuổi, Ngài trở thành một vị giảng sư Phật học nổi tiếng.
20/10/2019(Xem: 5324)
Hòa thượng thế danh là Võ Hóa, pháp danh Chơn Húy, pháp hiệu Khánh Anh, Ngài sinh năm Ất Mùi (1895) tại xã Phổ Nhì, tổng Lại Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Khi nhỏ, Ngài theo học Nho, luôn tỏ ra là một Nho sinh xuất sắc. Năm 21 tuổi (1916) nhận thấy cảnh thế phù du, cuộc đời là vô thường, giả tạm, Ngài quy y thọ giới tại chùa Cảnh Tiên. Năm 22 tuổi (1917) Ngài được nhập chúng tu học ở chùa Quang Lộc trong tỉnh, được ban pháp danh Chơn Húy. Sẵn có căn bản Hán học vững chắc, Ngài thâm nhập kinh tạng rất mau chóng. Ngài lần lượt thọ giới Sa Di và nghiên cứu Kinh, Luật, Luận rồi thọ giới Tỳ Kheo Bồ Tát với pháp hiệu Khánh Anh. Khi tròn 30 tuổi, Ngài trở thành một vị giảng sư Phật học nổi tiếng.
20/10/2019(Xem: 4981)
Cố HT. Bửu Chơn tên thật Phạm Văn Tông, sinh ngày 25/10/1914, tại làng An Hội ‒ Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ngài là con của cụ ông Phạm Văn Dư và cụ bà Lê Thị Dương. Tuổi thơ, ngài học ở trường làng, trường Tây, nhờ siêng năng, chăm học nên đã đậu bằng Preme. Năm 1930, ngài sang Nam Vang làm công chức trong cơ quan Việt Nha địa chính.
20/10/2019(Xem: 4291)
Hòa thượng Phước Hậu, pháp húy Trừng Thịnh, pháp tự Như Trung, thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 42. Ngài thế danh Lê Văn Gia, sinh năm Bính Dần(1866), nhằm Tự Đức thứ 15, tại xã An Tiêm, huyện Đồng Quan, tỉnh Thái Bình.
20/10/2019(Xem: 5525)
Hòa thượng Pháp húy Ngộ Trí, đạo hiệu Thích Huệ Hưng, thế danh Nguyễn Thành Chẩm, thuộc dòng Thiền Lâm Tế đời thứ 39, là đệ tử Sư tổ Vạn An (Sa Đéc). Ngài sinh năm Đinh Tỵ (1917) tại làng Mỹ Thọ, quận Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Thân phụ là cụ Nguyễn Minh Biện, pháp danh Minh Chiếu, thân mẫu là cụ Trần Thị Mậu, pháp danh Diệu Thiệt. Năm 62 tuổi, cụ bà xuất gia thọ giới Sa di ni.
20/10/2019(Xem: 4109)
Quốc sư tên thật là Nguyễn Tấn Giao, sinh năm Kỷ Tỵ (1869) tại làng Phú Thành, phủ An Nhơn, nay là ấp Phú Thành, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Thân phụ là cụ Nguyễn Chánh Niệm, tự Hòa Bình, thân mẫu là cụ Nguyễn Thị Lãnh, ông bà đều là những Phật tửthuần thành. Năm 12 tuổi (1881), Ngài được cha mẹ cho phép xuất giatại chùa Thập Tháp, thọ giới với Hòa thượng Chí Tịnh (Minh Lý) được ban pháp hiệu là Phước Huệ. Một thời gian sau, Ngài được Bổn sư cho tới chùa Tịnh Lâm ở huyện Phù Cát, Bình Định theo học với Hòa thượng chùa Châu Long là Ngài Từ Mẫn. Năm 19 tuổi, Ngài trở về giữ chức Thủ khố của Tổ đình Thập Tháp. Năm 20 tuổi Ngài vào chùa Từ Quang ở Đá Trắng huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên theo học với Hòa thượng Luật Truyền (Pháp Chuyên). Ngài thọ đại giới năm 1889 và đắc pháp năm 1892 với Hòa thượng Luật Truyền.
20/10/2019(Xem: 4439)
Hòa Thượng Thích Mật Thể (1912 - 1961) Ngài Mật Thể, pháp danh Tâm Nhất, pháp tự Mật Thể, tên thật là Nguyễn Hữu Kê, sinh năm 1912 ở làng Nguyệt Biều, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Chánh quán huyện Tống Sơn, Gia Miêu ngoại trang, tỉnh Thanh Hóa, thuộc dòng Thích Lý của Cụ Nguyễn Hữu Độ. Gia đình Ngài qui hướng đạo Phật, cụ thân sinh và người anh ruột đều xuất gia.
26/09/2019(Xem: 22877)
Ẩn mình trong dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ là xứ sở Bhutan, một quốc gia nhỏ bé nằm phía sau dãy Hy Mã Lạp Sơn, giống như Tây Tạng, một địa chỉ tâm linh huyền bí và khép kín với thế giới bên ngoài. Đặc biệt đây là một đất nước lấy chỉ số thu nhập GDP không phải là tiền bạc mà là hạnh phúc của con người. Tu Viện Quảng Đức sẽ tổ chức chuyến hành hương thăm viếng Bhutan và Tích Lan từ ngày 26/9 đến 12/10/2019, lệ phí trọn gói: $6,500, số khách giới hạn, xin quý Phật tử hoan hỷ đăng ký sớm. Hạn chót đăng ký và đóng tiền đầy đủ: 25/7/2019. Chuyến đi do Thượng Tọa Trụ Trì Thích Nguyên Tạng làm trưởng đoàn cùng với Đạo Hữu Tony Thạch (giám đốc công ty Triumph Tour) làm trợ lý cho Thầy để lo các công việc cần thiết. Xin quý Phật tử xa gần liên lạc về Tu Viện Quảng Đức (03.9357 3544 hoặc email:[email protected]) để ghi danh tham dự chuyến hành hương chiêm bái này. Chi tiết, xin quý Phật tử thường xuyên vào xem tại trang nhà: www.quangduc.com
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]