Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lãng đãng một Khuất Nguyên ở Cụ Thiều Chữu

09/04/201319:06(Xem: 6866)
Lãng đãng một Khuất Nguyên ở Cụ Thiều Chữu



KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH

LÃNG ÐÃNG MỘT KHUẤT NGUYÊN Ở CỤ THIỀU CHỬU

Thích Ðồng Bổn

---o0o---

Khi viết về ông, tôi vẫn còn nguyên xúc động của lần đầu ra xứ Bắc tìm dấu tích về nhà trí thức Phật học này cho công trình biên khảo Chư tiền bối hữu công mà tôi đang thực hiện.Những mãng huyền thoại về cuộc đời của ông tôi được nghe qua nhiều người kể lại, mỗi nơi một ít, mỗi người thuật mỗi cách, đã gây cho tôi nhiều trăn trở, nghĩ suy và qua đó cảm nhận sâu sắc hơn về một nhân vật nhiều tài năng mà cũng đầy bất hạnh này. Nghĩ về ông nhân 100 ngày sinh, tôi muốn nói về chất “Sĩ” nơi ông được thể hiện qua năm khía cạnh:

- Thiều Chửu : một “Nho Sĩ” mang chí hướng tải đạo hóa đời.

Vốn xuất thân từ một gia đình bần nông, hơn ai hết ông tất thấm thía cảnh nghèo khổ do bị địa chủ và thực dân áp bức bóc lột. Chính vì thế ông quyết tâm tự học chữ Hán nơi bà Nội của ông với ý nghĩ sẽ mang cái chữ giúp ích cho đờiù. Vốn là một nhà nho , ông tự học thêm các ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật để không bị lạc hậu và để tiếp thu các luồng tư tưởng của thời đại từ khắp nơi trên thế giớùi. Theo gương cha là cụ Cử Cầu – tức nhà Chí sĩ Giản Thạch trong phong trào Ðông kinh Nghĩa thục - ông trở thành một chiến sĩ trên mặt trận chống giặc mù chữ , cái đã làm cho dân ta không nhận thấy con đường sáng vượt qua đói nghèo và con đường cứu nước thoát khỏi cảnh nô lệ ngoại bang của thực dân đế quốc, cụ thể là việc ông cùng với các ông: Nguyễn văn Tố, Ðặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp, Phan Thanh, Trần Huy Liệu lập Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động tại hội quán Trí Tri, phố Hàng Quạt, Hà Nội(1).

Sự nghiệp lớn nhất của Nho sĩ Nguyễn Hữu Kha là tác phẩm “Hán Việt tự điển”, một cuốn tự điển có giá trị ứng dụng xuyên suốt qua nhiều thời đại, là “sách tủ” của mọi tu sĩ Phật giáo trên đường nghiên cứu Tam tạng giáo điển để tu học. Ở lời nói đầu, ông đã viết lên thao thức của mình về Nho học: “Tôi tự nghĩ rằng Hán học thời nay đang ngày một mất dần, chỉ nhờ có học Phật thì may ra mới duy trì được ít nhiều; nếu dùng cách nào mà giúp cho người đọc được kinh biết được chữ, tức là cái nền tảng để xây đắp lại tòa lâu đài Nho giáo nguy nga tráng lệ”(2).Ngoài ra, ông còn những bài viết mang đậm tính cách bộc trực, khẳng khái của một Nho sĩ trong thực hiện sứ mệnh chống cái xấu, cái ác không khoan nhượng . Giớùi Tăng lữ đương thời không theå không suy ngẫm các bài thơ, bài viết cảnh tỉnh người tu Phật của ông, tiêu biểu là những lời lẽ thẳng mà đautrong quyển “Con đường học Phật thế kỷ 20”.

Dù là một Nho sĩ uyên bác nhưng ông không hề quên cội nguồn bần nông của mình nên suốt cuộc đời ông vẫn luôn gắn bó giữa sự nghiệp tri thức với công việc nông trang, nói gọn hơn là một kẻ sĩ làm nông, đó cũng là một nét đặt biệt nơi ông , ít có nơi nhiều nhà Nho khác.

- Thiều Chửu : một trí thức “Cư Sĩ” Phật giáo.

Khi đến với đạo Phật, ông tự nhận mình “ cũng chỉ là một tín đồ tín ngưỡng triết lý mà thôi” trong lời Tự Bạch. Là một nhà Phật học uyên thâm, ông có nhiều hoạt động tỏa sáng trong giai đoạn chấn hưng Phật giáo Bắc kỳ với trên dưới 40 tác phẩm cho Phật giáo. Hàng loạt những dịch phẩm - tác phẩm về Kinh điển và Phật học có giá trị được ra mắt trong thời này, cùng nhiều bài viết sắc xảo đăng trên báo Ðuốc Tuệ, cơ quan ngôn luận của hội Phật giáo Bắc kỳ lúc bấy giờ. Sách và báo đều xuất bản từ nhà in do ông quản lý, mang đậm tính giáo dục và cải cách.

Trước sự suy thoái phẩm chất ở một bộ phận hàng ngũ Tăng đoàn của đạo Phật thời kỳ này, chỉ thiên về danh lợi chức quyền, đến sự xa hoa từ việc bày vẽ cúng bái mê tín mà xem nhẹ nhiệm vụ truyền bá chính pháp và trau giồi đạo đức giải thoát. Bối cảnh thực trạng này được ông miêu tả như sau trong sách “Con đường học Phật thế kỷ 20”:

“ Người tín ngưỡng Phật giáo nước ta hạng trên nhất chỉ tu lấy lợi một mình, mặc kệ đời chẳng thèm nhìn tới; hạng thứ nhì thì mượn cửa chùa làm chốn dung thân dễ dàng qua ngày; hạng dưới nữa thì lại lấy chùa chiền làm chỗ buôn bán kiếm chác, không từ một sự đê hạ, nhơ nhớp nào mà không dám làm”.

Qua ngòi bút của mình ông muốn làm cuộc cải cách nhằm cảnh tỉnh các tệ nạn trên, đem lại sự trong sáng cho giáo lý Phật đà bằng đề nghị thẳng thắn: “Tôi mong rằng các nhà tín ngưỡng Phật giáo nên chú ý vào hai sự này cho: 1 – Nên gánh vác lấy cái trách nhiệm chỉnh đốn Phật giáo, cải lương Phật giáo. 2 – Ðừng theo cái lối tín ngưỡng về mặt tiêu cực mà phải gắng sức tiến sang mặt tích cực ngay đi. Làm trái lại thì chẳng đợi người ta phá chùa đuổi sư mà chính Phật giáo tất phải đi dần đến diệt vong vậy.”(Sđd)

Ông cũng góp sức truyền bá trào lưu học Phật bằng chữ quốc ngữ ở thời kỳ mà sự mù chữ còn phổ cập khắp nhân dân, việc tụng niệm còn bằng phiên âm từ chữ Hán. Ông nói trong lời tựa bản dịch “Kinh A Di Ðà” rằng: “nhưng vì tính ta kém phần tự lập về tinh thần, cho nên cứ vùi đầu với chữ Hán, ít người dám phiên dịch sang tiếng ta. Ta chưa biết rằng những Kinh chữ Hán ta tụng niệm đó có phải là chính tiếng Phật nói đâu”

Chí hướng và tâm nguyện ấy còn thể hiện trong cách ông chọn Ðạo hiệu cho mình: Thiều Chửu và Lạc khổ. Thiều Chửu, có nghĩa là cái chổi quét bụi, ý muốn nói lên những tệ nạn kia chính là bụi dơ làm hoen ố hình ảnh trong sáng của đạo Phật, mà chính ông là cây chổi quét bụi ấy sẽ làm trong sáng giáo hội qua ngòi bút cải cách của mình.Bút danh Thiều Chửu còn một ý nữa, là trước khi sửa người thì phải trong sạch lấy mình, qua sự hàng ngày phải lau quét bụi trần tham nhiễm, đừng để gương lòng vẫn đục bởi phiền não vô minh che lấp , như bài kệ tỏ đạo của Ngài Thần Tú:(3)

Thân thị Bồ đề thọ

Tâm như minh cảnh đài

Thời thời thường phất thức

Vật sử nhạ trần ai.

Tạm dịch :

Thân là cây Bồ đề

Tâm như đài gương sáng

Thường ngày hằng lau quét

Chớ cho dính bụi trần.

Sử dụng bút danh Lạc Khổ là để cảnh tỉnh chính mình và người trên bước đường tìm đến thường–lạc–ngã–tịnh. Lạc Khổ có nghĩa là vui trong khổ, tượng trưng cho pháp hạnh “thiểu dục–tri túc” trong giáo lý căn bản nhà Phật, nghĩa là ít muốn và biết đủ, thể hiện nơi bản thân ông đã sống trọn đời mình qua nếp sống giản dị, đạm bạc, trường trai mỗi ngày chỉ ăn một bữa đúng Ngọ, guốc mộc nâu sòng như ngươi chân quê để làm tấm gương mẫu mực sách tấn học trò của ông rằng, ngay trong hoàn cảnh khổ ấy hay thân phận khổ đau này, con người ta vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc an lạc hơn hẳn mọi điều phù phiếm trên đời.

Ý nghĩa nội hàm của từ Lạc Khổ còn là giác ngộ cái khoå ở chỗ: chỉ có trải qua khổ đau (tức khổ đế), mới nhận thức được bản chất và nguyên nhân của khổ (tức tập đế) trong giáo lý căn bản cuûa đạo Phật là Tứ Diệu Ðế (4 chân lý Khổ-Tập-Diệt-Ðạo).Khi con nguời giác ngộ được chân lý của khổ đau, cũng chính là trực nhận sự an lạc vô biên trong giải thoát; cho nên, hạnh phúc hay đau khổ chính là trong nhận thức của mình thôi.

- Thiều Chửu : người mang tấm lòng “Ðại Sĩ”.

Nhờ thấm nhuần tư tưởng nhà Phật từ thuở nhỏ, ông sớm bộc lộ lòng mẫn cảm thương người nghèo khổ khó khăn hơn mình. Cuộc đời ông đã trải qua bao cay đắng khổ cực từ thuở ấu thơ nên dễ đồng cảm với những số phận bất hạnh, như lời ông đã phát thệ rằng: “ Ðời tôi hễ ai thiếu thốn cái gì muốn nhờ tôi, chưa hé miệng tôi đã vâng, có thì giúp, không thì vay giúp, nếu không giúp được thì lòng tôi đau khổ cũng như người không vay được. Tôi mà còn một bát gạo, ai đói hơn, tôi cũng nhường ngay thà tôi chịu nhịn, và chí tôi với sự nhịn hai ba bữa là thường lắm”(Tự Bạch của Thiều Chửu-Sđd)).

Lòng từ bi khiến ông phát tâm noi chí nguyện chư Bồ Tát giúp đời bằng cách gánh vác và chia sẻ bao nỗi bất hạnh của thời loạn ly, như những việc: chủ trương lập hội Tế sinh nuôi trẻ bị mồ côi; đứng ra lo việc chôn cất cho hàng trăm người bị chết vì nạn đói kém; tổ chức các lớp học cho trẻ bị lạc mất cha mẹ vì chiến cuộc; lập nhà dưỡng lão, nghĩa trang Tế độ và không nề khó khăn gian khổ đưa các em đi tản cư lánh giặc ra vùng tự do v.v. . . Ông còn dạy người làm thuốc Ðông y, tự tay chữa bệnh cho bất cứ ai cần đến không nề hà công sức, còn tổ chức cày cấy ruộng nương, trồng trọt khoai sắn để tự túc kinh tế nuôi dưỡng các em đến trưởng thành.Các việc làm ấy ông xem là sự nghiệp cả đời ông , như ông đã viết tiếp trong lời Tự bạch: “Sau đó, tôi không hề nghĩ đến cái đời riêng của tôi nữa; người ta cho là tôi tin đạo Phật mà không lập gia đình, có biết đâu uẩn khúc của tôi từ thuở còn thơ dại”.

Ông quả là một bậc Ðại sĩ giữa đời thường, một tâm hồn nhân ái giữa cuộc chiến tranh máu lửa của nhân dân để giành chủ quyền đất nước.

- Thiều Chửu : môt nhà “Chí Sĩ” yêu nước.

Hun đúc bởi lòng yêu nước thương nòi, chí căm thù giặc Tây và truyền thống cách mạng của gia đình ( cha ông bị giặc Pháp đày ra Côn Ðảo vì tham gia phong trào kháng Pháp, và những người thân trong gia đình của ông đã chết vì chiến tranh), ông coi việc tận trung tận hiếu vì dân là nghĩa vụ thiêng liêng, như lời ghi ở đầu sách “Con đường học Phật ở thế kỷ 20”: “Phải tận hiếu với nhân dân, nhân dân là cha mẹ bao kiếp, là chư Phật vị lai”. Ta thấy rõ tâm trạng thời trai trẻ của ông trước nỗi đau nước mất nhà tan, lòng căm thù giặc Pháp và bè lũ tai sai đến xương tủy qua những câu thơ đề trên vách lăng của tên Việt gian Lê Hoan(4):

“Thanh thần điếu cửu nguyên

Chủng chủng u tình huyên

Thế thái cạnh phú quý

Nhân tình xu ngân tiên

Công cừu ngạch bái thượng

Nghĩa vụ phóng tâm biên”.

Bản dịch của Nguyễn Hải Hoành :

Tinh mơ qua bãi tha ma,

Vong hồn bao kiếp kêu la vang trời.

Bon chen phú quý thói đời,

Lòng người mê mẫn hướng nơi đồng tiền.

Thù chung: trên trán, đưa lên,

Nghĩa vụ: canh cánh không quên trong lòng”.

Ôâng đã chọn vị trí chiến đấu ở hậu phương qua sứ mệnh giáo dục trẻ em và tăng gia sản xuất, đem tri thức của mình giúp ích cho địa phương ở vùng kháng chiến để góp phần vào sự nghiệp cách mạng giải phóng quê hương khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Niềm tin cách mạng tất thắng cộng với tín ngưỡng đạo Phật nơi tâm hồn được ông cảm tác qua bài thơ:

Phen này cắt tóc đi tu,

Tụng kinh Ðộc lập, ở chùa Duy Tân

Ðêm ngày luống những ân cần

Cầu cho ích quốc lợi dân mới là

Cầu cho nước Việt Nam ta

Khắp Trung Nam Bắc một nhà vui chung

Toàn dân kháng chiến thành công

Tự do Hạnh phúc vô cùng vô song.

(Vô Ðề – 1947)

Sự khẳng khái của một Chí sĩ được ông thể hiện qua bài viết cảnh cáo những người Phật giáo làm tai sai cho giặc vào cuối năm 1952(5): “ Nội dung bài ấy có hai phần, phần 1 chỉ rõ tinh thần cách mạng của Phật giáo thuyền tông; phần 2 chỉ rõ chỗ suy kém của Mỹ, và chỉ cho đường về với kháng chiến”. Ông quan niệm, thà khổ sở thiếu thốn trăm bề nơi vùng tự do của kháng chiến, còn hơn sống nhục nơi chốn phồn hoa đô hội do giặc chiếm đóng; quyết liệt hơn, ông dứt khoát không chịu nhận bất kỳ sự trợ giúp nào bắt nguồn từ nội thành gửi ra, khi được Hòa thượng Tố Liên gửi biếu 6 lượng vàng, ông răn dạy học trò của mình rằng: “Chúng ta phải tự lực cánh sinh; người tư do không ăn xin người mất tự do. Vàng của ai cho phải trả lại, dứt khoát tôi không dùng”(Tự Bạch của Thiều Chửu-Sđd). Ðó phải chăng chính là phẩm chất cao thượng của người Chí sĩ ở nơi ông, không còn gì phải bàn luận thêm vậy.

-Thiều Chửu :một nhân cách rạng danh“Tiết Sĩ”.

Trong chính sách xác định thành phần cải tạo ruộng đất năm 1954, do trình độ nhận thức yếu kém của người thực thi và do một số quần chúng dễ bị chi phối bởi các lời tuyên truyền của những phần tử cơ hội rằng những người trí thức đều gốc là thành phần tư sản bóc lột ... ông đã trở thành nạn nhân của một oan án . Là một kẻ sĩ, oÂng đã chọn cái chết để bày tỏ tiết tháo của mình. Tôi được nghe một vị Nhân sĩ giáo phẩm kể lại rằng: sau khi viết thư để lại và dặn dò cùng các học trò của mình, ông đã kết thúc cuộc đời bằng cách thắp hương tạ lễ bốn phương bên bờ sông, sau đó tự quấn chăn vào mình nhảy xuống giòng sông ở đoạn chảy siết để tự trầm.Ðấy cũng là cái dũng khí lớn nhất mà ông đã làm được để giữ gìn phẩm giá ở một người trí thức, để laøm một bài học thức tỉnh những ai còn chưa thấu hiểu đạo lý tình người, để không một ai có thể tùy tiện bóp méo sự thật về ông.

Lấy cái chết để thể hiện hiện tấm lòng trong sạch của mình, mà không hề oán hận người nào, không muốn đổ lỗi cho ai, hoặc bất mãn về đường lối chính sách; trước sau ông vẫn một lòng tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng do chính phủ lãnh đạo, ấy là sự tuẫn tiết của tấm lòng trung kiên, của niềm tin đạo nghĩa vẫn có ở đời, và vì ông vững tin vào thế hệ học trò cùng hậu duệ của mình vẫn sẽ tiếp bước đi theo con đường đúng đắn mà ông đã dạy dỗ ấy, tất sẽ có ngày trả lại công bằng và danh tiết cho mình mai sau.

* * *

Nghĩ về ông, tôi không khỏi bùi ngùi cho thân phận kẻ sĩ đã ỡ vào một giai đoạn lịch sử bi tráng của dân tộc trong thời kỳ đầu giành lại độc lập từ tay ngoại bang. Những lời kể về việc tử tiết của ông gây ấn tượng mạnh mẽ nơi tôi, bởi từ trước tới nay tôi chưa hề nghe thấy sự tuẫn tiết nào đặc biệt và chấn động đến thế. Chính vì thế tôi lặn lội tìm hiểu biên khảo về ông ở thập niên 80 – 90 để viết tiểu sử của ông .Ôâng tự cho trường hợp của ông là cái án “mạc tu hữu” mà Nhạc Phi đời Ðường phải gánh chịu(6) nhưng tôi nghĩ cái chết của ông phảng phất sự tuẫn tiết của Nhà nho Khuất Nguyên nước Sở- thời Chiến quốc, cũng đã nhảy xuống giòng sông Mịch La tự trầm, sau khi để lại câu nói bất hũ : “thế gian này tất cả đều say, chỉ có mình ta là tỉnh”.

Những điều luận bàn quanh năm chất Sĩ : Nho sĩ, Cư sĩ, Ðại sĩ, Chí sĩ và Tiết sĩ của Nguyễn Hữu Kha để khẳng định rằng, Thiều Chửu đối với đạo là một Phật tử có đạo đức mẫu mực; đối với đời là một Nhân sĩ có nhân cách cao đẹp, Cuộc sống và cái chết của ông đã để lại những mến tiếc vô cùng trong lòng những thức giả đương thời và hậu học ngày nay.

Mùa Xuân năm Nhâm Ngọ ở Sài Gòn, tháng 3 - 2002

Thích Ðồng Bổn

Ghi chú:

(1)Theo “Cư sĩ Thiều Chửu – Nguyễn Hữu Kha”, Trần Việt Quang và Nguyễn Hải Trừng, Tài liệu lưu hành nội bộ.

(2)Tự điển Hán Việt, bản in lần thứ nhất của NXB Ðuốc Tuệ, 1942

(3)Phật học Phổ thông khóa thứ V, Thiền tôn, tr.202,Thành hội PG Tp.HCM xb, 1997

(4). Lê Hoan, kẻ đã làm tay sai cho giặc, chỉ huy đánh úp ông Hoàng Hoa Thám –tức cụ Ðề Thám, lãnh đạo khởi nghĩa Yên Thế(Bắc Giang) năm 1913, ông bị tay sai thực dân Pháp ám hại.

(5)Bài viết này ông gửi cho anh Ðường tìm cách phổ biến trong nội thành, sau anh đã bị giặc bắt. Tự Bạch của Thiều Chửu, tr.14. Tài liệu lưu hành nội bộ.

(6)Lời ông viết ở những dòng cuối cùng của bản Tự Bạch–Sđd, nhưng có chỗ cần đính chính là Nhạc Phi ở đời Nam Tống chứ không phải đời Ðường. Tuy nhiên, người viết vẫn trích dẫn nguyên văn.

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/11/2021(Xem: 4973)
Hòa thượng Thích Nhật Khai tự Diệu Trí (thế danh Nguyễn Đức Luân), sinh năm 1931 (Tân Mùi), thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 41, xuất gia tại tổ đình Quốc Ân, thuộc phái Nguyên Thiều, trú xứ tại chùa Giác Hoa. Do niên cao, lạp trưởng, Hòa thượng đã thâu thần viên tịch vào lúc 17 giờ ngày 21-11-2021 (17-10-Tân Sửu) tại chùa Giác Hoa (số 17/5 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM).; trụ thế 91 năm, 65 Hạ lạp. Lễ nhập kim quan được cử hành vào lúc 21 giờ ngày 21-11-2021. Kim quan Trưởng lão Hòa thượng được tôn trí tại chùa Giác Hoa (số 17/5 Nơ Trang Long, Phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM).
22/11/2021(Xem: 11278)
Dịch giả Đại Tạng Kinh Mật Thừa, đã xả bỏ nhục thân tứ đại tại Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2021. Nam Mô A Di Đà Phật Kính bạch Thầy Cô bạn con vừa báo tin buồn trên, bấy lâu nay cô kính ngưỡng HT và thường cúng dường HT, có lần thỉnh thầy Thiện Minh đến thăm HT, nay nghe tin HT viên tịch cô rất buồn vì chưa kịp gửi tịnh tài về, Con không biết HT nhưng thấy tấm lòng bạn con con thương quá, không biết sao để an ủi cô bây giờ Giờ đây nhìn chân dung HT từ bi quá Thầy được tin vì sao HT viên tịch không thưa Thầy?
15/11/2021(Xem: 3961)
Là người thâm tín Phật, cung kính phụng thờ Tam Bảo, thì luôn có một đức tin kiên cố rằng: Dù ở bất cứ thời gian nào, không gian nào vẫn luôn có chân thân các bậc thượng nhân hóa thân hành hoạt cứu nhân độ thế. Các Ngài luôn có mặt giữa cuộc đời để nâng đỡ chúng sanh vạn loại. Vững chải đức tin như thế nên mỗi khi về chùa Phi Lai (hoặc Phi Lai Hòa Thịnh hoặc Phi Lai Biên Hòa, tôi luôn thấy hình bóng chân nhân trưởng lão Tâm Nguyện – Thiện Tu -Thượng DIỆU Hạ TÂM hiện hữu mồn một ở đó. Tôi thấy rất rõ từng bước chân như hoa sen nở Ngài bước đi, như lắng nghe từng tiếng từng lời ngài đang dạy bảo, khuyên lơn, khuyến khích Phật tử chúng ta nuôi dưỡng tâm bồ đề mỗi ngày mỗi lớn hơn lên, từng ngày từng kiên cố hơn. Từ đó tôi thấy : Ngài như chưa từng đến nên Ngài cũng đã chẳng ra đi. Ngài là hiện thân bậc thạc đức “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng . Bất cứ lúc nào Ngài cũng đang có mặt, hiện trú nơi cả hai ngôi chùa Phi Lai Hòa Thịnh Phú Yên và Phi Lai TP Biên Hòa…
07/11/2021(Xem: 4053)
Con Đường Chuyển Hoá Thức Tâm, Thầy Đi Vào Cõi, Thanh Âm Nhẹ Nhàng. Phương Thất Trịnh Hoá Y Vàng, Dáng Thầy Vĩnh Biệt, Trần Gian Mất Rồi. Gá Thân Tu Sĩ Tuyệt Vời, Hằng Nương Chốn Cũ, Niệm Lời Tây Phương. Bệnh Duyên Sanh Tử Lẽ Thường, Duyên Xưa Xuống Tóc, Tìm Đường Xuất Gia.
02/11/2021(Xem: 9257)
Kính bạch chư Tôn Đức Giáo Phẩm, Kính thưa quý đồng hương và quý Phật tử, Chúng con/chúng tôi xin mạn phép kính gửi Bản Thông Báo và Chúc Mừng đính kèm đến chư Cao Tăng Thạc Đức và tất cả Chư vị (bản PDF đính kèm). Chúng con/chúng tôi cũng xin cáo lỗi là không thể gửi điện thư riêng cho từng vị được. Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát. Văn Phòng Thủ Hiến Tiểu Bang Niedersachsen vừa gửi thư đề ngày 14.09.21 báo tin, Tổng Thống CHLB Đức Frank-Walter Steinmeier đã ký quyết định trao Huân Chương Quốc Gia Hạng Nhất (Verdienstkreuz 1. Klasse des Verdienstordens der Bundesrepublik Deutschland) đến Hòa Thượng Thích Như Điển, Chánh Thư Ký Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN, Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc. Văn Phòng Thủ Hiến Tiểu Bang đã ủy nhiệm cho Thành Phố Hannover (thủ phủ của tiểu bang) tổ chức Lễ Trao tặng Huân Chương (ngày giờ, địa điểm thông báo sau) Huân Chương Quốc Gia Hạng Nhất là Huân chương Cao quý và là huân chương duy nhất trên phạm vi toàn Liên Bang Đức, được T
22/10/2021(Xem: 4562)
Chấp Đối Dâng Đảnh..! Cung Kính Bái Bạch Giác Linh Đức Tổ- Viên Minh Tịnh Xứ. Đệ Tử Chúng Con, Tk: Minh Thế vọng Bái Giác Linh Đức Trưởng Lão Đệ Tam Pháp Chủ: Cung duy Vọng đối dâng đảnh: Chữ Hán: “普 願 群 迷, 開 心 佛 學, 供 維 桅 第 三 法 主, 祖 祖 將 傳, 界 律 行 密 印 指 花 藏 松 林. 慧 覺 恩 師, 圓 明 繼位, 稱 尊桅 壇 主 和 尚, 處處 清 歸, 脈 法 禪 嘉 敕 行 清 貧 農 增.” Âm: “Phổ Nguyện Quần Mê, Khai Tâm Phật Học,Cung Duy Ngôi Đệ Tam Pháp Chủ, Tổ Tổ Tương Truyền, Giới Luật Hạnh Mật Ấn Chỉ Hoa Tạng Tùng Lâm. Tuệ Giác Ân Sư, Viên Minh Kế Vị, Xưng Tôn Ngôi Đàn Chủ Hoà Thượng, Xứ Xứ Thanh Quy, Mạch Pháp Thiền Gia Sắc Hạnh Thanh Bần Nông Tăng….”
26/09/2021(Xem: 4994)
Hôm 14 tháng 6 năm 2021 tôi và nhà tôi về chùa Bảo Quang đảnh lễ lần cuối đễ tiễn biệt Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm- Viện Chủ chùa Bảo Quang Hamburg vừa viên tịch chiều này 12.6. Kim quan của Sư Bà được đặt tại Giác Linh Đường sau bàn thờ Phật. Sau khi lễ Phật xong, chúng tôi đến đảnh lễ Sư Bà. Hai bên Kim quan có 4 Sư Cô thay phiên từng toán đứng hầu và niệm kinh. Lòng tôi chùng xuống, không muốn trở ra vội, còn nấn ná quỳ lại đưa mắt nhìn lên di ảnh của Sư Bà, với nụ cười hiền từ đôn hậu làm tôi nhớ lại đâu đây còn vang vọng những lời pháp nhủ từ hòa của Sư Bà cho hàng Phật tử vừa tròn 37 năm. Tôi khóc trong uất nghẹn âm thầm tưởng nhớ đến Sư Bà, không dám thốt lên thành lời sợ làm mất thanh tịnh của quý Sư Cô đang trì kinh nguyện cầu… Lúc trở ra, gặp Sư Cô trụ trì Tuệ Đàm Nghiêm với gương mặt xanh gầy u sầu nặng nỗi nhớ thương. Sư Cô đang kết tràng hoa dài toàn màu vàng-trắng-tím thật đẹp để đặt trên Kim quan của Sư phụ. Chúng tôi đứng lại để vấn an và chia sẻ
20/09/2021(Xem: 9575)
Hai mươi ba năm qua nhìn lại di ảnh Thầy Nước mắt trào dâng lòng con thổn thức " Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật" Tâm con dâng niệm để lòng con an " Nam Mô từ Phụ Huệ Hưng" Niệm theo hơi thở Thầy về bên con. Thầy ơi, con trẻ mỏi mòn Bao năm xa cách cố hương ngàn trùng! Hàng cây đó năm nào còn mãi
20/09/2021(Xem: 5058)
Ni Trưởng thế danh Hoàng Thị Bút, pháp danh Tâm Quang, tự Đàm Minh, hiệu Minh Đức, sinh ngày 20 tháng 4 năm Nhâm Tý (năm 1912) tại xã Hưng Yên, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Thân sinh là cụ ông Hoàng Nguyên Hoa-pháp danh Tâm Chánh, thân mẫu là cụ bà Lý Thị Hợp. Gia đình có 5 người con gồm 1 trai 4 gái và Ni trưởng là chị cả. Vốn xuất thân trong gia đình khoa bảng, thấm nhuần giáo lý đạo Phật, trong gia tộc có người cô ruột xuất gia tại chùa Điệt, thành phố Vinh là Sư bà Đàm Thanh. Nhờ có nhân duyên quá khứ cùng với thiện duyên hiên tại tạo nên cơ duyên thuận lợi cho Ni trưởng xuất gia, tầm sư học đạo .
19/09/2021(Xem: 7774)
Đầu thập niên sáu mươi tôi rời trường Chu-Văn-An khi Trường vừa mới chuyển xuống đường Minh-Mạng trong Chợ Lớn. Giã từ Thầy học, chia tay bạn bè để đi con đường mới. Dẫu có học chung trên Đại Học cũng không còn thân thiết như xưa. Hồi đó tôi chia các Giáo-Sư trong Trường Chu-Văn-An làm 2 loại: Một loại “khó đăm đăm”, luôn luôn nghiêm khắc, không bao giờ cười dù chỉ mỉm miệng. Điển hình là Giáo-Sư Đào Văn Dương. Loại thứ hai luôn luôn vui cười, hay đùa giỡn với học sinh. Điển hình là Giáo-Sư Nguyễn Ngọc Quỳnh. Tôi rất kính trọng cụ Đào Văn Dương ở tính ngay thẳng, chừng mực. Tôi thân mật với cụ Nguyễn Ngọc Quỳnh dĩ nhiên vì tính vui vẻ, cởi mở, dễ thân mật. Đặc biệt cụ còn là một Cư-Sĩ Phật-Giáo mà tôi thường được nghe cụ thuyết pháp ở chùa Phước-Hòa cuối thập niên năm mươi (Con trai cụ hiện là một vị Hòa-Thượng ở vùng Houston, Texas).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]