Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chỉ Còn Đống Gạch Vụn

01/10/201411:52(Xem: 14851)
Chỉ Còn Đống Gạch Vụn

 

Theo tin tức đã loan trong Bản Tin Khánh Anh kỳ trước, vào ngày 5/3/2008, tại chùa Khánh Anh Bagneux Pháp quốc đã diễn ra một Hội nghị Đặc biệt bất thường của Hội Đồng Giáo Phẩm và Hội Đồng Điều Hành Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhứt Âu châu.

Theo chương trình hoạch định là duyệt xét lại tình hình phật sự trong thời gian qua và quyết định cho sinh hoạt trong thời gian sắp tới.

Với những "biến cố" trong thời gian qua, trên nguyên tắc không có ảnh hưởng gì đến Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhứt Âu châu. Vì sự ra đời và sinh hoạt tồn tại của Giáo hội này không có liên hệ hành chánh trực tiếp đến các tổ chức nào khác bên ngoài Âu châu. Nhưng trên thực tế, đã gây nhiều hoang mang dao động cho Tăng Ni và phật tử xa gần.

Bởi vậy, chư Tôn Đức Tăng Ni trong hội nghị đều đồng thành chấp thuận gìn giữ và phát triển liên tục những sinh hoạt tu học như từ bao lâu nay không có gì phải thay đổi trong lúc này. Vì thay đổi dễ có thể rơi vào tình trạng bị phân hóa lũng đoạn và mắc mưu các thế lực vô minh.

Nhìn chung trên tổng thể tất cả đều nhận thấy có một sự mất mát to lớn. Chưa bao giờ Phật giáo VN ở hải ngoại lại rơi vào một tình trạng hoang mang, mất hết tin tưởng như lúc này, không biết đâu là hư đâu là thật!

Tình trạng này chỉ tạo cơ hội tranh sáng tranh tối cho bao nhiêu thế lực vô minh thừa cơ đánh phá Phật giáo để chia phần, thủ lợi.

Hòa Thượng Thích Tâm Châu, trong "bức tâm thư đạo tình" đề ngày 15/2/08 gởi đến tất cả Tăng Ni phật tử hải ngoại, Ngài đã đưa ra nhận xét : "...Mấy tháng trước đây, nhân danh chống Cộng, tự bản thân Phật giáo, bị vô minh che lấp, bị ma chướng điều khiển, gây ra biến động, khiến cho danh dự Phật giáo bị thương tổn nặng nề, Phật sự bị ngưng trệ ghê gớm và sự chua xót giáng tới các chùa, các Giáo Hội, chư vị Tăng, Ni chân thành, tận tâm phục vụ cho Giáo Hội, một cách không tưởng tượng được! Biến động ấy đáng vui hay đáng buồn? Tỷ dụ, biến động ấy là sách lược đúng, cần làm, nhìn lại sau, chỉ còn đống gạch vụn, liệu có vui và có thành công được không? Ai chịu trách nhiệm?..."

Thiết nghĩ người có chút tâm huyết về Đạo Pháp và dân tộc nên suy gẫm nhiều về lời pháp nhũ trên đây của Đại lão Hòa Thượng.


Tại sao Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Âu châu
không bị ảnh hưởng về Giáo chỉ số 9?


Cho đến giờ này vẫn còn có nhiều người, kể cả một số Tăng Ni và Phật tử phân vân, thắc mắc đặt câu hỏi tại sao GHPGVNTN Âu Châu bảo rằng không bị ảnh hưởng gì cả đối với Giáo Chỉ số 9 của Viện Tăng Thống (trong nước) ban hành ngày 8/9/07 ?

Trước khi xem xét có bị ảnh hưởng gì không, điều cần phải biết là Giáo chỉ số 9 đã nói gì về GHPGVNTN Âu châu. Giáo chỉ số 9 đưa ra Quyết định gồm 8 điều nhằm thiết lập và củng cố Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo tại hải ngoại. Không có điều nào trong Giáo chỉ số 9 trực tiếp nói đến GHPGVNTN Âu Châu. Nếu có, thì 2 điểm liên quan sau đây:


Điều 6 :
.....Tổng Ủy Viên đặc trách liên lạc Âu châu : Hòa Thượng Thích Trí Minh...


Điều 7 :
 Quyết định này thay thế và hủy bỏ Quyết định số 27-VPLV-VHĐ do Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo ký ban hành ngày 10/12/92.


Xét Điều 6 :
 Trong thành phần 14 vị Tăng Ni được đề cử lãnh đạo Văn Phòng 2 (mới) của Viện Hóa Đạo (đặt tại Hoa Kỳ), có vị thứ 13 được ghi rõ trách nhiệm như sau: "Tổng Ủy viên đặc trách liên lạc Âu châu..."

Hiểu trên nội dung chữ nghĩa, thì đây là một chức vụ mới đặt ra để liên lạc với Âu châu. Nhưng Âu châu nào? Âu châu là GHPGVNTN Âu Châu hay là các tổ chức Phật giáo tại Âu châu hay là tất cả các tổ chức tôn giáo, chánh trị, xã hội văn hóa tại Âu châu? Không thấy Giáo chỉ xác định rõ ràng. Nhưng trách nhiệm quan trọng của vị này được Giáo chỉ số 9 xác định rất rõ là "đặc trách liên lạc". Mà đã gọi là "liên lạc" thì phải có đối tượng để liên lạc. Đối tượng đó là tổ chức Giáo hội hay tổ chức văn hóa, chánh trị, xã hội gì đó hoặc là những nhân vật nào đó cần thiết để liên lạc...

Chắc chắn "đặc trách liên lạc" với một tổ chức nào đó không thể nào hiểu là xóa bỏ hay thay thế tổ chức đó. Chẳng lẽ "đặc trách liên lạc" với nhân vật A là sẽ làm những việc để xóa bỏ nhận vật A hay thay thế nhân vật A? Hoặc là "đặc trách liên lạc" với Quốc hội Âu châu lại có nghĩa là tìm cách xóa bỏ Quốc hội Âu châu hay là thay thế Quốc hội Âu châu?

Do đó "Tổng Ủy Viên đặc trách liên lạc Âu châu..." (điều 6) trong Giáo chỉ số 9, theo sự phân tích trên đây, không thể nào hiểu là xóa bỏ hay thay thế GHPGVNTN Âu châu.

Xét Điều 7 (của Giáo chỉ số 9): Quyết định này thay thế và hủy bỏ Quyết định số 27... của Viện Hoá Đạo ban hành ngày 10/12/1992.

Vậy trước hết hãy xem lại Quyết định số 27 ngày 10/12/92 Viện Hóa Đạo đã nói gì mà bây giờ phải hủy bỏ? Quyết định số 27 của Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo ký ngày 10/12/92 công nhận GHPGVNTN hải ngoại tại Hoa Kỳ thành lập qua Đại Hội nhóm họp trong các ngày 25,26 và 27/9/92 tại San Jose (Hoa Kỳ).

Trong Quyết định số 27 này, gồm 9 điều, ngoài việc công nhận GHPGVNTN hải ngoại tại Hoa Kỳ (điều 2) cũng như nâng tổ chức GHPGVNTN hải ngoại tại Hoa Kỳ thành Văn Phòng 2 Viện Hóa Đạo (điều 5) không có một điều khoản nào nói đến GHPGVNTN Âu châu hay các châu lục khác.

Vậy thì Giáo chỉ số 9 ngày nay, qua điều 7, hủy bỏ Quyết định số 27 ngày 10/12/92 của Viện Hóa Đạo cũng không có gì liên quan đến GHPGVNTN Âu châu và Giáo Hội các châu khác.

Mặt khác GHPGVNTN Âu Châu chánh thức thành lập vào ngày 27/12/1990 (tức khoảng 2 năm trước khi có GHPGVNTN hải ngoại tại Hoa Kỳ và Quyết định số 27 của Viện Hóa Đạo). Từ ngày thành lập đến nay GHPGVNTN Âu châu đã sinh hoạt 5 nhiệm kỳ trải qua 4 lần Đại Hội Khoáng đại, nhưng chưa bao giờ xin chuẩn y bất cứ 1 thành phần nhân sự nào hay 1 nhiệm kỳ nào. Cho nên việc bổ nhiệm hay bãi nhiệm không bao giờ đặt ra cho Giáo hội từ trong nước.

Bởi lẽ GHPGVNTN Âu châu được thành lập với bản Nội Quy 11 chương, 33 điều thông qua ngày 27/12/1990 tại Kongsvinger - Na Uy. Không có 1 điều khoản nào nói về sự trực thuộc hay chuẩn y từ 1 cơ quan bên ngoài đi tới, kể cả trong nước.


Kết luận:
 Giáo chỉ số 9 của Viện Tăng Thống ngày 8/9/2007 và Quyết định số 27 ngày 10/12/1992 của Viện Hoá Đạo đều không có ảnh hưởng gì đến GHPGVNTN Âu châu.

Nhưng có vấn đề hay không là bản Thông bạch của Viện Hóa Đạo ký ngày 25/9/2007 gọi là "Thông bạch hướng dẫn thi hành Giáo chỉ số 9 của Đức Tăng Thống" Thông bạch này đưa ra 12 điều gọi là "hướng dẫn thi hành". Nhưng trên thực tế, xem lại, thì thấy đủ thứ chồng chéo mâu thuẫn và nhiều khi đi quá xa vượt ra ngoài Giáo chỉ số 9.

Ở đây (trong phạm vi hạn chế của Bản tin) chỉ nói riêng những gì có liên hệ đến GHPGVNTN Âu châu mà thôi. Xin được phép kể ra vài điểm:


1/-
 Giáo chỉ số 9 không nói "giải tán" bất cứ 1 Giáo hội nào ở hải ngoại. Nhưng "Thông bạch hướng dẫn thi hành" ghi rất rõ ở điều 3 như sau: "Giải tán các Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhứt hải ngoại (GHPGVNTN-HN) tại Hoa Kỳ và GHPGVNTN tại các châu được hình thành theo Quyết định số 27-VPLV/VHĐ do Quyền Viện Trưởng Viện hóa Đạo ban hành ngày 10/12/1992. Quyết định này đã hủy bỏ và thay thế bằng Giáo chỉ số 9 của Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang ban hành ngày 8/9/2007".

Như trên đã nói: GHPGVNTN Âu châu đâu có hình thành theo quyết định số 27 ngày 10/12/92 của Viện Hóa Đạo. Mà Giáo hội này (Giáo Hội Phật giáo Việt nam Thống nhứt Âu châu) đã ra đời trước khi có Quyết định số 27 tới 2 năm (27/12/90).

Và theo bản Nội Quy được thông qua của Giáo hội này khi thành lập (27/12/90) trong đó, điều thứ 33 quy định rằng: Sửa đổi hay hủy bỏ bất cứ điều nào trong bản Nội Quy này đều phải được thông qua trong 1 Đại Hội Khoáng đại với đa số thành viên đại biểu chấp thuận. Rất tiếc, không có một điều khoản nào trong bản Nội Quy này nói rằng: GHPGVNTN Âu châu phải giải tán theo một thông bạch từ bên ngoài đưa tới!

Và có 1 chi tiết xin hỏi riêng ở điều 3 của "Thông bạch hướng dẫn" là "giải tán các Giáo hội Phật giáo..." hay là "giải tán ban Điều Hành của các Giáo hội Phật giáo...?" Nếu "giải tán các Giáo hột Phật giáo..." như nguyên văn điều 3 của "Thông bạch hướng dẫn..." một khi Giáo hội đã bị giải tán xong rồi thì còn dựa vào đâu mà "...triệu tập Đại Hội để thành lập Hội Đồng Điều Hành..." (điều 5 của thông bạch hướng dẫn).

Còn nếu "giải tán Hội Đồng Điều Hành của các Giáo Hội Phật Giáo..." thì điều này sẽ tùy thuộc vào sự quy định theo Hiến Chương hay Nội Quy của Giáo Hội đó để tổ chức Đại Hội tiếp theo chứ không thể nào có sự can thiệp tắt ngang từ bên ngoài đồng nghĩa với sự xé bỏ Nội Quy hay Hiến Chương của Giáo Hội đó.


2/
- Giáo chỉ số 9 chỉ đề cử "Tổng Ủy Viên đặc trách liên lạc..." (điều 6), ở các châu lục. Nhưng đến "Thông bạch hướng dẫn" liền bật đèn xanh cho phép vị này tự động đứng lên, không phải để liên lạc mà thay thế luôn chức Chủ tịnh Hội Đồng Điều Hành Giáo hội ở các châu lục bằng cách áp đặt từ trên xuống chứ không cần thông qua lối bầu cử theo Nội Quy hay Hiến Chương của Giáo hội địa phương các châu. Đó là điều số 8 của "Thông bạch hướng dẫn..." viết như sau:

"Tổng Ủy Viên đặc trách liên lạc Úc châu và Tân Tây Lan, châu Âu và Canada thuộc Văn Phòng II Viện Hóa Đạo đồng thời là Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN tại Úc châu và Tân Tây Lan, châu Âu và Canada..."

Ý này hoàn toàn không thấy nói tới trong Giáo chỉ số 9.


3/
- Sẵn trớn, "Thông bạch hướng dẫn..." giao luôn "cây gươm" cho vị Chủ tịch Điều Hành tại các châu lục (vừa được tự động lên thay thế) có toàn quyền "sinh sát" như sau : "Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành các GHPGVNTN -HN có nhiệm vụ thỉnh cử, bổ sung, hoán chuyển nhân sự cho đầy đủ theo quy định của Hiến Chương Giáo hội và trình về Viện Hóa Đạo duyệt xét và chuẩn nhận..." (điều 9).

Xin hỏi nhỏ: Hiến Chương Giáo Hội (nói trong điều 9) là Hiến Chương nào? Nếu là Hiến chương của Giáo Hội trong nước có thể đem ra áp dụng ở nước ngoài tại các châu lục khác nhau được không? Còn nếu theo Hiến Chương hay Nội Quy của các Giáo Hội địa phương các châu lục, thì liệu vị Chủ tịch có được phép đạp lên nguyên tắc, bỏ qua thể thức Đại Hội, bầu cử theo luật pháp địa phương ở các nước dân chủ phương Tây để làm theo ý kiến của riêng mình được hay là không?

Hành xử theo lối "hướng dẫn" trên đây chỉ dành cho các vị thái thú ngày xưa được thiên triều gởi qua các nước chư hầu mới có màn "tiền trảm hậu tấu"!


Tóm lại chỉ sơ lược vài điểm đã thấy không ổn rồi. Nếu Giáo hội ở các châu lục "thi hành" đúng theo sự "hướng dẫn" của Thông bạch 25/7/07 thì chắc chắn sẽ đưa đến cảnh xé nát tan hoang Giáo hội ở các địa phương mà hàng hai ba chục năm qua chư Tăng Ni và Phật tử ở hải ngoại đã dày công bồi đắp xây dựng.

Do đó, trong phiên họp bất thường của GHPGVNTN Âu châu ngày 5/3/08 tại chùa Khánh Anh (Pháp quốc), sau khi duyệt xét lại tình hình Phật sự trong thời gian qua, đại đa số Tăng Ni đại biểu tham dự đồng thanh quyết nghị giữ nguyên tình trạng sinh hoạt của Giáo Hội như từ trước đến nay chứ không phải thay đổi gì cả trong lúc này.

Mặc dầu vậy, trên thực tế, không ai có thể phủ nhận rằng tác hại của những "Giáo chỉ, Thông bạch" kể trên đem lại không biết bao nhiêu cảnh đau buồn, mất hết tin tưởng, hoang mang, nghi ngờ tràn ngập khắp nơi ở hải ngoại suốt cả thời gian qua cho đến bây giờ!

Riêng tại Âu châu, một địa phương được xem là "yên tĩnh" nhưng bên trong không phải là không có những biến động, gây hoang mang, chia rẽ tạo ra những phe nhóm bè phái ngờ vực chống trái nhau. Và, dĩ nhiên, kết quả tiêu cực đem lại cho sinh hoạt của cả Giáo hội Âu châu bị giảm thiểu, rời rạc dần dần dẫn đến chỗ tê liệt, tan rã...

Với hiện trạng như thế này có lợi cho ai? Và ai chịu trách nhiệm?

Dễ dàng hơn hết, theo thường lệ, nhìn thấy chữ ký ban hành của cơ quan nào thì coi như vị lãnh đạo cơ quan đó hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Nhưng liệu Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Đương Kim Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN, một người nổi tiếng là "nhà hành chánh chuyên nghiệp" suốt một thời gian dài nắm giữ chức vụ Tổng Thơ Ký Viện Hóa Đạo với nhiều kinh nghiệm trải qua các chế độ hà khắc, lại có thể ký ban hành một bản văn với nội dung có nhiều điểm lờ mờ để có thể dễ dàng bị lợi dụng?

Và liệu Hòa Thượng Thích Quảng Độ, đương kim Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, một vị bất khuất kiên cường luôn luôn đứng tuyến đầu đòi hỏi tự do dân chủ đa nguyên với một kinh nghiệm đau thương vào tù ra khám lại có thể ký ban hành một Thông bạch đầy tánh chất áp đặt phản dân chủ và không lường trước những hậu quả tại hại của nó?

Vấn đề đặt ra như vậy thì câu trả lời đã thấy thấp thoáng xuất hiện ở đâu rồi. Khỏi phải đòi hỏi Chư Tôn Đức Trưởng Lão xác minh hay phủ định. Vì càng xác minh hay phủ định, vấn đề càng đi thêm vào bế tắc.

Bài toán nát óc hiện nay là làm thế nào đang lúc ngập chìm trong biển lửa mà vẫn nhìn thấy được hướng chạy ra cuối đường hầm, nơi đó có nhiều xe hươu, xe nai, xe trâu trắng mà Ông Trưởng giả đã hứa trước dành cho các con còn khờ dại chỉ biết ham cái vui nhỏ và cấu xé lẫn nhau (Kinh Pháp Hoa).

 

Viết tại Chùa Khánh Anh, Paris, Pháp Quốc

HT Thích Minh Tâm

 
 
 
 




 
 
 
 
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2010(Xem: 7450)
Truyện của tôi không đáng gì mà phải ghi. Chỉ vì truyện ấy, hơn vài thập kỷ trước thập kỷ 2530 (1975-1985), có liên quan đến Phật giáo VN, lại bị hư cấu truyện và phim sai quá nên phải ghi. Nhưng ghi như dưới đây thì chỉ là có còn hơn không mà thôi. Sinh chính quán của tôi là làng Diêm Điền, thuộc khu vực phía tây sông Nhật Lệ, nằm phía Bắc con đường cái quan nối liền cổng Quảng Bình, trung tâm thành phố Đồng Hới, đến tận của Vũ Thắng, ven chân dãy núi Hoành Sơn.
03/10/2010(Xem: 6475)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta. Ý câu này, Ngài bảo đệ tử của Ngài, ai muốn tu, muốn hành theo hạnh Ngài thì phải rõ các hành vi của ngài. Nghĩa là: xét rõ nguyên nhân của Ngài, sẽ tin và làm theo, chớ đừng làm càn, tin bướng thì khác nào không phải lương y mà giả xưng là lương y, cách đó rất tai hại. Chúng ta nên biết: "Bồ Tát thị hiện phàm phu, chính phàm phú đó là hóa thân Bồ tát; còn phàm phu giả xưng Bồ tát thì Bồ tát ấy là Bồ tát của phàm phu". Nếu đem tâm phàm phu đó hành xử thì chỉ chuốc lấy phiền não khổ đau.
03/10/2010(Xem: 9541)
HT Minh Tâm (Khinh Anh) , 50 năm một đời người - Một đời đạo Pháp - phần 1 - Ngày Vía Quan Âm sắp đến.. 19 tháng 2 năm Giáp Ngọ . Chùa Phật Ân Tổ chức lễ Hoàn Nguyện , sau hai năm trùng kiến Ngôi Chánh Điện lần cuối và một số hạng mục khác. Vì nhân duyên đó , xin giới thiệu đến với quý thiện nam tín nữ , Phật tử gần xa , các Bậc Thiện Tri Thức . Một chuỗi hình ảnh của thầy Minh Tâm đã chuyển thể qua video , từ năm 1963 - 2014 . với nhan đề : THẦY MINH TÂM , 50 NĂM MỘT ĐỜI NGƯỜI - MỘT ĐỜI VÌ ĐẠO PHÁP . Trong quá trình sưu tầm , dàn dựng . Sai sót là điều khó tránh khỏi , kính mong quý vị hoan hỷ . NAM MÔ HOANG HỶ TẠNG BỒ TÁT .
29/09/2010(Xem: 9967)
Tác-phẩm của Trần-Thái-Tông còn lưu truyền đến nay chỉ gồm có Bộ-Khóa-Hư-Lục và hai bài thơ sót lại của quyển Trần-Thái-Tông ngự-tập đã thất-lạc.
28/09/2010(Xem: 7855)
Hòa Thượng THÍCH QUẢNG TÂM (1947 - 2010), húy Như Hảo, thế danh Lê Tấn Quang, sinh ngày 12 tháng 8 năm Đinh Hợi (1947) tại làng Thạch Trụ huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi trong một gia đình nhiều đời thâm tín Tam Bảo và có truyền thống xuất gia tu học.
23/09/2010(Xem: 6657)
Hòa Thượng Thích Phước Huệ sanh năm 1922, tại ấp Mỹ Thủy, xã Thạnh Mỹ Lợi, quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định, miền Nam Việt Nam. Thân phụ là cụ ông Trần Văn Hoạch, thân mẫu là cụ bà Lê Thị Ngọc.
19/09/2010(Xem: 8212)
Ngay từ hồi nhỏ tâm hồn tôi đã hướng về đạo Phật. Tôi it nói, sống trong trầm lặng, ham đọc sách, nhất là những sách về đạo Phật viết cho trẻ em. Tôi chỉ có vài đứa bạn cũng giống tính tôi, gặp nhau thì vào buồng thủ thỉ thù thì nói chuyện với nhau. Cha tôi buôn bán lớn, giao thiệp nhiều, và cũng như phần đông các nhà kinh doanh hồi đó, đều quen biết các vị sư và đóng góp nhiều cho chùa chiền. Khi các thầy đến thăm cha tôi, lúc nào tôi cũng đứng gần nghe ngóng say sưa và dâng trà cho các thầy.
04/09/2010(Xem: 5916)
"Cây héo vào xuân hoa nỡ rộ Gió đưa nghìn dặm nức hương thần." Thiền Uyển Tập Anh ( Anh Tú Vườn Thiền) ghi về sư như sau: " Thiền Sư Viên Chiếu (999-1090) thuộc thế hệ thứ bảy dòng Vô Ngôn Thông.Thiền Sư họ Mai, tên Trực người huyện Long Đàm châu Phúc Điền, là con người anh thái hậu Linh Cảm đời Lý. Thuở nhỏ ông thông minh mẫn tuệ, hiếu học. Nghe tiếng trưỡng lão ở chùa Mật Nghiêm giỏi xem tướng, ông bèn đến nhờ xem hộ.
21/08/2010(Xem: 10500)
Tại một ngôi chùa Việt ở Bangkok (Thái Lan), nhục thân của Hòa thượng Thích Phổ Sái vẫn còn nguyên vẹn hình hài sau hơn 50 năm kể từ khi ngài viên tịch. Tọa lạc tại khu Yaowarat (khu phố Tàu) ở Bangkok, ngôi chùa mang tên rất Việt Nam là Khánh Vân có một lịch sử lâu đời do các Hòa thượng người Việt thành lập. Đây là một trong những ngôi chùa Việt thuộc hệ Annamnikaya hay còn gọi là An Nam Tông ở Bangkok. Chính tại chùa Khánh Vân này, nhục thân của Hòa thượng Thích Phổ Sái (pháp danh Giác Lượng), một nhà tu hành gốc Việt, được lưu giữ và thờ cúng.
18/07/2010(Xem: 7515)
Kính bạch Sư Tổ! Chúng con đang tập tiếp xúc với Người qua hình ảnh một bậc thầy già chốn núi rừng Dương Xuân. Một túp liều tranh, một bà mẹ già và với ba người đệ tử. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của Sư Tổ. Người có thời gian chăm sóc mẹ già và trao truyền những hoa trái tu học cho những người học trò yêu quý. Xuất thân từ làng Trung Kiên – một vùng đất Phật giáo ở Quảng Trị, Sư Tổ đã đến chùa Thiên Thọ (Báo Quốc) núi Hàm Long – Huế, để xuất gia học đạo với Thiền sư Phổ Tịnh, lúc đó Người chỉ mới lên bảy tuổi. Đến năm 30 tuổi, nhận thấy nơi Sư Tổ có chí khí của một bậc Xuất trần nên Sư Tổ được Bổn sư phú pháp truyền đăng với bài kệ: Nhất Định chiếu quang minh Hư không nguyệt mãn viên Tổ tổ truyền phú chúc Đạo Minh kế Tánh Thiên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]