Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sư Bà Diệu Không

01/10/201405:12(Xem: 10236)
Sư Bà Diệu Không

Su Ba Dieu Khong


CUỘC ĐỜI và SỰ NGHIỆP SƯ BÀ DIỆU KHÔNG
1905-1997






 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

 

Kính bạch chư Đại Tăng chứng minh,

Kính thưa Đại chúng Phật tử,

 

Trên dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam thời cận đại của những thập niên 30-40 có bậc Tôn túc của Ni giới xuất hiện, đồng hành với chư Tăng để xiển dương Phật pháp, đào tạo Tăng tài, xây dựng tự viện, giữ gìn giềng mối đạo pháp được bền vững. Bậc Tôn túc của Ni giới ấy là SB Diệu Không, người đã hy hiến cả đời mình cho đời lẫn đạo, SB đã lưu lại cho hậu thế một hành trạng sáng ngời cho đàn hậu học noi gương.

* Sơ Lược tiểu sử, 1905-1997

I. Thân Thế:

SB Diệu Không thế danh là Hồ Thị Hạnh, húy là thượng Trừng hạ Hảo, hiệu là Nhất Điểm Thanh. Sư Bà sinh năm 1905, con gái Út của Cụ Hồ Đắc Trung và Cụ Châu Thị Lương, làng an Truyền, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên, trong buổi giao thời của hai nền văn hóa cũ mới.

SB vốn dĩ xuất thân từ gia đình danh gia vọng tộc, thân phụ của SB là quan Đại thần của triều đình Huế thời bấy giờ. Thuở thiếu thời SB đã hấp thụ sâu đậm hai nền giáo dục cũ mới ấy nên tư tưởng của SB rất cấp tiến. Gia đình muốn cho SB xuất dương du học, nhưng SB đã từ chối vì muốn sống trong hoàn cảnh đương thời, trong lễ nghi đạo đức truyền thống ngõ hầu nâng cao phẩm giá của người phụ nữ mà SB thường ấp ủ. Tuy nhiên, SB nghĩ rằng muốn nâng cao giá trị phẩm chất của người phụ nữ thì phải xuất gia, tu học, phải xa rời đời sống nhỏ hẹp gia đình. Để thực hiện ước vọng ấy, SB bèn xin Cha Mẹ đi tu, nhưng gia đình không dễ dàng chấp nhận vì SB là con gái út của quan Đại thần, hơn nữa thời gian ấy ở Huế chưa có một ngôi chùa chính thức của Ni giới. Trước những khó khăn trở ngại ấy, SB ẩn nhẫn chờ thời, lo trả hiếu cho Cha Mẹ, làm tròn bổn phẩn đối với gia đình, mong cơ duyên sớm đến đển hoàn thành chí nguyện xuất gia.

II.  Đầu Phật Xuất gia:

Vào năm 1932, khi SB 27 tuổi được Hòa Thượng Giác Tiên, Tổ Đình Trúc Lâm, truyền Thập giới Sa Di Ni và cho pháp tự Diệu Không, nhưng SB vẫn để tóc làm phương tiện giao dịch với người Pháp trong chính quyền bảo hộ, với tư cách đại diện An Nam Phật Học mà SB là một trong những vị sáng lập viên. Thời gian qua mau, sau 12 năm thọ Thập giới Sa Di Ni, năm Giáp Thân, 1944, SB được thọ Cụ Túc Giới tại Giới Đàn Thuyền Tôn do Hòa Thượng Giác Nhiên làm đàn đầu.

Kể từ khi xuất gia cho đến ngày đầy đủ giới pháp – Tam Đàn cụ túc, SB luôn có mặt trong mọi hoàn cảnh Phật sự, nơi nào cần SB đều có mặt để chung lo Phật sự nơi đó, không phân biệt thành phần xã hội. SB trang trải tình thương yêu đến cho tất cả, do vậy SB đã thể hiện tấm lòng phụng sự Phật pháp đến với mọi người đều được tốt đẹp. Tấm lòng của SB đã được trân quý nhất mực, kể cả chư Tăng thời bấy giờ.

III.  Hành Trạng Hóa Duyên:

SB xây dựng Ni Viện đầu tiên cho Ni giới là Ni Viện Diệu Đức, Huế, SB sáng lập các chùa Ni khác như: Diệu Viên, Khải Ân, Hồng Ân - Huế, Bảo Thắng - Hội An, Bảo Quang - Đà Nẵng, Tịnh Nghiêm - Quảng Nam, Ni Viện Diệu Quang - Nha Trang. Ở miền Nam, SB sáng lập Ni Trường ở Sa Đéc, Ni Viện Từ Nghiêm ở Sài Gòn. SB cũng góp công xây dựng Đại Học Vạn Hạnh cùng với chư Tôn túc Hòa Thượng Trí Thủ, Hòa Thượng Minh Châu…

Ngoài những Phật sự xây dựng chùa viện, SB còn góp phần không nhỏ trong việc khai sáng các Cô Ký Nhi Viện ở miền Trung, như Cô Nhi Viện Tây Lộc - Huế… SB thành lập nhà in Liên Hoa để in kinh sách, Nguyệt San Liên Hoa - năm 1952 do Hòa Thượng Đôn Hậu làm Chủ nhiệm, Hòa Thượng Đức Tâm làm Chủ bút, SB là quản lý, biên tập viên.

IV.           Công Trình dịch thuật của SB gồm:

-         Thành Duy Thức Luận

-         Du Già Sư Địa Luận

-         Lăng Già Tâm Ấn

-         Di Lặc Hạ Sanh Kinh

-         Đại Trí Độ Luận

-         Trung Quán Luận Lược Giải (Long Thọ Bồ Tát)

-         Hiển Thật Luận (Thái Hư Đại Sư)

 

Ngoài những dịch phẩm trên, SB còn sáng tác nhiều thơ văn để khuyến tấn người đời tu tập, cũng như giáo dục người phụ nữ thời bấy giờ.

Trong đời sống hằng ngày, tuy bận rộn Phật sự vừa đối ngoại, đối nội lo toan nhiều việc nhưng SB vẫn không xao lãng công hạnh tu hành, tham thiền, niệm Phật. Tuy mang thân người nữ nhưng SB không có tính nữ nhi thường tình, hy sinh đời mình phụng sự cho lý tưởng tu tập Bồ Tát Đạo. Chính vì lý tưởng Bồ Tát Đạo này, SB đã không phát nguyện sinh về Tịnh Độ mà nguyện trôi lăn trong sinh tử luân hồi để làm lợi ích chúng sinh. Vào thời bấy giờ các Sơn Môn Thừa Thiên – Huế, quý Ôn đều biết hạnh nguyện của SB, quý Ôn kể lại nhiều câu chuyện về tánh đức, hạnh lành của SB thể hiện qua đời sống hằng ngày, qua tinh thần phụng sự Phật pháp, lợi lạc quần sanh.

V.  Cuối Đời Hành Đạo:

Suốt đời đem thân tu tập và hành đạo, năm 1978 SB trải qua một cơn bạo bịnh, dứt hơi thở cuối cùng, trong lúc chư Tăng Ni vây quanh Niệm Phật tiếp dẫn vừa dứt, một sư cô cảm thương bật khóc thành tiếng, SB giật mình tỉnh dậy. SB nói: “Có gì mà quý cô khóc, sống chết là chuyện thường tình của người tu hành, ta đã thấy cảnh Tịnh độ trang nghiêm rồi, quả thật cõi ta bà không bằng, nên ta nguyện ở cõi ta bà để tùy duyên hóa độ.” Từ đó, SB tiếp tục con đường hoằng pháp lợi sanh suốt 19 năm sau.

Thời gian đã đến, hạnh nguyện đã tròn, SB thâu thần thị tịch vào 2 giờ sáng ngày 22 tháng 8 năm Đinh Sửu, nhằm ngày 23 tháng 9 năm 1977, hưởng thọ 93 tuổi đời, 53 hạ lạp.

Một tiểu thư con nhà quan, quyền quý, giàu sang, nhưng SB đã từ bỏ, không lấy đó làm lợi ích cho bản thân, danh lợi cho riêng mình sống đời thế tục, mà đời sống ấy chính là phương tiện để làm lợi đạo ích đời. Sự nghiệp của SB để lại cho hậu thế tương đối khá nhiều: Chùa Viện, Ni Viện, cơ sở vật chất, văn hóa, giáo dục… cho GH. Riêng đời sống tâm linh, sự nghiệp tinh thần thì ngôn ngữ thế gian hữu lậu không thể nói hết được, sự tu chứng của SB thì mấy ai hiểu được. Do vậy, xin chắp tay cầu nguyện SB hồi nhập ta bà hiện thân người nữ để tiếp tục hướng dẫn, chấn chỉnh Ni giới tinh tấn tu hành, tinh nghiêm đời sống đạo, như hành trạng của SB còn ngời sáng trong tâm của tất cả Ni chúng hôm nay.

VI.   Nghịch Hạnh Độ Đời Kham Nhẫn

“Nguyện Phật chứng minh muôn vạn kiếp

Con xin lăn lóc cõi ta bà”

 

Năm 1932, sau khi lo toan việc nhà, SB xuất gia đầu Phật, sống đời tương chao của chốn Thiền Môn. Từ đó SB đã phụng sự tất cả trong khả năng của SB, từ việc chăm lo xây dựng chùa viện tại địa phương, cho đến các vùng phụ cận, xa hơn nữa là Saigon, miền Nam nước Việt. Sư Bà đã đem hết tâm huyết lo chấn chỉnh bên Ni giới, lo giáo dục hàng phụ nữ thời bấy giờ. Từ tinh thần hy sinh, phụng sự ấy SB đã hoan hỷ tham gia công cuộc đấu tranh đòi tự do tôn giáo, bình đẳng tín ngưỡng trước sự đàn áp của chế độ Ngô Đình Diệm. SB xin phát nguyện tự thiêu trước tiên trong công cuộc đấu tranh này. Chúng ta hãy nghe lại đôi dòng vấn đáp của SB và chư vị Tôn Túc thời bấy giờ:

“Một hôm tôi được mời về chùa Từ Đàm họp, Thượng Tọa Trí Quang nói:

- Miền Nam im lìm như vậy, làm sao có đông Tăng Ni hưởng ứng?

Thượng Tọa Thiện Minh nói:

- Phải có người hy sinh mới xong.

Tôi nói:

- Hy sinh đây là chết phải không?

Thượng Tọa Trí Quang đáp:

- Hy sinh trong ý nghĩa thiêu thân để bảo vệ chánh pháp.

- Vậy, kính bạch chư Tôn Túc, cho phép con đứng đầu đội cảm tử.

Hòa Thượng Thiền Tôn hỏi:

- Hòa Thượng Mật Hiển đại diện cho Trúc Lâm có cho phép không?

Hòa Thượng Mật Hiển nói:

- Vị pháp hy sinh ai lại dám cấm?”

(thuvienhoasen.org)

 

Sau đó, SB viết một bức thư gửi cho chư Tôn Đức miền Nam, ký tên phát nguyện tự thiêu. Sau đó, SB cùng người chị ruột là SB Diệu Huệ vào Saigon để chuẩn bị cho công việc hy sinh, tự thiêu để bảo vệ Phật pháp được trường tồn, cho quê hương, dân tộc được tự do hạnh phúc. Nhưng có lẽ nhân duyên chưa tròn, nên sau khi vào Saigon ở chùa Từ Nghiêm, SB được mời về Ấn Quang và Hòa Thượng Thiện Hoa, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo cho biết là đã có Hòa Thượng Quảng Đức phát nguyện tự thiêu rồi. Khi nghe tin Hòa Thượng Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng, Lê Văn Duyệt, SB đã xúc động, thành tâm làm bài thơ khóc Hòa Thượng:

“Thầy ơi! Con biết tính sao đây

Lễ kính lòng đau trước Thánh Thầy

Lửa dậy lưng trời thân chẳng động

Dầu loang khắp đất ý không lay

Tiêu diêu Cõi Tịnh, Thầy theo Phật

Lận đận trần gian con nhớ Thầy

Phật tử Việt Nam còn nhớ mãi

Nét son lịch sử vẫn không phai”

(Hồi ký – Đường Thiền Sen Nở - SB Diệu Không)

 

Trên con đường tu tập, SB quan Niệm phụng sự cho chúng sinh là cúng dường chư Phật, từ ý niệm này SB luôn xông xáo vào hiện tình xã hội để cứu nhân độ thế, để xốc dậy phẩm giá người phụ nữ thời ấy. SB đã xây dựng Hội Nữ Công Gia Chánh – Huế do Nữ sĩ Đạm Phương thành lập. Cảm kích tấm lòng phụng sự của Nữ sĩ Đạm Phương, SB đã làm bài thơ tặng Hội Nữ Công:

“Nữ Công sáng lập tại Thừa Thiên

Kinh tế nâng cao bước nữ quyền

Gánh vác giang sơn thân gái Việt

Duy trì nòi giống đất Rồng Tiên

Công dung tinh tấn không lười biếng

Ngôn hạnh đoan trang ấy chính chuyên

Tất cả chị em nên gắng bước

Noi gương Trưng Triệu mãi lưu truyền.”

 

SB đã thật sự dấn thân vào đời ác năm trược để hóa độ mọi người, làm lợi ích cho tha nhân mà không cầu mong chóng thành quả Thánh. SB chỉ một lòng lo chấn chỉnh Ni chúng, thành lập nhiều Ni Viện từ Huế vào Nam để tạo thành sự sinh hoạt đồng bộ với chúng Tăng. Vì tinh thần phụng sự cho xã hội, cho cộng đồng nữ giới tích cực, SB phát nguyện xuất gia, đầu Phật làm kẻ tu hành, sống nơi chốn nhà Chùa, sớm kinh tối kệ, những mong cứu vớt mọi người, mong sao được an lành hạnh phúc. Tâm cứu độ rộng lớn, tâm hy sinh cao cả làm rung dộng lòng người, Nữ sĩ Đạm Phương đã làm thơ tặng SB:

“Khoác áo nhu hòa thật khỏe không

Hiếu tình hai chữ trả đều xong

Thờ thân nuôi trẻ hai triêng nặng

Mến đạo thương đời một điểm trong

Công quả đã tròn nền Diệu Đức

Phẩm tài chỉ kém bạn Phương dung

Nêu cao đuốc tuệ gương bồ liễu

Như mảnh trăng tròn giữa biển Đông”

 

Đã nguyện dấn thân vào đời để tu tập, thì SB đâu có ước nguyện cầu vãng sanh Tịnh Độ. SB đã phụng hiến khả năng của mình qua hai phạm trù Đạo pháp và dân tộc. Về mặt Đạo pháp, như đã nói ở trên, SB chăm lo xây dựng chùa viện, cùng sát cánh với chư Tăng để hoằng dương Phật pháp nơi cõi ta bà này. Từ kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục… SB đều hiện thân khắp nơi để chu toàn Phật sự, không nề hà quản ngại tấm thân nhi nữ thường tình. Về mặt dân tộc, SB luôn đấu tranh đòi hỏi cho công cuộc tự do, dân chủ. Dưới thời Pháp thuộc, SB đích thân đối diện với quan lại của Triều đình Huế đòi hỏi công bằng, đòi hỏi thực thi dân chủ cho người dân. SB đã mang đạo Giải Thoát vào đời để mong tạo sự an lạc, Tịnh độ là đây.

SB nghĩ nếu rời khỏi nhân gian để cầu mong giải thoát thì khó quá, chi bằng tu tập và giải thoát ngay trong cuộc đời này. Sự giải thoát này là thành quả của tinh thần phụng sự, hiến dâng cho tất cả chúng sinh. SB đã chọn nơi đây làm đạo tràng tu tập cho chính mình. Do đó, SB đã làm bài thơ nói lên tâm sự của chính mình:

“Ta bà Tịnh Độ ở đâu xa

Chỉ tại lòng ta niệm chánh tà

Chánh niệm trang nghiêm thành Tịnh Độ

Tà niệm vận chuyển hóa ta bà

Vô tâm chánh trí là tâm Phật

Hữu ý mê tình ấy tánh ma

Tà chánh đều mong vô lậu giới

Ta bà Tịnh Độ ở tâm ta.”

(chuyenluan.net)

 

Nhìn lại cuộc đời tu hành xuất thế gian và phụng sự hiến dâng cho thế gian của SB là cả một tấm lòng nhiệt thành, quý kính, giờ đây bên Ni giới mấy ai có được hình ảnh cao thượng như SB. Khó tìm ra trong xã hội đương thời một hình ảnh từ hòa, nhân hậu, một tánh đức nhu nhuyễn, khoan dung như SB đã hiện thân vào những thập niên 30-40 ấy.

Sự chào đời của một cô bé nơi miền sông Hương núi Ngự đã làm đẹp cho quê hương xứ Huế thương yêu, đã làm rạng danh người phụ nữ đương thời, sống lại đúng nghĩa của bậc nữ lưu anh kiệt. Cô bé ấy lớn dần theo thời gian để rồi trở thành một SB danh đức trong dòng chảy của chốn tòng lâm tự viện. Xứ Huế là cái nôi Phật pháp miền Trung. Hôm nay, hàng Ni chúng phải chí thành ngưỡng vọng, thành tâm đảnh lễ công đức cao dày của SB mà noi gương tiến bước theo công hạnh tu tập và giá trị phụng sự của SB, ngõ hầu báo đáp ân sâu đối với SB trong muôn một.

 

Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni,

Chúng con thành tâm đảnh lễ chư Tôn Đức Đại Tăng trong ngày Về Nguồn – Hiệp Kỵ Tổ Sư lần thứ VIII tại chùa Pháp Bảo – Sydney, Úc Châu do Hòa Thượng phương trượng Thích Bảo Lạc tổ chức, tài trợ cho chương trình đại lễ được thành tựu viên mãn. Trước Đại Tăng trang nghiêm, thanh tịnh chính là ý thức Về Nguồn trong sự tư duy mẫn cảm thâm sâu, trong tinh thần hòa hiệp của bản thể Tăng già hằng lưu xuất. Một hội chúng Tăng già hiện hữu bất cứ nơi đâu, thì Phật pháp vốn có nơi đó, ấy là Niềm bình an hạnh phúc của các bậc chúng Trung Tôn trên con đường hoằng truyền chánh pháp.

Thành tâm kính chúc chư tôn Trưởng Lão Hòa Thượng cùng Đại Tăng pháp thể khinh an, chúng sinh dị độ để hoàn thành công cuộc hoằng pháp nơi hải ngoại này, để từ đó chúng ta luôn tưởng nhớ hình ảnh của chư vị Lịch Đại Tổ Sư được phụng thờ nơi Hậu Tổ mà thấy được hành trạng của quý Ngài luôn hiện hữu trong mỗi tâm thức của chúng ta. Trong ý thức Về Nguồn – Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư bừng sáng, làm sống dậy ngụm nước đầu nguồn, sức sống uyên nguyên của dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam hơn 2000 năm qua.

 

Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát.

Sydney, Úc Châu, Chùa Pháp Bảo

Ngày 27 tháng 9 năm 2014

Thích Nguyên Siêu

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2016(Xem: 15236)
“Đế Minh” là cháu ba đời Vua“Thần Nông”tuần thú, chuyển dời phương nam Đến núi Ngũ Lĩnh, (Hồ Nam) (1) Gặp nàng “Tiêngiới” lấy làm hân hoan Kết duyên chồng vợ vẹn toàn Sinh con: “Lộc Tục” hiền ngoan nhất đời “Đế Minh” quyết định truyền ngôi
23/01/2016(Xem: 12831)
Kính cảm đức, bậc Lão Tăng Trưởng Thượng, Chúc Ngài thường an lạc mãi trăm năm, Mừng tôn vinh, Đạo nghiệp sáng trăng rằm, Đại đức trọng, gương giữa đời phàm trược.
13/01/2016(Xem: 13925)
Việt nam nước tôi có chiều dài lịch sử thăng trầm trãi qua nhiều thời kỳ chống giặc ngoại xâm để giữ vững và mở rộng biên cương tổ quốc. Rồi qua hơn ba thập niên kể từ năm 1945 đến năm 1975 của thời hiện đại lại thêm một lần nữa Tổ quốc ngập chìm trong khói lửa chiến tranh tương tàn mà cho đến tận ngày nay vết thương vẫn chưa chữa lành bởi vì người ta nhân danh chủ nghĩa này lý thuyết nọ là những ý thức hệ ngoại lai.
11/01/2016(Xem: 7499)
Danh từ Nhân gian Phật giáo xuất hiện lần đầu tại Việt Nam trên Tuần báo Đuốc Tuệ do Hội Phật Giáo Bắc Kỳ xuất bản tại Hà Nội. Số đầu ra ngày 10/12/1935. Đuốc Tuệ hoạt động được 10 năm thì bị đình bản vì có cuộc cách mạng giành độc lập năm 1945. Nhân gian Phật giáo là đạo Phật của người thế gian, đạo Phật của người đời, khác với sinh hoạt chuyên tu Phật - Pháp của người xuất gia ở chùa.
18/12/2015(Xem: 7680)
Hòa thượng Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Cư sĩ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ, Văn Phòng II, tức Thầy Tín Nghĩa, sau khi đọc bài tưởng niệm cố Đại Cư Sĩ Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng qua bài Không Thời Nhất Phiến/ Hố Thẳm Tư Tưởng, yêu cầu tôi, dưới hình thức giai thoại kể lại những kỷ niệm xa xưa cách đây trên nửa thế kỷ về các Đấng Đại Tăng, những bậc Đại lão Hòa thượng ở Huế. Mặc dầu đa đoan công việc tôi vâng lời Thầy (điện thoại réo đòi nợ bài trung bình vài ba ngày một lần. Lý do: cần có bản thảo cuối tháng 5, để giao đạo hữu đi Đài Loan thuê in Kỷ Yếu Tổng Vụ được rẻ tiền). Thú thật với quí vị, trải qua 75 năm pháp nạn và quốc nạn, tôi nay đã trên tám mươi, lại mắc nhiều bệnh nan y, tài hèn sức mọn, nhớ trước quên sau, nhưng cố gắng noi gương các Ngài xưa, tìm phương pháp diễn đạt vui vui bằng giai thoại - (đạo Phật là đạo thoát khổ không bao giờ buồn cả) - ngõ hầu tìm một lối thoát đạo đức cho cơn khủng hoảng trầm trọng hậu Cộng sản nay mai, một chế độ đọa đà
17/12/2015(Xem: 19493)
Lời lẽ văn thư tỏ ra Giáo Hội này hết sức bối rối vì Tâm Tràng là Phó Đại diện Miền Liễu Quán, Bắc California, Nguyên Trung lại là Vụ Phó Vụ Truyền Thông mà Vụ Trưởng là Bùi ngọc Đường và Chánh Đạo là cơ quan phát ngôn của Giáo Hội này. So sánh thực tế hành động của Nguyên Trung, Tâm Tràng và của chính Giáo Hội này với lời lẽ của văn thư tôi không khỏi có cảm tưởng như đang chứng kiến cảnh người điếc đàm đạo cùng người câm.
01/12/2015(Xem: 9708)
Trước đây, nhân dịp về đám tang Ba tôi; sau khi ghé Đại học Vạn Hạnh nghe Ni Sư Trí Hải thuyết pháp, chúng tôi đã được Ni Sư dẫn về thăm Tịnh thất ở Nhà Bè mà dân cư ngụ quanh vùng gọi là "Chùa các Sư Cô".
14/11/2015(Xem: 35853)
Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới Nguyên Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Viện Chủ Tổ Đình Từ Quang, Tu Viện Viên Quang, Tu Viện Thanh Quang đã thu thần thị tịch tại phương trượng Tổ Đình Từ Quang, Canada vào lúc 10 giờ 20 phút sáng thứ Năm ngày 20 tháng 08 năm 2015 (nhằm ngày 07 tháng 07 năm Ất Mùi).
14/11/2015(Xem: 10576)
Hòa thượng Thích Thiên Ân, thế danh Đoàn Văn An, sinh ngày 22 tháng 9 năm Ất Sửu 1925, tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của Ngài là Đoàn Mễ, sau xuất gia là Thượng tọa Thích Tiêu Diêu một bậc tử đạo Vị pháp thiêu thân, thân mẫu là một tín nữ chuyên lo công quả ở chùa Báo Quốc và tu viện Quảng Hương Già Lam, Ngài là con trai thứ trong một gia đình có 4 anh em.
13/11/2015(Xem: 13449)
Trang nhà Quảng Đức vừa nhận được tin: Hòa Thượng Thích Tâm Thọ Thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên thế giới Viện Chủ Chùa Giác Hoàng, Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, đã viên tịch lúc 2 giờ sáng hôm nay, Thứ Tư, ngày 11 tháng 11, 2015. Chúng con xin đê đầu đảnh lễ và cầu nguyện Giác Linh Hòa Thượng Cao Đăng Phật Quốc và sớm hồi nhập Ta Bà để tiếp tục công cuộc hoằng pháp lợi sinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]