Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

56. Những ký ức nhỏ về Sư Phụ (Thiện Sanh)

17/06/201408:39(Xem: 20304)
56. Những ký ức nhỏ về Sư Phụ (Thiện Sanh)

 Xa quê hương, hình như đa phần ai cũng cảm thấy thiếu vắng tình bà con, hụt hẫng tình làng nghĩa xóm. Vì vậy chúng ta thường đến nơi hội tụ người Việt để tìm lại những mất mát đó, nhất là những nơi như chùa chiền, nhà thờ.

 Tôi không ngoại lệ. Vào những năm 90 đến 94, chúng tôi về chùa để lễ Phật và cầu nguyện trong các kỳ lễ và Tết. Nhưng mãi đến giữa năm 95, ngán ngẩm thế sự tình đời, nhà tôi bỏ việc lên chùa tìm Thầy, nhưng không phải xin đi tu như tâm trạng của Cao Bát Quát:

 

”Thế sự thăng trầm quân mạc vấn

 Yên ba thâm xứ hữu ngư châu

 Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu

 Đem mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt”.

 

 Gặp được Thầy tại nhà hàng anh Diệp, hôm Thầy đãi cho những anh chị em trong Ban Biên Tập báo Viên Giác như lệ hằng năm, nhà tôi thưa Thầy muốn về chùa phụ việc. Thầy hỏi: 

 - Anh làm được việc gì?

 - Thưa thầy việc gì cũng được, từ xây đựng, sửa chữa, việc vặt. Ngay cả Thầy mua máy bay nhỏ... con cũng lái đưa thầy đi Phật sự.

 Thầy nói đùa:

 - Về đây có nhiều chỗ sửa chữa. Lâu nay tôi làm Thầy nay tôi thử làm thợ.

 Lạ thật chỉ câu nói đùa như vậy, nhưng trong sự từ ái và cởi mở như Thầy đã thấu hiểu suốt tâm sự của nhà tôi. Đây là bước ngoặc đần tiên để nhà tôi đến với đạo. Ổng vui mừng lắm, thế là về nhà soạn áo quần, các vật dụng, đi một lèo về chùa cả mười ngày. Sau đó về nhà ít bữa lại lên chùa.

 Khi về nhà, nhà tôi hân hoan kể lại những việc mình đã làm và những ngày được sống gần bên Thầy cũng như được tiếp chuyện với Thầy. Thầy tuy nghiêm nghị nhưng đầy tình cảm.

 Có một lần tôi cùng theo nhà tôi lên chùa, Thầy cho Phật tử công quả cùng ngồi ăn chung trong phòng ăn. Phía bàn trên Thầy ngồi, hai hàng bên là Phật tử ngồi.

 Sau khi ăn xong nhà tôi phát biểu một câu xanh dờn, còn xưng ”tui” với Thầy nữa. Tôi khiều chân ổng dưới bàn và miệng nhắc chữ ”con”. Nhưng ”đường ta ta cứ đi”, tiếp tục nói:

 - Thưa Thầy lúc ”tui” làm ở phòng trên, ”tui” thấy trên bản quy y dán trên tường, có 5 điều giới cấm, điều nào ”tui” cũng dính hết. Cũng may cho ”tui” chưa có ”mỗi đường bay là một cánh hoa yêu”. Nhưng lính Không quân thì bị mang tiếng vậy thôi.

 Trời ơi! tôi không biết nói sao, tôi như vừa lỡ nuốt nửa chừng nguyên cả cái bánh ít trong miệng. Còn ổng coi như chưa có điều gì xảy ra. Tôi nhìn Thầy vừa sợ vừa ái ngại vì cách xưng hô, cách nói như kiểu ”nhà binh” của nhà tôi.

 Nhưng không thấy Thầy khó chịu mà trái lại Thầy cười và hiền hòa nói:

 - Nếu thấy được vậy thì Thầy sẽ chấp nhận cho quy y.

 Ra khỏi phòng ăn, tôi nói với ổng:

 - Anh phải xưng hô với Thầy là ”con”, xưng ”tui” nghe bất kính lắm.

 Nhà tôi nói:

 - Anh kính Thầy lắm chứ, nhưng Thầy nhỏ tuổi hơn anh, xưng con thấy kỳ quá. Với Ôn Trí Nghiêm, Ôn Chí Tín ở Nha Trang anh vẫn xưng con mà!.

 Sau khi tôi giải thích cho nhà tôi hiểu về luật tuổi đời, tuổi đạo, nên từ đó về sau tất cả đều ổn, không phải làm cho tôi hồi hộp nữa.

 Xin cũng thông cảm cho nhà tôi, cho dân sống ở miệt sông Tiền, sông Hậu. Trước 75 ở đó ít có chùa để họ ”đến ăn cơm chùa”, và biết xưng hô sao cho đúng nghi lễ cửa Thiền. Ngoài ra nhà tôi thường nói: ”lính mà em”!

 Nhà tôi nhờ sống gần cha mẹ nên theo lệ vào ngày Mồng Một và Rằm thường ra lễ lạy Phật.

 Tôi cũng may là cha mẹ sùng đạo và lúc nhỏ cũng là đoàn viên Gia Đình Phật Tử nên ít nhiều khá hơn chồng tôi một chút.

 Đối với tôi, khi đứng trước Thầy, ngoài là sư phụ, tôi còn cảm giác như cha mình. Nên vừa kính vừa sợ, điều này thật kỳ quặc. Có lẽ nơi Thầy đã toát ra sự trang nghiêm, đạo hạnh nhưng từ ái, song khó gần để được hỏi những gì thắc mắc.

 Có những hôm sau lễ, gặp chúng tôi đang dọn dẹp vệ sinh chỗ mình làm, Thầy đi ngang qua cười hiền hòa và hỏi chúng tôi có mệt không. Chúng tôi trả lời:

 - Dạ mệt mà vui nên hết mệt Thầy ạ.

 Rồi Thầy đi ngay. Sự mệt mỏi của chúng tôi đã tan biến theo gót chân Thầy.

 Có một chuyện mà gia đình tôi không bao giờ quên được ân tình Thầy đối với chúng tôi. Đó là trước đây, chúng tôi mướn nhà của người trong gia đình. Người vợ muốn bán nhà (có lẽ vì chuyện riêng), nên bảo chồng tôi ký giấy để sửa nhà (đã thảo sẵn bằng tiếng Đức). Vì tin tưởng, nên chồng tôi không đem về nhà cho các con đọc lại. Ký xong mới biết đó là tờ cam kết trả nhà trong vòng một tháng. Chúng tôi nao núng, lo buồn vừa đi tìm nhà, mà tìm chưa ra nhà như ý muốn. Trong lúc quá thất vọng, chúng tôi gặp Thầy bầy tỏ những lo âu và xin Thầy cầu nguyện cho chúng tôi thêm gia lực.

 Tội nghiệp Thầy vì thương hoàn cảnh gia đình chúng tôi, nên Thầy nhăn mặt và nói:

 - Trời ơi! đối xử gì lạ vậy!

 Thầy nói và biểu lộ sự thương cảm và lo lắng cho chúng tôi. Thật chẳng khác nào như cha quan tâm, thương xót cho những đứa con bất hạnh của mình.

 Sau một thời gian, chúng tôi không ngờ tìm được nhà như ý mong cầu. Thầy biết được và như cùng chung nỗi vui với gia đình tôi.

 Tôi còn nhớ rõ là sau khi lễ Vu Lan kết thúc, tôi đang ngồi chùi dọn máy đánh bột, Thầy đi ngang và dừng lại nói:

 - Có nghe anh Thiện Giáo nói tuần tới là đầy năm ông cụ không? Nhân dịp quý Thầy sẽ đi Frankfurt để làm lễ Vu Lan… để tính coi, sẽ báo.

 Một chốc sau nhà tôi cho biết quý Thầy sẽ xuống nhà tôi vào ngày thứ bảy, để an vị Phật; tụng kinh đầy năm cho ba chồng tôi, cũng như cầu an qua nhà mới dọn, sau đó quý Thầy mới đi Frankfurt.

 Trời ơi! Tôi nghe mà mừng hết lớn. Không biết nhà tôi có nghe lộn không. Kèm theo sau là sự lo sợ về sự cung thỉnh tiếp quý thầy sao cho không thất lễ. Ngoài ra tôi cũng muốn Phật tử địa phương cũng được chia sẻ phước báu này và cùng được nghe một thời pháp.

 Chúng tôi báo với anh Thị Hiện Nguyễn Hữu Lộc cùng các Phật tử ở Göttingen. Tất cả ai cũng vui mừng. Địa phương tôi chưa bao giờ có diễm phúc này. Được tiếp đón quý Thầy, thật chẳng khác nào sa mạc có những cơn mưa hiếm hoi.

 Từ chùa về, tôi quên hết mỏi mệt, bắt tay chuẩn bị nhà cửa, thức ăn. Vì quý Thầy có tất cả mười một vị, hai thị giả, trong đó có hai Hòa Thượng. Chà có cả Phật tử và các con tôi đều về nữa.

 Hôm đó phòng khách làm phòng ăn cho quý Hòa Thượng. Phòng thờ là dọn cho quý Thầy khác. Nhưng để thân mật và vui vẻ, các Thầy có ý kiến trải nắp bàn xuống sàn nhà dọn ăn chung cùng Phật tử. Riêng ngoài sân dựng dù và bàn cho các Phật tử đến trễ và thích ngồi ngoài. Không khí thật vui nhộn và đầm ấm.

 Thầy Phương Trượng vừa dùng bữa xong phải đi liền; vì một gia đình có tang xin thỉnh thầy đến làm lễ cầu siêu. Ôn Bảo An ở lại có cho Phật tử một thời pháp.

 Tối hôm đó từng gia đình cung đón quý Thầy về nhà mình nghỉ. Họ rất sung sướng là quý Thầy cũng nói pháp và tụng kinh ở nhà họ.

 Thầy Phương Trượng cùng ba Thầy khác nghỉ qua đêm tại nhà chúng tôi. Trước khi đi nghỉ, Thầy Phương Trượng có gọi chồng và con trai tôi đến nói là Thầy rất mừng cho gia đình tìm được căn nhà này, có chỗ rộng rãi để thờ phụng. Thầy nói trong chậm rãi nhưng dầy tình cảm. Những cử chỉ thân ái đó tôi không thể diễn tả được qua giấy bút. Đến nỗi con trai tôi sau khi ra khỏi phòng để Thầy nghỉ, nó nói nó rất xúc động về tình cảm của Thầy.

 Sáng hôm sau Thầy Phương Trượng có hướng dẫn Phật tử chúng tôi một thời kinh cùng tuyên sớ cầu an cho tất cả. Thật là diễm phúc thay!

 Đặc biệt dịp đó, có ba người đạo Tin Lành nghe Thầy giảng cũng xin quy y với Thầy và cùng với bốn người khác cũng xin quy y luôn. Thầy đã đem ánh sáng từ bi về thành phố này, soi sáng cho chúng con phải luôn đi tới trên đường đạo, không thối lui.

 Qua những hình ảnh từ ái đó, không những chúng con mà Phật tử đã luôn khắc ghi trong tâm mình, Thầy vừa là sư phụ, người cha tôn kính. Cho dù có lúc Thầy rất nghiêm khắc, có lúc khoan dung; khiến chúng con luôn trung kiên đứng dưới bóng Thầy. 

 Vào dịp Tết, công việc có mệt nhọc bao nhiêu hoặc ai đó đang nổi bồ đề gai vì ”bát dĩa trong soóng” mà!. Nhất là đứng gần bếp hay là bị ”bốc hỏa” không biết nữa. Nhưng khi Thầy đi ngang qua từng nơi, với nụ cười từ ái, vài lời hỏi han, thương cho ”đàn con dại, đang còn lạc lỏng” thì ngay lập tức ”biết nẻo đường về” nếp chánh niệm, nên tất cả những buồn phiền bị trôi theo máy rửa chén ở chùa.

 Có lần vào sáng mồng Một Tết, Thầy xuống bếp lì xì cho chúng tôi nhưng đặc biệt mỗi người được thêm một lát sâm mỏng nữa. Thầy nói trên chánh điện đông lắm, cố gắng. Chúng tôi nhận được, ngậm vào miệng tưởng chừng như hết mệt lại khỏe ra. Đây không phải là sâm Cao Ly đặc biệt hảo hạng, mà sâm này đã hóa thành sâm Cam Lồ. Nó được ướp trong tình thương gần gũi của Thầy đối với Phật tử.

 Nói đến sự cởi mở của Thầy, tôi xin kể ra một việc. Có một lần sau khi xong lễ, Thầy cho gọi tất cả những người đứng phát hành và làm công quả vào phòng Tổ. Con trai tôi cũng tham gia ở quầy phát hành bánh nên cũng được kêu vào luôn. Tất cả các quầy đọc lên số tiền thu vào cũng như số tiền đếm được trong thùng phước sương. Thầy cộng lại và tuyên bố tổng số thu nhập cho tất cả nghe. Hiền hòa Thầy cười nói đây là công sức của tất cả. Có một Phật tử phàn nàn:

 - Thưa thầy gian hàng chùa mình bị đặt ở vị trí khuất, mà gian hàng của các chùa khác được đặt ở vị trí dễ thấy nên bán được hơn.

 Thầy vui vẻ cười vừa nói:

 - Thôi chùa mình là đàn anh, mình nên chia sẻ cho đàn em. Nếu họ không bán được, mình cũng giúp vậy!

 Mọi người đều hoan hỷ, sự việc chỉ có thế thôi. Tôi về cũng không nhớ chuyện đó. Thế mà con trai tôi– lớp trẻ sống ở đây– nó hài lòng chuyện đó. Nó cứ nhắc:

 - Thầy Phương Trượng đã làm đúng như con được học ở xứ này. Khi Thầy cho biết công khai, mọi người sẽ thấy vui với thành quả mình đóng góp. Dù mệt nhưng sẽ hài lòng. Ngoài ra con thấy Thầy ở cương vị đất chùa nhà, chùa lớn nhưng với tâm từ bi, nên giúp đỡ các chùa nhỏ.

 Thì ra không văn hoa, không cần phải một buổi thuyết giảng; Thầy đã truyền cho giới trẻ tâm chia sẻ, tâm từ bi, sự minh bạch (Lợi hòa đồng quân, kiến hòa đồng giải).

 Những chuyện trên là vui, cũng có lúc tôi cũng bị ”xệ” muốn ứa nước mắt. Nó như thế này, tôi đang phụ gói bánh chuẩn bị Rằm tháng Giêng. Chị bạn TG của tôi, kêu tôi khẩn cấp. Chị nói:

 - Tội Thầy Phương Trượng quá, Thầy bịnh lắm, bồ mát tay làm gì cho Thầy đi. Vào làm nước cúng dường Thầy”.

 Tôi chần chừ chưa đi thì chị thúc quá. Tôi cùng chị đi tìm ông xã của tôi nhưng ổng đã thành “ông làng” nên đi lang thang không tìm thấy. Đứng ngoài cửa phòng Thầy một chập lâu, sau hai bà già cố mạnh dạng gõ cửa phòng Thầy. Thầy ra hỏi, chúng tôi cũng trình bày như trên. Thầy khó chịu rầy chúng tôi là quý Thầy có thị giả và đóng cửa lại.

 Thầy rầy đúng. Nhưng chúng tôi dù hai bà già, có lớn tuổi hơn Thầy, nhưng vẫn nghĩ là những đứa con. Nếu cha mẹ đau yếu không thể làm lơ ”phớt tĩnh ăng-lê” được.

 Qua đây để thấy Thầy giữ giới rất nghiêm túc đối với nữ Phật tử kể cả già lẫn trẻ.

 Tôi kể câu chuyện này là muốn thưa với một số người ít khi về chùa Viên Giác, nên có những phát biểu sai lầm. Tôi không biện hộ cho Thầy tôi. Tôi chỉ là nhân chứng nói sự thật.

*

 Đây là những mẫu ký ức vụn vặt của tôi, có lúc thật hạnh phúc, có lúc an lạc và có lúc muốn rưng rưng dưới bóng chùa Viên Giác. Nhưng dầu sao Phật tử có cả tôi, về đây là được túc duyên lớn. Tâm linh được chuyên chở bởi ”thuyền từ” của quý Thầy.

 

 Cầu xin chư Phật gia hộ cho Sư phụ pháp thể khinh an để dìu dắt chúng con vững tiến trên đường đạo.

 

 Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Göttingen, ngày 25.05.2014

Thiện Sanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2017(Xem: 21221)
Sư Trưởng pháp húy Hải Triều Âm, tự Đại Thành, hiệu Bác Tế Từ Hòa, thế danh Nguyễn Thị Ni, sinh năm 1920 tại tỉnh Hà Đông, nay thuộc thủ đô Hà Nội. Thân phụ là một công chức người Pháp, cụ ông Etienne Catallan. Thân mẫu là một y sĩ người Việt, cụ bà Nguyễn Thị Đắc. Vì thế Sư Trưởng còn có tên thế tục tiếng Pháp là Eugénie Catallan.
20/05/2017(Xem: 6714)
Gần như một quy luật tất yếu khi nói đến Hòa Thượng Lê Khánh Hòa ( 1877 - 1947 ) ( Tổ Khánh Hòa - Ngài) phải đề cập đến phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XX . Cả một cuộc đời dấn thân trên lộ trình tiến tu giải thoát, luôn nặng gánh ưu tư cho tiền đồ Phật giáo trước mối suy vong song hành cùng vận mệnh dân tộc dưới gót giày xâm lược của giặc Pháp. Là một tăng sĩ với trọng trách "sứ giã Như Lai", Tổ Khánh Hòa đã sớm nhận thức rõ trách nhiệm cao cả ấy và vận dụng đạo đức, năng lực bản thân tữ mình thắp lên ngọn đuốc tiên phong, vén màn đêm dày đặc, bước đi từng bước nhọc nhằn, khó khăn ban đầu để tạo nên một luồng gió chấn hưng mang vô vàn lợi lạc cho Phật giáo mà cho đến tận hôm nay sử sách vẫn còn ghi đậm những dòng chữ vàng son óng ánh chưa hề phai nhạt.
22/04/2017(Xem: 9120)
CT HTB số 205 cho thứ 7 ngày 22/4/2017 Chủ đề: Nhân ngày lễ Phật Đản ôn lại Tổ sư Thiền của Phật giáo Việt Nam. Thành viên thực hiện: Lâm Như Tạng, Lê Tâm.
19/04/2017(Xem: 6128)
Đã 42 năm sau cuộc Chiến tranh Việt Nam, vẫn còn những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Chỉ riêng tên tuổi Thích Trí Quang đã gây ra rất nhiều tranh cãi. (1) Có nhiều nhãn hiệu gán cho ông: với một số người Việt chống cộng hoặc còn suy tôn ông Diệm thì cả quyết Thích Trí Quang là cộng sản đội lốt tu hành hoạt động với sự chỉ đạo của Hà Nội; nhưng ngay với giới chức cộng sản cũng đã từng coi Trí Quang là một loại CIA chiến lược; còn
15/04/2017(Xem: 8134)
Thiền Sư Pháp Loa với công trình văn hóa đời Trần
01/04/2017(Xem: 14607)
Trọn một ngày làm nhà tu hành – ăn như sư, ngủ cạnh sư, thiền và đọc kinh cùng sư, lao động cùng sư. Có những lúc đã cảm thấy phát điên về sự chậm rãi trong hoạt động, sự khắc khổ trong cuộc sống. Nhưng cũng ngộ ra nhiều điều! Và 24 giờ đó quả là kinh nghiệm đặc biệt trong đời làm báo. Vào những tháng đông đầu năm 1998, khi đang làm việc cho đài phát thanh NHK của Nhật Bản, tôi đề xuất chủ đề tôn giáo với mục đích giới thiệu đầy đủ hơn về các đạo tồn tại ở Nhật cho thính giả Việt Nam, bên cạnh Thần đạo đã được nói đến quá nhiều. Nhưng việc đi thực tế trong lĩnh vực này không đơn giản. May được một đồng nghiệp người Nhật tích cực tìm kiếm và phát hiện một ngôi chùa có thu nhận người nước ngoài. Mọi công việc thu xếp qua điện thoại và… email do người bạn Nhật đảm trách, và đúng ngày hẹn tôi khoác balô lên đường.
24/03/2017(Xem: 8563)
Theo Dương Lịch, 23 tháng Ba là ngày giỗ của Huynh Trưởng Tâm Huệ Cao Chánh Hựu. Tôi chợt nhớ đến bài thơ viết để tiễn biệt anh và cũng để nhắc nhở các anh chị em Gia Đình Phật Tử khắp nơi biết ngày anh ra đi. Bài thơ khá dài và kết luận bằng câu “Và đừng xa nhau nữa”.
18/03/2017(Xem: 7373)
Di cốt của vị thiền sư đã khai sáng ra dòng thiền Lâm Tế - Liễu Quán ở đàng Trong - dòng thiền thứ hai sau thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, được nhập vào một ngôi tháp cổ kính ở xứ Huế. Thiền sư Liễu Quán (1667-1742) là người đã khai sáng ra chi phái Thiền mới (Thiền phái Liễu Quán), mang đậm phong cách của Văn hóa phật giáo Việt Nam còn truyền lại đến ngày nay. Sau khi viên tịch, di cốt của thiền sư được nhập vào bảo tháp thuộc vùng rừng thông của làng An Cựu xưa (Thừa Thiên Huế). Đây là một ngôi tháp đẹp, cổ kính và uy nghiêm. Nhiều du khách lần đầu đến Huế, nếu không biết thì có thể nhầm đây là lăng tẩm của một vua chúa nào đó của triều Nguyễn bởi quy mô xây dựng, kiến trúc và địa thế phong thủy của bảo tháp.
06/03/2017(Xem: 7130)
Nhân lễ húy nhật lần thứ 18 Sư Bà Thích Đàm Lựu, vị Thầy sáng lập chùa Đức Viên vào năm 1980 tại thành phố San Jose, Hoa Kỳ; chùa Đức Viên đã tổ chức khóa niệm Phật báo ân trong hai tuần, từ ngày 18 tháng 02 đến ngày 04 tháng 3 năm 2017. Buổi lễ tưởng niệm chính thức được tổ chức vào sáng ngày 04 tháng 3 năm 2017. Đặc biệt, vào tối ngày 03 tháng 3 năm 2017, chùa đã tổ chức đêm đốt nến tưởng niệm Sư Bà, vị Thầy kính yêu của Ni chúng. Đêm huyền diệu với tiếng tụng kinh cầu nguyện, những lời tâm sự bên những ngọn nến lung linh, những giọt nước mắt chảy dài trên má chư Ni và Phật tử. Buổi lễ diễn ra trang nghiêm, thành kính, tràn đầy cảm xúc, lòng kính thương vô biên Sư Bà tọa chủ!
04/03/2017(Xem: 10064)
Xuất gia là một đại nguyện. Giữ được Tâm trong không thối chuyển là một đại duyên. Tại Việt Nam hôm nay, nếu lấy tròn số sẽ có 45.000 tu sĩ Phật giáo với dân số 100.000.000 người thì trung bình cứ 2.200 người mới có một người đi tu theo đạo Phật. Tại Hoa Kỳ hôm nay, ước lượng có 1.200 tu sĩ Phật giáo trên tổng số 2.000.000 người Việt thì trung bình cứ 1.600 người có một tu sĩ Phật giáo. Con số tự nó không đánh giá chân xác được tình trạng tôn giáo và chiều sâu hành đạo của các tu sĩ thuộc tôn giáo đó. Nhưng ít nhiều phản ánh được những nét tổng thể của mối quan hệ giữa quần chúng và tổ chức tôn giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]