Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Nhìn lại 50 năm xuất gia của… (Thích Hạnh Định)

17/06/201404:00(Xem: 20261)
16. Nhìn lại 50 năm xuất gia của… (Thích Hạnh Định)

blank
HT. Thích Như Điển và ĐĐ. Thích Hạnh Định ở bờ biển Sydney/Úc Châu

Tổ Quy Sơn có dạy:

“Mạng bất khả duyên, thời bất khả đãi”.

Có nghĩa là:

“Mạng sống con người khó kéo dài,

Thời gian chẳng đợi ai”.

Thật vậy! Mạng sống con người ít ai sống được trăm năm, mà ngược lại có người lại bị giảm thọ thêm, bởi vì nhiều lý do khác nhau như: lãng phí sức khỏe, lo lắng suy nghĩ nhiều, tật bệnh, rủi ro tai nạn, và tạo nhiều nghiệp ác như sát sanh…

Thời gian cứ trôi qua, chẳng đợi chờ ai hết, nhưng mọi người ai ai cũng đều phải đợi chờ thời gian, vì nhiều lý do cá nhân khác nhau, chứ ít bao giờ thời gian mong đợi chúng ta.

Sư phụ của chúng tôi là Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác ở thành phố Hannover, Đức Quốc, thượng Như hạ Điển, xuất gia từ thuở thiếu thời, khi trưởng thành thì đi du học ở Nhật, rồi sau đó thì hành đạo và làm Phật sự ở Đức, cũng như ở Mỹ Châu và Úc Châu. Thấm thoát là 50 năm, kể từ ngày Sư Phụ xuất gia hành đạo, coi như cả cuộc đời dấn thân cho đạo pháp và dân tộc.

Mẹ của tôi là trưởng ban ẩm thực các khóa tu học của chùa Khuông Việt ở Na Uy, nên tôi cũng thường xuyên chở mẹ và các bác công quả đi chùa, nhờ vậy mà tôi có nhiều nhân duyên đến chùa và gần gũi quý Thầy.

Năm 19 tuổi tôi tham dự khóa học giáo lý ở Na Uy. Đây là lần đầu tiên học Phật pháp và được Hòa Thượng thượng Trí hạ Minh làm lễ quy y Tam Bảo. Lần đó đi học không hiểu gì cả, sao có nhiều từ ngữ chuyên môn Phật pháp mà quý Thầy giảng sao không hiểu, nên chi vào khóa học lo chơi và tìm bạn cho vui…

Ở Na Uy hằng năm vào dịp nghỉ lễ Noel và Tết tây, chùa Khuông Việt đều tổ chức khóa tu học Phật pháp 7 ngày. Và khóa học đã kéo dài hơn 20 năm, rồi trở thành thông lệ, do đó Phật tử thanh thiếu niên các nơi tự động tụ về tham dự. Nhờ có khóa học nên năm nào tôi cũng tham gia cho đến ngày đi xuất gia. Ngoài ra, tôi cũng đi tham dự khóa học Âu Châu vào mùa hè. Đặc biệt khóa học ở Hòa Lan, đây là lần đầu tiên tôi có duyên gặp Sư Phụ qua những buổi học Phật pháp và gặp những lúc ngoài giờ học. Tôi còn nhớ lần đầu gặp, Sư Phụ hỏi: “Con pháp danh là gì?, nhà ở đâu?, và có ăn chay không?”. Sau đó, Sư Phụ có cho tôi vài cuốn sách, và xin địa chỉ nhà để gởi báo chùa Viên Giác cho tôi đọc. Có thể, đây là thiện duyên, khiến cho tôi được gặp Sư Phụ.

Có lần Sư Phụ sang Na Uy đến chùa Khuông Việt thuyết pháp. Tôi đến gặp và thỉnh Sư Phụ cùng quý Thầy về nhà thăm. Không ngờ Sư Phụ nhận lời, nên sau buổi giảng tôi lái xe chở Sư Phụ và thầy Lệ Nguyên về nhà thăm. Khi đến nhà tôi quên chìa khóa làm cho Sư Phụ và thầy Lệ Nguyên phải đứng bên ngoài chờ, trong lúc mùa đông lạnh lẽo. Thầy Lệ Nguyên có vẻ lo sợ bị la, còn tôi thì thản nhiên như không có vấn đề gì xảy ra cả!, có lẽ lúc đó Sư Phụ cũng hoan hỷ cười cho chú nhỏ nầy sao ngây thơ. Đúng như vậy! Thầy nào cũng nói: “Chú nầy điếc không sợ súng”. Chắc có lẽ mọi người ai cũng sợ cái oai nghi và nghiêm nghị của Sư Phụ nên mới nói như vậy.

Đầu năm 1997 tôi xin sang chùa Viên Giác tập sự tu học, và Sư Phụ đã đồng ý nhận lời, lúc đó tôi đang đi làm ở siêu thị Rimi Gunerus ở Oslo, nên tôi đã xin ông chủ nghỉ làm. Đến đầu tháng 07 năm 1997 tôi đến chùa Viên Giác công quả và tập sự tu học được 1 tháng. Ngày 31 tháng 07 năm 1997 chùa Viên Giác tổ chức đàn truyền giới, và nhân dịp nầy, Sư Phụ cho tôi xuống tóc xuất gia, kể từ đó tôi làm thị giả theo Sư Phụ đi hoằng pháp các khóa tu học Bát Quan Trai các nơi như ở Âu Châu, Mỹ Châu, và Úc Châu,… trong suốt 5 năm thị giả có nhiều kỷ niệm khó quên. Nhớ có lần Sư Phụ bảo đi làm lễ cầu an cho vài gia đình Phật tử ở Đức, sau đó đi chùa Khánh Anh ở Pháp, thăm thầy Minh Giác ở Hòa Lan, rồi về lại Đức. Chúng tôi đi 2 xe, thầy Hạnh Hòa lái xe Mini Bus của chùa chở ba mẹ của Thầy. Còn tôi chở Sư Phụ bằng xe Opel của thầy Hạnh Hòa. Sáng sớm 7 giờ xuất phát đi đến các nhà Phật tử ở miền trung Đức làm lễ cầu an. Khi làm lễ xong thì đi sang Pháp. Qua được biên giới Pháp là trời đã khuya gần 1 giờ đêm. Lúc đó trên đường xa lộ thật vắng vẻ, yên lặng, có lẽ mọi người cũng đang yên giấc ngủ. Đột nhiên có tiếng kêu cọc… cọc… cọc… rất lớn. Sư Phụ hỏi:

- “Hạnh Định, tiếng gì vậy?”.

Tôi vội trả lời:

- “Bạch Thầy! Máy bay trực thăng bay ở trên”.

Sư Phụ hỏi tiếp:

- “Máy bay gì nghe kỳ vậy?”.

Khi nghe như vậy, tôi giựt mình như vừa tỉnh ngủ và lật đật lái xe tắp vào lề liền và mở đèn chớp báo hư xe. Rất may là lúc đó ngoài đường không có chiếc xe nào cả. Sau đó, tôi ra khỏi xe và nhìn xuống lườn xe, thì ngửi mùi khét nghẹt. Tôi lại kiểm tra bánh xe, thì không có gì, vẫn nguyên vẹn, nên tôi đề máy xe và cho chạy tới thử xem sao, nhưng xe không di chuyển được nữa rồi, thì ra là trục cầu sau đã bị vỡ. Khi đó tôi biết được như vậy, tôi hoàn toàn tỉnh táo và lo sợ. Vì lúc đó đói bụng, buồn ngủ, bên ngoài lạnh lẽo. Ngoài đường không có ai cả, ngoài hai thầy trò, không biết kêu cứu ai. Thời đó chưa có điện thoại di động, nên liên lạc cũng khó hơn, thôi đành phải đứng ngoài trời đêm khuya lạnh lẽo mấy tiếng đồng hồ.

blank

Trong khóa tu học Phật Pháp Âu Châu

Bỗng chợt từ xa phía trước có xe đang chớp đèn hư, và đang de lại, khi xe tiến gần thì phát giác ra là Sư Huynh Hạnh Hòa. Sư Huynh đã chạy trước, nhưng lâu quá không thấy xe của chúng tôi, nên Sư Huynh dừng và de lại một đoạn đường dài mấy chục cây số trên xa lộ. Tôi rất mừng và tán thán Sư Huynh. Sư Huynh lúc đó 24 tuổi là sinh viên đại học ở thành phố Hannover. Sư Huynh học rất giỏi và thôngHuyhhhhjk

minh lanh lẹ vô cùng. Chúng tôi bỏ xe ở xa lộ và Thầy trò sang qua xe Mini bus. Đoạn đường còn lại tới Paris khoảng 200 km mà hai huynh đệ phải đổi tài với nhau rất nhiều lần, vì mệt và buồn ngủ không sao lái nổi, nhưng cũng may về tới chùa Khánh Anh an toàn. Hôm sau, Sư Huynh Hạnh Hòa liên hệ công ty bảo hiểm, an bài một chiếc xe khác, nhờ vậy mà tôi chở Sư Phụ đi tiếp Hòa Lan, rồi về lại Đức. Đây là một trong chuyến đi Phật sự đầy ấn tượng trong đời của tôi.

Nói tới đây làm tôi nhớ thêm một chuyện vui. Khi mới đến Chùa Viên Giác vài hôm, Sư Phụ bảo lái xe đi Đông Âu, là đi nước Tiệp Khắc và Ba Lan. Khi đó tôi lái xe Mini Bus của Chùa chở Sư Phụ và quý Phật tử, và anh Đức Thụ lái một chiếc xe khác chở gia đình bác Minh Tôn (Anh Đức Thụ là Thầy Hạnh Giới bây giờ, lúc nầy anh là huynh trưởng Gia Đình Phật Tử Tâm Minh ở Hannover). Cuộc hành trình là viếng thăm Tiệp Khắc trước, sau là nước Ba Lan. Khi qua đến Ba Lan, có một đoạn đường thôn quê, thì tôi đã thấy phía trước có đường rầy xe lửa. Khi tiến tới gần thì tôi bắt đầu giảm tốc độ, vì thấy có bóng đèn chớp… chớp… Ở Đức thì một là đỏ, hai là xanh, còn ở đây thì cứ chớp. Do đó, Sư Phụ nghĩ chắc là đèn nầy hư rồi, thôi không sao và nói: “Chạy đi”. Tôi vô số một và đạp ga thật mạnh để vượt qua. Khi xe chạy qua được phân nửa, thì cái cây cản hạ xuống và đập vào trên mui xe kêu cái “ầm”. Mọi người ai cũng la: “Á”, tôi giựt mình thêm ga để vượt qua luôn. Khi qua rồi, ai trên xe cũng hết hồn và tức cười. Sư Phụ nói: “Ở Đức có đèn xanh, đỏ để biết, còn ở đây cứ chớp hoài không biết sao mà lường”. Rất may xe không bị móp hay trầy sơn gì. Nhìn chung các chuyến đi Phật sự với Sư Phụ đều viên mãn tốt đẹp.

Năm 2002 lễ khánh thành Trung Tâm Tu Học Viên Giác ở Ấn Độ. Sư Phụ và các Sư Huynh đề cử tôi sang làm Tri sự trông coi và xây dựng thêm phần còn lại mà chưa được hoàn thành.

Thời gian 5 năm làm thị giả, tôi cảm thấy nhiều tiến bộ và tinh tấn. Sư Phụ thì rất đúng giờ, và giữ thời khóa công phu khuya rất đều đặn. Nhiều lần lái xe xa bốn đến năm trăm cây số, ở Đức phải chạy tốc độ cao, thì phải tập trung, mở mắt to và quan sát thật kỹ, tới nơi đã tối, và ngủ lại nhà Phật tử, đã vậy mà sáng nào cũng dậy sớm công phu tụng chú Lăng Nghiêm. Nhiều lúc mệt lắm và thèm ngủ, vì hai con mắt không mở lên được nữa, nên miệng thì đọc chú, còn mắt thì cứ nhắm lại, mong sao ngủ lại thì hạnh phúc biết mấy!

Phải thành thật mà nói, thời gian đầu xuất gia, tôi thèm ngủ lắm, vì ngủ rất ít. Lúc đó, tôi làm thị giả và tài xế, nên chi mỗi tuần 3 ngày vào thứ năm đến chủ nhật là chở Sư Phụ lo khóa tu Bát Quan Trai ở các Chi Hội, ngoài ra những dịp lễ Tết, lễ Phật Đản, và lễ Vu Lan là cũng đi các Chùa ở Đức và những nước phụ cận như Hòa Lan, Đan Mạch, Tiệp Khắc, v.v… Những ngày thường từ thứ hai tới thứ năm tôi phụ lo công việc Chùa như làm báo, và chở đi gởi, làm thị giả lau dọn phòng Sư Phụ, nấu ăn 1 tuần 1 ngày. Nhưng may lắm! Mỗi lần tới ngày của tôi thì Quý Sư Tỷ, Sư Muội vào phụ, mỗi người một món, vì sợ tôi nấu rồi, thì đại chúng chắc chỉ nhìn, rồi le lưỡi với những khẩu vị quá xa lạ… hi hi…! Sau giờ ăn chiều, tôi làm hương đăng, lau dọn chánh điện. Thời đó tôi cũng còn sợ ma lắm. Vào mùa đông, buổi tối trong Chùa yên lặng, vắng vẻ, lạnh lẽo và ánh sáng lúc ẩn, lúc hiện, là vì bóng đèn chỉ cháy 10 phút là tự động tắt. Nhất là khi lau bàn thờ ở nhà linh. Trên bàn thờ thường có những tấm hình của những người mới mất và bên cạnh là những hũ cốt. Do đó, trước khi rút chân nhang, và lau bàn thờ, thì tôi nhấn nút bóng đèn trước, sau đó chạy nhanh tới các lư hương và rút nhang ra thật nhanh. Trước khi lau cũng làm động tác như vậy, là nhấn nút đèn trước, rồi tới lau ba lần bảy hai mươi mốt, rồi chạy tới nhấn nút tiếp sao cho đừng để tắt đèn đột ngột. Lỡ đèn tắt mà bóng đen hay bóng trắng nào đó hiện lên, thì chắc tôi xỉu luôn. Nhưng sau vài tháng lau dọn, tôi làm quen với những tấm hình hương linh và hũ cốt đó, nên nhờ vậy mà giờ can đảm ra…

Trong bốn ngày ở Chùa tôi học thêm tiếng Đức mỗi tuần 3 ngày, 2 ngày học với Sư Phụ, và 1 ngày học tiếng Phổ Thổng (tiếng Mandarin). Sư Phụ dạy một buổi học Đại Trí Độ Luận, và một buổi học luật Sa Di bằng tiếng Hán Văn. Nói tới đây là tôi bị ám ảnh. Khi tôi vào học, thì các Sư Huynh đã giỏi rồi. Tôi cũng may là đã học ở nhà trước khi vào Chùa, nên chi cũng tạm theo kịp. Còn Quý Cô và quý Sư Đệ thì vô cùng sợ khi tới giờ khảo bài. Nhất là chú Hạnh Trí. Chú học hát dân ca bắc bộ và nam bộ thì thuộc nhanh lắm, nhưng kinh kệ thì khó vô cùng, nhất là học chữ Hán Văn. Chú không nhớ nổi, nên mỗi lần trả bài thì Sư Phụ la hét, ai cũng đều run cả. Có lúc Sư Phụ giận và ký đầu Chú và ký luôn tôi. Nhiều lúc tôi nghĩ: “Mình thuộc bài mà cũng bị ký, chẳng lẽ tại ngồi kế Chú nầy thì phải?”.

Mỗi tuần có một buổi học tiếng Phổ Thông, do một sinh viên Đài Loan ở Hannover chỉ lại. Khi tôi vào tham dự, thì Sư Phụ, Ni Sư Như Viên, thầy Hạnh Bảo, thầy Hạnh Hòa đã học trước rồi. Mỗi lần học mấy trang giấy, mà tôi thì mò học từng chữ. Vậy mà cuối cùng lớp học chỉ còn lại hai Thầy trò học thôi. Sư Phụ bảo tôi phải lo chỉ dạy giáo lý cho Gia Đình Phật Tử Tâm Minh. Lúc đó, tôi mới xuất gia được sáu tháng. Tôi phải lo soạn bài cho các em, đặc biệt là nhờ cô Nga (Thư ký ở văn phòng). Cô rất mến tôi và cho mượn máy, và chỉ cho tôi cách đánh máy vi tính. Thời đó máy vi tính sử dụng chương trình Windows. Tôi thành thật cám ơn Cô rất nhiều. Việc đi Phật sự, việc chấp tác ở Chùa, và việc học thật nhiều với tôi trong thời gian đầu. Do đó, tôi cũng phải nỗ lực tận dụng thời gian buổi trưa và buổi tối để học. Bởi vậy thời gian ngủ rất ít, nên thèm ngủ lắm! Tôi còn nhớ mỗi buổi sáng tụng chú Lăng Nghiêm, thì ngực của tôi bị lạnh, mà tôi không biết tại sao? Còn nước mũi thì chảy ra hoài. Nên một tay thì đánh mỏ, còn một tay thì lau mũi.

Ở những khóa Bát Quan Trai, Sư Phụ thuyết giảng, còn tôi hướng dẫn tụng niệm. Thầy trò kết hợp nhịp nhàng vô cùng, nhờ vậy mà tôi học hỏi kinh nghiệm tổ chức các khóa tu, cũng như về phương diện giảng dạy. Đó là cái ân đức của Sư Phụ mà tôi nhớ hoài. Thời còn làm thị giả, tôi được đi các nơi như Úc Châu, Mỹ Châu, v.v… có đi như vậy mới mở mang kiến thức, hiểu biết. Do đó, người ta thường nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Năm nay kỷ niệm 50 năm xuất gia và hành đạo của Sư Phụ, làm tôi giựt mình nhớ lại những kỷ niệm thầy trò năm xưa. Thời gian qua mau quá. Đúng là thời gian chẳng chờ ai! Nhìn lại 50 năm qua thật nhanh như vậy, nhưng Sư Phụ cũng phải chịu biết bao sóng gió để xây dựng chùa Viên Giác và viên thành mọi Phật sự ở các Âu. Tôi rất vui mừng khi Sư Phụ đã hoàn thành sứ mạng hoằng pháp lợi sanh.

Quý Tổ thường dạy:

“Nhứt bát thiên gia phạn, cô thân vạn lý du,

Kỳ vi sanh tử sự, thuyết pháp độ xuân thu”.

Nghĩa là:

“Một bát cơm ngàn nhà, một mình muôn dặm xa,

Chỉ vì chuyện sanh tử, thuyết pháp độ xuân qua”.

Coi như là cả cuộc đời Sư Phụ đã hiến dâng cho Giáo Hội và chúng sanh. Nhưng tôi cũng hơi buồn và lo, mặc dù như vậy, nhưng mái tóc của Sư Phụ đã bạc hết rồi.

Tổ Quy Sơn có dạy:

“Nhựt vãng nguyệt lai, táp nhiên bạch thủ”.

Nghĩa là:

“Ngày qua tháng lại, hốt nhiên bạc đầu”.

50 năm mà còn thấy nhanh như là giấc chiêm bao, thì thời gian còn lại so với 50 năm qua ít hơn nhiều, chắc sẽ mau lắm ai ơi!

Con xin cúi đầu đảnh lễ Sư Phụ và niệm ân. Con cầu nguyện chư Phật, Bồ Tát gia hộ Sư Phụ pháp thể nhẹ nhàng, sống lâu ở đời để dìu dắt bá tánh chúng sanh cầu sanh Tịnh Độ.

Nam mô A Di Đà Phật!

Viết xong tại Hàn Quốc ngày 26 tháng 04 năm 2014

Con Thích Hạnh Định

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2017(Xem: 21221)
Sư Trưởng pháp húy Hải Triều Âm, tự Đại Thành, hiệu Bác Tế Từ Hòa, thế danh Nguyễn Thị Ni, sinh năm 1920 tại tỉnh Hà Đông, nay thuộc thủ đô Hà Nội. Thân phụ là một công chức người Pháp, cụ ông Etienne Catallan. Thân mẫu là một y sĩ người Việt, cụ bà Nguyễn Thị Đắc. Vì thế Sư Trưởng còn có tên thế tục tiếng Pháp là Eugénie Catallan.
20/05/2017(Xem: 6714)
Gần như một quy luật tất yếu khi nói đến Hòa Thượng Lê Khánh Hòa ( 1877 - 1947 ) ( Tổ Khánh Hòa - Ngài) phải đề cập đến phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XX . Cả một cuộc đời dấn thân trên lộ trình tiến tu giải thoát, luôn nặng gánh ưu tư cho tiền đồ Phật giáo trước mối suy vong song hành cùng vận mệnh dân tộc dưới gót giày xâm lược của giặc Pháp. Là một tăng sĩ với trọng trách "sứ giã Như Lai", Tổ Khánh Hòa đã sớm nhận thức rõ trách nhiệm cao cả ấy và vận dụng đạo đức, năng lực bản thân tữ mình thắp lên ngọn đuốc tiên phong, vén màn đêm dày đặc, bước đi từng bước nhọc nhằn, khó khăn ban đầu để tạo nên một luồng gió chấn hưng mang vô vàn lợi lạc cho Phật giáo mà cho đến tận hôm nay sử sách vẫn còn ghi đậm những dòng chữ vàng son óng ánh chưa hề phai nhạt.
22/04/2017(Xem: 9119)
CT HTB số 205 cho thứ 7 ngày 22/4/2017 Chủ đề: Nhân ngày lễ Phật Đản ôn lại Tổ sư Thiền của Phật giáo Việt Nam. Thành viên thực hiện: Lâm Như Tạng, Lê Tâm.
19/04/2017(Xem: 6128)
Đã 42 năm sau cuộc Chiến tranh Việt Nam, vẫn còn những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Chỉ riêng tên tuổi Thích Trí Quang đã gây ra rất nhiều tranh cãi. (1) Có nhiều nhãn hiệu gán cho ông: với một số người Việt chống cộng hoặc còn suy tôn ông Diệm thì cả quyết Thích Trí Quang là cộng sản đội lốt tu hành hoạt động với sự chỉ đạo của Hà Nội; nhưng ngay với giới chức cộng sản cũng đã từng coi Trí Quang là một loại CIA chiến lược; còn
15/04/2017(Xem: 8134)
Thiền Sư Pháp Loa với công trình văn hóa đời Trần
01/04/2017(Xem: 14607)
Trọn một ngày làm nhà tu hành – ăn như sư, ngủ cạnh sư, thiền và đọc kinh cùng sư, lao động cùng sư. Có những lúc đã cảm thấy phát điên về sự chậm rãi trong hoạt động, sự khắc khổ trong cuộc sống. Nhưng cũng ngộ ra nhiều điều! Và 24 giờ đó quả là kinh nghiệm đặc biệt trong đời làm báo. Vào những tháng đông đầu năm 1998, khi đang làm việc cho đài phát thanh NHK của Nhật Bản, tôi đề xuất chủ đề tôn giáo với mục đích giới thiệu đầy đủ hơn về các đạo tồn tại ở Nhật cho thính giả Việt Nam, bên cạnh Thần đạo đã được nói đến quá nhiều. Nhưng việc đi thực tế trong lĩnh vực này không đơn giản. May được một đồng nghiệp người Nhật tích cực tìm kiếm và phát hiện một ngôi chùa có thu nhận người nước ngoài. Mọi công việc thu xếp qua điện thoại và… email do người bạn Nhật đảm trách, và đúng ngày hẹn tôi khoác balô lên đường.
24/03/2017(Xem: 8563)
Theo Dương Lịch, 23 tháng Ba là ngày giỗ của Huynh Trưởng Tâm Huệ Cao Chánh Hựu. Tôi chợt nhớ đến bài thơ viết để tiễn biệt anh và cũng để nhắc nhở các anh chị em Gia Đình Phật Tử khắp nơi biết ngày anh ra đi. Bài thơ khá dài và kết luận bằng câu “Và đừng xa nhau nữa”.
18/03/2017(Xem: 7373)
Di cốt của vị thiền sư đã khai sáng ra dòng thiền Lâm Tế - Liễu Quán ở đàng Trong - dòng thiền thứ hai sau thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, được nhập vào một ngôi tháp cổ kính ở xứ Huế. Thiền sư Liễu Quán (1667-1742) là người đã khai sáng ra chi phái Thiền mới (Thiền phái Liễu Quán), mang đậm phong cách của Văn hóa phật giáo Việt Nam còn truyền lại đến ngày nay. Sau khi viên tịch, di cốt của thiền sư được nhập vào bảo tháp thuộc vùng rừng thông của làng An Cựu xưa (Thừa Thiên Huế). Đây là một ngôi tháp đẹp, cổ kính và uy nghiêm. Nhiều du khách lần đầu đến Huế, nếu không biết thì có thể nhầm đây là lăng tẩm của một vua chúa nào đó của triều Nguyễn bởi quy mô xây dựng, kiến trúc và địa thế phong thủy của bảo tháp.
06/03/2017(Xem: 7130)
Nhân lễ húy nhật lần thứ 18 Sư Bà Thích Đàm Lựu, vị Thầy sáng lập chùa Đức Viên vào năm 1980 tại thành phố San Jose, Hoa Kỳ; chùa Đức Viên đã tổ chức khóa niệm Phật báo ân trong hai tuần, từ ngày 18 tháng 02 đến ngày 04 tháng 3 năm 2017. Buổi lễ tưởng niệm chính thức được tổ chức vào sáng ngày 04 tháng 3 năm 2017. Đặc biệt, vào tối ngày 03 tháng 3 năm 2017, chùa đã tổ chức đêm đốt nến tưởng niệm Sư Bà, vị Thầy kính yêu của Ni chúng. Đêm huyền diệu với tiếng tụng kinh cầu nguyện, những lời tâm sự bên những ngọn nến lung linh, những giọt nước mắt chảy dài trên má chư Ni và Phật tử. Buổi lễ diễn ra trang nghiêm, thành kính, tràn đầy cảm xúc, lòng kính thương vô biên Sư Bà tọa chủ!
04/03/2017(Xem: 10064)
Xuất gia là một đại nguyện. Giữ được Tâm trong không thối chuyển là một đại duyên. Tại Việt Nam hôm nay, nếu lấy tròn số sẽ có 45.000 tu sĩ Phật giáo với dân số 100.000.000 người thì trung bình cứ 2.200 người mới có một người đi tu theo đạo Phật. Tại Hoa Kỳ hôm nay, ước lượng có 1.200 tu sĩ Phật giáo trên tổng số 2.000.000 người Việt thì trung bình cứ 1.600 người có một tu sĩ Phật giáo. Con số tự nó không đánh giá chân xác được tình trạng tôn giáo và chiều sâu hành đạo của các tu sĩ thuộc tôn giáo đó. Nhưng ít nhiều phản ánh được những nét tổng thể của mối quan hệ giữa quần chúng và tổ chức tôn giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]