Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đã mất rồi bậc xuất trần Đại Sĩ (Phù Vân)

11/09/201310:54(Xem: 16585)
Đã mất rồi bậc xuất trần Đại Sĩ (Phù Vân)

ThichMinhTam

Đã mất rồi,
bậc xuất trần Đại Sĩ !

Cung tiễn Giác Linh

Hòa Thượng Thích Minh Tâm



● Phù Vân

Quảng An diễn đọc

HT_Minh_Tam_10

HT.Thích Minh Tâm nhận giải thưởng danh dự ngày 08.7.2011 tại Colombo, Sri Lanka



Tôi thật không dám tin ở tai mình khi nghe Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác báo tin, Ôn Minh Tâm đã viên tịch. Tôi lịm người đi trong im lặng bàng hoàng, xót xa, thương tiếc…

Thật thế ư? Mau thế ư? Tôi mới có dịp đảnh lễ Ôn trong Lễ Hội Quán Âm mới đây tại chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc trước khi Ôn qua Phần Lan khai thị Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu lần thứ 25 vào cuối tháng 7 năm 2013.

Nhìn lại quá trình hơn 30 năm khi tôi đến tỵ nạn tại Đức, Ôn là vị Tăng Sĩ thứ nhì tôi có nhân duyên đảnh lễ. Người đầu tiên là Hòa Thượng Thích Như Điển, giờ là Phương Trượng chùa Viên Giác. Khoảng từ năm 1983, Hòa Thượng từ Hannover đến Hamburg thuyết giảng và thành lập Chi Hội Phật Tử VNTN tại địa phương này. Từ đó tôi và Ban Chấp Hành Chi Hội đã hằng năm tổ chức những chuyến hành hương đảnh lễ các tự viện ở Âu Châu kèm với chương trình du ngoạn thắng tích các quốc gia sở tại. Ngôi chùa cũ Khánh Anh tại Bagneux, Paris vẫn luôn là nơi trú chân đầu tiên của phái đoàn, bởi ngôi chùa đã trở thành quen thuộc thân thiết trong lòng Phật tử Hamburg và vùng phụ cận; do lòng từ ái bao la, bản tính nhu hòa rất dễ gần gũi của Ôn trụ trì; cũng như sự nồng nhiệt, ân cần tiếp đãi của chư Tăng thời đó như Thầy Thiện Huệ, Thầy Nhất Chân… Những lần như thế, Ôn đã quàng vai tôi đi dạo trong sân chùa, cũng như sau này vài lần ở Chùa Viên Giác và chùa Bảo Quang, Ôn thường sách tấn tôi cố gắng quy tụ bà con Phật tử nhiều hơn, càng đông càng tốt, trước viếng cảnh chùa lễ Phật, sau đó quen dần với không khí thiền môn, rồi bà con sẽ tụng kinh, niệm Phật và tìm hiểu rõ hơn về Phật Giáo để nghiên cứu hay tu tập. Số người tham dự, không nên phân biệt Phật tử hay không Phật tử. Mình Phật tử cũng đến nhà thờ được, thì người tôn giáo khác cũng đến viếng cảnh chùa được. Rồi Ôn cười khà khà rất dễ thương bảo:"Cửa chùa rộng mở bởi tất cả đều là đồng bào, đồng hương của mình mà!“Hồi đó tôi chỉ nghĩ là những câu bông đùa của Ôn, nhưng sau này tôi mới thấm thía ý nghĩ sâu xa của Ôn là với tinh thần thông đạt, phóng khoáng, cởi mở của Phật Giáo… Chúng ta không những chỉ kết nối với đồng hương Phật tử mà nên kết nối chung với mọi người mọi giới để có thể kiến tạo một khối chặt chẽ lo cho công cuộc đấu tranh tự do tôn giáo, nhân quyền, bình đẳng xã hội cho quê hương, dân tộc…

Thể hiện chủ trương này, Ôn đã "cà sa, chuông mõ“ hướng dẫn bà con Phật tử biểu tình trước các Sứ quán cộng sản Việt Nam đòi tự do tôn giáo, nhân quyền, đòi trả tự do cho quý Thầy đang bị nhà nước Việt Nam giam giữ… hay Ôn đã cùng phái đoàn tranh đấu đến trình Thỉnh Nguyện Thư tại Quốc hội Âu Châu ở Strassbourg, hay tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève yêu cầu can thiệp hay làm áp lực với chính quyền CSVN phải tôn trọng dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo cho Việt Nam. Vài lần được tháp tùng với đoàn biểu tình, tôi mới nhìn thấy được thân giáo của Ôn vẫn luôn tự tại, trầm tĩnh trong mọi tình huống sôi động. Màu vàng của áo cà sa, màu vàng của hàng cờ quốc gia - tượng trưng cho lý tưởng tự do phất phới bay là màu sắc nổi bật nhất trong giai đoạn tranh đấu này…

Rồi những năm sau này, khi chế độ cộng sản ở các quốc gia Đông Âu sụp đổ, Phật Giáo có cơ duyên nảy nở trên đất mới, nên một vài nơi cần đến Ôn, Ôn lại vượt đường xa bất kể gió, mưa, tuyết giá… đến tận từng nơi để thuyết giảng cho bà con Phật tử, lắm lúc với số người tham dự rất khiêm nhường, nhưng lúc nào Ôn cũng vui vẻ, từ ái, hòa nhập với mọi người, mọi nơi… Ôn cũng khuyến khích, vận động bà con lập một đạo tràng để có chỗ cho nhiều người đến lễ bái.

Rồi cũng do những hoàn cảnh nghiệt ngã, những thế lực vô minh muốn đánh phá, chia rẽ Giáo Hội, cho nên Chư Tôn Đức thuộc Giáo Hội PGVNTN của các châu đã kết thành Giáo Hội liên châu để giữ vững đức tin hoằng dương chánh pháp… Ôn lại được công cử vào những chức vụ lãnh đạo, nên Ôn phải đảm nhận thêm những nhiệm vụ mới, thêm trọng trách mới nặng nề chồng chất trên đôi vai gầy của Ôn.

Ngay như trong chuyến hành hương Sri Lanka tháng 7.2011, Ôn chỉ đến Colombo vài ngày để lãnh giải thưởng danh dự của chính quyền Tích Lan trao tặng cho Ôn và cho Hòa Thượng Thích Như Điển vì đã dày công truyền bá đạo Phật ở nước ngoài. Sau đó Ôn trở lại Paris để lo tổ chức Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu vào những ngày cuối tháng 7 năm đó. Tôi được tháp tùng trong phái đoàn này và với tư cách là Chủ Bút tôi cũng chỉ có một ít thời gian diện kiến để giới thiệu với Ôn một số thành viên của Ban Biên Tập Báo Viên Giác tháp tùng.

Ôn như cánh chim bay đi mọi nơi, vừa giải quyết Phật sự, vừa hoằng pháp lợi sanh, vừa lo xây ngôi Già lam Khánh Anh, vừa lo tổ chức Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu hằng năm v.v…

Ôn như thế đó. Thời gian gắn liền với công việc. Công việc chiếm hết thời gian.

Nên dù lòng không xa, vẫn luôn nhớ nghĩ đến Ôn, nhưng thân lại ở quá xa, 900 cây số từ Hamburg đến Paris, nên tôi không có đủ nhân duyên để thường được nghe những thời pháp nhũ. Thêm nữa, thời gian Ôn tổ chức những Khóa Tu Học PPAC thường nhằm vào thời điểm tôi bận rộn chuẩn bị phát hành số báo Viên Giác định kỳ, nên dù muốn cũng không đủ thuận duyên theo học. Năm trước, tôi có trình xin Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác, cũng là vị sáng lập Chủ Nhiệm, thông báo với độc giả bốn phương, số báo VG 196 tháng 8.2013 sẽ phát hành trễ hơn để tôi có cơ hội theo học Khóa Tu Học PPAC lần thứ 25 vào cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm nay. Hòa Thượng đã hứa khả, nhưng cuối cùng tôi cũng không thu xếp công việc thuận theo ý mong cầu. Không ngờ khóa 25 này là khóa cuối cùng trong đời Ôn.

HT_Minh_Tam_11


HT.Thích Minh Tâm trong Lễ Hiệp Kỵ L
ịch Đại Tổ Sư

Ngày Về Nguồn lần thứ VI tại Úc Châu




Ôn ơi, sao Ôn ra đi vội vàng thế? Ôn ơi, sao con không có đủ nhân duyên với Ôn? Nơi này, con thành kính đê đầu đảnh lễ Giác Linh Ôn, muộn màng, ân hận, hối tiếc khôn nguôi…

Ôn ra đi, ai ai cũng bàng hoàng không tưởng. Mới đây, Ôn còn đùa giỡn với Hòa Thượng Thái Siêu trong lúc ngồi đợi chuyến bay đi đến Turku. Ôn giới thiệu Hòa Thượng Thái Siêu "là Quốc sư của nước Mỹ, là quân sư của Tổng Thống Obama được cử qua Helsinki để quan sát tình hình…“1). Ôn vẫn thư thả thoải mái nói cười một cách bình thường. Chúng con có thấy triệu chứng bệnh hoạn gì đâu! Thế mà… Ôn lại ra đi!

Thêm nữa, trong cuộc phỏng vấn của cô Bích Xuân trước khóa học, Ôn vẫn như chòm mây trắng thong dong, cho biết về số người tham dự…: “Như thường lệ thì số học viên từ 1.000 trở lại. Cao nhất là ở nước Áo vào khóa 23 là trên 1.000. Năm nay ở Phần Lan tuy khá xa nhưng đến giờ này bà con đến đã hơn 700. Đó là con số ban đầu rất đáng khích lệ…“ (2). Sau đó, phải không thưa Ôn, bà con còn đến nhiều hơn, nên số học viên của khóa tu lên đến con số khoảng hơn 800, đó là chưa kể hơn 100 Chư Tôn Đức từ các châu lục đến tham dự.

Ôn vui vẻ trình bày thêm: …“Mục đích chính là vấn đề tu học. Khi số Phật tử đã có tinh thần tu học rồi thì mục đích tiếp theo là kết hợp các nơi để phụng sự Phật Pháp… biết gìn giữ vốn liếng văn hóa Phật Giáo và văn hóa Việt Nam. Đó là mục đích gần và xa của Giáo Hội PGVNTN Âu Châu tổ chức 25 năm qua“ (2).

Ôn còn cho biết: …“Có rất nhiều trường hợp bỏ học vì có chuyện gia đình, nhưng cũng có trường hợp ngược lại. Có những người tò mò đưa người quen đi học rồi từ đó tham dự luôn một cách chính thức. Có những người nhờ những khóa tu này mà sau này họ lại xuất gia…“ (2).

Ngoài ra Ôn còn kể vài chuyện kỳ lạ khó giải thích: “Ở xứ Âu Mỹ này nhà thờ của đạo Thiên Chúa và Tin Lành rất nhiều. Trong 25 khóa có ít nhất là 4 hay 5 khóa mướn trường học hay nhà dòng của Thiên Chúa. Ngay trong những nhà dòng này họ chấp nhận cho mình tổ chức sinh hoạt Phật Giáo như ở Hòa Lan, Ý, Đức, Pháp. Đó là một điều đặc biệt khó có thể xảy ra ở Việt Nam. Trong thời gian đó có những chuyện rất là lạ mà bên đạo Thiên Chúa không biết và ít khi đặt vấn đề. Có một tu viện ban đêm có những chuyện lạ lùng lắm mà chúng ta có thể gọi là Ma. Có nhiều vị thấy dưới hình thức này hay hình thức khác, mà quý Thầy đi ra đi vào gặp. Nhiều người cũng sợ, riết rồi cũng quen đi. Rồi cuối cùng muốn giải quyết những chuyện đó thì thỉnh mấy Thầy đến cúng thí thực cô hồn. Quý Thầy cũng cúng đến 2,3 lần mới yên…“ . Về hình tượng Ma như thế nào thì Ôn không thấy ...“nhưng mà quý Thầy kể lại, khi mấy Thầy nằm thì thấy có người đi qua đi lại, tưởng là có khách, khi đi ra thì chẳng thấy ai hết. Do đó tôi cử một người đến canh gác tầng lầu đó. Anh này nhìn qua phía bên kia thấy có bóng dáng người, tưởng là người gian trèo lên, anh đến nơi thì không thấy ai. Anh lại thấy có nhiều bóng người qua lại, nhìn lại không thấy ai. Anh đâm ra sợ không dám trực một mình nữa! Anh báo cáo chuyện đó cho tôi, tôi nói riêng với anh, chuyện đó là chuyện bình thường thôi. Mình cứ theo Phật, dù trong nhà thờ Thiên Chúa, mình cứ tụng kinh Phật, tụng chú Đại Bi hay chú Vãng Sanh để hồi hướng cho họ. Chính những điều đó chúng tôi mới thấy những bài Chú, những bài kinh Phật giúp giải thoát những linh hồn còn phảng phất đâu đó…“ .(3)

Ôn như thế đó, lúc nào cũng an nhiên tự tại, bình thản giải quyết mọi việc, nặng thành nhẹ, khó thành dễ, kỳ quái thành bình thường…

Ôn ra đi, để lại bao nhiêu thương tiếc ngậm ngùi cho Phật tử khắp nơi trên thế giới. Ôn ra đi, chúng con mất đi một vị Thầy khả kính thường đến với mọi người bằng nụ cười bao dung, một trái tim từ bi độ lượng. Chúng con mất đi một vị ân sư nhu hòa, khiêm cung, dễ gần gũi. Ôn như đám mây thong dong trên bầu trời cao rộng, nhẹ nhàng cuốn đi những khổ đau phiền muộn, hàn gắn những rạn nứt mọi nơi, mang lại an bình cho mọi người…

Ôn ra đi, Giáo Hội PGVNTN mất đi một vị cao Tăng tài ba đức độ, có khả năng lèo lái con thuyền Giáo Hội vượt qua những trận cuồng phong của những thế lực vô minh. Ôn là vị tướng quân luôn tiên phong kê vai gánh vác bao chông gai, bao chướng nạn. Không than van, không nản chí! Ôn là một bậc long tượng thản nhiên hứng chịu những thị phi nhân ngã, đón đỡ những lằn tên mũi đạn thâm thù. Không oán hận, không trách cứ! Thế rồi những cơn bão cũng qua đi một cách thầm lặng. Không truy cứu, không lưu lại dấu tích. Chòm mây trắng của Ôn lại trôi đi thong dong. "Rồi mọi việc cũng sẽ trở lại bình thường thôi !“,Ôn trả lời khi con thăm hỏi về tình hình phân hóa của Giáo Hội trong một lần con đón Ôn về chùa Bảo Quang Hamburg. Ôn là thế đó, vẫn cái quan niệm giải quyết sự việc một cách đơn giản, bình thường, dễ dàng, nhẹ nhỏm; vẫn tâm lượng quảng đại, vẫn chí khí cao cả ! Ôn ơi ! Ôn ra đi, Giáo Hội mất đi một Tăng tài có phẩm hạnh cao quý, trọn đời dốc lòng vì Đạo, hy sinh cho Đời. Nơi nào cần đến bàn tay của Ôn thì Ôn tìm đến không hề quản ngại. Ôn đúng là một vị Tăng vô ngã, vị tha.

Ôn ra đi, quê hương mất đi một người con ưu tú luôn kiên trì đấu tranh tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam. Khi đất nước quê hương dần dần bị cắt dâng cho ngoại bang, khi nhân dân luôn bị kềm kẹp bóc lột vì tầng lớp lãnh đạo tham ô, Ôn đã hóa thân như một vị Địa Tạng mang hạnh nguyện vào Đời cứu độ chúng sanh…

Thương tiếc lắm thay! Ôn ơi! Ôn ra đi nhẹ nhàng thanh thản; duy chỉ còn một tâm nguyện riêng tư chưa tròn. Ngôi già lam Khánh Anh còn dang dở trong khi Ôn chỉ lo vận động xây dựng đạo tràng, chùa, viện cho những địa phương khác.

Ôn mang thân bệnh quá nặng mà sao Ôn nỡ giấu mọi người, hỡ Ôn! Ôn như thế đó, chẳng muốn cho ai lo lắng bận tâm vì mình. Khi còn ở bệnh viện Phần Lan điều trị, Ôn đã cố sức trở lại khóa tu vào ngày cuối để từ giã Chư Tôn Đức và học viên! Điều này dễ mấy ai làm được!…

Đành rằng “có đến có đi, có sanh có diệt là lẽ duyên sanh huyễn hóa sắc không“, nhưng trong lẽ vô thường đó, khó có ai không xót xa xúc động khi nghe tin Ôn đã thâu thần an nhiên thị tịch !

Trong lễ Trà Tỳ ngày 21.8.2013 tại Paris với hàng trăm Chư Tôn của các châu lục và hơn 2000 Phật tử về đây tham dự, Giáo Sư Lai Thế Hùng đã phỏng vấn một số Hòa Thượng lãnh đạo tối cao của Tăng Đoàn Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại, như quý Sư Ông Thích Nguyên Trí, viện chủ chùa Bát Nhã ở Cali, Hoa Kỳ; Sư Ông Thích Tín Nghĩa, viện chủ chùa Từ Đàm ở Texas, Hoa Kỳ; Sư Ông Thích Bảo Lạc, Phương Trượng chùa Pháp Bảo ở Sydney, Úc Châu; Sư Ông Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc; v.v…đã bày tỏ bao nỗi tiếc thương về sự ra đi của Ôn, và tất cả đều nguyện rằng sẽ cố gắng hoàn thành ngôi bảo tự Khánh Anh; đồng thời sẽ tiếp nối con đường hoằng hóa độ sanh, phát huy nền văn hóa Việt Nam và văn hóa Phật Giáo cũng như duy trì cuộc đấu tranh tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam… (4)

Tại Phần Lan, Ôn đã khẳng định “sẽ có mặt trong Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu lần thứ 26 tổ chức tại Thụy Sĩ trong năm tới“. Như vậy chắc chắn Ôn sẽ chứng quả Vô Sanh và thị hiện trong các khóa tu kế tiếp cũng như trong cõi Ta Bà để cứu độ chúng sanh…

Ôn ơi, trong quá trình gắn bó với thiền môn, con không có cơ duyên gần gũi để học hỏi những công hạnh của Ôn, nhưng hình ảnh từ ái, những lời dặn dò sách tấn, những bài thuyết giảng của Ôn vẫn luôn tồn tại trong tâm thức của con… nên hôm nay con chỉ ghi vài dòng cảm niệm để tưởng nhớ đến Ôn. Kính lạy Giác Linh Ôn thùy từ chứng giám.

Phù Vân (pd.Nguyên Trí)

đầu tháng 9.2013



(2)Video Clip - Phỏng vấn HT.Thích Minh Tâm tại khóa tu học

(3)Video Clip – Hình ảnh cuối cùng của HT Minh Tâm tại Phần Lan

(4)Video Clip - Phỏng vấn cảm tưởng trong Tang lễ của HT.Thích Minh Tâm do GS.Lai Thế Hùng thực hiện.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/02/2019(Xem: 5500)
Trong cuộc sống, người ta thường chọn cho mình một mục tiêu để tiến tới. Riêng tôi, thường tìm về những mưu cầu tâm linh để thăng hoa cuộc sống của mình. Điều làm cho cuộc đời tôi thay đổi khi tôi cảm nhận được ánh sáng nhiệm mầu của Phật pháp đã sáng soi khởi nguồn từ thuở ấu thơ. Có thể nói sự đưa đẩy tìm về ánh sáng Phật pháp đã đến với tôi rất sớm bắt nguồn từ sự thiếu thốn tình thương một người Mẹ của đứa bé vừa lên một tuổi đã mồ côi.
29/01/2019(Xem: 9673)
Tiểu La Nguyễn Thành, nhân vật kiệt xuất của đất Quảng Nam, người khai sáng Duy Tân Hội, nhà lãnh đạo xuất sắc đồng thời cũng là người tri âm, tri kỉ của chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu.
27/01/2019(Xem: 9942)
Thông Điệp Xuân Kỷ Hợi 2019 của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ
19/01/2019(Xem: 6714)
Thời gian là cái gì thật mầu nhiệm, không hình không tướng, tưởng như nó dửng dưng, lạnh lùng trước muôn sự, nhưng lại thầm lặng ân cần cất giữ những gì đã đi qua, rồi tùy đối tượng mà hoài niệm. Không ai nắm bắt lại được những tờ lịch đã rơi, nhưng bước chân của bao bậc hiền nhân quân tửđều như còn in hằn trong không gian khi thời điểm luân lưu trở lại theo vận hành của trời đất.
12/01/2019(Xem: 15244)
Thông Bạch Tết Kỷ Hợi 2019 Của Hội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ Sa Môn Thích Thắng Hoan
11/01/2019(Xem: 10591)
Co lẽ mùa trăng Thành Đạo 2562 – 2018 sẽ khó quên đối với nhạc sĩ Hằng Vang và gia đình, khi giữa bao cơn lốc thực dụng xâm chiếm nhiều ngõ ngách cuộc sống và lấn sang cả khu vực luôn được bảo trọng của tâm hồn trong từng con người: Trái tim ! Nếu nói về một sự tưởng thưởng hay tri ân thì nhạc sĩ Hằng Vang có thể còn đi bên trên những khuôn sáo, danh vọng đó. Hơn thế nữa sẽ không ai có thể nhân danh để ghi nhận sự tận tâm , cống hiến gần cả cuộc đời cho âm nhạc Phật giáo mà không hề đòi hỏi một đồng lương, một phần thưởng nào trong suốt 86 năm dài tận tụy của người nhạc sĩ lão thành hiện đang còn sống duy nhất bên chúng ta.
01/01/2019(Xem: 8510)
Hòa Thượng Thích Mãn Giác, pháp danh Nguyên Cao, đạo hiệu Huyền Không, thế danh Võ Viết Tín, sinh năm Kỷ Tỵ, 1929 tại Cố đô Huế, trong một gia đình mà Nội Ngoại đều tin Phật và nhiều nguời trong thân quyến đã có duyên xuất gia và nổi tiếng thân danh trên đường tác thành Phật sự. Cố đô Huế chỉ là sinh quán, còn nguyên quán thuộc làng Phương Lang, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
16/12/2018(Xem: 8516)
1.Bảo An Hòa Thượng Nhất Đại Tôn Sư Đại Hỷ Đại Từ Trung Nam Bắc Phái Tề Tâm Kính Ngưởng. 2. Phổ Bảo Danh Lam Thiên Ban Diệu Dụng Ban Tuệ Ban Ân Thượng Hạ Biên Phương Chí niệm Quy Y.
07/12/2018(Xem: 6848)
Trong diễn văn của Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết tại buổi khai mạc Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình Hà Nội, sáng ngày 14.5.2008 đã khẳng định: “Việt Nam là đất nước đa tôn giáo mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm từ gần 2000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên, với tư tưởng Từ bi, hỷ xả, Phật giáo đã được nhân dân Việt Nam đón nhận, luôn đồng hành cùng dân tộc với phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời phấn đấu vì hạnh phúc an vui cho con người. Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà Sư đại đức, đại trí đứng ra giúp đời, hộ quốc, an dân.
28/11/2018(Xem: 6322)
Thế là đã tròn 15 năm kể từ ngày Thầy giã từ cuộc mộng. Chuyến hóa duyên này của Thầy khá là dài.... Con bây giờ đi gần hết đời người, quá nửa việc ngày xưa lẫn ngày nay gần như quên bẵng, nửa còn lại nhập nhằng giữa đôi bờ mộng thực chông chênh. Thếmà, từng chi tiết về lớp học năm xưa vẫn sáng ngời, vẹn nguyên trên đỉnh đồi tâm thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]