Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thầy giáo làng tôi

29/08/201310:04(Xem: 9851)
Thầy giáo làng tôi

Thich_Lieu_Phap
THẦY GIÁO LÀNG TÔI

(Kính tặng TT.Thích Liễu Pháp, trụ trì chùa Thiên Xá, Đồng Đế, Nha Trang)

TỊNH MINH

Sáng hôm ấy, một buổi sáng đẹp trời, gió hiu hiu mát, cảnh vật như đang chuyển mình đứng dậy, chuẩn bị chào đón mùa xuân sắp tới sau ba tháng mưa dầm gió rét. Cha tôi đang cuốc đất trồng rau trong vườn trước sân, thấy tôi thất thểu trở về, bèn hỏi:

- Sao không học mà lại “dìa”, có chuyện gì đó?

Chẳng nói chẳng rằng, tôi, tay trái cầm cuốn tập, cây viết, tay phải bê lọ mực, đi thẳng lại vỉa hè, ngồi bệt xuống đất và khóc hu hu.

- Có chuyện gì?… Sao tao hỏi mày khônh nói? Cha tôi gắt giọng.

Thấy tôi khóc nức nở, và biết tôi là đứa con dễ dạy, ham học, cha tôi dừng tay cuốc, vào xoa xoa đầu tôi, nói giọng an ủi:

- Nín!… Nín!… Có gì nói cho cha biết, chút nữa mẹ đi chợ “dìa” có bánh cho con ăn.

- Chú năm không dạy nữa! Tôi vừa mếu vừa trả lời.

- Sao chú không dạy?

- Không biết sao mà chú đứng nhìn tụi con một hồi rồi ôm chúng con nói:

- Thôi!… Chú bịnh quá, không dạy được nữa; các con lên ông thầy Sáu mà học nghen!

- Thì lại ông thầy Sáu mà học.

- Con sợ ổng đánh quá! Con nghe nói học trò không thuộc bài là ổng bắt nằm một chồng ba đứa, đánh từ trên xuống, thằng dưới cùng xẹp ruột luôn!

- Đấy!… “Dậy” mà có đứa nhỏ nào ở cái xốm này lớn lên biết đọc biết “diết”, biết cộng trừ nhơn chia mà không cảm ơn cái roi của ông thầy Sáu. Đó là chưa kể tiếng trống thùng thùng đều đặn mỗi ngày bốn lần cho bà con theo đó đi làm. Chỉ có mày là khác: “Bụt nhà không thiêng!”. Một mình một bóng mà dám xuống chồm dưới học. Mày tưởng chú năm Trinh tu hành là không đánh học trò hả? Có lúc dập mình đó con! Tụi bay mà không cho ăn roi thì ai trị cho nổi; phá như giặc!… Nhưng thôi, chú Năm không dạy, sợ ông thầy Sáu không học thì ở nhà học chữ Hớn: “Thiên trời, địa đất, cử cất, tồn còn…”. Cha tôi đọc một mạch, và… như được dịp chứng tỏ công lao đèm sách của mình cho con cái biết, ông trở ra vườn, vừa cuốc vừa cất giọng sang sảng. Nào là: “Nhơn chi sơ tánh bản thiện, tánh tương cận tập tương “diễn”. Nào là: “Quan quan thư cưu, tại hà chi châu, yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu…” Rồi thì: “Thiên kinh “dạn” điển, hiếu nghĩa “di” tiên; thiên thượng nhơn gian, phương tiện đệ nhất… (Muôn kinh nghìn điển, hiếu nghĩa làm đầu; dưới đất trên trời, giúp đỡ là nhất” v.v… Cha tôi đọc như vậy gần năm phút, rồi… bỗng dưng ông dừng cuốc, ngó tôi, hỏi:

- Nhưng mà tụi bay có đong đủ gạo cho chú không?

- Con thấy ít quá, mà gạo gì hẩm sì hà! Ba bốn tháng nay như “dậy” đó!

- Đấy, tao biết mà! Bay không đong gạo thì Chú lấy gì ăn để sống mà dạy tụi bay. Mỗi tháng đong cho Chú bốn lon gạo mà bay cũng không nhớ!

- Đúng rồi! Tôi đứng bật dậy nói. Để con đi kêu tụi nó đong gạo cho Chú chứ phần con đong rồi.

Thế là sáng sớm hôm sau, chúng tôi khoảng trên dưới vài ba chục đứa, tuổi từ mười đến mười hai, ngồi co ro trước am tranh bé nhỏ với túm gạo và tập viết trên đùi, nghe Chú tụng kinh mà không dám ho he nhúc nhích. Tụng kinh xong, Chú vừa mở cửa định bước ra thì khựng lại. Chúng tôi đứng phắt dậy, cúi đầu với lời chào thường lệ: A Di Đà Phật. Chú đứng nhìn chúng tôi sững sờ một lát rồi nhỏ nhẹ nói:

- Chú bịnh thiệt mà, các con không thấy chú ốm sao?

Chúng tôi vẫn ôm tập vở và túm gạo trước bụng ngó Chú trân trân. Khoảng vài phút sau, chú đưa ngón tay trỏ lên quẹt quẹt hai khỏe mắt, nói:

- Thôi!… Các con xuống trường rồi chút nữa Chú xuống.

Chúng tôi dạ một tiếng rất đều, ùa chạy vô phòng, căn phòng rộng chỉ đủ kê một chiếc chõng tre và một bàn thờ Phật bé nhỏ, đổ gạo vào thúng bên chân giường rồi vừa đi vừa nhảy cà khiểng xuống trường. Nói trường chứ thật ra là một căn nhà thô sơ, mái tranh vách đất, nằm giữa một khu vườn sáng chiều đều rợp bóng tre, rất thuận tiện cho học trò nô đùa, chạy giỡn. Và thế là chúng tôi được tiếp tục học tập và mỗi tháng hai lần, rằm và mồng một, được về chùa sư nữ Long Quang tụng kinh sám hối dưới sự hướng dẫn của Chú, nhất là được nghe và nhìn Chú chuyển trống trước khi hành lễ. Cái trống khổng lồ, đường kính khoảng một thước, dài khoảng hai thước, tiếng vang ầm ầm như sấm, và không biết vì sao mà tôi rất say mê theo dõi từng nhịp trống nhặt khoan với giọng hô trầm bỗng của Chú theo bài kệ:

“Lôi cổ đằng xao nghiệp chướng tiêu,

Tam luân cửu chuyển hướng tiêu diêu,

Thượng thông thiên giới quần tiên lạc,

Hạ thấu u quan chúng quỷ siêu.”

Tạm dịch:

Tiếng trống rền vang nghiệp chướng tiêu,

Ba hồi chín lược hướng tiêu diêu,

Vút tới trời cao tiên thánh khoái,

Thấu tận âm ti ma quỷ siêu.

Đặc biệt hơn nữa là được Chú dẫn đi đưa đám ma. Ban hộ niệm “nhí” của chúng tôi đã góp phần không nhỏ vào lễ nghi tống táng, an ủi người còn và tiếp dẫn kẻ mất. Mỗi khi thầy trò chúng tôi tụng bài sám “Hồng Trần” thì không ai là không khóc. Khóc mùi mẫn, khóc nức nở, khóc sướt mước, khóc chân thành. Không biết họ động lòng trắc ẩn trước cảnh sớm còn tối mất của người đã khuất hay cảm thương thân phận mong manh bèo bọt của chính mình:

“… Khi nào trong trướng ngoài màn,

Bây giờ nhà cửa xóm làng cách xa,

Khi nào mẹ mẹ cha cha,

Bây giờ bóng núi khuất xa nghìn trùng !…”

Chẳng hay chú Năm quỳ trước có khóc hay không chứ chúng tôi quỳ sau miệng tụng mà tay cứ quẹt nước mắt hoài. Nhất là ông thổi kèn, kinh tụng xong rồi mà ổng còn thổn thức với giai điệu cà giật: “te te… tò tò…” không liên tục, vì phải đưa tay lau nước mắt. Mọi người nhìn ông buồn cười mà nước mắt cứ tự nhiên chảy. Thế mới biết mãnh lực của âm thanh với sắc tướng, cảm xúc với thi ca, lòng người với pháp Phật.

Có lúc hai ba tháng không đi hộ niệm, chúng tôi hỏi:

- Sao lâu quá mình không đi tụng kinh đám ma hả Chú?

- Ông bà ông dải tụi bay, Chú cười nói, trù cho người ta chết hả? Đi “dìa” đầu hôm gà gáy, lủi thủi trong bóng đêm, xa hàng ba bốn cây số mà tụi bay thích hả? Tụi bay không sợ hả?!

Nói đến sợ, có một lần rằm tháng bảy, thầy trò chúng tôi nấu chè xôi, bày ra trên chiếu trước sân trường cúng cô hồn. Chú Năm ngồi tụng kinh, đám học trò tứ thời quần đùi chân đất chúng tôi quỳ lạy và ngồi sau lưng Chú. Đến lúc nghe Chú đocï:

“Mắt lồ lộ đôi tròng xem liếc,

mặt lam lam một tướng dị kỳ,

phóng hào quang khắp hết thiết vi,

quản nhứt thiết cô hồn chi chúng”.

Và:

“Le lưỡi ra chúng thảy hãi kinh,

phất cờ nọ quỷ đều hàng phục”.

thì chúng tôi nhìn nhau rùng mình, nổi da gà, kéo nhau ngồi sát lại mà cứ thấy ông “Thổ Địa” trợn mắt nhe răng lù lù xuất hiện trước mặt với đám cô hồn lố nhố xung quanh. Bây giờ nghĩ lại, biết đâu không trống không kèn, không mũ cao áo rộng, chè xôi đạm bạc như vậy mà thập loại cô hồn lại được bão mãn no nê.

Đấy! Thầy trò chúng tôi dạy dỗ, học tập và sinh hoạt ngoại khóa hai ba năm trời như vậy đó.

Đúng là thời giờ như tên bắn, ngày tháng tợ thoai đưa, mới đó mà đã ngót nửa thế kỷ. Biết bao cảnh vật đổi thay, biết bao sắc màu phai nhạt; chỉ có đạo phong và hạnh nguyện của thầy giáo làng tôi là trước sau như một:

“Tỳ kheo vui pháp Phật,

An trụ tâm từ bi,

Chứng đạt cảnh an tịnh,

Giải thoát pháp hữu vi”.

(PC. 368)

Và: “Một ngày không làm là một ngày không ăn”.

Thảo nào cuộc đời của Thầy khi thì khiêm tốn giữa lũy tre làng, lúc thì đạm bạc trên đỉnh đồi cao, và nay thì dung dị bên triền núi vắng. Nhưng mà:

“Làng mạc hay núi rừng,

Thung lũng hay đồi cao,

La hán trú chỗ nào,

Nơi ấy được an lạc”.

(PC. 98)

Nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/1996, xin gởi đến chú Năm, Thầy giáo khai tâm chúng tôi năm xưa và tất cả các Thầy Cô giáo suốt đời tận tụy với sự nghiệp giáo dục ở những nơi sơn cùng thủy tận, hút gió đèo heo những đóa hoa hồng tươi thắm nhất.

(Đã đăng trong tuần báo Giác Ngộ số 34, ngày 23/11/1996)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/07/2020(Xem: 9331)
Bài viết này để bổ túc cho một băng video chủ đề Tuệ Trung Thượng Sỹ trên YouTube (1) do nhóm Wisdom Today thực hiện, trong đó Tiến sĩ Phật học Nguyễn Thúy Loan đã phỏng vấn Hòa Thượng Thích Phước Tịnh và bản thân người viết là Cư sĩ Nguyên Giác. Lý do bổ túc vì lời nói của người viết vốn vụng về, không có khả năng diễn ý minh bạch như chữ viết.
28/06/2020(Xem: 23528)
Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.
25/06/2020(Xem: 5574)
Mùa Đại dịch 2020 này đã phá vỡ bao ước nguyện thầm kín nung nấu trong tôi . Đó là được đảnh lễ và tham vấn HT Thích Như Điển như lời Ngài hứa khả , sau khi tôi được chia sẻ vài cảm nghĩ của mình qua tác phẩm của Ngài “MỐI TƠ VƯƠNG CỦA HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA “. Những tưởng thời gian sẽ nhanh chóng trôi qua và cái ngày quan trọng ấy càng lúc càng đến gần hơn nhưng nay .... được thông báo sẽ được dời đến tháng 10/2021! Thật không ai có thể đoán được điều gì xảy ra vào năm 2020 này, và dường như Chư Hộ Pháp muốn tặng tôi một món quà ân thưởng để bù lại niềm hụt hẫng ấy và chắc chắn là để thưởng cho thiện niệm tôi luôn hướng về Ôn Phương Trượng như một danh Tăng và một điểm khá đặc biệt là không thể quên ngày sinh nhật Ngài khi đã hai lần chúc mừng Khánh Tuế ( 2018 -2019 ) . Chính vì thế khi xem lịch 28/6/2020 đúng là Khánh Tuế lần thứ 72 của Ngài bổng nhiên trong tôi ước nguyện đã khởi lên “ Bằng cách nào để viết hoặc một bài văn hay một bài thơ vào lúc này vừa có thể chúc mừng với tấ
25/06/2020(Xem: 8525)
HT tên thật là Phạm Văn Nghi, húy là Thượng Đồng Hạ Viên, tự là Thông Lợi, hiệu là Viên Đức. Sinh vào giờ Tỵ ngày 26 tháng chạp năm Nhâm Thân(1932). Quán làng Định Trung, xã An Định, Quận Tuy An, Tỉnh Phú Yên. Thân phụ của Hòa Thượng là cụ ông Phạm Giản. một bậc túc nho thời bấy giờ. Thân mẫu là cụ bà Ung thị Bình, một Phật tử thuần thành từ hồi bé. Ông nội của Hòa Thượng không những là một kẻ sĩ mà còn là một chiến sĩ trong phong trào Cần Vương kháng Pháp. Hòa Thượng chào đời và lớn lên ở Phú Yên một nơi địa linh nhân kiệt, không những vì đời đã sản sinh ra nhiều anh hùng liệt sĩ, mà về Đạo cũng là nơi đời đời nối tiếp xuất sinh nhiều vị Tăng tài kế truyền hoằng hóa giáo pháp của đức Thế Tôn. Non nước Phú Yên như phần nào nói cho ta điều đó. Ngoài dòng sông Ba yên bình chảy ra biển cả, Phú Yên còn có hai ngọn núi là là hòn Chuông và hòn Mõ, hình giống như hai pháp khí tu hành của nhà Phật , vì vậy vua Minh Mạng khi nói về đất Phú Yên đã khen ngợi:
20/06/2020(Xem: 9412)
Trưởng lão Hòa thượng thượng NGUYÊN hạ TỊNH tự LƯU THANH Đạo Hiệu NGÂN BÌNH. ( 1941-2020 ). Thuận thế vô thường thu thần viên tịch vào lúc 11h30 ngày 19 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 28 tháng tư nhuận năm Canh tý). Trụ thế : 80 năm Hạ lạp : 55 năm Tang lễ được cử hành theo chương trình như sau: - Lễ cung thỉnh nhục thân nhập kim quan: vào lúc 17h00 ngày 20 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 29 tháng 04 nhuận năm Canh tý). - Kim quan tôn trí tại Tổ Đình Trúc Lâm, Tp. Huế. - Lễ phụng tống kim quan nhập bảo tháp tại Tổ Đình Trúc Lâm cử hành vào lúc 6h00 ngày 24 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 04 tháng 05 năm Canh tý).
10/06/2020(Xem: 6649)
Thân thế: Hòa Thượng Thích Minh Đạo, thế danh là Dương Văn Tam, Pháp danh Trừng Hữu, pháp tự Thiện Lộc, pháp hiệu Chơn Châu, sinh năm Quý Sửu 1913. Nguyên Quán tại Huyện Phú Quý ( thường gọi là đảo Phú Quý) Ngài theo song thân vào Xã Phan Rí Cửa, Quận Hòa Đa ( nay thuộc Huyện Tuy Phong) Tỉnh Bình Thuận để lập nghiệp.
26/05/2020(Xem: 8112)
Trước lúc nhập Niết bàn, đức Thế Tôn nói kinh Di giáo, tiên liệu cả hằng nghìn năm sau nên lời dạy của Ngài vô cùng thậm thâm vi diệu. Mỗi lời mỗi ý chứa đựng biết bao tình lý, mỗi lần đọc chúng ta nhận cảm trọn vẹn lời di giáo tha thiết của Ngài. Lời đi huấn của Hòa thượng Đôn Hậu để lại cho Thất chúng đệ tử mà có lẽ cũng cho tất cả chúng ta. Đến Linh Mụ không ai là không đọc lời Di Huấn này, kể cả những người không biết chữ cũng lắng tai nghe nhờ người khác đọc giúp. Điều đáng quan tâm là lời Di huấn này Hòa thượng viết từ năm 1988, bốn năm trước khi viên tịch, Ngài đã nhìn thấy rất rõ ràng những gì có thể xảy ra trong Tang lễ của Ngài và cần huấn thị lại cho minh bạch, và, cũng chính vì “Lời di huấn” này mà:
06/05/2020(Xem: 11572)
Tiểu sử Đức Đệ Nhất Tăng Thống GHPGVNTN – Đại Lão Hòa Thượng THÍCH TỊNH KHIẾT , Đệ nhất Tăng Thống - HT Thích Tịnh Khiết, Hòa Thượng thế danh là NGUYỄN VĂN KỈNH. Ngài sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (nhằm ngày 17.12.1891)(1) tại làng Dưỡng Mong Thượng, tổng Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Nay là thôn Dưỡng Mong, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của ngài là cụ Nguyễn Văn Toán, thân mẫu là cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Ngài là con thứ hai(2). Bào huynh là Hòa Thượng Trừng Hương – Tịnh Hạnh (chúng tôi chưa tìm thấy thế danh của ngài). Hòa Thượng Tịnh Hạnh sinh năm Kỷ Sửu, 1889; xuất gia năm Ất Tỵ, 1905; thọ Cụ-túc giới năm Canh Tuất, 1910; trụ trì chùa Tường Vân, Huế; viên tịch năm Quý Dậu, 1933.
06/05/2020(Xem: 18187)
Công đức hoằng khai nhiếp hóa của Ngài cao hơn núi cao Tấm lòng từ bi độ lượng của Ngài sâu hơn biển sâu Chữ nghĩa của trần gian làm sao phô diễn
05/05/2020(Xem: 24523)
Như Áng Mây Bay là một phần thành quả của sự huân tập ý đạo, là một phần của cuộc hành trình đầy mạo hiểm mà ta gọi là kiếp người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]