Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

"Vua sám hối" - pho tượng độc nhất Việt Nam

28/06/202018:15(Xem: 24048)
"Vua sám hối" - pho tượng độc nhất Việt Nam
"Vua sám hối" - pho tượng độc nhất Việt Nam


Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.

Một chiều thu lang thang trên những con phố ở Hà Nội, đi ngang qua con phố Hàng Than, thấy chùa Hòe Nhai ngày nào giờ sửa sang lại khang trang quá, cửa chùa để ngỏ, tôi chợt dừng bước ghé chân vào thăm để tìm một chút tĩnh lặng giữa những mớ bộn bề của cuộc sống.

Từng ngọn gió thu mát rười rượi thổi dọc theo dãy hàng lang đi quanh chùa, lại thêm cảnh vật yên tĩnh, trong lành khiến tâm hồn thư thái đến lạ thường. Đi dạo một vòng quanh chùa, bất ngờ tôi phát hiện ở gian phòng thờ bên trái thượng điện có một bức tượng hết sức kỳ dị mà không một ngôi chùa nào khác có được.

Vua Le Hy Tong sam hoi 2
Bức tượng kỳ lạ bí ẩn ở chùa Hòe Nhai, Hà Nội


Đó là một bức tượng to, được sơn son thếp vàng, tượng tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen đè lên lưng à vua.

Đem sự tò mò đến hỏi trụ trì của chùa là Hòa thượng Thích Tâm Hoan, tôi mới được hay biết đằng sau bức tượng này là cả một truyền kỳ dài gắn với tên tuổi của một vị vua trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

Trụ trì Thích Tâm Hoan cho biết: “Bức tượng này là độc nhất vô nhị, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, có bao nhiêu người được chiêm ngưỡng là bấy nhiêu sự ngỡ ngàng và ngạc nhiên khi được nghe về huyền tích sự ra đời của tượng “vua sám hối”.

Nhiều người khi nhìn bức tượng này cho rằng đây là một sự trừng phạt nhưng trái lại, "Dáng quỳ gối phủ phục sát mặt đất của tượng vua thể hiện một sự quy phục tuyệt đối. Đó là sự hối lỗi chân thành, một sự thay đổi xuất phát từ sâu sắc trong tim chứ không gượng ép và do đó đây là một sự nhận lỗi, sửa sai chứ không phải là một sự trừng phạt”, nhà sư Thích Tâm Hoan nói.

“Pho tượng không chỉ là một sự hoài cổ, mà nó là một bài học lưu truyền cho muôn đời sau học tập. Làm người ai cũng phải sửa bỏ thói hư tật xấu thì mới đạt được kết quả tốt. Ai sống trên đời cũng đều mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng là phải biết nhìn nhận và sửa sai, để được tha thứ. Khi biết nhận lỗi, những người khác sẽ không đánh giá và quy tội nữa.

Sự ra đời của pho tượng sám hối kỳ lạ

Theo lời của trụ trì Thích Tâm Hoan, thì vào khoảng năm 1670, lúc này Phật giáo đang trong thời kỳ suy sụp, các nhà sư đều điêu đứng vì bị cho rằng sự tồn tại của họ là không có lợi cho xã hội, các Tăng Ni và Phật tử trong chùa đều là những người lười nhác và sống ỷ lại vào sự hảo tâm của mọi người, lãng phí của cải.

Khi vua Lê Hy Tông lên nắm quyền năm 1675 đã ra sắc lệnh đuổi hết sư sãi ở các chùa lên rừng, ai ngoan cố không đi sẽ bị khép vào trọng tội đem ra xử trảm, khiến Phật giáo thời kỳ này rơi vào thảm cảnh hơn bao giờ hết trong lịch sử. Chùa chiền bỏ hoang, kẻ cắp vào tàn phá, các nhà sư phải bỏ lên rừng, nhiều người không chịu được đói rét lại cởi áo cà sa quay về kiếp phàm trần.

Cùng thời gian này có một vị thiền sư đắc đạo tên Tông Diễn, ông thuộc thế hệ thứ hai của phái Tào Động. Ông được mọi người thời bấy giờ gọi là “tổ cua” vì tương truyền có một lần Tông Diễn mua được một mớ cua mẹ sau đó liền thả hết chúng trở về mương vì khi nhìn thấy chúng sùi bọt ông cho rằng chúng đang than khóc cho số phận của mình.



Vua Le Hy Tong sam hoi
Tượng "vua sám hối" độc nhất vô nhị đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness




Nhìn thấy sự đi xuống của Phật giáo và sự khốn khổ của các vị sư, Tông Diễn đã quyết tâm tìm cách trở về kinh thành Thăng Long nơi có vua Lê Hy Tông ngự để ngộ giác tư tưởng nhà Vua, cứu lại niềm tin Phật pháp vô biên.

Vì khi đó vua Lê Hy Tông đang rất kì thị và căm ghét nhà sư nên Tông Diễn phải cải trang sau đó giả vờ dâng tặng nhà vua một viên ngọc quý, nhưng thực chất bên trong là một tờ sớ được viết bằng tâm huyết của Tông Diễn, giúp vua Hy Tông ngộ ra được chân lý của Phật giáo.

Điều mà bức sớ của Tông Diễn muốn nói với vua Hy Tông là ở đời Trần, đời Lý, các vua hết sức coi trọng đạo Phật và rồi quốc gia thịnh trị, đạo Phật khiến người ta biết ăn uống đúng mực, không sân si, không giết người cướp của, nó như một viên ngọc quý của quốc gia, vậy tại sao cho đến giờ đạo Phật lại bị cho rằng không mang lại lợi ích gì cho xã hội...

Khi truyền đến tay, vua Hy Tông sau khi đọc hết bức sớ chứa đầy những suy nghĩ đúng đắn của vị thiền sư trong giây lát như bừng tỉnh, thoát khỏi cơn mộng mị. Nhà vua liền lập tức cho triệu ngay Tông Diễn vào triều, cúi mình tạ lỗi trước nhà sư, sau đó thu hồi sắc lệnh cấm Phật giáo và hứa sẽ sửa mình với Tông Diễn.

Để thể hiện lòng thành, vua cho người tạc bức tượng lớn mà trong đó có hình nhà vua lấy theo mẫu vua Hy Tông đang phủ phục dưới đất cõng trên lưng tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ngồi thiền trên đài sen và đặt tên đó là bức tượng “Vua sám hối”.

Bức tượng do vua Hy Tông sai tạc ngoài việc để sám hối với Đức Phật vì hành động “phá đạo” của mình, ông còn muốn tất cả mọi người hãy tự biết tu thân sửa mình để sống tốt hơn, nhất là những quan lại nắm chức, cầm quyền trong tay cũng phải xem lại chính mình. Sự ngự trị trong cõi này còn có một cõi ngự trị siêu hùng ưu việt hơn, đó là lực lượng của trí tuệ, một sự tự thân, của bản thể duy nhất.

Như vua Lê Hy Tông, người mang quyền lực tối cao trong một nhà nước đã biết nhận lỗi, sửa lỗi. Sự sám hối này không chỉ cho mình ông, mà còn để răn dạy bao thế hệ về sau nữa", nhà sư Thích Tâm Hoan chỉ dạy.

Năm 2006, nhân dịp UNESCO công nhận Lễ Phật đản là lễ hội tôn giáo thế giới, nhiều công trình văn hóa Phật giáo đặc sắc khắp châu Á được nhắc đến, trong đó có pho tượng Vua sám hối độc nhất ở Việt Nam, với tạo hình độc đáo. Hiện tượng “vua sám hối” cũng được ghi vào sách kỷ lục Guinness.

Kinh Vân (Bưu Điện Việt Nam)


ĐÔI NÉT VỀ CHÙA HÒE NHAI

Hoè Nhai tên chữ là Hồng Phúc tự ở số 19 phố Hàng Than, phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là ngôi chùa cổ, tương truyền có từ đời nhà Lý.

Theo văn bia năm Chính hòa 24 (1703) đời vua Lê Hy Tông (1676 - 1705) do Tiến sĩ Hồ Tông Mục soạn ghi "chùa xây tại Hòe Nhai tại bến Đông Bộ Đầu". Văn Bia còn có đoạn miêu tả vị thế chùa như sau:

"Hồng Phúc ở Hà Thành
Núi Nùng như vạt áo
Sông Nhị như giải lưng
Hồ Trúc Bạch chắn ngang
Dòng Tô Lịch vòng lại

Đây thực là chốn Tùng Lâm lâu đời của đất Thăng Long..."

Chùa Hòe Nhai trải qua nhiều lần sửa chữa lớn khá thường xuyên vào các năm 1699, 1703, 1812, 1894, 1920, 1946, 2010. Phạm vi chùa trước kia khá lớn, sang thời Pháp thuộc bị thu lại như hiện nay.

Chùa này là chốn đại tổ đình của Phật giáo miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung từ thế kỷ 17, có đến 2 vị quốc sư, 5 vị Tăng Thống, Pháp chủ xuất thân, trụ trì ở đây – một điều vô cùng hiếm gặp ở các chùa Việt nam :

Đạo Nam Quốc Sư, Thông Giác Thủy Nguyệt Thiền Sư, Đại Tổ Tông Tào Động Việt Nam.
Đại Tuệ Quốc Sư, Chân Dung Tông Diễn Thiền sư , Nhị tổ Tông Tào Động Việt Nam.
Tăng Thống Tịnh Giác Từ Sơn Hành Nhất Thiền Sư .
Tăng Thống Hải Điện Mật Đa Thiền Sư .
Tăng Thống Khoan Dực Phổ Chiếu Thiền Sư .
Thiền gia pháp chủ Thích Thanh Hanh Đại Lão Hòa Thượng (1840 – 1936) , đây là ngôi chùa ngài xuất gia năm 10 tuổi với sư tổ họ Nguyễn ở đây .
Pháp Chủ Thích Đức Nhuận Đại Lão hòa thượng (1897 – 1993) trụ trì chùa giai đoạn 1980 – 1993.



chua hoe nhai
Ban chính điện chùa Hòe Nhai
chua hoe nhai-3
Khuôn viên bên trong chùa là một màu xanh ngắt với những tán lá cây đầy bóng mát
chuong dong chua hoe nhai
Trống Đồng được đúc vào niên hiệu Tự Đức (1848 - 1883) nhà Nguyễn
khanh dong-chua hoe nhai
Khánh Đồng cao 1m, rộng 1.5m, đúc năm giáp Dần niên hiệu Long Đức thứ 3 (1734) đời Lê Thuần Tông


Kiến trúc

Một số pho tượng trong chùa Hòe Nhai, trong đó có bức tượng Phật ngồi trên lưng một vị vua đang phủ phục
Chùa được xây dựng theo kiểu chữ công trên diện tích khoảng 3000 m2 gồm 2 tòa bái đường 5 gian, chính điện 3 gian, nhà tổ 7 gian. Phía trước là chính điện, phía sau là nhà tổ và tăng phòng, xung quanh là hành lang. Thượng điện còn giữ được nhiều bức chạm hình tứ linh và các cửa võng sơn son thếp vàng. Chùa có nhiều tượng Phật được bày làm 6 lớp. Tổng số tượng ở chùa Hòe Nhai gồm 68 pho, được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như đồng hun, gỗ quý, đất nện, được sơn son thếp vàng. Chùa có một quả chuông mang niên hiệu Long Đức 3 (1734). Sân chùa có hai ngọn tháp cao 3 tầng. Trong chùa còn có đến 28 tấm bia, cổ hơn cả là bia dựng năm Chính Hoà 24 (1703) ghi rõ vị trí chùa ở phường Hoè Nhai, tại Đông Bộ Đầu tức Bến Đông. Chính nhờ bia này mà giới sử học ngày nay xác định được vị trí trận chiến thắng ngày 29 tháng 1 năm 1258 của quân nhà Trần mà sử chép là chiến thắng Đông Bộ Đầu, đuổi quân Nguyên, giải phóng kinh thành có vị trí ở khu vực gần chùa Hoè Nhai ngày nay.

Đại Lão Hòa Thượng Thích Thanh Khánh trụ trì chùa Hòe Nhai lúc sinh tiền đang chú nguyện Thượng lương ( thanh nóc nhà) trong dịp trùng tu chùa nhân đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội

Trong chùa có nhiều tượng cổ, cổ nhất là tượng Cửu Long (Thích Ca sơ sinh). Đặc sắc nhất pho tượng kép hình một vị vua quỳ để tượng Phật trên lưng. Tương truyền sau khi vua Lê Hy Tông đuổi nhiều hòa thượng lên núi, sư Tông Diễn (Tổ Cua) đã thức tỉnh vua, nên vua Lê Hy Tông cho làm pho tượng này thể hiện sự sám hối của mình.

Chùa còn bộ Tượng Dược Sư tam tôn (Dược Sư Phật, Nhật Quang Bồ tát, Nguyệt Quang bồ tát) cổ nhất VN, cùng với một bộ Hoa Nghiêm Tam thánh, các tượng Phật, Bồ tát này đặc biệt nhất Việt Nam vì tạo hình đầu trọc như 1 vị sư chứ không có tóc bụt ốc,...
Giới điệp của thiền sư Đạo lịch chùa Hòe Nhai Hộ địệp giới Đại Quang Tự giới đàn năm bính tuất
Chùa Hòe Nhai là "chốn tổ" của phái Tào Động, một trong hai phái lớn của Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam.

thap an quang-chua hoe nhai
Tháp Ấn Quang xây năm 1963 thờ Hòa thượng Thích Quảng Đức, người đã vị pháp thiêu thân





Di vật quý
Khánh Đồng: cao 1m, rộng 1.5m, đúc năm giáp Dần niên hiệu Long Đức thứ 3 (1734) đời Lê Thuần Tông
Trống Đồng: đúc vào niên hiệu Tự Đức (1848 – 1883) nhà Nguyễn
28 Tấm bia đá, cổ nhất là bia Chính hòa thứ 24 (1703)
Tháp Ấn Quang xây năm 1963 thờ Hòa thượng Thích Quảng Đức, người đã vị pháp vong thân

Chùa_hòe_nhai_nhà_sư_thời_pháp
Thầy Trụ Trì chùa Hòe Nhai đầu thế kỷ 20 do Pháp Chụp ( trong hình là Sư cụ Thích Tâm Viên )
 



Các đời Trụ trì
Tào Động Đời Thứ Thế Thứ Tào Động tại Việt Nam Danh hiệu Pháp Húy Ghi Chú
36 1 Thiền sư Thuỷ Nguyệt Thông Gíac Đạo Nam Người Việt Nam đầu tiên hành cước sang Trung Quốc cầu pháp, tu theo Thiền tông và ngộ đạo, nối pháp Tông Tào Động, pháp tử của Thiền Sư Nhất Cú Tri Giáo (Người Trung Quốc)
37 2 Thiền sư Chân Dung Tông Diễn Tổ Cua, vị đã cảm hóa Vua Lê Hy Tông và giải cứu Pháp nạn
38 3 Thiền sư Tĩnh Gíac Từ sơn Hành Nhất
39 4 Thiền sư Bản lai thiện thụân Tỉnh Chúc Đạo Chu
40 5
Thiền sư Viên Thông lại Nguyên

Hải Điện Mật Đa
41 6 Thiền sư Đạo Nguyên thanh lãng Khoan Dực Phổ Chiếu
42 7 Thiền sư Thanh Đàm Gíac Đạo Tâm Minh Chính Hoằng Quang Sư sáng tác 2 tác phẩm Thiền học là Bát Nhã Tâm Kinh Trực giải và Đề Cương Pháp Hoa.
43 8 Thiền sư Lục Hoà Gíac lâm Minh Liễu
44 9 Thiền sư Thanh Như Chiếu Đạo Minh Quang Lịch Minh Đạt
45 10
Thiền sư Hồng Phúc

Quang Lư Thích Đường, Như Như Tổ quạ, Sư sau trụ trì chùa Mễ Trì – Từ liêm – Hà Nội, dân làng đi làm đồng gửi trẻ con cho sư trông nom, sư vẽ một cái vòng cho trẻ ngồi vào đứa nào cũng ngoan, sư gọi qua đến xếp thành hàng cho chơi với trẻ con.
46 11 Thiền sư Thái Hoà Chính Bỉnh Thích Bình Minh Vô Tướng
47 12 Thiền sư Tâm Nghĩa Tính Nhân Từ
47 12 Thiền Sư Thích Tâm Huy ? – 1972
48 13 Thích Thanh Khoát sau này thượng tọa Thanh Khoát chuyển về chùa Phú Cốc , từ đó chùa Hòe Nhai do Pháp chủ Thích Đức Nhuận nhận trụ trì
49 14 Thiền sư Thanh Thiệu Thích Đức Nhuận, Đức Hạp Tổ Đồng Đắc (1897 – 1993), Đệ nhất Pháp Chủ GHPGVN , cụ vốn là đệ tử của sư tổ Thích Mật Nghĩa (Thích Thanh Nghĩa) , tổ Mật Nghĩa là đệ tử truyền thừa Tào Động của chùa Quảng Bá Hà Nội , sư tổ chùa Quảng Bá thì vốn là môn nhân đệ tử của chùa Hòe Nhai
50 15
Thiền sư Nguyên Cát

Thích Thanh Khánh (1921 – 2013)
51 16 Đại đức Thích Tâm Hoan


Tham khảo

Đặng Đức Siêu (2006). Sổ tay Văn Hoá Việt Nam. Nhà Xuất Bản Lao động.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_H%C3%B2e_Nhai


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/07/2020(Xem: 8754)
Lễ Huý Kỵ Trưởng Lão Hoà Thượng Thích Như Huệ tại Tổ Đình Pháp Hoa, Nam Úc,Chủ Nhật 05/07/2020 (15/05/Canh Tý).
04/07/2020(Xem: 9449)
Bài viết này để bổ túc cho một băng video chủ đề Tuệ Trung Thượng Sỹ trên YouTube (1) do nhóm Wisdom Today thực hiện, trong đó Tiến sĩ Phật học Nguyễn Thúy Loan đã phỏng vấn Hòa Thượng Thích Phước Tịnh và bản thân người viết là Cư sĩ Nguyên Giác. Lý do bổ túc vì lời nói của người viết vốn vụng về, không có khả năng diễn ý minh bạch như chữ viết.
25/06/2020(Xem: 5672)
Mùa Đại dịch 2020 này đã phá vỡ bao ước nguyện thầm kín nung nấu trong tôi . Đó là được đảnh lễ và tham vấn HT Thích Như Điển như lời Ngài hứa khả , sau khi tôi được chia sẻ vài cảm nghĩ của mình qua tác phẩm của Ngài “MỐI TƠ VƯƠNG CỦA HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA “. Những tưởng thời gian sẽ nhanh chóng trôi qua và cái ngày quan trọng ấy càng lúc càng đến gần hơn nhưng nay .... được thông báo sẽ được dời đến tháng 10/2021! Thật không ai có thể đoán được điều gì xảy ra vào năm 2020 này, và dường như Chư Hộ Pháp muốn tặng tôi một món quà ân thưởng để bù lại niềm hụt hẫng ấy và chắc chắn là để thưởng cho thiện niệm tôi luôn hướng về Ôn Phương Trượng như một danh Tăng và một điểm khá đặc biệt là không thể quên ngày sinh nhật Ngài khi đã hai lần chúc mừng Khánh Tuế ( 2018 -2019 ) . Chính vì thế khi xem lịch 28/6/2020 đúng là Khánh Tuế lần thứ 72 của Ngài bổng nhiên trong tôi ước nguyện đã khởi lên “ Bằng cách nào để viết hoặc một bài văn hay một bài thơ vào lúc này vừa có thể chúc mừng với tấ
25/06/2020(Xem: 8667)
HT tên thật là Phạm Văn Nghi, húy là Thượng Đồng Hạ Viên, tự là Thông Lợi, hiệu là Viên Đức. Sinh vào giờ Tỵ ngày 26 tháng chạp năm Nhâm Thân(1932). Quán làng Định Trung, xã An Định, Quận Tuy An, Tỉnh Phú Yên. Thân phụ của Hòa Thượng là cụ ông Phạm Giản. một bậc túc nho thời bấy giờ. Thân mẫu là cụ bà Ung thị Bình, một Phật tử thuần thành từ hồi bé. Ông nội của Hòa Thượng không những là một kẻ sĩ mà còn là một chiến sĩ trong phong trào Cần Vương kháng Pháp. Hòa Thượng chào đời và lớn lên ở Phú Yên một nơi địa linh nhân kiệt, không những vì đời đã sản sinh ra nhiều anh hùng liệt sĩ, mà về Đạo cũng là nơi đời đời nối tiếp xuất sinh nhiều vị Tăng tài kế truyền hoằng hóa giáo pháp của đức Thế Tôn. Non nước Phú Yên như phần nào nói cho ta điều đó. Ngoài dòng sông Ba yên bình chảy ra biển cả, Phú Yên còn có hai ngọn núi là là hòn Chuông và hòn Mõ, hình giống như hai pháp khí tu hành của nhà Phật , vì vậy vua Minh Mạng khi nói về đất Phú Yên đã khen ngợi:
20/06/2020(Xem: 9510)
Trưởng lão Hòa thượng thượng NGUYÊN hạ TỊNH tự LƯU THANH Đạo Hiệu NGÂN BÌNH. ( 1941-2020 ). Thuận thế vô thường thu thần viên tịch vào lúc 11h30 ngày 19 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 28 tháng tư nhuận năm Canh tý). Trụ thế : 80 năm Hạ lạp : 55 năm Tang lễ được cử hành theo chương trình như sau: - Lễ cung thỉnh nhục thân nhập kim quan: vào lúc 17h00 ngày 20 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 29 tháng 04 nhuận năm Canh tý). - Kim quan tôn trí tại Tổ Đình Trúc Lâm, Tp. Huế. - Lễ phụng tống kim quan nhập bảo tháp tại Tổ Đình Trúc Lâm cử hành vào lúc 6h00 ngày 24 tháng 06 năm 2020 (nhằm ngày 04 tháng 05 năm Canh tý).
10/06/2020(Xem: 6730)
Thân thế: Hòa Thượng Thích Minh Đạo, thế danh là Dương Văn Tam, Pháp danh Trừng Hữu, pháp tự Thiện Lộc, pháp hiệu Chơn Châu, sinh năm Quý Sửu 1913. Nguyên Quán tại Huyện Phú Quý ( thường gọi là đảo Phú Quý) Ngài theo song thân vào Xã Phan Rí Cửa, Quận Hòa Đa ( nay thuộc Huyện Tuy Phong) Tỉnh Bình Thuận để lập nghiệp.
26/05/2020(Xem: 8185)
Trước lúc nhập Niết bàn, đức Thế Tôn nói kinh Di giáo, tiên liệu cả hằng nghìn năm sau nên lời dạy của Ngài vô cùng thậm thâm vi diệu. Mỗi lời mỗi ý chứa đựng biết bao tình lý, mỗi lần đọc chúng ta nhận cảm trọn vẹn lời di giáo tha thiết của Ngài. Lời đi huấn của Hòa thượng Đôn Hậu để lại cho Thất chúng đệ tử mà có lẽ cũng cho tất cả chúng ta. Đến Linh Mụ không ai là không đọc lời Di Huấn này, kể cả những người không biết chữ cũng lắng tai nghe nhờ người khác đọc giúp. Điều đáng quan tâm là lời Di huấn này Hòa thượng viết từ năm 1988, bốn năm trước khi viên tịch, Ngài đã nhìn thấy rất rõ ràng những gì có thể xảy ra trong Tang lễ của Ngài và cần huấn thị lại cho minh bạch, và, cũng chính vì “Lời di huấn” này mà:
06/05/2020(Xem: 11654)
Tiểu sử Đức Đệ Nhất Tăng Thống GHPGVNTN – Đại Lão Hòa Thượng THÍCH TỊNH KHIẾT , Đệ nhất Tăng Thống - HT Thích Tịnh Khiết, Hòa Thượng thế danh là NGUYỄN VĂN KỈNH. Ngài sinh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão (nhằm ngày 17.12.1891)(1) tại làng Dưỡng Mong Thượng, tổng Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Nay là thôn Dưỡng Mong, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của ngài là cụ Nguyễn Văn Toán, thân mẫu là cụ bà Tôn Nữ Thị Lý. Ngài là con thứ hai(2). Bào huynh là Hòa Thượng Trừng Hương – Tịnh Hạnh (chúng tôi chưa tìm thấy thế danh của ngài). Hòa Thượng Tịnh Hạnh sinh năm Kỷ Sửu, 1889; xuất gia năm Ất Tỵ, 1905; thọ Cụ-túc giới năm Canh Tuất, 1910; trụ trì chùa Tường Vân, Huế; viên tịch năm Quý Dậu, 1933.
06/05/2020(Xem: 18540)
Công đức hoằng khai nhiếp hóa của Ngài cao hơn núi cao Tấm lòng từ bi độ lượng của Ngài sâu hơn biển sâu Chữ nghĩa của trần gian làm sao phô diễn
05/05/2020(Xem: 24708)
Như Áng Mây Bay là một phần thành quả của sự huân tập ý đạo, là một phần của cuộc hành trình đầy mạo hiểm mà ta gọi là kiếp người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]