Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoài niệm

13/08/201316:16(Xem: 8245)
Hoài niệm
ChuTonDuc (146)

HOÀI NIỆM
(Kỷ Niệm 18 Năm (1984-2002) Ngày HT Thích Trí Thủ,
Nguyên Chủ Tịch HĐTS GHPGVN Viên Tịch)

Pháp tử: TỊNH MINH



Viết về Ôn Già Lam thật khó, khó vì tự nhận thấy mình là đàn con em hậu học, gần gũi với Ôn chưa được bao nhiêu, vả lại nhân cách và đạo phong của Ôn rực rỡ quá; các bậc huynh trưởng tôn túc được Ôn dưỡng dục hai ba mươi năm còn không dám đặt bút thành văn, huống nữa là mình. Nhưng không viết vào dịp đặc san kỷ yếu này thì biết bao giờ mới bày tỏ được chút tình nồng ấm thiêng liêng mà Ôn đã dành cho mình qua bao năm tháng. Nghĩ đi nghĩ lại, tôi mạnh dạn ghi lại đây đôi điều mắt thấy tai nghe, gọi là niệm chút ân tình dâng Ôn nhân ngày húy kỵ.

Hồi còn ở Già Lam, có lẽ tôi là người duy nhất cạo tóc cho Ôn. Đôi lúc bận Phật sự, Ôn phải cạo tóc lúc bảy giờ tối để kịp sám hối, hoặc bốn giờ khuya để kịp bố tát. Mỗi lần cạo tóc cho Ôn là tôi rất mực cẩn trọng, chỉ được phép cạo nhẹ một đường dài từ trên xuống dưới, nhúng dao lam vào thau nước cho hết tóc rồi cạo qua đường khác, không dám nhắp nhắp, nhắp là có thể chảy máu ngay. Những mụt rùi son đỏ mọng to bằng hạt tấm hạt gạo rải rác nhô lên khắp đầu. Thường thì tôi đứng trịnh trọng, nhẹ nhàng, im lặng cạo tóc, cạo mặt Ôn rồi xuống, để Ôn tự cạo râu. Một hôm, trong lúc cạo tóc, Ôn hỏi:

- Đầu tui thế nào, có méo không?

- Dạ… đầu Ôn tròn và đẹp lắm, tôi đáp. Con thấy da đầu của người ta đa số là sạm nắng, còn Ôn thì đỏ au hà, nhất là mụt rùi son nhiều lắm. Con không dám nói chuyện trong lúc cạo là vậy đó.

Bỗng dưng Ôn trầm giọng, niệm:

Nam mô A Di Đà Phật

Con vào dạ mạ đi tu.

Có lẽ Ôn đang nghĩ đến ân đức sinh thành của người mẹ hiền đã bao năm xa cách. Thảo nào có lần Ôn đã từ chối tham dự hội nghị Phật giáo thế giới được tổ chức tại Nhật. Trong cuộc họp chúng, Ôn nói: “Phụ mẫu tại đường bất khả viễn du”. Hình như năm ấy Ôn đã quá lục tuần, thân mẫu của Ôn cũng đã ngoài tám mươi. Ôn không dám đi xa, sợ mẹ già có bề gì, không có Ôn bên cạnh. Ôn thương mẹ như thế đó. Ai bảo “Cát ái từ thân” là hết? Lòng hiếu thảo và nhân cách tuyệt vời của Ôn đã để lại trong ta những bài học vô cùng thâm diệu. Ôn thường dạy: “Các ông học Phật mà không đọc sách Nho, nhất là bộ Luận ngữ, Đạo Đức kinh, Nam Hoa kinh là thiếu sót”.

Phải chăng nhờ tinh thông Nho Lão Thích mà tâm hồn Ôn lúc nào cũng phóng khoáng, nhẹ nhàng, tươi mát.

Tôi nhớ có lần được Ôn cho đi Tây Ninh đặt bàn ghế cho ký nhi viện và tham quan Tòa Thánh. Gần đến chợ Long Hoa, xe chạy từ từ, bỗng dưng Ôn bảo chú Thu dừng lại. Không biết Ôn định làm gì, đoạn thấy Ôn xuống xe và đi thẳng lại chỗ bà cụ ngồi co ro trong chiếc áo chằm nhăn nheo nhiều màu sắc với chiếc nón cời tơi tả trên đầu; trước mặt bà là một cái lồng ọp ẹp nhốt ba con gà ri to bằng nắm tay, lông lá xơ xác. Thấy Ôn tiến đến, bà cụ lom khom đứng dậy, chắp tay xá xá và niệm Mô Phật, Mô Phật. Có lẽ bà cụ theo đạo Phật chứ không phải theo đạo Cao Đài. Ôn chỉ tay vào lồng gà hỏi:

- Bà bán bao nhiêu?

Bà cụ chắp tay xá xá, miệng ấp úng không nói nên lời. Những người xung quanh im lặng nhìn Ôn với ánh mắt chứa đầy thiện cảm. Có lẽ họ ngạc nhiên lắm. Ai đời một sư ông như vậy mà đi mua gà, lại mua ba con gà cù rụ sắp toi nữa chứ! Thấy bà cụ không nói, tôi sợ bà không hiểu phải xưng hô như thế nào nên không dám thưa, tôi đỡ lời : “Cụ bán bao nhiêu? Sư ông mua thật đấy”. Cái miệng móm chút xíu không còn một cái răng với hai vệt trầu đỏ tươi dính hai bên mép cười chúm chím trông rầt hiền lành và rất tội nghiệp. Bà cụ xoa xoa hai tay nói: “Xin sư ông cho sáu chục”. Ôn mở bóp đưa bà một trăm. Bà lại chắp tay xá xá. Tôi xách lồng gà chào bà, theo Ôn lên xe và nghe sau lưng có tiếng vọng lại: “Bà có phước đấy! Sư ông mua giúp cho bà đấy!” Có lẽ bấy giờ bà cụ là người hạnh phúc nhất đời.

Đấy, tâm hồn của Ôn là vậy đấy! Thấy việc gì phải là làm. Động lòng thương cảm là làm. Làm với thái độ ung dung tự tại, vô danh vô tướng, vô trụ vô cầu, mặc cho ai nghĩ sao cũng được.

Ngồi trên xe tôi tự hỏi: “Tại sao chú Thu và mình không thấy bà cụ. Đúng là thứ mã tử lục tặc, ngồi ngó trời ngó đất chứ có ngó gì đến người nghèo khổ!”

Cách đây ba bốn năm, Ôn có nuôi một cặp hoàng yến, chúng sinh được ba con chim con rất đẹp, Ôn thích lắm. Một hôm, khoảng ba giờ chiều, tôi về Già Lam hầu Ôn, vừa đến cửa đã thấy Ôn ngồi trầm ngâm ngắm chim mẹ mớm mồi cho chim con. Tôi xá Ôn với câu: “Bạch Ôn con mới đến”. Không quay lại, Ôn nói:

- Nhìn kìa! Chim mẹ khẩn trương nuôi con từ năm giờ sáng.

- Nhìn Ôn ngắm gia đình nhà chim nuôi con, con lại nhớ đến lời ca “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình”…

- Chứ răng! “Thập nguyệt hoài thai, tam niên nhũ bộ, thử ân thử đức, phấn cốt nan thù”ø. Ôn nói với giọng điệu như thán. Đoạn Ôn dạy: “Chim còn thương con như vậy huống nữa là người. Cha mẹ nào mà chẳng thương con. Các ông ở đời đừng bao giờ nói đến cái tệ, cái xấu của con người khác, phải lựa lời mà nói. Mình biết con mình ăn trộm, hỗn láo, nhưng không muốn cho ai nói con mình là kẻ ăn trộm, hỗn láo”. Tâm lượng của Ôn vô cùng nhân hậu. Đúng là:

Hiếm thấy ai ở đời,

Biết tự chế khiêm tốn,

Tránh mọi lời thương tổn,

Như ngựa hiền tránh roi

(PC. 143)

Ôn còn khiêm tốn với cả chúng Tăng. Anh em nào có lỗi, Ôn kêu dạy bằng những lời rất chân tình thắm thiết.

Ôn thương chúng Tăng như mẹ thương con. Có lần Ôn quy y cho một số Phật tử gần chùa, xong lễ Ôn dạy: “Các Phật tử đã quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, nhưng Tăng ở đây đa số còn trẻ, còn đang đi học; nếu thấy các chú đôi lúc thổi sáo, đánh đàn hay ca hát chi đó thì các Phật tử bỏ qua cho. Còn trẻ là vậy đó, mai kia lớn lên các chú sẽ nhuần nhuyễn ra”. Các Phật tử đều chắp tay cúi đầu im lặng, một sự im lặng hoan hỷ và thương kính Ôn vô vàn.

Kính lạy giác linh Ôn, Ôn thường nhắc nhở và dạy chúng con:

Khó thay sống khiêm tốn,

Thanh tịnh tâm vô tư,

Giản dị đời trong sạch,

Sáng suốt trọn kiếp người.

(PC. 245)

Nay Ôn không còn nữa. Ôn đã đi trọn đoạn đường nhân thế với nhân cách và đạo phong rực rỡ như ánh trăng rằm. Có điều đàn chim hoàng yến của Ôn đa số nay đã tung cánh líu lo mỗi con một hướng, khắp bốn phương trời. Dù ca hót thế nào chăng nữa thì chúng cũng không bao giờ quên được những hạt đậu hạt mè, cọng rau lá cải, bàn tay e ấp, giọng nói thân thương của người đã bao năm chăm sóc cho chúng đến ngày đủ lông đủ cánh.

(Tịnh Minh, đã đăng trong Hòa Thượng THÍCH TRÍ THỦ kỷ yếu, Văn Phòng Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ấn hành 1993.)

Lần thứ hai trích đăng trong tuần báo Giác Ngộ số 115, ngày 10/4/2002, nhân ngày húy kỵ Hòa Thượng, mồng Một tháng 3 năm Nhâm Ngọ, nhằm ngày 13/4/2002)

Lần thứ ba trích đăng trong tuần báo Giác Ngộ số 271, ngày 7/4/2005 với tựa đề: Một Nhân Cách và Đạo Phong Rực Rỡ, nhân ngày Húy kỵ Hòa Thượng, 1/3 Ất Dậu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/12/2010(Xem: 6242)
Vị thầy người Nhật của tôi đã ra đi năm ngoái, quá trẻ, quá sớm. Bà chỉ mới năm mươi bốn tuổi, và không có ai để truyền thừa Pháp. Bà chỉ có năm người đệ tử sống cùng bà trong những năm gần đây. Tôi, năm mươi sáu tuổi, nhưng lại là đệ tử mới nhất của bà, mà lại là nam đệ tử. Tôi ở với một nhóm nhỏ đệ tử người Tây phương chỉ mới được mười năm nay, trong khi người nữ đệ tử trẻ tuổi nhất cũng đã có mười lăm năm theo học với bà. Do vị thế ưu tiên của việc “sống lâu lên lão làng” trong tăng đoàn nhỏ bé của chúng tôi, mà các vị nữ đệ tử trẻ này tha hồ chế ngạo cái đầu không tóc, và việc gia nhập tăng chúng muộn màng của tôi. Tôi không màng điều đó chút nào, vì từ những ngày đầu, tôi đã rất hạnh phúc được thân cận “roshi” của tôi, với lòng tin tưởng rằng sự gần gủi, tiếp xúc hằng ngày với bà có thể giúp tôi đi đến ngưỡng cửa tiếp cận tâm linh, nơi ma
24/12/2010(Xem: 8031)
Đại lễ đặt dưới sự chứng minh tối cao của: Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu, Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh GHPG Việt Nam, trú trì Tổ đình Tường Vân – Huế, Trưởng lão Hòa thượng Thích khả Tấn, Thành viên Hội đồng chứng minh GHPG Việt Nam, Giáo phẩm chứng minh BTS GHPG tỉnh Thừa Thiên – Huế, Giáo phẩm chứng minh Môn phái tổ đình Tây Thiên – Huế, trú trì chùa Giác Lâm – Huế. Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Phương, Phó chủ tịch HĐTS Trung ương GHPG Việt Nam, Trưởng ban Trị sự GHPG tỉnh Thừa Thiên – Huế, trú trì Diệu Đế quốc tự, Lam Sơn và Tra Am – Huế. Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Duyên, Thành viên Hội đồng chứng minh GHPG Việt Nam, Ủy viên thường Trực HĐTS Trung ương GHPG Việt Nam, Trưởng ban Hướng dẫn nam nữ cư sĩ Phật tử trung ương, Trưởng ban Trị sự GHPG tỉnh Quảng Nam, trú trì chùa Đạo Nguyên Tam Kỳ - Quảng Nam. Chư tôn đức trong thường trực BTS GHPG tỉnh Thừa Thiên – Huế, chư tôn đức đại diện các môn phái Tổ đình trong tỉnh Thừa Thiên – Huế, chư tôn đức trú trì các
24/12/2010(Xem: 4856)
Niên Biểu Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Chánh Thư ký, Xử lý Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Đệ Tam Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
24/12/2010(Xem: 7627)
Được sự hoan hỷ chấp thuận của Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh, sự quan tâm giúp đỡ mọi mặt của quý cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và mặt trận, Ban Hướng Dẫn Phật Tử Tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Hội Thảo Hướng Dẫn Phật Tử và Đại Lễ Trai Đàn Truy Niệm Tiền Hậu Công Đức, Sáng Lập Hội Viên, Khuôn Trưởng, Trưởng Ban Hộ Tự, Hội Viên Thiện Nam Tín Nữ, Cư Sĩ Phật Tử, Gia Trưởng, Huynh Trưởng, Đoàn Sinh Gia Đình Phật tử trong tỉnh Thừa Thiên Huế và tưởng niệm Cầu Siêu quá cố Chư vị huynh trưởng nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Trước hết, thay mặt Ban Hướng Dẫn Phật Tử tỉnh và Ban Tổ Chức Đại lễ chúng con thành kính đảnh lễ niệm ân Chư Tôn Giáo Phẩm Hội Đồng Chứng Minh, Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Chư Tôn Giáo Phẩm, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni. Kính lời chào mừng nồng nhiệt đến chư vị quý khách lãnh đạo các cấp, quý vị nhân sĩ trí thức và toàn thể đồng bào Phật tử các giới. Cung chúc Chư Tôn Giáo Phẩm, Chư Tôn Đức Tăng Ni thế tuế thọ t
19/12/2010(Xem: 11020)
Phật Giáo và A-dục Vương. K. R. Norman (Nguyên Tâm dịch) Hoàng đế Asoka, Con người của hòa bình và tình nhân bản. Minh Chi Đại đế Asoka và sự nghiệp hoằng dương Phật pháp. Thích Quảng Đại Đại đế Asoka Maurya và những pháp dụ khắc trên đá Trần Trúc-Lâm Hoàng đế Asoka giã từ chinh chiến với nỗi thống khổ của người thắng trận. Trần Hương Lan Trường ca Kalinga. Trúc Thiê
19/12/2010(Xem: 18478)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua...
18/12/2010(Xem: 17171)
Từ thơ ấu, Tuệ Trung đã được khen là thông minh và dịu dàng. Giữ chức Thống Đốc Hồng Lô (bây giờ là tỉnh Hải Dương), ngài đã hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lược, và được thăng chức Tiết Độ Sứ trấn cửa biển Thái Bình.
17/12/2010(Xem: 6908)
.Thế là đại hạn đến rồi ! - Giường hạc canh thâu (1) phút mộng tàn, Nghìn thu vĩnh biệt nẻo nhơn gian ! .Thật vậy! - Hóa thân Báo xả siêu sinh tử, Chân tánh quang thu nhập Niết bàn. .Tuy nhiên - Chết chẳng sợ sa đường địa ngục Sống không ham đến ngõ Thiên đàng. Thế thì Người đi đâu ? - Cân bình nửa gánh về quê Phật, Để lại trần gian ngọn Pháp tràng !
17/12/2010(Xem: 8252)
NGHI BÁO TIẾN CÚNG DƯỜNG HÚY KỴ HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC TÁNH TRỤ TRÌ TỔ ĐÌNH THIÊN ĐỨC (Mùng 04 - tháng Giêng - ÂL)
16/12/2010(Xem: 8515)
Xin cầu nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc, bình an và giải thoát. Tác giả mang ơn sâu đối với Thiền Sư Thích Thanh Từ và Giáo Sư Tiến Sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát vì các công trình nghiên cứu và dịch thuật của hai thầy mà tác phẩm này đã dựa vào để tham khảo; và đối với bổn sư tác giả là Thiền Sư Thích Tịch Chiếu. Tác phẩm này được đặc biệt dâng tặng tới các thế hệ trẻ, và phổ quát dâng tặng cho tất cả chúng sinh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]