Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Viên Giác

11/08/201321:40(Xem: 13162)
Hòa Thượng Viên Giác

HT_Thich_Vien_Giac


Thành Kính Tưởng niệm
Hòa Thượng Viên Giác
(1912 - 1976)

Chùa Giác Hải – Khánh Hòa

Hòa thượng thế danh là Trần Đại Quảng, pháp danh Tâm Trí, tự Viên Giác, hiệu Chiếu Nhiên, thuộc đời thứ 43 dòng Lâm Tế, Liễu Quán.

Ngài sinh năm Nhâm Tý (1912), tại làng Dương Nổ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, trong một gia đình Nho phong đức hạnh nhưng có chí cách tân, theo hướng Tây học. Thân phụ là cụ ông Trần Đại Dật, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Mĩu (pháp danh Tâm Mỹ).

Ngài lớn lên theo truyền thống giáo dục gia phong, được tiếp xúc với nhiều bậc thân hữu trí thức của thân phụ trong những lúc hàn huyên hay luận bàn văn sách. Do đó Ngài đã sớm tiếp thu kiến thức sâu rộng, lý giải sự việc nhanh chóng, đạt lý thuận tình nên rất được lòng quần chúng. Ngài ham học hỏi, hiếu khách, nhất là được kết thân với các bậc thiện hữu tri thức, chính vì thế mà Ngài phát huy trí tuệ rất nhanh.

Nhờ tính năng động và chí phấn đấu trong học tập và lao động nên dù nghiêm thân mất sớm, Ngài, với tư cách con trưởng, vẫn giữ vững gia nghiệp, phụ giúp mẫu thân dưỡng dục các em học hành thành đạt, cụ thể là luật sư Trần Đại Khâm, nhờ công minh chính trực mà trở thành niên trưởng thẩm phán lừng danh. Cuối đời, ông theo gương anh xuất gia, tu hành nghiêm mật và mất tại Cali, Hoa Kỳ.

Ngoài việc chu toàn trách nhiệm gia đình, Ngài còn dành nhiều thời giờ nghiên cứu kinh điển Phật giáo. Ngài nhanh chóng hấp thụ tinh hoa Phật học và nhờ thế mà hưng phấn tinh thần. Từ đó, Ngài ôm ấp hoài bão xuất gia tu học, hành đạo giải thoát khi chu toàn bổn phận với mẹ già và các em.

Năm Đinh Sửu (1937), vừa 26 tuổi, thấy gia đạo ổn định, các em đã thành đạt và an bề gia thất..., Ngài xin phép mẫu thân, từ giã gia đình, xuất gia quy y với Tổ Bích Không.

Năm Tân Tỵ (1941), sau bốn năm hành điệu, gánh nước bổ củi, học tập công phu, thực hành thanh quy giới luật, Ngài đã thể hiện trọn vẹn chí nguyện xuất trần, khả năng tiếp thu giáo pháp và được Bổn sư cho thọ Sa di giới. Sau đó, Ngài được phép học nội điển tại Phật học đường Báo Quốc.

Năm Kỷ Sửu (1949), hội đủ nhân duyên, Ngài được truyền thọ Tỳ Kheo Bồ Tát giới tại giới đàn chùa Báo Quốc Huế do Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Đàn đầu Hòa thượng.

Sau khi kết thúc khóa học tại Phật học đường Báo Quốc, các vị đồng môn pháp lữ được cử đi hoằng pháp khắp nơi theo yêu cầu Phật sự của từng địa phương, riêng Ngài xin ở lại nhập thất ba năm với mục đích nghiên cứu thêm giáo điển và bồi dưỡng đạo lực trước khi lên đường phụng hành Phật sư.

Năm Giáp Ngọ (1954), Giáo Hội Tăng Già Trung Việt đề cử Ngài giữ chức Giám đốc Phật học đường Khánh Hòa. Và cũng trong thời gian này, Ngài được Hòa thượng Phước Huệ giao trách nhiệm trụ trì chùa Hải Đức (Nha Trang).

Năm 1956, cùng với chư Tôn đức trong Giáo hội, Ngài Đã biến chùa Hải Đức thành Phật Học Viện Trung Phần, nơi đào tạo Tăng tài cho Giáo hội Phật giáo mai sau.

Rồi, theo yêu cầu Phật sự, Ngài được Giáo hội cử đi diễn giảng tại các vùng cao nguyên Trung phần. Nhân đó, Ngài đã đồng sáng lập và làm Hiệu trưởng trường Bồ Đề Tuệ Quang, Đà Lạt.

Ít lâu sau, trên bướcđường vân du hoằng hóa, Ngài lại đến Vạn Ninh, lập trường Phật học cho Tăng sinh tại Tổ đình Linh Sơn.

Trong lúc giáo dục Tăng Ni và xây dựng Giáo hội địa phương: Vạn Ninh, Khánh Hòa, Ngài gặp Cư sĩ Như Liên, người đang ẩn tu tại làng Xuân Tự trong một am tranh nhỏ bên gốc me già. Ngài được Cư sĩ giới thiệu các địa danh mang đậm bản sắc Phật giáo như làng Xuân Tự, núi Ông Sư, núi Phổ Đà... và tận mắt chứng kiến cảnh thôn làng yên ả, non nước hữu tình nên Ngài quyết định dừng chân trác tích, dựng chùa Giác Hải, lập hạnh tĩnh tu và tiếp Tăng độ chúng.

Năm Bính Thân (1956), chùa Giác Hải đã sừng sững tôn nghiêm giữa núi cao biển rộng, không những là nơi tu học và an cư kiết hạ của chư Tăng địa phương, mà còn là một tòng lâm phạm vũ của Giáo hội, đúng như tâm nguyện ấp ủ của Ngài.

Năm Quý Mão (1963), sau cơn Pháp nạn, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, Ngài được tiến cử chức Thư Ký Tổng Vụ Hoằng Pháp thuộc Viện Hóa Đạo.

Sau đó Ngài về giảng dạy kinh văn Hán tạng cho Tăng chúng tại Phật học viện Trung phần và Ni viện Diệu Quang (Nha Trang).

Dù bận rộn với nhiều công tác Phật sự và xây dựng tòng lâm, Ngài vẫn nỗ lực hành trì theo mẫu mực thiền môn; và dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, đệ tử của Ngài cũng học được phong cách nhanh nhẹn hoạt bát, giản dị khiêm cung, nhất là tình thương của Ngài đối với môn đồ hậu bối.

Về sau, Ngài chuyên tâm trước tác và phiên dịch kinh điển mà Ngài đã dày công nghiên cứu và thực hiện từ lúc còn học tại Phật học viện Báo Quốc như: Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp (Lương Hoàng Sám) trọn bộ 10 quyển. Đại Thừa Kim Cang kinh luận (01 quyển). Phẩm Phổ Môn. Bảo Tích (mới dịch, chưa hoàn chỉnh). Quan hệ tư tưởng. Tìm hiểu Quán Thế Âm Bồ Tát (Phẩm Phổ Môn). Lịch sử phong cảnh chùa Giác Hải. Khuyên niệm Phật (thơ). Ngoài ra, Ngài còn nhiều tác phẩm khác chưa hoàn chỉnh và bị thất lạc trên bước đường hoằng hóa khắp nơi.

Năm Bính Thìn, Ngài thị tịch vào sáng ngày 14 tháng 7 năm 1976, tại chùa Giác Hải, hưởng thọ 65 tuổi đời, 27 hạ lạp.

(Nguồn tài liệu từ HT Thích Hải Ấn; Tịnh Minh, đệ tử của Ngài, hiệu đính )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2013(Xem: 11525)
Hàng ngàn Tăng Ni và Phật đang cung thỉnh chân dung Pháp tượng của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang tiến về Chánh Điện. Hàng ngàn Tăng Ni và Phật đang cung thỉnh chân dung Pháp tượng của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang tiến về Chánh Điện ...
01/06/2013(Xem: 7442)
Cái khó nhứt của tôi là viết về cha tôi , một người rất nổi tiếng trong giới nghiên cứu nhạc Việt Nam và Á châu . Nếu viết khen nhiều hơn chê thì thiên hạ sẽ cho là thiên vị, là người trong nhà khen lẫn nhau . Dù ai có muốn nói gì, nghĩ gì, đối với tôi không quan trọng . Tôi viết về cha tôi cũng như tôi đã viết về nhiều nhạc sĩ, ca sĩ khác . Tôi chỉ ghi những gì tôi biết về cha tôi với một cái nhìn khách quan tối đa . Nhân dịp Lễ Các Người Cha (Father's Day), tôi ghi lại một số hình ảnh của một người cha, một người thầy và một nhà nghiên cứu âm nhạc đã mang lại cho nền âm nhạc Việt Nam những hào quang rực rỡ chói sáng trên thế giới mà chưa có ai có thể làm được cho tới ngày hôm nay.
30/05/2013(Xem: 12386)
Trong suốt gần hai nghìn nămhiện diện trên quê hương, chưa bao giờ Phật giáo Việt Nam phải đối diện vớinhững đe dọa và thách thức trầm trọng như trong gần bốn mươi năm giữa thế kỷthứ 20. Đó là giai đoạn mà Phật giáo phải chịu tác động của 3 cuộc khủng hoảnglớn
25/05/2013(Xem: 15884)
Những sự kiện nổi bật nơi Thầy Minh Phát mà chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử quen biết xa gần đều rất khó quên : Nơi các Đại giới đàn, Thầy là vị dẫn lễ thân kính của các giới tử; nơi các đàn chẩn tế trong những ngày lễ hội lớn, Thầy là vị sám chủ uy nghiêm và gây ấn tượng mạnh trong lòng đai chúng; nơi các bịnh nhân, Thầy là vị lương y kỳ diệu, với một chai nước mát Thầy đọc vài câu Kinh ngắn chú nguyện, người bịnh mang về uống là có thể hết bịnh (đã có nhiều người hết bịnh nhờ uống những chai nước mát của Thầy cho); nơi các Tổ đình lớn, trong một số ngày lễ hội, khi cần - thầy là người “đầu bếp tài ba” v.v…
12/05/2013(Xem: 5373)
Lời Người Dịch: Hồ sơ này đã giải mật theo luật Hoa Kỳ -- tuy vẫn còn xóa trắng 2 dòng ở trang 1, và xóa trắng hai trang 3 và 4 -- sẽ cho thấy cách nhìn từ chính phủ Mỹ về tình hình Việt Nam trong thập niên 1960s. Hồ sơ này cho thấy đánh giá từ phía tình báo Hoa Kỳ về Thầy Thích Trí Quang và hoạt động của Phật Giáo VN trong năm 1966, tức là ba năm sau khi Hòa Thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân. Một vài đánh giá trong bản văn này bây giờ đã thấy là không chính xác, khi Mỹ dựa vào suy đoán để gán ghép một mục tiêu chính trị nào đó cho một hay nhiều vị sư. Tuy nhiên, bản văn này cho thấy cái nhìn từ phía tình báo Hoa Kỳ đối với Phật Giáo trong tình hình lúc đó đang gay gắt, và sẽ chiếu rọi thêm một phần vào lịch sử phong trào Phật Giáo.
23/04/2013(Xem: 10205)
Quyển NGỮ LỤC này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư DUYÊN LỰC trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời. Cứ hằng tháng Ngài cho mở một khóa tu bảy ngày ở mỗi Thiền đường cho các hành giả tu Thiền, gọi là “đả thiền thất” để hướng dẫn đại chúng chuyên sâu trong sự nghiệp tu hành. Những lời dạy trước sau đều được đồ đệ ghi âm lại để làm tài liệu tham khảo.
23/04/2013(Xem: 6296)
Như đã kết thiện duyên từ thuở ấy, Giọt mưa trời tưới ngọt đất Hồ Nam. Tiêu phụ thân và từ mẫu họ Nhan Dòng vọng tộc, làm quan Thanh triều đại.
22/04/2013(Xem: 7122)
Kể từ khi loài người biết phát huy trí tuệ, chúng ta thấy rõ có hai khuynh hướng phát triển, khuynh hướng hướng nội và khuynh hướng hướng ngoại. Khuynh hướng hướng ngoại, gọi là ngoại quan, tức quan sát sự hiện hữu và diễn tiến của sự vật bên ngoài giúp cho con người có được nhận thức đúng đắn về sự sống của hiện tượng giới.
22/04/2013(Xem: 18042)
Ba năm về trước, khi bổn-sư (và cũng là chú ruột) của tôi là cố Hòa-Thượng Ðại-Ninh THÍCH THIỀN-TÂM viên-tịch, trong buổi lễ thọ tang ngài tôi có dâng lời nguyện trước giác-linh Hòa-Thượng cầu xin ngài chứng-minh và gia-hộ cho tôi - vừa là đệ-tử và cũng là cháu ruột của ngài - được đầy đủ đạo-lực cùng minh-tâm, kiến-tánh thêm hơn để nối-tiếp theo gót chân ngài, hoằng-dương pháp môn Tịnh-độ nơi hải-ngoại ....
17/04/2013(Xem: 5965)
Con, Tỳ kheo ni Hạnh Thanh, vừa là môn phái Linh Mụ ; nhưng thật ra, Ôn, cũng như con và cả Đại chúng Linh Mụ đều là tông môn Tây Thiên pháp phái. Vì Ôn Đệ tam Tăng thống tuy Trú trì Linh Mụ quốc tự, nhưng lại là đệ tử út của Tổ Tâm Tịnh, Khai sơn Tổ Đình Tây Thiên, được triều Nguyễn dưới thời vua Khải Định sắc phong là Tây Thiên Di Đà tự. Ôn Cố Đại lão Hòa thượng Đôn Hậu có cùng Pháp tự chữ Giác với quý Ôn là Giác Thanh, trong Sơn môn Huế thường gọi là hàng thạch trụ Cửu Giác và có thêm một hàng gọi là bậc danh tăng thạc học Cửu Trí (Chỉ cho các ngài Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Siệu v..v...) Cố đô Huế là vậy ; đó là chưa kể nơi phát sinh ra danh Tăng ưu tú ngũ Mật nhị Diệu (Mật Tín, Mật Khế, Mật Hiển, Mật Nguyện, Mật Thể, Diệu Huệ và Diệu Không) và cũng là nơi đào tạo tăng tài, xây dựng trường Đại học Phật giáo đầu tiên không những chỉ cho Huế mà cả miền Trung việt Nam nữa. Ở Huế thường kính trọng các bậc chơn tu thực học, đạo cao đức trọng nên thường lấy tên chùa để gọi pháp
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]