Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu Sử và Công Hạnh

30/07/201106:58(Xem: 5553)
Tiểu Sử và Công Hạnh

Tiểu Sử và Công Hạnh

Của Trưởng Lão Hòa Thượng THÍCH HẠNH ĐẠO

(1932-2011)

I.Thân Thế

Thế danh : Nguyễn Đình Mân,

Pháp danh : Thị Uẩn,

Pháp tự : Hạnh Đạo,

Pháp hiệu : Thuần Phong,

Đời thứ 42 thuộc dòng Thiền Lâm Tế.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Hạnh Đạo thọ sanh vào năm Nhâm Thân (1932), tại xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; trong một gia đình trung nông, nhưng đời đời thâm tín Phật pháp.

Thân phụ là cụ ông Nguyễn Đình Khâm và cụ bà Trần Thị Sa.

II.Thời kỳ xuất gia tu học

Năm 1938, Ngài lên 6 tuổi thì cụ bà thân sinh qua đời. Chứng kiến sự ra đi đột ngột của người mẹ thân yêu, Ngài sớm nhận ra sự giả tạm của cuộc đời nên xin thân phụ cho vào Chùa học đạo. Nhưng mãi đến năm Ngài 11 tuổi thân phụ mới hứa khả cho Ngài đi xuất gia. Ngài đến bái kiến Hòa Thượng thượng Trí hạ Minh, Trú trì chùa Phúc Lâm – Hội An làm Bổn Sư thế độ. Và từ đó, Ngài chính thức ở trong dòng Thiền Lâm tế, làm Trưởng tử của đức Thế Tôn.

Khi được thọ giới xong, Ngài luôn hầu cận bên Thầy để được trưởng dưỡng đạo nghiệp trong bước đầu nhập đạo. Với phong cách đỉnh đạt và say mê học hỏi, ngài thông làu kinh kệ của buổi sơ cơ, nên được Hòa thượng bổn sư thương quý, huynh đệ mến yêu.

Năm 1947, lên 15 tuổi, ngài được Hòa thượng bổn sư cho thọ giới Sa Di trong giới đàn được tổ chức ngay tại chùa Phúc Lâm – Hội An.

Năm 1951, 17 tuổi, Ngài được thầy thế độ gửi vào chùa Linh Quang, thành phố Đà Lạt để theo học văn hóa tại trường Việt Anh. Đồng thời, tại đây Ngài cũng trau dồi Phật học với hầu hết các vị giảng sư thời bấy giờ.

Đến năm 1954, đúng tuổi 20, Ngài được Bổn Sư cho phép chính thức đăng đàn thọ cụ túc giới tại giới đàn chùa Tuyền Lâm – Sài Gòn do Ngài Thích Hành Trụ, phương trượng Chùa Giác Nguyên và Chùa Đông Hưng - Sài Gòn, làm đàn đầu Hòa Thượng.

Sau khi thọ Tỳ kheo giới, đêm đêm trau dồi nội điển, ngày ngày tích đức bồi công, ngài được thầy bổn sư giao nhiều trọng trách và gánh vác nhiều Phật sự tại chùa.

III.Thời kỳ hóa đạo

Với chí nguyện thượng hoằng hạ hóa, nối bước các bậc Tổ sư, ngài không quản ngại gian lao bất từ khó nhọc, luôn xông pha vào các Phật sự được thầy tổ giao phó để đền đáp tứ ân trong muôn một.

Năm 1964 khi ngành Tuyên Úy Phật Giáo ra đời, Ngài tham dự và tốt nghiệp Khóa I Sĩ Quan Tuyên Úy Phật Giáo trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và được công cử ra Vùng I làm Phụ Tá Tuyên Úy Quân Khu.

Sau khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành lập vào đầu năm 1964, từ năm 1964 đến năm 1966, Ngài đảm nhận chức vụ Tổng Thư Ký cho Ban Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Quảng Nam Đà Nẵng.

Từ năm 1966 đến năm 1968, Ngài được công cử làm Trú Trì Chùa Báo Ân kiêm Tuyên Úy Trưởng tại Tổng Y Viện Cộng Hòa tại Sài Gòn.

Từ năm 1968 đến năm 1969, Ngài được thăng cấp bậc Trung Tá và đảm nhận chức vụ Chánh Sở Tuyên Úy Phật Giáo Quân Đoàn 4, Quân Khu 4, văn phòng đặt tại Tỉnh Cần Thơ.

Từ năm 1969 đến 1970, Ngài về trú tại chùa Tỉnh Hội Đà Nẵng đãm nhận chúc vụ Phó Đại Diện Nội Vụ trong Ban Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Thị xã Đà Nẵng

Từ năm 1970 đến 1971, Ngài cùng với Hòa thượng Thích Minh Chiếu khai sơn chùa Chơn Tâm, Hòa Khánh, Đà Nẵng. Trong thời gian này được công cử đảm nhận chức vụ Giám Đốc Cơ Quan Viện Trợ CRS, là cơ quan viện trợ nhân đạo quốc tế của Hoa Kỳ.

Từ năm 1971 đến năm 1975, Ngài về Trú Trì Chùa Từ Tâm trong Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa Đà Nẵng.

Mùa thu năm 1973, Ngài kiêm nhiệm Trú trì chùa Báo Ân thuộc Bộ Tư lệnh Quân đoàn I, trước Tổng Y viện Duy Tân, Đà Nẵng một thời gian và nhường lại ngôi vị này cho Hòa thượng Thích Tín Nghĩa tiếp tục lo liệu đến tháng Tư năm 1975.

Trong thời gian này Ngài cũng dạy học tại Phật Học Viện Phổ Đà, giáo sư Toán trường Trung học Bồ Đề Đà Nẵng.

Sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam, cùng chung số phận với hàng trăm ngàn Quân nhân Cán chính Việt Nam Cộng Hòa, Ngài bị Cộng Sản bắt bỏ tù từ năm 1975 cho đến năm 1985 mới được thả ra.

Sau khi ra khỏi tù Cộng Sản, Ngài về cư trú tại chùa Hưng Long, quận 10, Sài Gòn và dạy Phật Học cho Tăng, Ni của Phật Học Viện Giác Ngộ.

Đến năm 1993, Ngài được chính phủ Hoa Kỳ bảo lãnh sang Mỹ theo diện HO-19, là chương trình bảo lãnh Sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa của chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu từ mấy năm trước.

Sang Hoa Kỳ, Ngài về thường trú tại chùa Việt Nam ở thành phố Los Angeles, do Cố Hòa thượng Thích Thiên Ân khai sơn, và Cố Hòa thượng Thích Mãn Giác kế vị trú trì.

Những năm đầu tại đất khách, Ngài được cung thỉnh làm giảng sư cho Tổng hội Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, do Hòa thượng Thích Mãn Giác làm hội chủ, Hòa thượng thay mặt Tổng hội đi hoằng Pháp các nơi.

Đến năm 1996, để đáp ứng nhu cầu hoằng pháp, làm nơi quy hướng tu học cho tăng tín đồ và duy trì nền văn hóa Phật Giáo và dân tộc Việt Nam đối với cộng đồng người Việt tị nạn ngày càng gia tăng dân số tại Quận Cam, Ngài về thành phố Santa Ana khai sơn ngôi Chùa Phổ Đà và làm Viện Chủ cho đến ngày viên tịch.

Năm 1998, chùa Đông Hưng được thành lập tại thành phố Virginia Beach ngài được cung thỉnh làm Chứng minh Đạo sư cho đến cuối đời.

Nhận thấy nhu cầu cần thiết trong việc quy tụ giới cư sĩ Phật Giáo để cùng nhau tu học, hộ trì Tam Bảo và góp phần phát triển Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, Ngài khuyến khích, khởi xướng và sáng lập Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Với đức độ cao dày, Ngài thường được cung thỉnh làm đàn đầu Hòa thượng trong các giới đàn tổ chức tại California, như tại chùa Huệ Quang, Phật học viện Quốc Tế ... Đồng thời, ngài cũng được cung thỉnh vào ngôi vị Thiền chủ trong các khóa an cư.

Trong Đại Hội Khoáng Đại Kỳ II của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ Văn Phòng II Viện Hóa Đạo tổ chức tại Chùa Cổ Lâm thành phố Seattle, tiểu bang Washington tháng 9 năm 2000, Ngài đã được cung thỉnh vào thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm và Cố Vấn cho Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ - Văn Phòng II Viện Hóa Đạo.

Trước tình hình khủng hoảng của Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ nói riêng và hải ngoại nói chung, vào ngày 11 và 12 tháng 1 năm 2008, Ngài đứng ra bảo trợ Đại Hội Bất Thường được tổ chức tại Chùa Phổ Đà để tiến tới việc thành lập Ban Vận Động Thành Lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ.

Trong Đại Hội Khoáng Đại Thành Lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam THống Nhất Hoa Kỳ, được tổ chức vào các ngày 20 và 21 tháng 9 năm 2008 tại Chùa Bát Nhã, thành phố Santa Ana, miền Nam California, Ngài đã được Đại Hội cung thỉnh lên ngôi vị Thành Viên Hội Đồng Chứng Minh của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ

Tháng 11 năm 2008, để tưởng niệm và hiệp kỵ chư Anh linh ngành Tuyên úy Phật giáo, đồng thời thương tưởng đến các Chiến sĩ thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh cũng như đồng bào đã tử nạn trên đường vượt biên tìm tự do … Hòa thượng đã tổ chức đại lễ Trai đàn Giải oan bạt độ và Chẩn tế cô hồn trong 3 ngày để truy tiến cầu siêu độ cho hương linh, anh linh còn đọa lạc trong chốn u đồ.

IV. Những ngày sau cùng

Sau nhiều năm sống trong cảnh tù tội dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, rồi những năm tháng hy sinh vất vả cho công tác Phật sự xây dựng nền móng ban đầu của Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, cộng với tuổi già sức yếu, Ngài đã lâm trọng bệnh vào cuối năm 2010.

Dù thân bệnh, Ngài vẫn sống những ngày tháng cuối cùng trong an tịnh với tinh thần và trí tuệ minh mẫn sáng suốt. Dự tri thời chí, nên Ngài đã sắp xếp trước mọi việc liên quan đến ngôi Tam Bảo Phổ Đà và thường xuyên khuyến tấn hàng môn đệ và Phật tử cố gắng hành trì lời Phật dạy.

Thuận thế vô thường, Ngài đã an nhiên xả báo thân, thâu thần thị tịch vào lúc 12giờ00 trưa, ngày 28 tháng 07 năm 2011 (nhằm ngày 28 tháng sáu năm Tân Mão), tại Chùa Phổ Đà, thành phố Santa Ana, miền Nam California, thế thọ 80, hạ lạp 60 năm. Nhục thân trà tỳ và Tháp thờ tại Chùa Phổ Đà, Santa Ana, California. Ngài thuộc đời thứ 42 Thiền Phái Lâm Tế và thế hệ thứ 9 Pháp Phái Chúc Thánh.

Tám mươi năm thị hiện trong cõi Ta Bà, hơn sáu mươi năm khoác áo Ca Sa hành Bồ Tát hạnh, đem đạo mầu cảm hóa tầng lớp quân nhân, lấy đức Từ Bi trị lành vết hằn chiến tranh thù hận, tranh thủ từng ngày tháng quý báu để góp phần xây dựng Phật Pháp nơi chốn tha hương, trải tấm lòng son với nước non và đạo pháp, thuận theo lẽ sinh diệt mà độ người tu chứng cảnh giới tịch diệt.

Ôi,

Kính thay công hạnh một đời,

Dấng thân Hành Đạo sáng ngời mười phương.

Ngài ra đi, Phật Giáo Việt Nam mất đi một bậc long tượng trong chốn Thiền Môn, Giáo Hội mất đi một vị Giáo Phẩm tài đức kiêm toàn, môn đồ tứ chúng mất đi một bậc Thầy khả kính.

Giờ nầy Giác linh Tôn Sư đang an vui nơi Phật quốc để lại cõi Ta Bà hàng môn đồ tứ chúng nhiều mến tiếc nhớ thương.

Nhưng than ôi !

Ai tìm vết điểu từ đâu lại,

Ai nghe tiếng sáo vọng về đâu ! ?

Đầm Tào Khê vằng vặc bóng trăng thâu,

Non Thiếu Thất xạt xào rừng mai trúc.

Ngưỡng nguyện Giác Linh Tôn Sư :

Nhập tử sanh như du hý,

Xuất thế mộng tự sát na,

Bất vi bản thệ tái hiện đàm hoa,

Tịnh độ Ta Bà vãng lai tự tại,

Hóa độ chúng sanh đồng đăng giác ngạn.

Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Nhị Thế, Hải Ngoại Phổ Đà Tự Khai Sơn tịnh Trú Trì, Việt Nam Phật Giáo Thống Nhất Giáo Hội Hoa Kỳ, Chứng Minh Hội Đồng Thành Viên, Húy thượng Thị hạ Uẩn, Tự Hạnh Đạo, Hiệu Thuần Phong, Trưởng Lão Hòa Thượng Giác Linh Liên Tòa Chứng Giám.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/06/2023(Xem: 3123)
Ôn Tuệ Sỹ là một bậc cao Tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam đã và đang cống hiến trọn đời mình cho công cuộc hoằng Pháp lợi sinh. Từ đầu những năm 70 thế kỷ trước, là một trí giả Phật giáo uyên thâm, Ngài được đặc cách bổ nhiệm là Giáo sư thực thụ Viện Đại học Vạn Hạnh và là Chủ bút của tạp chí Tư Tưởng do Viện Đại học Vạn Hạnh phát hành. Ngài là tác giả, dịch giả nhiều bộ sách biên khảo quan trọng đặc sắc về Phật giáo, Văn học, Triết học, Thơ ca như Thiền Luận Suzuki, Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo; nhất là các bản dịch giá trị để lại cho đời như: A-tỳ-đạt-ma Câu-xá Luận (trọn bộ 5 tập), Các Tông Phái Phật giáo, Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Luận Thành Duy Thức, các bộ Kinh Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A-hàm và Tăng Nhất A-hàm, v.v...
31/05/2023(Xem: 2164)
Cố Hương tiễn bước thong Dong, Tịch nhiên xã báo, sắc không trở về. Chơn tâm nối gót Bồ đề, Dung nghi tướng Phật, nguyện thề Vân Du.
25/05/2023(Xem: 3535)
Hạnh Đoan một dạ hướng an thiền Tu tập tinh cần kết thiện duyên Nhập thất trì kinh nuôi ước nguyện Bế môn lễ Phật dưỡng tâm nguyền Âm thầm chuyển ngữ truyện nhân quả Lặng lẽ ghi lời sách hoá duyên Viên Chiếu một thời lưu dấu ấn Ngày về cảnh Phật ngát hương liên..!
23/05/2023(Xem: 1322)
32- Tiểu Sử Thượng Toạ Thích Minh Phát 1956-1996
07/05/2023(Xem: 1053)
Hòa thượng Giác Quang – thế danh là Đàm Hữu Phước, sinh ngày 30/4/1947 (nhằm ngày 10/3 âm lịch, năm Đinh Hợi) tại ấp Mỹ Thạnh, xã Hòa Định, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Hòa thượng sinh ra trong một gia đình đạo đức gia phong, thân phụ là cụ ông Đàm Hữu Lượng – một y sĩ đức độ nhân từ, thân mẫu là cụ bà Võ Thư Tư – một nhà giáo lương hiền phúc hậu, được dân làng trân trọng và kính quý.
04/05/2023(Xem: 2591)
Cáo Bạch Tang Lễ Sư Cô Thích Nữ Giác Trí (1948-2023) tại Tự Viện Pháp Bảo, Sydney, Úc Châu
03/05/2023(Xem: 2645)
Trường Sức khỏe Cộng đồng T.H. Chan thuộc Đại học Harvard hôm 26/4 vừa thành lập Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh với một hội nghị chuyên đề có sự tham gia của các thiền sư và học giả trên khắp thế giới, trong đó có các đại đệ tử của cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Sứ mạng của trung tâm này là ‘giúp cho con người trên khắp thế giới sống có mục đích, sống thanh thản, sống yêu đời thông qua thực hành chánh niệm’; thực hiện các phương cách thực chứng để cải thiện sức khỏe và sự an lạc thông qua chánh niệm và giáo dục công chúng về chánh niệm, thông cáo báo chí của Đại học Harvard cho biết.
03/05/2023(Xem: 125995)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
26/04/2023(Xem: 1402)
Sư đệ ơi! Sinh ra từ vùng cát trắng thuỳ dương, quê hương Hải Nhuận thế phát xuất gia nơi Cố Đô Từ Vân Trú xứ Cầu pháp chuyên tu tại Hội An Vạn Đức Tổ Đình Hơn 30 năm mặc áo tu hành, nương thiền tự vui câu kinh tiếng kệ. Sớm hôm cùng thầy Tổ đệ huynh, hết lòng phụng sự quần sinh. Nay duyên mãn Đệ về nơi Bổn Sở.
24/04/2023(Xem: 1644)
Người đi tắt hạt nắng vàng, Người về cõi Phật, an nhàng tịch thân. Dấu chân đọng giữa phù Vân, Nụ cười trao lại, trọn phần thế gian.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567