Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu Sử và Công Hạnh

30/07/201106:58(Xem: 6660)
Tiểu Sử và Công Hạnh

Tiểu Sử và Công Hạnh

Của Trưởng Lão Hòa Thượng THÍCH HẠNH ĐẠO

(1932-2011)

I.Thân Thế

Thế danh : Nguyễn Đình Mân,

Pháp danh : Thị Uẩn,

Pháp tự : Hạnh Đạo,

Pháp hiệu : Thuần Phong,

Đời thứ 42 thuộc dòng Thiền Lâm Tế.

Trưởng lão Hòa thượng Thích Hạnh Đạo thọ sanh vào năm Nhâm Thân (1932), tại xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; trong một gia đình trung nông, nhưng đời đời thâm tín Phật pháp.

Thân phụ là cụ ông Nguyễn Đình Khâm và cụ bà Trần Thị Sa.

II.Thời kỳ xuất gia tu học

Năm 1938, Ngài lên 6 tuổi thì cụ bà thân sinh qua đời. Chứng kiến sự ra đi đột ngột của người mẹ thân yêu, Ngài sớm nhận ra sự giả tạm của cuộc đời nên xin thân phụ cho vào Chùa học đạo. Nhưng mãi đến năm Ngài 11 tuổi thân phụ mới hứa khả cho Ngài đi xuất gia. Ngài đến bái kiến Hòa Thượng thượng Trí hạ Minh, Trú trì chùa Phúc Lâm – Hội An làm Bổn Sư thế độ. Và từ đó, Ngài chính thức ở trong dòng Thiền Lâm tế, làm Trưởng tử của đức Thế Tôn.

Khi được thọ giới xong, Ngài luôn hầu cận bên Thầy để được trưởng dưỡng đạo nghiệp trong bước đầu nhập đạo. Với phong cách đỉnh đạt và say mê học hỏi, ngài thông làu kinh kệ của buổi sơ cơ, nên được Hòa thượng bổn sư thương quý, huynh đệ mến yêu.

Năm 1947, lên 15 tuổi, ngài được Hòa thượng bổn sư cho thọ giới Sa Di trong giới đàn được tổ chức ngay tại chùa Phúc Lâm – Hội An.

Năm 1951, 17 tuổi, Ngài được thầy thế độ gửi vào chùa Linh Quang, thành phố Đà Lạt để theo học văn hóa tại trường Việt Anh. Đồng thời, tại đây Ngài cũng trau dồi Phật học với hầu hết các vị giảng sư thời bấy giờ.

Đến năm 1954, đúng tuổi 20, Ngài được Bổn Sư cho phép chính thức đăng đàn thọ cụ túc giới tại giới đàn chùa Tuyền Lâm – Sài Gòn do Ngài Thích Hành Trụ, phương trượng Chùa Giác Nguyên và Chùa Đông Hưng - Sài Gòn, làm đàn đầu Hòa Thượng.

Sau khi thọ Tỳ kheo giới, đêm đêm trau dồi nội điển, ngày ngày tích đức bồi công, ngài được thầy bổn sư giao nhiều trọng trách và gánh vác nhiều Phật sự tại chùa.

III.Thời kỳ hóa đạo

Với chí nguyện thượng hoằng hạ hóa, nối bước các bậc Tổ sư, ngài không quản ngại gian lao bất từ khó nhọc, luôn xông pha vào các Phật sự được thầy tổ giao phó để đền đáp tứ ân trong muôn một.

Năm 1964 khi ngành Tuyên Úy Phật Giáo ra đời, Ngài tham dự và tốt nghiệp Khóa I Sĩ Quan Tuyên Úy Phật Giáo trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và được công cử ra Vùng I làm Phụ Tá Tuyên Úy Quân Khu.

Sau khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành lập vào đầu năm 1964, từ năm 1964 đến năm 1966, Ngài đảm nhận chức vụ Tổng Thư Ký cho Ban Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Quảng Nam Đà Nẵng.

Từ năm 1966 đến năm 1968, Ngài được công cử làm Trú Trì Chùa Báo Ân kiêm Tuyên Úy Trưởng tại Tổng Y Viện Cộng Hòa tại Sài Gòn.

Từ năm 1968 đến năm 1969, Ngài được thăng cấp bậc Trung Tá và đảm nhận chức vụ Chánh Sở Tuyên Úy Phật Giáo Quân Đoàn 4, Quân Khu 4, văn phòng đặt tại Tỉnh Cần Thơ.

Từ năm 1969 đến 1970, Ngài về trú tại chùa Tỉnh Hội Đà Nẵng đãm nhận chúc vụ Phó Đại Diện Nội Vụ trong Ban Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Thị xã Đà Nẵng

Từ năm 1970 đến 1971, Ngài cùng với Hòa thượng Thích Minh Chiếu khai sơn chùa Chơn Tâm, Hòa Khánh, Đà Nẵng. Trong thời gian này được công cử đảm nhận chức vụ Giám Đốc Cơ Quan Viện Trợ CRS, là cơ quan viện trợ nhân đạo quốc tế của Hoa Kỳ.

Từ năm 1971 đến năm 1975, Ngài về Trú Trì Chùa Từ Tâm trong Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa Đà Nẵng.

Mùa thu năm 1973, Ngài kiêm nhiệm Trú trì chùa Báo Ân thuộc Bộ Tư lệnh Quân đoàn I, trước Tổng Y viện Duy Tân, Đà Nẵng một thời gian và nhường lại ngôi vị này cho Hòa thượng Thích Tín Nghĩa tiếp tục lo liệu đến tháng Tư năm 1975.

Trong thời gian này Ngài cũng dạy học tại Phật Học Viện Phổ Đà, giáo sư Toán trường Trung học Bồ Đề Đà Nẵng.

Sau khi Cộng Sản chiếm miền Nam, cùng chung số phận với hàng trăm ngàn Quân nhân Cán chính Việt Nam Cộng Hòa, Ngài bị Cộng Sản bắt bỏ tù từ năm 1975 cho đến năm 1985 mới được thả ra.

Sau khi ra khỏi tù Cộng Sản, Ngài về cư trú tại chùa Hưng Long, quận 10, Sài Gòn và dạy Phật Học cho Tăng, Ni của Phật Học Viện Giác Ngộ.

Đến năm 1993, Ngài được chính phủ Hoa Kỳ bảo lãnh sang Mỹ theo diện HO-19, là chương trình bảo lãnh Sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa của chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu từ mấy năm trước.

Sang Hoa Kỳ, Ngài về thường trú tại chùa Việt Nam ở thành phố Los Angeles, do Cố Hòa thượng Thích Thiên Ân khai sơn, và Cố Hòa thượng Thích Mãn Giác kế vị trú trì.

Những năm đầu tại đất khách, Ngài được cung thỉnh làm giảng sư cho Tổng hội Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, do Hòa thượng Thích Mãn Giác làm hội chủ, Hòa thượng thay mặt Tổng hội đi hoằng Pháp các nơi.

Đến năm 1996, để đáp ứng nhu cầu hoằng pháp, làm nơi quy hướng tu học cho tăng tín đồ và duy trì nền văn hóa Phật Giáo và dân tộc Việt Nam đối với cộng đồng người Việt tị nạn ngày càng gia tăng dân số tại Quận Cam, Ngài về thành phố Santa Ana khai sơn ngôi Chùa Phổ Đà và làm Viện Chủ cho đến ngày viên tịch.

Năm 1998, chùa Đông Hưng được thành lập tại thành phố Virginia Beach ngài được cung thỉnh làm Chứng minh Đạo sư cho đến cuối đời.

Nhận thấy nhu cầu cần thiết trong việc quy tụ giới cư sĩ Phật Giáo để cùng nhau tu học, hộ trì Tam Bảo và góp phần phát triển Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, Ngài khuyến khích, khởi xướng và sáng lập Tổng Hội Cư Sĩ Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Với đức độ cao dày, Ngài thường được cung thỉnh làm đàn đầu Hòa thượng trong các giới đàn tổ chức tại California, như tại chùa Huệ Quang, Phật học viện Quốc Tế ... Đồng thời, ngài cũng được cung thỉnh vào ngôi vị Thiền chủ trong các khóa an cư.

Trong Đại Hội Khoáng Đại Kỳ II của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ Văn Phòng II Viện Hóa Đạo tổ chức tại Chùa Cổ Lâm thành phố Seattle, tiểu bang Washington tháng 9 năm 2000, Ngài đã được cung thỉnh vào thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm và Cố Vấn cho Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ - Văn Phòng II Viện Hóa Đạo.

Trước tình hình khủng hoảng của Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ nói riêng và hải ngoại nói chung, vào ngày 11 và 12 tháng 1 năm 2008, Ngài đứng ra bảo trợ Đại Hội Bất Thường được tổ chức tại Chùa Phổ Đà để tiến tới việc thành lập Ban Vận Động Thành Lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ.

Trong Đại Hội Khoáng Đại Thành Lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam THống Nhất Hoa Kỳ, được tổ chức vào các ngày 20 và 21 tháng 9 năm 2008 tại Chùa Bát Nhã, thành phố Santa Ana, miền Nam California, Ngài đã được Đại Hội cung thỉnh lên ngôi vị Thành Viên Hội Đồng Chứng Minh của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ

Tháng 11 năm 2008, để tưởng niệm và hiệp kỵ chư Anh linh ngành Tuyên úy Phật giáo, đồng thời thương tưởng đến các Chiến sĩ thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh cũng như đồng bào đã tử nạn trên đường vượt biên tìm tự do … Hòa thượng đã tổ chức đại lễ Trai đàn Giải oan bạt độ và Chẩn tế cô hồn trong 3 ngày để truy tiến cầu siêu độ cho hương linh, anh linh còn đọa lạc trong chốn u đồ.

IV. Những ngày sau cùng

Sau nhiều năm sống trong cảnh tù tội dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, rồi những năm tháng hy sinh vất vả cho công tác Phật sự xây dựng nền móng ban đầu của Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, cộng với tuổi già sức yếu, Ngài đã lâm trọng bệnh vào cuối năm 2010.

Dù thân bệnh, Ngài vẫn sống những ngày tháng cuối cùng trong an tịnh với tinh thần và trí tuệ minh mẫn sáng suốt. Dự tri thời chí, nên Ngài đã sắp xếp trước mọi việc liên quan đến ngôi Tam Bảo Phổ Đà và thường xuyên khuyến tấn hàng môn đệ và Phật tử cố gắng hành trì lời Phật dạy.

Thuận thế vô thường, Ngài đã an nhiên xả báo thân, thâu thần thị tịch vào lúc 12giờ00 trưa, ngày 28 tháng 07 năm 2011 (nhằm ngày 28 tháng sáu năm Tân Mão), tại Chùa Phổ Đà, thành phố Santa Ana, miền Nam California, thế thọ 80, hạ lạp 60 năm. Nhục thân trà tỳ và Tháp thờ tại Chùa Phổ Đà, Santa Ana, California. Ngài thuộc đời thứ 42 Thiền Phái Lâm Tế và thế hệ thứ 9 Pháp Phái Chúc Thánh.

Tám mươi năm thị hiện trong cõi Ta Bà, hơn sáu mươi năm khoác áo Ca Sa hành Bồ Tát hạnh, đem đạo mầu cảm hóa tầng lớp quân nhân, lấy đức Từ Bi trị lành vết hằn chiến tranh thù hận, tranh thủ từng ngày tháng quý báu để góp phần xây dựng Phật Pháp nơi chốn tha hương, trải tấm lòng son với nước non và đạo pháp, thuận theo lẽ sinh diệt mà độ người tu chứng cảnh giới tịch diệt.

Ôi,

Kính thay công hạnh một đời,

Dấng thân Hành Đạo sáng ngời mười phương.

Ngài ra đi, Phật Giáo Việt Nam mất đi một bậc long tượng trong chốn Thiền Môn, Giáo Hội mất đi một vị Giáo Phẩm tài đức kiêm toàn, môn đồ tứ chúng mất đi một bậc Thầy khả kính.

Giờ nầy Giác linh Tôn Sư đang an vui nơi Phật quốc để lại cõi Ta Bà hàng môn đồ tứ chúng nhiều mến tiếc nhớ thương.

Nhưng than ôi !

Ai tìm vết điểu từ đâu lại,

Ai nghe tiếng sáo vọng về đâu ! ?

Đầm Tào Khê vằng vặc bóng trăng thâu,

Non Thiếu Thất xạt xào rừng mai trúc.

Ngưỡng nguyện Giác Linh Tôn Sư :

Nhập tử sanh như du hý,

Xuất thế mộng tự sát na,

Bất vi bản thệ tái hiện đàm hoa,

Tịnh độ Ta Bà vãng lai tự tại,

Hóa độ chúng sanh đồng đăng giác ngạn.

Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Nhị Thế, Hải Ngoại Phổ Đà Tự Khai Sơn tịnh Trú Trì, Việt Nam Phật Giáo Thống Nhất Giáo Hội Hoa Kỳ, Chứng Minh Hội Đồng Thành Viên, Húy thượng Thị hạ Uẩn, Tự Hạnh Đạo, Hiệu Thuần Phong, Trưởng Lão Hòa Thượng Giác Linh Liên Tòa Chứng Giám.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/09/2018(Xem: 7787)
Chúng tôi hổ thẹn mang nặng thâm ân 2 bậc Thầy lớn, đã để lại trong đạo nghiệp mình nhiều dấu ấn giáo dưỡng thâm trọng, dù cho có nghìn đời cố gắng cũng chưa thể báo đáp hết:
03/09/2018(Xem: 17391)
Nhiều lời Đức Phật dạy trong kinh điển có thể được nhìn thấy qua nhà thơ Bùi Giáng. Toàn thân Bùi Giáng chính là Khổ Đế hiển lộ qua cái được thấy. Tương tự, với Tập Đế. Nụ cười của Bùi Giáng chính là Đạo Đế hiển lộ an lạc qua cái được thấy. Tương tự, với Diệt Đế. Bùi Giáng đùa giỡn ca ngâm với lời lời ẩn nghĩa chính là diệu chỉ tâm không dính mắc của Kinh Kim Cang, hiển lộ qua cái được thấy và cái được nghe. Bùi Giáng đi đứng nằm ngồi giữa phố như không một nơi để tới chính là diệu chỉ sống với cái Như Thị của Kinh Pháp Hoa, hiển lộ qua cách thõng tay vào chợ. Bùi Giáng viết xuống chữ nghĩa xa lìa có/không, dứt bặt đúng/sai, hễ viết xuống là gửi vào tịch lặng bờ kia chính là diệu chỉ gương tâm rỗng rang của Bát Nhã Tâm Kinh. Đó là hình ảnh nhà thơ Bùi Giáng trong tâm tôi nhiều thập niên qua.
23/08/2018(Xem: 6253)
Tôi thật may mắn được biết đến và là học trò của Hòa thượng Thích Minh Châu. Tôi có may mắn lớn này là nhờ bác Vũ Chầm, Chủ tịch VinaGiày, một tấm gương sáng về tu tập và phụng sự. Thế rồi mỗi lần từ Hà Nội vào Sài Gòn là tôi thường tìm mọi cách đến thăm Thầy. Mỗi lần được bên Thầy là một cơ hội được học hỏi, được dạy dỗ và chỉ bảo, được nhận năng lượng và bình an.
23/08/2018(Xem: 8365)
Thường trực BTS GHPFVN tỉnh Khánh Hòa vừa ký Cáo phó kính tiếc báo tin HT.Thích Đức Lưu, Ủy viên Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Trưởng BTS GHPGVN huyện Cam Lâm, Ủy viên Ban Tăng sự Phật giáo tỉnh, trụ trì chùa Pháp Vân tân viên tịch. Theo cáo phó, HT.Thích Đức Lưu do bệnh duyên.đã thuận thế vô thường, thâu thần viên tịch vào lúc 18 giờ, ngày 21-8-2018 (11-7-Mậu Tuất) tại chùa Pháp Vân, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa . Trụ thế 64 năm, hạ lạp 42 năm. Lễ nhập kim quan lúc 15g, ngày 22-8-2018 ( 12-7-Mậu Tuất), kim quan được tôn trí tại chùa Pháp Vân Lễ viếng bắt đầu từ 8 g, ngày 23-8-2018. Lễ tưởng niệm vào lúc 14g, ngày 25-8-2018 (nhằm 15-7-Mậu Tuất), sau đó 15g phụng tống kim quan nhập bảo tháp trong khuôn viên chùa Pháp Vân, Cam Lâm.
23/08/2018(Xem: 11747)
Hòa thượng Thích Quảng Độ trả lời phỏng vấn tiếng anh chia sẻ với Phật tử thế giới
18/08/2018(Xem: 5778)
Lễ Huý Nhật Lần thứ 1 Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thủ Thích Tâm Châu tại Chùa Phật Quang, Victoria, Úc Châu. Thứ Bảy, 18-8-2018 Chương Trình Lễ Huý Nhật: - Cung thỉnh chư Tôn đức Tăng Ni quang lâm - Cung An Chức Sự (NS Thích Nữ Chân Kim) - Nghi cúng tiến Giác Linh Đức Trưởng lão Hòa Thượng - Lễ Chào Phật Giáo Kỳ và một phút nhập Từ Bi Quán - Tuyên bố lý do và giới thiệu chư Tôn Đức tham dự ( MC TT Thích Nguyên Tạng) - Cung tuyên Tiểu Sử Cố Trưởng Lão Hòa Thượng ( TT Thích Tâm Phương - Lời Đạo Tình của Trưởng Lão HT Thích Huyền Tôn, Phó Thượng Thủ GHPGVNTTG, Tăng Giáo Trưởng GHPGTNHNUĐLTTL Viện Chủ Chùa Bảo Vương - Lời tưởng niệm về Đức Trưởng Lão HT Thích Tâm Châu ( HT Thích Tịnh Đạo) - Dâng hoa cúng dường Giác Linh Đức Trưởng Lão Hòa Thượng - Ngâm thơ của Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Truy niệm Giác Linh. (Phật tử Tuệ Minh) - Cảm Tạ của ban tổ chức. (ĐĐ Thích Chân Phong) - Cúng Dường Trai Tăng và hoàn mãn.
15/08/2018(Xem: 7787)
Nếu chúng ta từ phương diện thư tịch nhìn về quá trình du nhập và phát triển Phật giáo tại Việt Nam, cho thấy số lượng kinh sách trước tác hay dịch thuật của người Việtquá ư khiêm tốn,nội dung lại thiên về thiền họcmang đậm nét cách lý giải của người Hoa về Phật học Ấn Độ, như “Khóa Hư Lục”, “Thiền Uyển Tập Anh” (禪苑集英), “Thiền Tông Chỉ Nam”, “Thiền Tông Bản hạnh”…Điều đó minh chứng rằng, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng khá sâu nặng cách lý giải Phật học của người Hoa. Nguyên nhân nào dẫn đến sự ảnh hưởng này, theo tôi ngoài yếu tố chính trị còn có yếu tố Phật giáo Việt Nam không có bộ Đại tạng kinh bằng Việt ngữ mang tính độc lập, để người Việt đọc hiểu, từ đó phải dựa vào sách của người Hoa, dẫn đến hiểu theo cách của người Hoa là điều không thể tránh. Nếu thế thìchúng ta nghĩ như thế nào về quan điểm độc lập của dân tộc?Tôi có cảm giác như chúng ta đang lúng túng thậm chí mâu thuẫngiữa một thực tại của Phật giáo và tư tưởng độc lập của dân tộc.
13/08/2018(Xem: 6850)
Cách đây hơn một tuần, trong khi tìm kiếm tài liệu để viết lại tiểu sử tóm tắt của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương với các chi tiết chọn lọc, cần thiết, đã được cập nhật,theo ý của chúng tôi. Chúng tôi mới bỗng nhớ ra rằng: Năm 1978, lúc Ni Sư mới 15 tuổi, Ni Sư xuất gia với Sư Bà Hải Triều Âm (Đại Ninh - Việt Nam). Như vậy, tính đến năm 2018 này, là năm kỷ niệm 40 NĂM XUẤT GIA CỦA NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG. Tuy mới biết và được hầu chuyện Ni Sư chỉ năm mười phút ngắn ngủi tại Chùa Hương Sen, rồi sau đó đọc một số tác phẩm, những bài pháp luận, thuyết trình… của Ni Sư. Chỉ ngần ấy thôi, nhưng chúng tôi vẫn luôn lưu giữ cái cảm nhận rất chân thành và nghiêm túc này: Rằng Ni Sư Thích Nữ Giới Hương là người rất mực khiêm cung, suy nghĩ cẩn mật. Rằng Ni Sư là người kiên tâm trì chí tu học và hành Đạo suốt 40 năm ấy; Rằng Ni Sư Thích Nữ Giới Hương là “Người gieo duyên Phật pháp, gieo duyên Đạo”* không ngừng nghỉ và không biết mỏi mệt. Và rất nhiều đức khác mà chúng tôi kính trọng, ngưỡng vọng
11/08/2018(Xem: 7797)
Hòa Thượng Thích Huyền Tôn: Chúc thọ Đức Đại Thụ Tăng Thống Thích Quảng Độ. Cung Kính Chúc Thọ Đại Thụ Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ Trí Lực câu viên Đạo Lực Tu Di ! Úc Châu Tiểu đệ HT Thích Huyền Tôn (91 tuổi).
03/08/2018(Xem: 24883)
Hòa Thượng Thích Minh Tuyền vừa viên tịch tại Nhật Bản, Hòa Thượng THÍCH MINH TUYỀN thế danh LÊ MINH TUYỀN sanh ngày 08 tháng 09 năm 1938 (Mậu Dần), tại thôn Bình Hội, thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Xuất gia năm 7 tuổi (Năm Ất Dậu (1945) tại Chùa Bửu Tích thuộc thôn Bình Liêm, xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Năm 1970, HT đến du học tại Nhật Bản và lưu trú đến ngày nay. Vì tuổi cao sức yếu, Nài đã thuận thế vô thường viên tịch vào lúc 3giờ 35 phút sáng ngày 22 tháng 08 năm 2017 (nhằm ngày 01 tháng 07 nhuần năm Đinh Dậu), trụ thế 80 năm, 60 hạ lạp. Chương trình Tang Lễ của Hòa Thượng Tân Viên Tịch sẽ được công bố trong thời gian sớm nhất. Ngưỡng mong Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni và Quý Đồng Hương Phật Tử gần xa nhất tâm cầu nguyện Giác Linh Tân Viên Tịch Thích Minh Tuyền Cao Đăng Phật Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]