Tự tại, thong dong trong khung viên Ấn Quang Thống Nhất
Sự viên tịch Hòa Thượng Thiện Hoa, con được hầu quan, tiễn đưa chí thiết
Nhập Vô Dư của Ngài, con chỉ hướng vọng về Huế xa xôi
Đến hôm nay, 39 năm theo vận mệnh nổi trôi
Con xin chân thành mượn nét bút viết dâng lên
Tưởng niệm, đảnh lễ, tôn vinh Ngài Đệ nhất
Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Kế thừa lịch sử Phật Giáo 2000 năm, bất tuyệt
Hòa cùng lịch sử Dân tộc 5000 năm, trường tồn
Vô trụ thị trụ, vô thường thị thường
Vàng càng thêm sáng, sắt càng thêm son
Dấu tích xa xưa, bừng bừng tỏ rạng
19 tuổi thọ Cụ Túc về trụ xứ phát nguyện
Mỗi một chữ lạy một lạy, Bộ Vạn Phật ba năm liền
Thì hành trạng và cuộc đời Ngài
Làm sao không vời vợi oai đức thiêng liêng
Như Thanh Thái Hòa Thượng Bổn Sư ấn tâm phú pháp
“Trừng Thông tâm pháp bổn đồng nhiên
Phó nhữ Chân Thường đạo chí kiên
Phi hữu phi vô phi sở kiến
Tịch nhiên khai ngộ chủ nhơn tiền”
Ngài xuất hiện ra đời khi thời thế đảo điên
Đạo Pháp cuối thời kỳ Pháp thuộc ngửa nghiêng
Mà Dân Tộc cũng chông chênh giữa sóng triều XANH - ĐỎ
Tiếng nói của lương tri cơ hồ bỏ ngỏ
Tiếng nói của tự tình tim thắt ruột đau
Đỏ - Xanh, cứ thế lên màu
Xanh - Đỏ tranh đoạt nát tàu quê hương
Nát từ thôn dã phố phường
Nát vào tận chốn nghiêm đường uy linh
Cạn tàu ráo mán tơ tình
Chùa chiền dậy sóng rêm mình trầm kha
Còn chi quốc quốc gia gia
Còn chi non nước cửa nhà Việt Nam
Họ đã ra tay hạ Màu Cờ Ngũ Sắc
Họ đã ra tay giữa Mùa Phật Đản uy nghiêm
Tăng tín đồ Phật Giáo
Hai tay không, dùng tấm thân, làm giậu làm khiên
Máu đổ, xương rơi, ngã gục giữa dùi cui súng đạn
Chư Thánh Tử, chết vì Đạo, để cho Đạo còn sống
Chư Thánh Tử, chết vì Đạo, để đánh thức bạo quyền
Họ bảo rằng : Ba bi kieu (barbecue), thịt nướng, Thầy chùa điên
Bị Cộng giật, Cộng mua, Cộng sai, Cộng khiến
Đêm 20 tháng 8 năm 1963
Họ ập vào Xá Lợi, hốt cho trọn tàu, đoạn tuyến
Ngài cũng mang thương tích dưới đài sen
Cũng tù, cũng tội, chốt khóa như nêm
Phật Giáo đâu có làm gì
Phật Giáo chỉ đòi hỏi nguyện vọng
Tự do và bình đẳng tôn giáo
Trong lúc Phật tử, Tăng Ni, và mọi cấp lãnh đạo
Cửa ngục tù vẫn kín mít lặng câm
Thì ngoài kia, dân quân tướng tá dị khẩu đồng âm
Cùng dõng dạc đứng lên và xóa tan chệ độ
Phật Giáo vô can, Phật Giáo không chủ trương thế đó
Phật Giáo vô can, Phật Giáo không vấy máu hận thù
Cửa thiền môn, ngàn đời, vẫn tịch tịnh thiên thu
Người con Phật, ngàn đời, vẫn nhu hòa nhẫn nhục
2000 năm Phật Giáo, đạo từ bi thắm thiết
5000 năm Dân Tộc, nền văn hiến đắp xây
Ngài đã tận tâm tận lực cống hiến miệt mài
Hành trạng và cuộc đời niêm hoa vi tiếu
Dẫn thỉnh sư Giới đàn Từ Hiếu
Mở Trung Đẳng Tường Vân
Khai, giáo, dưỡng ân cần
Giám đốc đạo hạnh Cao Đẳng Tường Vân, Báo Quốc
Đào tạo những bậc tăng tài lỗi lạc kiệt xuất:
Thiện Hoa, Thiện Hòa, Hành Trụ, Trí Tịnh, Thiện Siêu,…
Thạc đức thạch trụ rạng danh lịch sử chỉ điều
Ngược thời gian khó tìm, xuôi thời gian khó sánh
Cương vị của Ngài, vũ trụ ngân hà xao xuyến:
Chứng minh đạo sư An Nam Phật Học
Pháp Chủ Trung Việt Phật Giáo Tòng Lâm
Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam
Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
Thế kỷ hai mươi, tôn xưng là Tăng Thống Đệ Nhất
Vốn đã có từ mười thế kỷ trước
Đinh Tiên Hoàng Đế sắc phong Khuông Việt Quốc Sư
Mười thế kỷ sau, Tăng Tín đồ suy tôn thánh đức nghiêm từ
Ngài tọa thị như Phật Giáo 2000 năm tọa thị
Công hạnh một đời, băng ngàn thế kỷ
Công đức một kiếp, soi sáng thiên thu
Như vũ trụ lồng lộng với thái hư
Như ngân hà mênh mang cùng trụ vũ
Năm 1972
Ngài rời Sài Gòn, về lại Cố Đô, sông Hương núi Ngự
Một chuyến về, nào ngờ qui ẩn nhà xưa
Chỉ vài tháng sau, nắng Huế đổ mưa
Quý Sửu 73, kinh kỳ vĩnh lạc
Bảo tháp Tường Vân tổ đình trầm mặc
Tùng bách nghiêm đường lịch đại Tổ Sư
Ta Bà nung nấu lò cừ
Thường lạc ngã tịnh Hữu Dư Nát Bàn
Ngàn xưa Cổ Đức âm vang
Ngàn sau Thánh Đức nghiêm trang tôn thờ
Ngàn xưa lối cũ không mờ
Ngàn sau kế thế truyền thừa rạng soi.
Ngày 22 tháng 6 năm 2012
Trước khi Vào Hạ
Thích Nhật Tân
Ghi chú:
Vì có viết ngưỡng tôn Ngài Đệ Tam, Đệ Tứ, mà không viết hai Ngài Đệ Nhất, Đệ Nhị, trong tôi chừng như có gì còn thiếu, có gì chưa vẹn. Lại biết Phật Giáo Úc Châu mở đầu Thiết Lễ Tưởng Niệm Tri Ân Bốn Đời Tăng Thống vào mỗi năm nhân Mùa An Cư, từ 2012 Nhâm Thìn trở đi. Nên tôi xin chân thành lui về dấu xưa, ôn và ghi lại đôi dòng dâng lên Giác Linh hai Ngài Nhất Nhị.
Tôi đọc hơn 3 lần rất kỹ Tiểu sử của 2 Ngài Đệ Nhất và Đệ Nhị Tăng Thống, xin hoàn toàn khâm thừa ngưỡng phục. Tuy nhiên, có thấy vài điểm không chuẩn có thể sơ xuất trong lúc Phụng Soạn. Tôi xin mạn phép, chứ không dám gọi là phạm thượng, để quý Ngài trưởng thượng hữu nhiệm chỉnh lại hay không thì tùy, và chân thành nêu ra đây như một sự lưu chú cho hôm nay và mai sau.
Tài liệu Tiểu sử phổ biến rộng rãi, tôi đọc và trích từ nguồn:
Chúng tôi hổ thẹn mang nặng thâm ân 2 bậc Thầy lớn, đã để lại trong đạo nghiệp mình nhiều dấu ấn giáo dưỡng thâm trọng,
dù cho có nghìn đời cố gắng cũng chưa thể báo đáp hết:
Nhiều lời Đức Phật dạy trong kinh điển có thể được nhìn thấy qua nhà thơ Bùi Giáng.
Toàn thân Bùi Giáng chính là Khổ Đế hiển lộ qua cái được thấy. Tương tự, với Tập Đế.
Nụ cười của Bùi Giáng chính là Đạo Đế hiển lộ an lạc qua cái được thấy. Tương tự, với Diệt Đế.
Bùi Giáng đùa giỡn ca ngâm với lời lời ẩn nghĩa chính là diệu chỉ tâm không dính mắc của Kinh Kim Cang, hiển lộ qua cái được thấy và cái được nghe.
Bùi Giáng đi đứng nằm ngồi giữa phố như không một nơi để tới chính là diệu chỉ sống với cái Như Thị của Kinh Pháp Hoa, hiển lộ qua cách thõng tay vào chợ.
Bùi Giáng viết xuống chữ nghĩa xa lìa có/không, dứt bặt đúng/sai, hễ viết xuống là gửi vào tịch lặng bờ kia chính là diệu chỉ gương tâm rỗng rang của Bát Nhã Tâm Kinh.
Đó là hình ảnh nhà thơ Bùi Giáng trong tâm tôi nhiều thập niên qua.
Tôi thật may mắn được biết đến và là học trò của Hòa thượng Thích Minh Châu. Tôi có may mắn lớn này là nhờ bác Vũ Chầm, Chủ tịch VinaGiày, một tấm gương sáng về tu tập và phụng sự. Thế rồi mỗi lần từ Hà Nội vào Sài Gòn là tôi thường tìm mọi cách đến thăm Thầy. Mỗi lần được bên Thầy là một cơ hội được học hỏi, được dạy dỗ và chỉ bảo, được nhận năng lượng và bình an.
Thường trực BTS GHPFVN tỉnh Khánh Hòa vừa ký Cáo phó kính tiếc báo tin HT.Thích Đức Lưu, Ủy viên Ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Trưởng BTS GHPGVN huyện Cam Lâm, Ủy viên Ban Tăng sự Phật giáo tỉnh, trụ trì chùa Pháp Vân tân viên tịch.
Theo cáo phó, HT.Thích Đức Lưu do bệnh duyên.đã thuận thế vô thường, thâu thần viên tịch vào lúc 18 giờ, ngày 21-8-2018 (11-7-Mậu Tuất) tại chùa Pháp Vân, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa . Trụ thế 64 năm, hạ lạp 42 năm.
Lễ nhập kim quan lúc 15g, ngày 22-8-2018 ( 12-7-Mậu Tuất), kim quan được tôn trí tại chùa Pháp Vân
Lễ viếng bắt đầu từ 8 g, ngày 23-8-2018.
Lễ tưởng niệm vào lúc 14g, ngày 25-8-2018 (nhằm 15-7-Mậu Tuất), sau đó 15g phụng tống kim quan nhập bảo tháp trong khuôn viên chùa Pháp Vân, Cam Lâm.
Lễ Huý Nhật Lần thứ 1
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thủ Thích Tâm Châu
tại Chùa Phật Quang, Victoria, Úc Châu.
Thứ Bảy, 18-8-2018
Chương Trình Lễ Huý Nhật:
- Cung thỉnh chư Tôn đức Tăng Ni quang lâm
- Cung An Chức Sự (NS Thích Nữ Chân Kim)
- Nghi cúng tiến Giác Linh Đức Trưởng lão Hòa Thượng
- Lễ Chào Phật Giáo Kỳ và một phút nhập Từ Bi Quán
- Tuyên bố lý do và giới thiệu chư Tôn Đức tham dự ( MC TT Thích Nguyên Tạng)
- Cung tuyên Tiểu Sử Cố Trưởng Lão Hòa Thượng ( TT Thích Tâm Phương
- Lời Đạo Tình của Trưởng Lão HT Thích Huyền Tôn, Phó Thượng Thủ GHPGVNTTG, Tăng Giáo Trưởng GHPGTNHNUĐLTTL Viện Chủ Chùa Bảo Vương
- Lời tưởng niệm về Đức Trưởng Lão HT Thích Tâm Châu ( HT Thích Tịnh Đạo)
- Dâng hoa cúng dường Giác Linh Đức Trưởng Lão Hòa Thượng
- Ngâm thơ của Cố Trưởng Lão Hòa Thượng Truy niệm Giác Linh. (Phật tử Tuệ Minh)
- Cảm Tạ của ban tổ chức. (ĐĐ Thích Chân Phong)
- Cúng Dường Trai Tăng và hoàn mãn.
Nếu chúng ta từ phương diện thư tịch nhìn về quá trình du nhập và phát triển Phật giáo tại Việt Nam, cho thấy số lượng kinh sách trước tác hay dịch thuật của người Việtquá ư khiêm tốn,nội dung lại thiên về thiền họcmang đậm nét cách lý giải của người Hoa về Phật học Ấn Độ, như “Khóa Hư Lục”, “Thiền Uyển Tập Anh” (禪苑集英), “Thiền Tông Chỉ Nam”, “Thiền Tông Bản hạnh”…Điều đó minh chứng rằng, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng khá sâu nặng cách lý giải Phật học của người Hoa. Nguyên nhân nào dẫn đến sự ảnh hưởng này, theo tôi ngoài yếu tố chính trị còn có yếu tố Phật giáo Việt Nam không có bộ Đại tạng kinh bằng Việt ngữ mang tính độc lập, để người Việt đọc hiểu, từ đó phải dựa vào sách của người Hoa, dẫn đến hiểu theo cách của người Hoa là điều không thể tránh. Nếu thế thìchúng ta nghĩ như thế nào về quan điểm độc lập của dân tộc?Tôi có cảm giác như chúng ta đang lúng túng thậm chí mâu thuẫngiữa một thực tại của Phật giáo và tư tưởng độc lập của dân tộc.
Cách đây hơn một tuần, trong khi tìm kiếm tài liệu để viết lại tiểu sử tóm tắt của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương với các chi tiết chọn lọc, cần thiết, đã được cập nhật,theo ý của chúng tôi. Chúng tôi mới bỗng nhớ ra rằng: Năm 1978, lúc Ni Sư mới 15 tuổi, Ni Sư xuất gia với Sư Bà Hải Triều Âm (Đại Ninh - Việt Nam). Như vậy, tính đến năm 2018 này, là năm kỷ niệm 40 NĂM XUẤT GIA CỦA NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG.
Tuy mới biết và được hầu chuyện Ni Sư chỉ năm mười phút ngắn ngủi tại Chùa Hương Sen, rồi sau đó đọc một số tác phẩm, những bài pháp luận, thuyết trình… của Ni Sư. Chỉ ngần ấy thôi, nhưng chúng tôi vẫn luôn lưu giữ cái cảm nhận rất chân thành và nghiêm túc này: Rằng Ni Sư Thích Nữ Giới Hương là người rất mực khiêm cung, suy nghĩ cẩn mật. Rằng Ni Sư là người kiên tâm trì chí tu học và hành Đạo suốt 40 năm ấy; Rằng Ni Sư Thích Nữ Giới Hương là “Người gieo duyên Phật pháp, gieo duyên Đạo”* không ngừng nghỉ và không biết mỏi mệt. Và rất nhiều đức khác mà chúng tôi kính trọng, ngưỡng vọng
Hòa Thượng Thích Huyền Tôn:
Chúc thọ Đức Đại Thụ Tăng Thống Thích Quảng Độ.
Cung Kính Chúc Thọ Đại Thụ
Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ
Trí Lực câu viên
Đạo Lực Tu Di !
Úc Châu Tiểu đệ HT Thích Huyền Tôn (91 tuổi).
Hòa Thượng Thích Minh Tuyền vừa viên tịch tại Nhật Bản, Hòa Thượng THÍCH MINH TUYỀN thế danh LÊ MINH TUYỀN sanh ngày 08 tháng 09 năm 1938 (Mậu Dần), tại thôn Bình Hội, thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Xuất gia năm 7 tuổi (Năm Ất Dậu (1945) tại Chùa Bửu Tích thuộc thôn Bình Liêm, xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Năm 1970, HT đến du học tại Nhật Bản và lưu trú đến ngày nay.
Vì tuổi cao sức yếu, Nài đã thuận thế vô thường viên tịch vào lúc 3giờ 35 phút sáng ngày 22 tháng 08 năm 2017 (nhằm ngày 01 tháng 07 nhuần năm Đinh Dậu), trụ thế 80 năm, 60 hạ lạp. Chương trình Tang Lễ của Hòa Thượng Tân Viên Tịch sẽ được công bố trong thời gian sớm nhất.
Ngưỡng mong Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni và Quý Đồng Hương Phật Tử gần xa nhất tâm cầu nguyện Giác Linh Tân Viên Tịch Thích Minh Tuyền Cao Đăng Phật Quốc.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.