Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con nguyện để tang Người

20/09/201200:08(Xem: 5660)
Con nguyện để tang Người


CON NGUYỆN ĐỂ TANG NGƯỜI
Thích Nữ Nhuận Bình

u._980849028

Sáng nay con về lại Vạn Hạnh, không phải đi học, không phải nộp bài thi, không phải đi đảnh lễ,... mà để đi tiễn Ôn về với Phật. Con hòa mình vào dòng người tấp nập trên giao lộ Nguyễn Kiệm trong buổi sớm bình minh. Một ngày như mọi ngày nhưng cảnh vật hôm nay không còn bình yên nữa. Cây cỏ úa màu, hoa buồn ủ rũ. Mọi người tất bật, nôn nao bước nhanh về cổng chùa Vạn Hạnh, như sợ chậm chân sẽ không còn chỗ cho mình cung tiễn Thầy đi.

Cực lạc Ta bà đường về xa thăm thẳm

Người đi kẻ ở cách biệt mãi ngàn năm

Trời mới tờ mờ sáng, con theo chân đoàn người tiến vào Học viện. Chọn cho mình một vị trí nhỏ, một góc khuất khiêm tốn, miễn sao đứng nơi ấy có thể tận mắt chứng kiến được tôn dung di ảnh và nhục thân của Người. Bởi so với hàng ngàn người về dự lễ tang Ôn, con là đứa học trò vô danh tiểu tốt, như hạt cát nhỏ nằm ẩn lấp giữa hoang mạc kiêu sa. Nhưng con không sợ điều đó, vì con yêu Người, vì con kính trọng, ngưỡng mộ và mang ơn Người nhiều lắm!

UP_701951058

Ni sinh Thích Nữ Nhuận Bình - Sinh viên khoa Triết học Phật giáo khóa VI và Cao học khóa I



Kỷ niệm lần đầu tiên được gặp Người vào năm 2005. Đứng giữa sân trường, dưới gốc cây hoàng điệp nhiều nắng và gió của Học Viện, nhìn lên bậc thềm bước vào sảnh, một dáng người vận chiếc huỳnh y Nam tông từ tốn, chậm rải, nụ cười hiền hòa, bao dung, đang cầm những chiếc văn bằng trao tận tay cho các anh chị khóa V trong ngày lễ tốt nghiệp. Lúc đó con ước mơ sẽ có một ngày mình cũng được như thế. Được vinh dự nhận tấm văn bằng do chính Người trao.

Con thi tuyển đậu vào khóa VI Học Viện. Lúc này, Người ngày một già thêm. Dù vậy, ngày khóa VI chúng con khai giảng, Ôn vẫn hiện diện làm an lòng chúng con. Mỗi năm chúng con có ít nhất 1 lần được diện kiến và đảnh lễ Ôn, đó là vào dịp sinh nhật 20/10 mỗi năm, hay mừng khánh tuế lúc xuân về.

Khóa VI chúng con là cột móc lịch sử của sự đào tạo nền giáo dục Phật giáo mới, được chuyển đổi phương pháp giảng dạy từ gia giáo sang hệ thống tín chỉ hiện đại của Phương tây. Đây là bước sáng tạo, đột phá của nền giáo dục Phật giáo Việt Nam. Vì tuổi cao sức yếu, Ôn chỉ làm viện trưởng chúng con được hai năm. Ngày biết được thông tin này, huynh đệ chúng con buồn lắm! Chúng con cũng kịp nhận ra rằng, ngày chúng con nhận tấm văn bằng tốt nghiệp, vị trao văn bằng sẽ chẳng phải là Ôn. Thế là ước mơ nhỏ bé của con sẽ không thực hiện được nữa rồi.

Mỗi ngày chúng con đều đến Vạn Hạnh học, hết Cử nhân, rồi Cao học, nhưng mỗi ngày chúng con lại xa cách Người hơn. Vì sức khỏe của Người không cho phép, và vì chúng con không là gì giữa vũ trụ bao la. Dẫu có gặp được Người, chúng con cũng chỉ biết đứng ngắm nhìn từ xa, xá chào, vái lạy. Với Người, chúng con chỉ biết ngưỡng vọng, quy hướng, mà không một ngôn từ nào có thể lột tả được hết ân đức mà người dành cho chúng con. Năm 2011, con được may mắn diện kiến, đảnh lễ người. Đó cũng chính là lần cuối cùng con được nhìn ngắm tôn dung, người mà con yêu thương, kính trọng nhất.

Sáng 16 tháng 7, sau khi làm lễ tự tứ, con tất bật về miền tây tổ chức đại lễ Vu lan Báo hiếu. Trong cái huyên náo của chợ đời, chuông điện thoại reo vang,... Thông tin người ra đi làm con khựng lại. Giật bắn người nghe xa xót tâm can. Một sự mất mát nào đó đã ùa về làm tắc nghẽn bao dòng chảy suy tư. Dẫu biết Người đã bước qua tuổi 90 lâu rồi, và biết rất rõ một đời người là thế, nhưng chúng con vẫn không bao giờ muốn, mãi mãi không bao giờ muốn,... Thầy ơi?

Khúc vô thường hát trong chiều hội ngộ

Đêm liên hoan nghe sanh tử gọi thầm

Ta muốn khóc vì thấy đời vô nghĩa

Bàn tay nào ôm trọn vẹn chúng sanh

Con sợ đi đám tang, rất sợ. Mỗi lần đi về, mùi tử thi của người chết luôn làm con mệt mõi, bệnh tật. Thế nhưng, trong tang lễ của người, con đi viếng đến 5, 6 lần (vì con theo học nhiều lớp, nhiều ban), nhưng con không thấy mệt, thấy chán mà lại thích. Con thích cảm giác bước vào sân chùa Vạn Hạnh, tang lễ của Người lúc nào cũng đông nhưng rất đổi trang nghiêm. Dường như năng lượng của những bậc chân tu, năng lượng của lòng từ bi, bao dung đã làm nên khung cảnh dễ chịu, dễ gần như thế.

Những ngày tang lễ diễn ra, con theo dõi tin tức không sót một chi tiết nào. Bộ phim về cuộc đời và đạo nghiệp của Ôn, con đã xem đi xem lại năm lần bảy lượt. Dẫu là xem đến mấy lần, con vẫn không thể ngăn được dòng nước mắt tuôn rơi. Cổ đức từng dạy phải sống làm sao để; “Khi chào đời mọi người cười, ta khóc, đến cuối đời mọi người khóc, ta mỉm cười”. Con biết, giờ đây ở bên kia thế giới Người đang mỉm cười mãn nguyện, Người đang hạnh phúc khi công hạnh của mình đã viên thành quả mãn, Người hoan hỷ vì biết được có hàng triệu trái tim đang hướng về mình, yêu thương mình bằng tất cả những gì trân quý nhất.

Người có biết không? Sáng nay trong bài tưởng niệm Người, Hòa thượng Viện trưởng đương nhiệm của chúng con đã bật khóc. Từng dòng chữ chia ly Người được cất lên, là nỗi nghẹn ngào không thốt được thành tiếng. Hòa thượng Chơn Thiện, Thượng tọa Tâm Minh cũng khóc, chư tôn đức Tăng Ni, quý Phật tử không ai không tiếc thương nhỏ lệ. Con đứng đó, lòng dặn lòng phải cứng rắn để tiễn Người đi. Nhưng nước mắt ở đâu cứ chực trào ra, thấm vào bờ môi nghe mặn đắng cả cõi lòng. Con khóc như chính bản thân mình đã mất đi một phần ruột thịt, một phần của thiêng liêng, cao cả nhất. Từng lời kinh tiếp dẫn Nam Mô, là từng khúc nhạc chia ly đầy nỗi nhớ.

Lúc Kim quan người đã an trí tại bảo tháp Pháp Lạc, dòng người cứ chen chúc nhau đến tiễn biệt một cành hoa. Di ảnh Người được quý Phật tử đội lên đầu thành kính. Người đi rồi, Phật giáo Việt Nam đã mất đi một bóng mát, hàng Tăng Ni sinh của chúng con đã mất đi một người thầy, một người cha. Trăng đã lặn, Vạn Hạnh vắng bóng Người, chúng con bơ vơ mất người ân sư khả kính. Giờ đây, nhục thân Người đã nằm sâu trong lòng đất, mang theo bao tiếc thương, lưu luyến hàng nhiều thế hệ. Để tri ân một bậc thầy khả kính, con nguyện để tang Người đến ngày mãn khó. Mang chiếc tang nhỏ nhắn trong trái tim mình, chính là nhắc nhỡ chúng con phải học và hành đúng theo gương hạnh và tâm nguyện của Người. Xin ngàn lần tạc dạ vào tim, ghi sâu thâm ân của một đời vì thế hệ mai sau. Xin đốt nén tâm hương, nghiêng mình, tiễn người hanh thông về miền bảo sở.

Cha về cực lạc ngàn năm nhớ

Con ở dương trần vạn thuở thương

Kính Lễ

Ni sinh Thích Nữ Nhuận Bình - Sinh viên khoa Triết học Phật giáo khóa VI và Cao học khóa I

Khể thủ!

(Phật Tử Việt Nam)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2019(Xem: 4464)
Viện chủ TỔ ĐÌNH SẮC TỨ TỪ QUANG (Đá Trắng - Phú Yên) Hòa thượng Thích Phúc Hộ, thế danh là Huỳnh Văn Nghĩa, sinh ngày 24 tháng 7 năm Giáp Thìn (1904) đời vua Thành Thái năm thứ 16 tại làng Triều Sơn, xã Xuân Thọ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Song thân của Ngài là cụ ông Huỳnh Trung và cụ bà Trần Thị Nho.
20/10/2019(Xem: 6653)
Thân thế: Cố Đại đức thế danh Lê Quý Trúc Bảo, sanh vào ngày 23/3/1975 trong một gia đình nhiều đời theo Phật. Trong lần gia đình di cư đầu tiên vào Nam, song thân đã sinh Đại đức (ĐĐ) tại Tam Bình, Thủ Đức, Gia Định. Thân phụ là ông Lê Quý Triết, Thân mẫu là bà Hoàng Thị Tựu; nguyên quán Trà Trì, Hải Xuân, Hải Lăng, Quảng Trị. ĐĐ sinh ra trong gia đình có 8 anh em gồm 3 người anh trai, 2 em gái và 2 người em trai. Sau 30/4/1975 gia đình trở về nguyên quán Trà Trì, Quảng Trị. Đến tháng 7/1977 gia đình của cố ĐĐ lại một lần nữa di cư vào Nam và trú ở vùng kinh tế mới tại Châu Thành, Đồng Nai. - năm 1981-1986, cố ĐĐ học trường Tiểu học Quảng Thành, Châu Thành, Đồng Nai - năm 1986-1990, cố ĐĐ học trường Trung học cơ sở Kim Long, Châu Thành, Đồng Nai.
20/10/2019(Xem: 4571)
Hòa thượng sinh ra và lớn lên trong một gia đình khoa bảng nho học, nhưng dường như vốn có túc duyên nhiều đời với Phật pháp nên từ lúc thiếu thời khi còn đi học tại trường Trung học Dũng Lạc Hà Tây, Hòa thượng đã có xu hướng tìm hiểu Phật giáo. Đến năm 19 tuổi (1953) Ngài lặng lẽ từ biệt gia đình cùng người thân, từ giã nơi chôn nhau cắt rốn lần bước đi tìm thầy xuất gia cầu Đạo để hoàn thành ước nguyện của mình.
20/10/2019(Xem: 4951)
CỐ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ HẢI Thành viên Hội Đồng Chứng Minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị Nguyên Phó trưởng ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Quảng Trị Trú trì Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang – Quảng Trị; Tổ đình Hải Đức – Huế THÂN THẾ Hòa thượng họ Võ, húy Viết Hữu, nối pháp dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 41, pháp danh Không Cẩn, tự Trí Hải. Hòa thượng sinh năm Tân Tỵ [1941] tại thôn Phương Lang, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Hòa Thượng xuất thân trong một gia đình nhiều đời thâm tín Tam Bảo, thân phụ là Cụ ông Võ Viết Linh – pháp danh Nguyên Minh, thân mẫu là Cụ bà Nguyễn Thị Diệm – pháp danh Nguyên Huệ. Ngài là người con út trong gia đình có 8 anh chị em.
20/10/2019(Xem: 7500)
Hòa thượng là người làng Triều Thủy, xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tên thật là Nguyễn Đình Hiệp, sinh năm 1938, mất năm 1973 tại Sài Gòn. Sinh trong một gia đình thuần Phật có 9 anh em 4 trai 5 gái mà Hòa thượng là con út. Thân phụ là cụ Nguyễn Đình Thắng, pháp danh Tâm Minh, tự Diệu Dụng. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Lang, pháp danh Tâm Lạc.
20/10/2019(Xem: 5037)
Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Hộ Giác (1928 – 2012) – Phó Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. – Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. – Nguyên Tổng Thư Ký Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. – Nguyên Thành Viên Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo. – Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Cư Sỹ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. – Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. – Nguyên Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Xã Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. – Nguyên Phó Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. – Nguyên Tổng Thư Ký Hội Đồng Lãnh Đạo GHPGVNTN Hải Ngoại. – Nguyên Chủ Tịch Văn Phòng II Viện Hoá Đạo GHPGVNTN Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ. – Nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ. – Viện chủ Tổ Đình (PHV) Pháp Quang; chùa Nam Tông; chùa Xá Lợi Phật Đài (Việt Nam). – Viện chủ Pháp Luân Tự, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.
20/10/2019(Xem: 5077)
Hòa thượng đạo hiệu Thích Minh Cảnh, thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 40. Hòa thượng thế danh Nguyễn Hữu Danh, sinh ngày 12-11-Đinh Sửu (1937) tại làng Mỹ Tho, quận Cao Lãnh (Đồng Tháp). Hòa thượng xuất thân trong gia đình kính tin Tam bảo, thân phụ là cụ ông Nguyễn Minh Biện, pháp danh Minh Chiếu, thân mẫu là cụ bà Trần Thị Mậu, pháp danh Diệu Thiệt. Hòa thượng là người con út, là con thứ 9 (miền Nam gọi là thứ 10) trong gia đình có 9 anh chị em, với bốn người anh, chị xuất gia tu học.
20/10/2019(Xem: 4495)
TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG GIỚI NGHIÊM (THITASÌLA MAHATHERA) (1921 - 1984) Nguyên: - Tăng Thống Giáo Hội Tăng Già Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravàda) Việt Nam. - Thành viên Hội Đồng Chứng Minh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. - Phó Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. - Phó Chủ Tịch Hội Hữu Nghị Việt Nam - Campuchia.
20/10/2019(Xem: 16407)
Hòa thượng Giác Khang thế danh Tô Văn Vinh sinh năm 1941 tại tỉnh Bạc Liêu. Thân sinh là cụ ông Tô Khanh. Thân mẫu là cụ bà Trần Thị Vén. Gia đình có 5 trai, 5 gái. Hòa thượng là con thứ 8 trong gia đình. Hòa thượng tốt nghiệp Tú Tài và học Cao đẳng Sư phạm. Ra trường đi dạy học ở Cái Côn – Cần Thơ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]