Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu Truyện Tự Ghi

04/10/201021:29(Xem: 7445)
Tiểu Truyện Tự Ghi

TIỂU TRUYỆN TỰ GHI
Hòa thượng Thích Trí Quang

thichtriquang-07Truyện của tôi không đáng gì mà phải ghi. Chỉ vì truyện ấy, hơn vài thập kỷ trước thập kỷ 2530 (1975-1985), có liên quan đến Phật giáo VN, lại bị hư cấu truyện và phim sai quá nên phải ghi. Nhưng ghi như dưới đây thì chỉ là có còn hơn không mà thôi.

Sinh chính quán của tôi là làng Diêm Điền, thuộc khu vực phía tây sông Nhật Lệ, nằm phía Bắc con đường cái quan nối liền cổng Quảng Bình, trung tâm thành phố Đồng Hới, đến tận của Vũ Thắng, ven chân dãy núi Hoành Sơn. Cả làng gốc Bắc, có lẽ di cư thời kỳ tiếp thu đất sính lễ công chúa Huyền Trân, giọng nói đặc biệt, không như cả vùng Quảng Bình gốc Nghệ Tĩnh. Gia đình theo Phật tử đời Cố. Cha pháp danh Hồng Nhật, mẹ pháp danh Hồng Trí, cùng là đệ tử của ngài Đắc Ân, Quốc Ân Tự, Huế, nguyên người Đức Phổ, đồng hương mẹ tôi. Cha tôi từng là nhân viên mật của một trong hai quân thứ Phan Đình Phùng ở Quảng Bình.

Tôi sinh giờ thìn, ngày 14-11 Quí Hợi 2467 (21-12-1923). Xuất gia vào giờ giao thừa vía Đức Di Lặc năm Bính Tý 2480 (1936). Bổn sư là ngài Hồng Tuyên, đồng sư với cha mẹ tôi, sáng lập và trụ trì Phổ Minh Tự, nơi được kể như tổ đình của Phật giáo Quảng Bình mà ngày nay hầu như không có gì.

Xuất gia một năm, năm sau Đinh Sửu 2481 (1937) tôi nhập học Phật Học Viện của Tổng Trị Sự Hội Phật Học, Huế. Thân giáo sư là ngài Trí Độ, trưởng giả Tâm Minh Lê Đình Thám cũng như một vị giáo sư nữa. Ngài Trí Độ thọ giáo với ngài Phước Huệ, Thập Tháp Tự, Bình Định, thọ Bồ tát giới với ngài Đắc Quang, Quốc Ân Tự, Huế - hai ngôi chùa này cùng do ngài Nguyên Thiều, vị Tổ khai sơn Phật giáo Nam Hà thời Trịnh Nguyễn phân tranh, sáng lập.

Nhập học Phật Học Viện từ năm 2481 (1937) đến năm 2487 (1943) thì có một kỳ thi khác thường. Phật Học Viện có học trình 10 năm : ba năm sơ đẳng, ba năm trung đẳng, hai năm cao đẳng, hai năm siêu đẳng. Mỗi năm có một kỳ thi, đề tài lấy trong kinh sách đã học năm đó. Kỳ thi 2487 (1943) là tốt nghiệp trung đẳng, đột nhiên có quyết định thi hết kinh sách đã học từ năm ấy trở lui. Có vài môn thi vốn không học như thi viết luận Hoa văn, thi nói Nghi lễ mà các điệu tán là chính. Viện cho biết thi tuyển sẽ khó khăn, và trúng tuyển kỳ thi này là trúng tuyển tốt nghiệp. Học trình hai năm cao đẳng và hai năm siêu đẳng sẽ dồn lại làm một và không thi nữa. Kỳ thi này tôi có số điểm cao nhất. Và hai năm sau, Ất Dậu 2489 (1945) tại Đại Tòng Lâm Kim Sơn, cách một con sông sau chùa Thiên Mộ, cơ sở mới của Phật Học Viện, lễ tốt nghiệp được tổ chức, chỉ vài ngày trước ngày Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương.

Sau kỳ thi 2487 (1948), Phật Học Viện tổ chức lễ phát nguyện cho Sa Di giới do ngày Đắc Quang chứng minh, ngài Trí Độ cho mỗi người một pháp hiệu với chữ Trí đứng đầu. Cái tên Trí Quang có từ đó. Mùa hè năm ấy, ngài Hồng Tuyên chính thức cho tôi pháp danh Nhật Quang, pháp tự Trí Hải, lại tập chúng cử tôi làm Trú trì của Phổ Minh. Mùa hè 2489 (1945), sau khi làm lễ tốt nghiệp, tôi về Phổ Minh thì đến Vu Lan xảy ra Cách Mạng Tháng Tám. Giao thừa vía Đức Di Lặc năm sau, Bính Tuất 2490 (1946), ngài Hồng Tuyên tổ chức truyền thọ Tỷ Kheo giới và đắc pháp cho tôi với hiệu Thiền Minh. Mùa xuân năm ấy, lần đầu tiên, tôi thảo đề án thống nhất Phật Giáo VN, kèm theo một hiến chương cũng được dự thảo, gửi đến Chủ Tịch Hồ Chí Minh qua đường bưu điện. Nhưng mùa hè năm ấy, ngài Trí Độ được Phật giáo Bắc mời ra lập Phật Học Viện. Tôi cũng được mời đi với ngài. Khi ra Quán Sứ, việc đầu tiên là thầy Tổ Liên cho tôi biết Chủ Tịch Hồ Chí Minh có mời thầy và trao đề án nói trên. Nhưng lúc bấy giờ đang tiến hành thành lập Phật Học Viện nên chưa ai có thì giờ và cơ hội làm gì về đề án đó.

Phật Học Viện của Phật giáo Bắc thành lập cũng khá qui mô, đặc biệt tuyển sinh chu đáo, trên một tháng mà đã khai giảng được hai lớp chính. Tăng Ni tu học thật đáng trọng. Nhưng không mấy chốc mà đến tháng 9 kháng chiến toàn quốc. Tôi về quê nhà Quảng Bình, có tin chắc chắn Pháp sẽ đổ bộ nên mồng 8 tháng 2 năm sau, Đinh Hợi 2491 (1947), tôi xin ngài Hồng Tuyên truyền thọ Bồ tát giới. Bấy giờ đang tản cư, người chạy giặc, đồ dấu giặc, nên một thầy một trò trước bàn Phật chỉ còn tượng Ngài với bát nhang mà thôi, ngài Hồng Tuyên truyền thọ Bồ tát giới cho tôi, với lời kết thúc buổi lễ như vầy : Nguyện rằng đời đời kiếp kiếp tôi với thầy được làm thầy làm bạn với nhau, truyền thọ cho nhau Bồ tát giới của Phật.

Thọ Bồ tát giới rồi, không đầy một tháng sau Pháp đổ bộ Đồng Hới, tôi tham gia kháng chiến. Nhưng tháng 10 năm ấy, mẹ tôi bịnh nặng, bốn anh em tôi đều đi kháng chiến, người thứ ba tử trận một tuần sau ngày Pháp đổ bộ, hai người thứ nhất và thứ tư ở xa, tôi ở gần nhà nhất nên phải về nuôi mẹ. Hôm tôi về đúng vào ngày 23 tháng 10, mãn tang cha tôi mất từ năm Ất Dậu. Năm sau, Mậu Tý 2492 (1948), tôi vào Huế, giảng dạy cho Phật Học Viện Báo Quốc. Năm sau nữa, Kỷ Sửu 2493 (1949), lần đầu tiên có quyết định Tăng sĩ đảm nhận Tổng trị sự Hội Phật Học, thầy Đôn Hậu hội trưởng, tôi phó. Cuối năm ấy, lần đầu tiên tôi vào Sài Gòn, ăn Tết Canh Dần 2494 (1950) tại đây. Dịp này cũng làm được vài việc : chung sức vận động hợp nhất ba Phật Học Đường Liên Hải, Mai Sơn và Ứng Quang (sau đổi Ấn Quang), thành lập Phật Học Viện Nam Việt, lại chung sức vận động thành lập Hội Phật Học Nam Việt. Rồi về Huế, làm chủ bút tạp chí Viên Âm tái bản. Cuối năm ấy bắt đầu vận động thống nhất Phật Giáo VN, có một phần do kích thích tố Phật Giáo Đồ Thế Giới Hữu Nghị thành lập tại Tích Lan, Phật Đản Tân Mão 2495 (1951), Đại Hội Phật Giáo Toàn Quốc, gồm cả hai tập đoàn Tăng sĩ và cư sĩ của ba miền, họp tại Từ Đàm , Huế, và Tổng Hội này gặp đủ thứ ma chướng : trong nhà có ba tập đoàn thiếu hoan hỷ, ở ngoài thì chính quyền Trần Văn Hữu làm khó, chính quyền Nguyễn Văn Tâm sau đó càng làm khó hơn; bảng hiệu văn phòng bị hạ, ngài Hội chủ Thích Tịnh Khiết bị buộc nạp khuôn dấu, nhân viên Quản Trị Trung Ương người phải lánh, người bị tù. Tôi mạo hiểm nắm việc. Sau một năm xuôi ngược, đầu năm Quí T?2497 (1953), Tổng Hội được thừa nhận và đúng 10 năm sau, chính Tổng Hội này là chủ chốt trong Pháp nạn Quí Mão 2507 (1963). Trong khi vận động cho Tổng Hội Phật Giáo VN được thừa nhận, có sự đề phòng không thành nên Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc được thành lập bởi ba tập đoàn Tăng sĩ của ba miền, họp tại Quán Sứ, Hà Nội, năm Nhâm Thìn 2496 (1952).

Giáp Ngọ 2498 (1954), kháng chiến chống Pháp kết thúc. Miền Nam ông Ngô Đình Diệm đứng ra. Việc này được biết rõ khi hội nghị Genève sắp kết thúc. Lần chót, trước khi Nam Bắc phân cách, mẹ con tôi đã nói chuyện với nhau khá nhiều. Rốt cuộc mẹ tôi bảo, vậy là miền Nam "quạ lang" vẫn hoành hành ! Thôi thì con đi mà lo báo bổ cho Phật. Tôi đi, và Ất Mùi 2499 (1955), nhận chức vụ Hội Trưởng Tổng Trị Sự Hội Phật Học, vận động đổi tên Phật Học ra Phật Giáo, đưa Tổng Hội Phật Giáo VN vào đặt trụ sở ở Sài Gòn. Rồi nghỉ việc cho đến Quí Mão 2507 (1963) nhận lại chức vụ nói trên. Với chức vụ này, Phật Đản năm ấy tôi phát động, và chung sức lãnh đạo, việc chống chế độ Ngô Đình Diệm.

Ông Ngô Đình Diệm muốn Thiên Chúa Giáo của ông độc tôn, muốn anh của ông là Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục làm Hồng Y giáo chủ, nên ông kỳ thị đàn áp Phật Giáo. Ấp chiến lược chỗ thì rào chùa vào trong để hạn chế đi lại, chỗ thì rào chùa ra ngoài để tự do bắn phá. Khu trù mật thì bắt cán bộ cơ sở của Phật Giáo phá nhà bỏ của mà đi. Quân địch thì bắt Tăng sĩ Phật Giáo làm những chức vụ nguy hiểm mà vô quyền, để tu sĩ Thiên Chúa ra mà nắm quyền chỉ huy ngay từ hạ tầng. Giải thưởng văn chương thì thưởng cho cuốn văn chương bình dân nội dung cốt chống Phật Giáo. Chương trình tú tài C thì đổi toàn lý thuyết thượng đế và nhân vị, lại thêm một bằng ban D với cổ ngữ La Tinh. Sát hại Phật tử thì có tập thể lên đến 36 người ở một nơi cùng một lúc, không cò lẻ tẻ nữa. Cả gan huy bỏ ngày Phật Đản trong danh sách ngày lễ được nghỉ của công tư chức, và danh sách này bao giờ Thiên Chúa Giáo cũng gấp đôi Phật Giáo cả ngày và giờ nghỉ. Dụ số 10 được thêm dụ bổ túc, tăng cường sự hạ giá và kềm chế đối với Phật Giáo. Rồi sửa điện Thái Hòa của hoàng thành Huế thì có lưỡng long mà không có nhật nguyệt để phòng cắm thành giá. Mọi việc xuôi xả thì tòa Hồng Y giáo chủ sẽ đặt ở đó. Cái làm cho không xuôi là cờ Phật Giáo. Vatican điều tra thấy Huế, địa phận của Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục sao mà Phật Giáo nhiều quá : Phật Đản thì cờ Phật Giáo đầy hai bên đường từ Huế ra La Vang, kiệu đức Mẹ thì từ La Vang vào Huế không có cờ của Vatican. Ông Ngô Đình Diệm bèn bắt công chức Huế kê tên cả nhà để đưa cho anh mình báo cáo là giáo dân, và Phật Đản 2507 (1963) thì triệt hạ cờ Phật Giáo để Vatican thấy dân Huế theo anh mình hết rồi. Phật Giáo thì suốt thời Pháp thuộc cho đến lúc đó chồng chất bao nhiêu chịu đựng. Nay thì không chịu nữa. Ngay sau khi tuyên bố như vậy, tôi gửi đến Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc một điệp văn nêu lên tình hình vi phạm nhân quyền và kỳ thị tín ngưỡng của chế độ Ngô Đình Diệm. Từ đó cho đến ngày ông bị lật đổ, mọi hoạt động trong và ngoài nước ai cũng biết không nhiều thì ít, không thể kể cho hết được. Có điều phải nói, trước và sau 1963, cho đến 1975, Phật Giáo VN không bao giờ nằm trong túi ai cả, mặc dầu suốt thời gian này việc gì nổi lên mà không có sự khai thác theo ý riêng. Như bản thân tôi đây, vì ngài Quảng Đức tự thiêu nên ông Ngô Đình Diệm phải mời phái đoàn Phật Giáo mở hội nghị với phái đoàn chính phủ, tôi phải vào Sài Gòn để cùng quyết định tại chỗ những gì phái đoàn họp, theo tư thế của tôi và theo sự ủy nhiệm, phải chung quyết thay ngài Hội Chủ. Chuyến đi có ngài, có thầy Thiện Minh và tôi, đi xe từ sân chùa Từ Đàm thẳng xuống sân bay Phú Bài. Ai cũng nghĩ tôi đi tiễn, khi máy bay sắp cất cánh mới biết tôi đi thì phản ứng không kịp, và việc này chỉ do sự sắp đặt khéo léo một chút của một Phật tử. Nhưng phi cơ thay vì vào Sài Gòn lại lên Kontum, đậu ở đó đến ba tiếng. Nhân viên phi hành đoàn bí mật cho tôi hay vì tôi, và đang chờ Sài Gòn quyết định. Sài Gòn đã quyết định để bay về đây, coi như không có việc gì. Đại hoại như thế, chưa bao giờ tôi thoát hiểm bởi ai mà tôi không quen biết. Ngay như tài liệu tôi gởi Liên Hiệp Quốc, nhiều đến một valy phải vài người khiêng, nhưng từ Xá Lợi đi ra và qua thấu Liên Hiệp Quốc là do chính ông Bửu Hội, người của ông Ngô Đình Nhu, khi gặp tôi thì tình nguyện giúp bất cứ việc gì giúp được.

Nhưng ông Ngô Đình Diệm đổ rồi, đúng như tôi dự đoán, vấn đề Phật Giáo không phải kết thúc mà là bắt đầu. Từ đây sắp đi, Phật Giáo ở trong tình trạng cây muốn lặng mà gió không ngừng ; mặt khác, cường độ chiến tranh khiến Phật Giáo phải chống chiến tranh. Chỉ nói vắn tắt hai câu như vậy cũng thừa để thấy vấn đề Phật Giáo ngang trái đến mức nào. Những cái gọi là Thượng Hội Đồng Quốc Gia, Quốc Hội Lập Hiến hay thành phần đối lập, cùng những sự lên xuống của bao chính phủ, toàn không có gì đáng nói. Công bình mà nói thì cũng có sự toan họa hổ mà lại loại cẩu. Cho đến Bính Ngọ 2510 (1966), vấn đề đã lên cao độ. Sau một cuộc họp của Phật Giáo, tôi nói với người Mỹ rằng Phật Giáo phải chính thức vận động hòa bình, người Mỹ nói với tôi rằng hòa bình là chiến tranh tàn rụi dần đi. Quan điểm tương phản đến mức đó nên phải có vụ 1966 ; có vụ ám sát thầy Thiện Minh (mà không chết) ; có vụ âm mưu lừa tôi ra đi mà từ 1965 đã được bàn lén ; có vụ cầm tù tôi ở dưỡng đường Duy Tân ; có vụ Viện Hóa Đạo của Việt Nam Quốc Tự ; có vụ hủy bỏ hiến chương Phật Giáo ; có vụ ra giá nếu tôi chịu cho thu thanh một lời lên án việc tấn công nhân Tết Mậu Thân thì trả hiến chương, bỏ Tâm Châu, biếu tặng quyền lợi thật hấp dẫn ; có vụ bắt tôi sau đó ; có vụ ly gián Phật Giáo lần nữa theo kế hoạch Thiệu Trung ; có vụ một viên tướng tưởng mình đàn áp được Phật Giáo năm 1966 nhưng sau nhờ một viên tướng đàn anh đến vận động tôi ủng hộ cho ứng cử Tổng Thống, vì, cho đến nay, vẫn cho rằng mình làm Tổng Thống thì miền Nam không bại trận mà còn chiến thắng. Tuy có lắm vụ mà có vụ chỉ là trò bắng nhắng như vậy, nhưng từ tháng 9-1966, tôi đã biết đích xác Hoa Mỹ sẽ quan hệ bình thường, cuộc chiến Việt Nam sẽ thương thuyết kết thúc, mọi cường độ quân sự chỉ là áp lực tranh thắng.

Ấy thế, mọi việc diễn ra có lúc đến chóng mặt. Cho đến mùa xuân 2519 (1975) thì một ngày mà có người ba lần đến vận động tôi đừng chống việc ông Dương Văn Minh đứng ra, "vì chính quyền của ông ấy sẽ có bảy phần mười là người tiến bộ". Tôi không nói lại gì cả, chỉ quan tâm lời thầy Trí Thủ nói, rằng chim cá còn mưa mà phóng sinh, lẽ nào đồng bào mà không hy sinh cấp cứu. Rồi ông Dương Văn Minh gặp tôi, đưa ra hai mảnh giấy báo cáo mật cho thấy ngân hàng trống rỗng và quân sự nguy ngập, và nói ông không vụ lợi vì lợi không còn gì, không cầu danh vì danh đến quốc trưởng là cùng, ông chỉ không nỡ ngồi nhìn chết chóc. Tôi nói, nếu lòng ông như thế là ông làm như lời thầy Trí Thủ nói, và có nghĩa ông thay người khác mà vác cờ trắng ! Sau đó mấy tháng, tôi trả lời một thầy Phật Giáo cấp Tỉnh, rằng nay Phật Giáo VN bước qua một giai đoạn khác.

Tổng chi, tôi có tham vọng không ? Có, mà có đến nỗi có người đã nói hơi chướng nữa. Tham vọng của tôi không mơ mộng Phật Giáo trở lại vị thế quốc giáo như thời xa xưa, càng không mong muốn Phật Giáo thành một Thiên Chúa Giáo thứ hai. Tôi chỉ mong ước, trong cơn nghiêng ngửa của đất nước, ai nhìn vào Phật Giáo cũng nghĩ rằng đất nước này còn có cái ấy.

Nhưng tôi không chế ngự nỗi hoàn cảnh đó, sự mong ước như vậy thể hiện cho thật vừa ý. Truyện của tôi là truyện buồn cho tôi, ở chính cái điểm này. Truyện của tôi đúng là

Cao cao sơn thượng hành thuyền,
thâm tâm hải đề tẩu mã :
ngựa phi dưới nước,
thuyền chèo trên non.

(Trích từ Bài Tiểu Truyện Tự Ghi của Hòa thượng Thích Trí Quang ,
nguyên là Phụ lục 3 trong bản thảo của cuốn Bồ Tát Giới của Hòa thượng in sau năm 1975 tại Việt Nam)

Bài viết liên quan đến chủ đề:

TRÍ QUANG TỰ TRUYỆN - Tác gỉa: Thích Trí Quang (sách dạng Ebook)
TRÍ QUANG TỰ TRUYỆN: Không vẫn hoàn không - Trần Kiêm Đoàn
TIỂU TRUYỆN TỰ GHI Hòa thượng Thích Trí Quang
TRÍ QUANG TỰ TRUYỆN: phác thảo về cuộc đời và sự nghiệp của một danh Tăng -Tâm Đăng
THÍCH TRÍ QUANG VÀ VIỆT NAM - James Mc Allister - Trần Ngọc Cư dich
Thich Tri Quang and the Vietnam War - JAMES McALLISTER(Nguyên tác tiếng Anh - PDF)
CON NGƯỜI THẬT CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH TRÍ QUANG - Đào Văn Bình
PHẬT GIÁO VIỆT NAM NĂM 1963 - Phóng viên Neil Sheehan - Ảnh của © Bettmann/CORBIS
PHẬT GIÁO VIỆT NAM NĂM 1967 Bài: Trọng Hoàng - Ảnh của nhiếp ảnh gia: Co Rentmeester (Life)
HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUANG và Một Chặng Đường Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam - Huỳnh Kim Quang
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2013(Xem: 16107)
Tôi vẫn thích thú và nhớ mãi cái thuở mới chân ướt chân ráo vào Chùa sinh hoạt, nhận lãnh công việc “gõ đầu trẻ” cho đám học sinh trường Việt ngữ Bồ Đề của Tu Viện Quảng Đức do Thầy Tâm Phương thành lập ...
05/06/2013(Xem: 11480)
Hàng ngàn Tăng Ni và Phật đang cung thỉnh chân dung Pháp tượng của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang tiến về Chánh Điện. Hàng ngàn Tăng Ni và Phật đang cung thỉnh chân dung Pháp tượng của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang tiến về Chánh Điện ...
01/06/2013(Xem: 7414)
Cái khó nhứt của tôi là viết về cha tôi , một người rất nổi tiếng trong giới nghiên cứu nhạc Việt Nam và Á châu . Nếu viết khen nhiều hơn chê thì thiên hạ sẽ cho là thiên vị, là người trong nhà khen lẫn nhau . Dù ai có muốn nói gì, nghĩ gì, đối với tôi không quan trọng . Tôi viết về cha tôi cũng như tôi đã viết về nhiều nhạc sĩ, ca sĩ khác . Tôi chỉ ghi những gì tôi biết về cha tôi với một cái nhìn khách quan tối đa . Nhân dịp Lễ Các Người Cha (Father's Day), tôi ghi lại một số hình ảnh của một người cha, một người thầy và một nhà nghiên cứu âm nhạc đã mang lại cho nền âm nhạc Việt Nam những hào quang rực rỡ chói sáng trên thế giới mà chưa có ai có thể làm được cho tới ngày hôm nay.
30/05/2013(Xem: 12343)
Trong suốt gần hai nghìn nămhiện diện trên quê hương, chưa bao giờ Phật giáo Việt Nam phải đối diện vớinhững đe dọa và thách thức trầm trọng như trong gần bốn mươi năm giữa thế kỷthứ 20. Đó là giai đoạn mà Phật giáo phải chịu tác động của 3 cuộc khủng hoảnglớn
25/05/2013(Xem: 15865)
Những sự kiện nổi bật nơi Thầy Minh Phát mà chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử quen biết xa gần đều rất khó quên : Nơi các Đại giới đàn, Thầy là vị dẫn lễ thân kính của các giới tử; nơi các đàn chẩn tế trong những ngày lễ hội lớn, Thầy là vị sám chủ uy nghiêm và gây ấn tượng mạnh trong lòng đai chúng; nơi các bịnh nhân, Thầy là vị lương y kỳ diệu, với một chai nước mát Thầy đọc vài câu Kinh ngắn chú nguyện, người bịnh mang về uống là có thể hết bịnh (đã có nhiều người hết bịnh nhờ uống những chai nước mát của Thầy cho); nơi các Tổ đình lớn, trong một số ngày lễ hội, khi cần - thầy là người “đầu bếp tài ba” v.v…
12/05/2013(Xem: 5349)
Lời Người Dịch: Hồ sơ này đã giải mật theo luật Hoa Kỳ -- tuy vẫn còn xóa trắng 2 dòng ở trang 1, và xóa trắng hai trang 3 và 4 -- sẽ cho thấy cách nhìn từ chính phủ Mỹ về tình hình Việt Nam trong thập niên 1960s. Hồ sơ này cho thấy đánh giá từ phía tình báo Hoa Kỳ về Thầy Thích Trí Quang và hoạt động của Phật Giáo VN trong năm 1966, tức là ba năm sau khi Hòa Thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân. Một vài đánh giá trong bản văn này bây giờ đã thấy là không chính xác, khi Mỹ dựa vào suy đoán để gán ghép một mục tiêu chính trị nào đó cho một hay nhiều vị sư. Tuy nhiên, bản văn này cho thấy cái nhìn từ phía tình báo Hoa Kỳ đối với Phật Giáo trong tình hình lúc đó đang gay gắt, và sẽ chiếu rọi thêm một phần vào lịch sử phong trào Phật Giáo.
23/04/2013(Xem: 10181)
Quyển NGỮ LỤC này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư DUYÊN LỰC trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời. Cứ hằng tháng Ngài cho mở một khóa tu bảy ngày ở mỗi Thiền đường cho các hành giả tu Thiền, gọi là “đả thiền thất” để hướng dẫn đại chúng chuyên sâu trong sự nghiệp tu hành. Những lời dạy trước sau đều được đồ đệ ghi âm lại để làm tài liệu tham khảo.
23/04/2013(Xem: 6272)
Như đã kết thiện duyên từ thuở ấy, Giọt mưa trời tưới ngọt đất Hồ Nam. Tiêu phụ thân và từ mẫu họ Nhan Dòng vọng tộc, làm quan Thanh triều đại.
22/04/2013(Xem: 7103)
Kể từ khi loài người biết phát huy trí tuệ, chúng ta thấy rõ có hai khuynh hướng phát triển, khuynh hướng hướng nội và khuynh hướng hướng ngoại. Khuynh hướng hướng ngoại, gọi là ngoại quan, tức quan sát sự hiện hữu và diễn tiến của sự vật bên ngoài giúp cho con người có được nhận thức đúng đắn về sự sống của hiện tượng giới.
22/04/2013(Xem: 18003)
Ba năm về trước, khi bổn-sư (và cũng là chú ruột) của tôi là cố Hòa-Thượng Ðại-Ninh THÍCH THIỀN-TÂM viên-tịch, trong buổi lễ thọ tang ngài tôi có dâng lời nguyện trước giác-linh Hòa-Thượng cầu xin ngài chứng-minh và gia-hộ cho tôi - vừa là đệ-tử và cũng là cháu ruột của ngài - được đầy đủ đạo-lực cùng minh-tâm, kiến-tánh thêm hơn để nối-tiếp theo gót chân ngài, hoằng-dương pháp môn Tịnh-độ nơi hải-ngoại ....
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]