Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưởng niệm Ni Sư Trí Hải Nhân mùa giỗ đầu năm của Ni Sư

11/08/201102:30(Xem: 8501)
Tưởng niệm Ni Sư Trí Hải Nhân mùa giỗ đầu năm của Ni Sư

thichnutrihai

 
     Xin xem thêm cuốn "Tưng nim Ni trưởng Thích N Trí Hi"

T

ôi với Ni Sư không cùng chung một lớp nhưng lại chung một trường. Thành phố Huế chỉ lớn bằng bàn tay nên dù không quen cũng thành quen, chuyện lớn chuyện nhỏ gì của nhau rồi dần dà cũng biết cả, nhất là Ni Sư lại là một người học trò giỏi nữa.

Thuở ấy Ni Sư là một nữ sinh Đồng Khánh áo trắng tóc thề, mắt sáng, da đã trắng mà má lại luôn luôn ửng hồng xinh xắn vô cùng, nên Tôn Nữ Hỷ Khương đã làm tặng Ni Sư mấy câu thơ như sau:

 

Chiếc nón nghiêng vành, bờ vai tóc xõa

Dáng yêu kiều hiện rõ nét ngây thơ

Đẹp làm sao đôi má hây hây

Thương biết mấy làn môi đỏ thắm!

 

Tuy vậy đã là học trò thì Ni Sư cũng không làm sao thoát được sự tinh nghịch quấy phá chẳng thua gì con trai. Một hôm trong giờ Anh văn, Thầy Tôn Thất Hanh (đã mất tháng 2.2004 tại Montréal, Canada) đang giảng bài, bỗng tiếng ve kêu inh ỏi vang trong lớp làm các bạn cùng nhau cười ré lên. Thầy bảo trò nào đem ve vào lớp thì đứng dậy và Ni Sư đã đứng lên nhận tội. Sau này Ni Sư ghi lại kỷ niệm vui đó qua bài thơ:

 

Thầy dạy con Anh văn

Mấy năm trường Đồng Khánh

Phong cách Thầy nho nhã

Kiến thức Thầy uyên thâm

 

Thầy phê con học giỏi

Nhưng nghịch như con trai

Vào lớp ưa quậy phá

Làm chia trí mọi người

 

Một lần kia vào lớp

Mang theo chú ve sầu

Con giấu kỹ trong cặp

Tới giờ nó kêu rân

 

Cả lớp nổi cười ầm

Thầy phạt con đứng lên

Nói được ve tiếng Anh

Thầy mới cho ngồi xuống

 

Con gãi đầu lúng túng

Thầy bảo con lên bảng

Viết chữ Cicada

Rồi cho con về chỗ

 

Ni Sư giỏi sinh ngữ từ hồi còn đi học, những buổi trưa ở lại lớp ôn bài ai cũng ngạc nhiên thấy Ni Sư học tự điển, nghĩa của những chữ thật khó Ni Sư đều biết, bạn bè tặng Ni Sư biệt danh là "Cuốn Tự Điển sống".

Sau khi đậu Tú Tài, Ni Sư học Đại Học Sư Phạm ban Anh văn rồi ra dạy tại trường Trung Học Phan Chu Trinh, Đà Nẵng. Sau đó đi du học ở Mỹ về ngành thư viện, trong thời gian này Ni Sư kiếm thêm tiền sinh sống bằng cách đọc sách cho các bà Mỹ cao niên vì giọng phát âm rõ ràng và trong trẻo. Khi trở về nước Ni Sư vào làm Quản thủ Thư viện tại Đại Học Vạn Hạnh mà Viện Trưởng là Hòa Thượng Thích Minh Châu và quyết nuôi ý định xuất gia.

Thiền viện Vạn Hạnh đường Nguyễn Kiệm tại Sàigòn là một tòa nhà uy nghi to lớn. Bên cạnh Thiền viện có một con hẻm nhỏ dẫn đến một ngôi chùa khiêm tốn được gọi là Tịnh Thất của các Tỳ Kheo Ni, đó là nơi Ni Sư đã gởi thân mình vào cửa Phật và xả thân trong những công tác xã hội không biết mệt mỏi.

Ni Sư rất có hiếu với tổ tiên, có tình với bà con họ hàng. Có dịp là ghé thăm viếng những vị già nua đau yếu, Ni Sư thường đem đến cho họ sự dịu dàng thân mật, chịu khó ngồi hằng giờ nghe những lời tâm sự làm cho họ cảm thấy ấm cúng và bớt cô đơn

Ni Sư đã không quản nắng mưa, bão lụt, không ngại đường sá xa xuôi vào tận các xóm quê nghèo lầy lội, đến tận những mảnh đất tả tơi hoang tàn sau cơn bão lụt để giúp đỡ biết bao người cơ cực khôn cùng. Ni Sư đã đem nụ cười nhân ái của mình để chia xẻ với biết bao người không nhà cửa, xác xơ đói lạnh sau thiên tai ở A Lưới, An Lai, Quảng Điền (Huế); Đại Lộc (Quảng Nam), Triệu Đại (Quảng Trị), rồi ở Bù Đăng, Nghĩa Trung, Bình Phước, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh.

Trên quê hương Việt Nam thân yêu, nơi nào có thiên tai bất hạnh là nơi đó có "Đoàn Sứ Giả Từ Bi" của Ni Sư đến ủy lạo, cứu trợ, giúp đỡ. Để nối tiếp hạnh nguyện của một vị Thầy, Ni Sư đã đặt tên đoàn cứu trợ giống tên Đoàn Sứ Giả Từ Bi của Sư Bà Thể Quán ngày xưa ở Nha Trang (1964). Ngoài ra Ni Sư còn có chương trình bảo trợ hằng năm cho trường Mẫu Giáo bán trú như ở xã Hương Quảng, xã Hương Lộc; nuôi nấng dạy chữ, dạy nghề cho các trẻ em mồ côi; thường xuyên giúp đỡ ủy lạo những bệnh nhân ung bướu, những người già yếu, đau ốm tàn tật, phong cùi, mù lòa v.v... Đoàn Sứ Giả Từ Bi của Ni Sư còn đến nhiều nơi xa xôi hẻo lánh để giúp việc đắp cầu, đắp giếng nước. Ở những nơi này, già trẻ lớn bé quanh năm phải khổ sở về nạn thiếu nước. Hằng ngày quanh quẩn giặt tắm, lấy nước ăn uống trong những ao tù đục ngầu, hôi hám nhớp nhúa nên đã mang vào mình biết bao bịnh tật nhất là nhiễm trùng mắt.

Các Phật Tử, các nhà hảo tâm trong nước cũng như ở hải ngoại đã hưởng ứng, tích cực yểm trợ các công tác xã hội từ thiện của Ni Sư trong suốt mấy chục năm trời.

Khi đi cứu trợ ở huyện Bù Đăng, Ni Sư lại bị té chấn thương cột sống lần thứ hai (lần thứ nhất té ở Suối Tiên, Nha Trang, cột sống đã bị thương nặng) phải nằm liệt giường sáu tuần lễ. Ni Sư đã bình thản trước cái chết và không coi cái chết là quan trọng như Ni Sư đã viết trong "Lá Thư Vườn Tuệ":

 

"Sau một thời gian nằm dài trên giường bịnh, tưởng là không bao giờ còn cơ hội gặp lại các bạn dù chỉ là qua tờ Tuệ Uyển mỗi ba tháng một lần. Tôi đã âm thầm vui vẻ ngỏ lời vĩnh biệt với tất cả, quả thật là vui vì biết rằng dù có ra đi, lòng không buồn lắm.

Bây giờ có thể đi đứng được, lại có thể ngồi hằng giờ gõ máy, thực là một điều kỳ diệu nhưng tôi vẫn luôn luôn nghĩ mình còn phải trải qua một lần "như vậy" nữa để đi đến cái chết, cái "như vậy" về sau thế nào không cần biết như tự nguyện luôn luôn gắn bó với Pháp nghĩa là với sự Từ bỏ, với Chánh Kiến về Tánh Không và với tâm Bồ Đề. Người đã nếm mùi vị của Pháp là đã nếm Niết Bàn bất tử nên cái chết của thân xác không còn quan trọng".

 

Ni Sư còn sáng tác những tập thơ Ngọa bịnh ca, Báo ân ca với lời thơ thanh thản nhẹ nhàng, đầy Phật tính như bài "Nhắn Nhủ":

 

Thân này như bọt nước

Vô thường là lẽ thường

Chấm dứt ngay mộng tưởng

Sực tỉnh cơn mộng trường

 

Nếu không bịnh liệt giường

Làm sao ngộ sinh diệt

Diệt sinh từng hơi thở

Hết sinh diệt chân thường

 

Chẳng thà sống một ngày

Thấy được lẽ sinh diệt

Còn hơn sống trăm năm

Mê mẩn theo sắc trần

 

Hãy để tâm vắng lặng

Theo dõi hơi ra vào

Thấm nhuần chân, diệu, pháp

Trong từng mỗi tế bào

 

Những cống hiến của Ni Sư trong lãnh vực văn hóa, giáo dục, hoằng pháp và từ thiện luôn luôn không ngừng nghỉ. Ngoài việc dành nhiều thì giờ cho phiên dịch, biên soạn, sáng tác thơ và in sách, in Kinh giúp cho Tăng Ni, Phật Tử có thêm nhiều tài liệu nghiên cứu học tập, Ni Sư còn phổ biến giáo lý giải thoát và từ bi đến mọi tầng lớp quần chúng. Tất cả những việc làm của Ni Sư đã để lại trong lòng Phật Tử Việt Nam sự ngưỡng mộ và thương kính vô biên.

 

Ni Sư có viết thư cho Ngài Đạt Lai Lạt Ma để xin một tấm hình. Không ngờ Ngài đã gởi cho mà còn có chữ ký nữa. Sau đó Ni Sư đã dịch một tác phẩm của Ngài và nguyện chỉ uống nước thôi, không ăn trong suốt mười ngày để dịch cho xong.

 

Ngoài ra Ni Sư còn có một niềm mong ước rất lớn là được đi thăm dấu chân của Đức Phật. Khi bà con nghe Ni Sư đã có hộ chiếu, ai cũng mừng vui chia xẻ, không ngờ chuyện vui chưa được thực hiện thì Ni Sư đã ra đi khiến mọi người bàng hoàng ngẩn ngơ trước tin buồn quá đột ngột này!

Với số tiền của một Phật Tử ở xa do lòng ngưỡng mộ đức độ và lòng từ bi của Ni Sư mà cúng dường, Ni Sư đã mua được một mảnh đất ở Hốc Môn và đã lập nên Chùa Hốc Môn đơn sơ, giản dị, thoáng mát. Ngày trước Ni Sư hay về đây nghỉ ngơi và làm việc; bây giờ mộ phần của Ni Sư ở bên trái con đường dẫn vào chùa. Bức chân dung hiền hòa, đôn hậu tạc trên đá cẩm thạch đen xám, Ni Sư đang mỉm cười chào đón mọi người đến viếng thăm mộ phần. Cây cỏ xanh tươi, những con vật bằng đá xinh xắn nằm chen trong hoa lá như đang quanh quẩn bên mộ của Ni Sư. Dưới bức chân dung nổi bật giữa màu xanh của lá, ba đóa sen trắng muốt, một đóa sen nở và hai đóa sen hé; bên dưới mỗi đóa sen là một hũ cốt: hũ cốt của Ni Sư và của hai Sư Cô Tuệ Nhã và Tuệ Phúc.

 

Dù Ni Sư đã ra đi, dù trên cõi đời này đã mất đi một người nhiều tài năng đức độ, luôn luôn xả thân cho việc từ thiện nhưng Ni Sư vẫn còn hiện hữu trong trái tim của biết bao nhiêu người. Hình ảnh một vị chân tu với trái tim Bồ Tát sẽ mãi mãi không phai mờ trong ký ức của những người dân Việt Nam bất hạnh đã từng được Ni Sư cứu khổ. Ni Sư như một đóa hoa Ưu Đàm, hoa nở rồi tàn nhưng hương thơm muôn đời còn tỏa ngát.

Từ đây, chúng tôi vĩnh viễn mất đi:

-              Một bậc Thầy kính mến, nhân ái, gương mẫu trong Đạo;

-              Một Ni Sư toàn vẹn xứng đáng được Phật Tử Việt Nam tự hào;

-              Một tu sĩ Phật giáo xuất sắc, giỏi ngoại ngữ, giỏi viết văn, dịch sách, yêu thơ;

-              Một người bạn đài các dễ thương vui nghịch có tâm hồn nghệ sĩ cùng học chung trường Đồng Khánh; và

-              Một đồng nghiệp đạo đức, đầy tài năng mà khiêm tốn trong ngành Sư Phạm.

 

Cõi nhân sinh lại vắng thêm một người tài hoa đức hạnh và nhiệt tâm phục vụ con người cùng Đạo Pháp. Biết đâu Ni Sư đang tiêu dao cùng trăng sao vì Ni Sư đã từng nói "vui mừng sắp được thoát kiếp người" kia mà!

 

Một vì sao đã rơi

Một hoa Đàm đã rụng

Một người em đã khuất!

Hoằng dương Phật Pháp, cứu độ chúng sanh

Tâm nguyện của em nửa chừng đứt đoạn

. . . . .

Kể từ nay em đi vào bất diệt

Tới Niết Bàn hay về cõi vô sanh?

Thương thay cho người sống ở dương trần

Thiếu đuốc tuệ và thiếu người hướng dẫn!

 

(Trích bài "Khóc Em"

của Bác sĩ Công Tằng Tôn Nữ Phùng Mai)

(Tháng 12.2004- München)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/11/2021(Xem: 4986)
Hòa thượng Thích Nhật Khai tự Diệu Trí (thế danh Nguyễn Đức Luân), sinh năm 1931 (Tân Mùi), thuộc dòng Lâm Tế chánh tông đời thứ 41, xuất gia tại tổ đình Quốc Ân, thuộc phái Nguyên Thiều, trú xứ tại chùa Giác Hoa. Do niên cao, lạp trưởng, Hòa thượng đã thâu thần viên tịch vào lúc 17 giờ ngày 21-11-2021 (17-10-Tân Sửu) tại chùa Giác Hoa (số 17/5 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM).; trụ thế 91 năm, 65 Hạ lạp. Lễ nhập kim quan được cử hành vào lúc 21 giờ ngày 21-11-2021. Kim quan Trưởng lão Hòa thượng được tôn trí tại chùa Giác Hoa (số 17/5 Nơ Trang Long, Phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM).
22/11/2021(Xem: 11344)
Dịch giả Đại Tạng Kinh Mật Thừa, đã xả bỏ nhục thân tứ đại tại Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2021. Nam Mô A Di Đà Phật Kính bạch Thầy Cô bạn con vừa báo tin buồn trên, bấy lâu nay cô kính ngưỡng HT và thường cúng dường HT, có lần thỉnh thầy Thiện Minh đến thăm HT, nay nghe tin HT viên tịch cô rất buồn vì chưa kịp gửi tịnh tài về, Con không biết HT nhưng thấy tấm lòng bạn con con thương quá, không biết sao để an ủi cô bây giờ Giờ đây nhìn chân dung HT từ bi quá Thầy được tin vì sao HT viên tịch không thưa Thầy?
15/11/2021(Xem: 3967)
Là người thâm tín Phật, cung kính phụng thờ Tam Bảo, thì luôn có một đức tin kiên cố rằng: Dù ở bất cứ thời gian nào, không gian nào vẫn luôn có chân thân các bậc thượng nhân hóa thân hành hoạt cứu nhân độ thế. Các Ngài luôn có mặt giữa cuộc đời để nâng đỡ chúng sanh vạn loại. Vững chải đức tin như thế nên mỗi khi về chùa Phi Lai (hoặc Phi Lai Hòa Thịnh hoặc Phi Lai Biên Hòa, tôi luôn thấy hình bóng chân nhân trưởng lão Tâm Nguyện – Thiện Tu -Thượng DIỆU Hạ TÂM hiện hữu mồn một ở đó. Tôi thấy rất rõ từng bước chân như hoa sen nở Ngài bước đi, như lắng nghe từng tiếng từng lời ngài đang dạy bảo, khuyên lơn, khuyến khích Phật tử chúng ta nuôi dưỡng tâm bồ đề mỗi ngày mỗi lớn hơn lên, từng ngày từng kiên cố hơn. Từ đó tôi thấy : Ngài như chưa từng đến nên Ngài cũng đã chẳng ra đi. Ngài là hiện thân bậc thạc đức “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng . Bất cứ lúc nào Ngài cũng đang có mặt, hiện trú nơi cả hai ngôi chùa Phi Lai Hòa Thịnh Phú Yên và Phi Lai TP Biên Hòa…
07/11/2021(Xem: 4060)
Con Đường Chuyển Hoá Thức Tâm, Thầy Đi Vào Cõi, Thanh Âm Nhẹ Nhàng. Phương Thất Trịnh Hoá Y Vàng, Dáng Thầy Vĩnh Biệt, Trần Gian Mất Rồi. Gá Thân Tu Sĩ Tuyệt Vời, Hằng Nương Chốn Cũ, Niệm Lời Tây Phương. Bệnh Duyên Sanh Tử Lẽ Thường, Duyên Xưa Xuống Tóc, Tìm Đường Xuất Gia.
02/11/2021(Xem: 9274)
Kính bạch chư Tôn Đức Giáo Phẩm, Kính thưa quý đồng hương và quý Phật tử, Chúng con/chúng tôi xin mạn phép kính gửi Bản Thông Báo và Chúc Mừng đính kèm đến chư Cao Tăng Thạc Đức và tất cả Chư vị (bản PDF đính kèm). Chúng con/chúng tôi cũng xin cáo lỗi là không thể gửi điện thư riêng cho từng vị được. Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát. Văn Phòng Thủ Hiến Tiểu Bang Niedersachsen vừa gửi thư đề ngày 14.09.21 báo tin, Tổng Thống CHLB Đức Frank-Walter Steinmeier đã ký quyết định trao Huân Chương Quốc Gia Hạng Nhất (Verdienstkreuz 1. Klasse des Verdienstordens der Bundesrepublik Deutschland) đến Hòa Thượng Thích Như Điển, Chánh Thư Ký Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN, Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc. Văn Phòng Thủ Hiến Tiểu Bang đã ủy nhiệm cho Thành Phố Hannover (thủ phủ của tiểu bang) tổ chức Lễ Trao tặng Huân Chương (ngày giờ, địa điểm thông báo sau) Huân Chương Quốc Gia Hạng Nhất là Huân chương Cao quý và là huân chương duy nhất trên phạm vi toàn Liên Bang Đức, được T
22/10/2021(Xem: 4563)
Chấp Đối Dâng Đảnh..! Cung Kính Bái Bạch Giác Linh Đức Tổ- Viên Minh Tịnh Xứ. Đệ Tử Chúng Con, Tk: Minh Thế vọng Bái Giác Linh Đức Trưởng Lão Đệ Tam Pháp Chủ: Cung duy Vọng đối dâng đảnh: Chữ Hán: “普 願 群 迷, 開 心 佛 學, 供 維 桅 第 三 法 主, 祖 祖 將 傳, 界 律 行 密 印 指 花 藏 松 林. 慧 覺 恩 師, 圓 明 繼位, 稱 尊桅 壇 主 和 尚, 處處 清 歸, 脈 法 禪 嘉 敕 行 清 貧 農 增.” Âm: “Phổ Nguyện Quần Mê, Khai Tâm Phật Học,Cung Duy Ngôi Đệ Tam Pháp Chủ, Tổ Tổ Tương Truyền, Giới Luật Hạnh Mật Ấn Chỉ Hoa Tạng Tùng Lâm. Tuệ Giác Ân Sư, Viên Minh Kế Vị, Xưng Tôn Ngôi Đàn Chủ Hoà Thượng, Xứ Xứ Thanh Quy, Mạch Pháp Thiền Gia Sắc Hạnh Thanh Bần Nông Tăng….”
26/09/2021(Xem: 4998)
Hôm 14 tháng 6 năm 2021 tôi và nhà tôi về chùa Bảo Quang đảnh lễ lần cuối đễ tiễn biệt Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm- Viện Chủ chùa Bảo Quang Hamburg vừa viên tịch chiều này 12.6. Kim quan của Sư Bà được đặt tại Giác Linh Đường sau bàn thờ Phật. Sau khi lễ Phật xong, chúng tôi đến đảnh lễ Sư Bà. Hai bên Kim quan có 4 Sư Cô thay phiên từng toán đứng hầu và niệm kinh. Lòng tôi chùng xuống, không muốn trở ra vội, còn nấn ná quỳ lại đưa mắt nhìn lên di ảnh của Sư Bà, với nụ cười hiền từ đôn hậu làm tôi nhớ lại đâu đây còn vang vọng những lời pháp nhủ từ hòa của Sư Bà cho hàng Phật tử vừa tròn 37 năm. Tôi khóc trong uất nghẹn âm thầm tưởng nhớ đến Sư Bà, không dám thốt lên thành lời sợ làm mất thanh tịnh của quý Sư Cô đang trì kinh nguyện cầu… Lúc trở ra, gặp Sư Cô trụ trì Tuệ Đàm Nghiêm với gương mặt xanh gầy u sầu nặng nỗi nhớ thương. Sư Cô đang kết tràng hoa dài toàn màu vàng-trắng-tím thật đẹp để đặt trên Kim quan của Sư phụ. Chúng tôi đứng lại để vấn an và chia sẻ
20/09/2021(Xem: 9630)
Hai mươi ba năm qua nhìn lại di ảnh Thầy Nước mắt trào dâng lòng con thổn thức " Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật" Tâm con dâng niệm để lòng con an " Nam Mô từ Phụ Huệ Hưng" Niệm theo hơi thở Thầy về bên con. Thầy ơi, con trẻ mỏi mòn Bao năm xa cách cố hương ngàn trùng! Hàng cây đó năm nào còn mãi
20/09/2021(Xem: 5068)
Ni Trưởng thế danh Hoàng Thị Bút, pháp danh Tâm Quang, tự Đàm Minh, hiệu Minh Đức, sinh ngày 20 tháng 4 năm Nhâm Tý (năm 1912) tại xã Hưng Yên, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Thân sinh là cụ ông Hoàng Nguyên Hoa-pháp danh Tâm Chánh, thân mẫu là cụ bà Lý Thị Hợp. Gia đình có 5 người con gồm 1 trai 4 gái và Ni trưởng là chị cả. Vốn xuất thân trong gia đình khoa bảng, thấm nhuần giáo lý đạo Phật, trong gia tộc có người cô ruột xuất gia tại chùa Điệt, thành phố Vinh là Sư bà Đàm Thanh. Nhờ có nhân duyên quá khứ cùng với thiện duyên hiên tại tạo nên cơ duyên thuận lợi cho Ni trưởng xuất gia, tầm sư học đạo .
19/09/2021(Xem: 7789)
Đầu thập niên sáu mươi tôi rời trường Chu-Văn-An khi Trường vừa mới chuyển xuống đường Minh-Mạng trong Chợ Lớn. Giã từ Thầy học, chia tay bạn bè để đi con đường mới. Dẫu có học chung trên Đại Học cũng không còn thân thiết như xưa. Hồi đó tôi chia các Giáo-Sư trong Trường Chu-Văn-An làm 2 loại: Một loại “khó đăm đăm”, luôn luôn nghiêm khắc, không bao giờ cười dù chỉ mỉm miệng. Điển hình là Giáo-Sư Đào Văn Dương. Loại thứ hai luôn luôn vui cười, hay đùa giỡn với học sinh. Điển hình là Giáo-Sư Nguyễn Ngọc Quỳnh. Tôi rất kính trọng cụ Đào Văn Dương ở tính ngay thẳng, chừng mực. Tôi thân mật với cụ Nguyễn Ngọc Quỳnh dĩ nhiên vì tính vui vẻ, cởi mở, dễ thân mật. Đặc biệt cụ còn là một Cư-Sĩ Phật-Giáo mà tôi thường được nghe cụ thuyết pháp ở chùa Phước-Hòa cuối thập niên năm mươi (Con trai cụ hiện là một vị Hòa-Thượng ở vùng Houston, Texas).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]