Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu sử Hòa thượng Thích Trừng San (1922-1991) Giám sự Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang

20/10/201003:37(Xem: 4687)
Tiểu sử Hòa thượng Thích Trừng San (1922-1991) Giám sự Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang


ht thich trung san (1)

“Hải tánh nan tư nghì Thừa đương nhân tự tri Không hoa do nhãn ế Sanh, Phật tất giai phi ”


Hòa thượng Thích Trừng San, pháp tự Minh Hiền, hiệu Hải Tuệ, thế danh Nguyễn San sau đổi là Trần Văn Lâu, nối pháp đời thứ 42 dòng Lâm Tế Liễu Quán. Ngài sinh năm Nhâm Tuất (1922), tại thôn Phú Khánh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

Năm lên 8 tuổi, được song thân cho xuất gia học đạo với Hòa thượng Phổ Hiện, tại chùa Khánh Long, Diên Khánh. Sau khi Bổn sư viên tịch, Ngài y chỉ với Hòa thượng Chánh Ký, kế vị trụ trì chùa Khánh Long. Năm 1943 được y chỉ sư gửi đến thọ giáo với Hòa thượng Bích Không, trụ trì chùa Hải Đức (Nha Trang).

Mùa đông, năm 1945 (năm 23 tuổi), đất nước lâm vào cảnh điêu linh vì giặc ngoại xâm. Ngài đã phải ứng cơ độ thế, tham gia vào lực lượng Việt Minh chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Sau một thời gian hoạt động Cách mạng, Ngài đã bị địch bắt giam ở nhà ngục Kon Tum suốt bảy năm trường. Mãi đến mùa hè năm 1953 (năm 31 tuổi), từ ngục tù Kon Tum trở về, Ngài lại tiếp tục cuộc sống tu hành ở Phật Học đường Hải Đức Nha Trang (vừa được thành lập tại chùa Long Sơn, trụ sở Tỉnh hội Phật giáo Khánh Hòa).

Năm Đinh Dậu 1957, hai Phật học đường Báo Quốc và Nha Trang được sát nhập thành Phật Học viện Trung phần, đặt cơ sở tại chùa Hải Đức, Nha Trang, Ngài là một trong những thành viên đầu tiên của Phật Học viện này. Cũng từ đó, cuộc đời tu hành của Ngài đã gắn chặt vào công tác đào tạo Tăng tài của Phật Học viện Trung phần, với bao nỗi thăng trầm, biến chuyển cho mãi đến ngày mãn duyên cõi tạm.

Cuối năm 1957 (35 tuổi), Ngài được thọ Cụ túc giới tại Đại giới đàn đầu tiên của Phật Học viện Trung phần do Hòa thượng Thích Giác Nhiên (chùa Thiền Tôn – Huế) làm Đàn đầu truyền giới. Trong giới đàn này Ngài là Thủ Sa di.

ht thich trung san (3)

Năm Kỷ Hợi 1959, do nhu cầu Phật sự quá cấp thiết, Ngài được Phật Học viện đề cử vào trụ trì chùa Thiên Bình, xã Hòa Tân, Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Sau một thời gian, Ngài được Phật Học viện Trung phần gọi về tham gia công tác quản lý tại đây.

Năm Ất Tỵ 1965, Ngài cầu pháp với Hòa thượng Thích Trí Thủ, Giám viện Phật Học viện Hải Đức, Nha Trang, được ban cho pháp hiệu là Hải Tuệ và được truyền bài kệ phú pháp như sau :

 “Hải tánh nan tư nghì 
Thừa đương nhân tự tri 
Không hoa do nhãn ế 
Sanh, Phật tất giai phi ”

Cũng vào năm này 1965, Giáo hội thống nhất cơ cấu tổ chức Phật Học viện toàn quốc, Ngài được đề cử giữ chức vụ Giám sự Phật Học viện Hải Đức, Nha Trang. Đồng thời, Ngài được mời giữ chức Giám viện Phật Học viện Sơ đẳng Linh Sơn, Chùa Linh Sơn Pháp Bảo , thôn Phú Nông , xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang.

Năm Kỷ Dậu 1969, Ngài chứng minh sáng lập “ Y Vương Niệm Phật Đường ” tại bệnh viện tỉnh Khánh Hòa.

Năm Canh Tuất 1970, Ngài kiêm nhiệm trụ trì Chùa Diên Thọ, trụ sở Giáo hội Phật giáo huyện Diên Khánh, và chùa Linh Phong (chùa Núi) Vĩnh Thái – Nha Trang.

Năm Nhâm Tuất 1982, sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, Ngài được đề cử giữ chức Ủy viên Tăng sự trong Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Phú Khánh cho đến đại hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ I năm 1991 (sau khi tách tỉnh).


ht thich trung san (2)

Cuộc đời của Ngài, từ lúc trưởng thành cho đến khi già yếu, đã hòa nhập vào những bước thăng trầm của đạo pháp và dân tộc. Từ kháng chiến gian khổ, ngục tù khắc nghiệt, cho đến cuộc sống tu hành nghiêm tịnh chốn thiền môn công tác Phật sự liên tục dồn dập, Ngài vẫn không từ nan phục vụ, không tránh né khó khăn; ở đâu cần thì Ngài đến, Phật sự nào được giao phó Ngài đều chu toàn.

Do sự cống hiến quên mình ấy, nên sức khỏe của Ngài đã dần dần giảm sút theo tháng năm, tuổi tác. Cho đến năm 1988 Ngài yếu hẳn và trọng bệnh phát sinh. Trong thời gian tịnh dưỡng ở chùa Long Sơn, mặc dù xác thân tứ đại hoành hành não bệnh, nhưng Ngài vẫn không xao lãng công phu tu niệm.

Một hôm, như biết trước cơ duyên sắp mãn, Ngài nhờ môn đồ chở đi thăm viếng hầu hết các cảnh chùa trong huyện Diên Khánh. Đây là lần thăm viếng quê hương cuối cùng của Ngài.

Đêm 21 tháng 11 năm 1991 tức ngày Rằm tháng 10 năm Tân Mùi, trước số đông pháp hữu, pháp quyến đến thăm Ngài, đang nằm trên giường bệnh, Ngài tỉnh táo hỏi : “Hôm nay là ngày mấy ? ” quý pháp hữu trả lời bằng ngày Dương lịch, Ngài nói: “ Không, ngày Âm lịch kia ”. Sau khi nghe trả lời, Ngài im lặng mỉm cười !

Đến lúc 10 giờ sáng ngày 22 tháng 11 năm 1991 (16 tháng 10 năm Tân Mùi) hóa duyên đã mãn, Ngài đã an nhiên xả bỏ báo thân, thu thần nhập diệt trụ thế 70 năm, hưởng 35 tuổi đạo.

Ngài đã nêu cao tinh thần Bi, Trí, Dũng phục vụ chúng sinh, cống hiến trọn vẹn đời mình cho sự nghiệp chung của đạo pháp và dân tộc Việt Nam.

                                                Thật đúng là: 

Rồng quyện xứ Trầm Hương 

Cảnh gợi tình thơ chào Hải Đức. 

Mây bay trời Diên Thọ 

Tâm nhuần ý đạo viềng Nha Thành… 

                                                                                             

  Đệ tử Trí Bửu – Tưởng niệm Húy nhật lần thứ 23 HT.Thích Trừng San (16/10/Tân Mùi-16/10/Giáp Ngọ)





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/08/2011(Xem: 5191)
Nhân dịp Đại lễ tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn, một số website có đăng tin về việc phát hiện “nếp áo Tiểu thừa” trên tượng vua Trần Nhân Tông tại tháp tổ Huệ Quang của tác giả Trần Khánh Linh. Tôi quan tâm đến những chi tiết đã được trình bày sau đây:
10/08/2011(Xem: 5529)
Xuyên suốt lịch sử dân tộc, đã có biết bao nhiêu nhân vật với tư cách là người đứng đầu đất nước đã có những kỳ tích lẫm liệt đối với đất nước. Có nhân vật nổi bật lên trong sự nghiệp giữ nước, có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp dựng nước, lại có nhân vật nổi lên trong sự nghiệp mở nước, hoặc có một số nhân vật có cả hai hoặc ba lãnh vực đó.
10/08/2011(Xem: 3919)
Cuộc đời xuất gia của Tổ Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động sôi nổi, tích cực. Ngoài các mùa kết hạ tại các am núi hay các chùa, thời gian còn lại Ngài thường đi vân du hoằng hoá đây đó. Năm 1304, “Điều Ngự đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ [đền miếu thờ các thần sằng bậy] và thực hành giáo lý Thập thiện”. Ngài muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý đạo Phật, góp phần củng cố triều đại thời hoàng kim của mình. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Yên Tử Trần Nhân Tông sinh ngày 11 tháng Mười một năm Mậu Ngọ (tức 7 – XII - 1258). Năm 21 tuổi (1279), Ngài lên ngôi vua, trải qua hai niên hiệu là Thái Bảo và Trùng Hưng.
10/08/2011(Xem: 5032)
Đại lễ tưởng niệm 700 năm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn diễn ra từ 25 đến 27.11.2008 tại Quảng Ninh. Trong dịp này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh sẽ tiến tới đề nghị hàng năm tổ chức tưởng niệm ngày mất của ngài (1.11.1308) như Quốc giỗ của Phật giáo và trình lên UNESCO công nhận Trần Nhân Tông là Danh nhân Văn hóa Thế giới.
10/08/2011(Xem: 4908)
Đã có 92 tham luận của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước gửi đến cuộc hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông hôm qua 26-11, tại thị xã Uông Bí (Quảng Ninh).
10/08/2011(Xem: 3976)
Trần Nhân Tông phải được coi là nhân vật kiệt xuất nhất trong lịch trình phong kiến Việt Nam và cũng là nhân vật kiệt xuất nhất trong sơ đồ Phật giáo Việt Nam, một trong những niềm tự hào lớn lao nhất của dân ta.
10/08/2011(Xem: 4899)
Về cuộc đời và sự nghiệp lịch sử, giải thoát của vua Trần Nhân Tông, đã có nhiều công trình biên khảo: Trần Nhân Tông, thiền sư Việt Nam; Trần Nhân Tông, nhà văn hóa; Trần Nhân Tông, nhà thơ; Trần Nhân Tông, nhà quân sự; Trần Nhân Tông, nhà lãnh đạo lỗi lạc; Trần Nhân Tông, nhà tư tưởng... Trong bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đề cập đến một số nét tiêu biểu về Tiểu sử, sở đắc giải thoát và Tư tưởng Phật học của Người.
10/08/2011(Xem: 4319)
Lịch sử dân tộc VN không có nhiều vị vua có được sự ghi chép đầy đủ về sự mến mộ của người dân sau khi đã mất như Vua Trần Nhân Tông. 50 năm cuộc đời, nhà vua để lại bao lưu luyến cho những người đương thời và hậu thế... - nhận định của GS-TS Lê Mạnh Thát - Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo VN tại TPHCM.
09/08/2011(Xem: 4246)
Gần đến kỷ niệm 700 năm ngày mất của vua Trần Nhân Tông, chúng ta vẫn phải đặt những câu hỏi về tuổi tác, về trách nhiệm, về kế lâu dài, về sự tự do và tự trọng của các cá nhân trong xã hội…
09/08/2011(Xem: 3698)
Nghiệm sinh nửa thế kỷ trên cõi đời, Trần Nhân Tông (1258-1308) đã có những đóng góp xuất sắc vào lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng đất nước, phát triển tư tưởng Phật giáo dân tộc và là một trong những tác giả đi đầu trong việc sáng tác thơ phú bằng chữ Hán và chữ Nôm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567