Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhạc sĩ Hằng Vang: Cội sen già trong vườn hoa Phật giáo

25/03/201122:44(Xem: 7653)
Nhạc sĩ Hằng Vang: Cội sen già trong vườn hoa Phật giáo

Nhac Si Hang Vang

Không biết anh thâm nhập Phật giáo từ lúc nào, nhưng lúc còn là Oanh vũ, năm 1945 anh đã tham gia sinh hoạt đoàn thể tiền thân của Gia đình phật tử hiện nay.

Anh sáng tác nhạc rất sớm, và cũng giữ trường trai rất sớm. Thập niên 1955 của thế kỷ XX, cộng đồng Phật giáo đã biết và nghe tên anh qua nhiều nhạc phẩm mang đậm tư tưởng Phật giáo. Hiện nay số lượng tác phẩm do anh sáng tác và phổ thơ đã trên 500 bản. Anh và nhạc sĩ Lê Cao Phan là hai cội sen già trong vườn hoa đạo Phật.

Đặc biệt toàn bộ gia đình, gồm 5 gái 4 trai, 19 cháu nội ngoại, con cháu dâu rễ đều được quy y và sống rất đề huề, an lạc. Đây là gia đình Phật giáo kiểu mẫu thấm đượm chất Phật.

Tuy tuổi gần 80, anh vẫn miệt mài sáng tác, và sống thanh đạm đầy đạo vị trong một góc phố cao nguyên trầm lắng. Chẳng những là nhạc sĩ tài hoa, anh còn là một tín đồ đúng nghĩa thể hiện lòng từ đối với mọi sinh vật, dù bé nhỏ nhất như cái kiến con sâu. “Nội tướng” của anh cũng là một trong những Phật tử thuần thành và ủng hộ anh hết mực trong việc tu tập và sáng tác. 

Hiện hai anh chị sống trong căn nhà khá đầy đủ. Chị là gái Huế nên việc nội trợ gia chánh đều đạt chuẩn “cung đình”. Tuy có những bữa ăn đơn giản, nhưng hương vị không thể thiếu chất Huế. 

Như vậy, Huế không chỉ bàng bạt trong ca từ nhạc lý của anh mà còn thấm đượm trong bữa ăn hàng ngày do chị đem đến. Sống trên cao nguyên nhiều chục năm, nhưng chất Huế vẫn chưa phai theo màu đất đỏ.

Anh em đồng hương  trên cao nguyên có sự gắn bó thâm tình với nhau, nên khi anh Hằng Vang muốn tổ chức đêm “Huế trên Cao nguyên”, tất cả anh em ra tay hỗ trợ mọi mặt; lúc bấy giờ, Hằng Vang như trẻ thơ biết suy tư với ống pip trên môi, đi tới đi lui trong sân cứ như con trẻ lăn lộn bơi giữa hồ nước mát.

Có gần mới thấy anh là người khá dễ mến, rất chân thành và hồn nhiên. Vì thế, từ gia đình đến xã hội, từ chùa đến đồng hương trên xứ cao đều quý mến anh, trang trọng anh hết mực.

Có lẽ hơi thừa khi nói về nhân thân Hằng Vang, vì gia tài đồ sộ nhạc phẩm anh để lại cho Phật giáo đủ nói lên gí trị của một con người, nhưng cũng cần phải nói về con người mà đạo và đời luôn gắn kết một cách nhuần nhuyễn, nhẹ nhàng như tơ trời vươn nhẹ trên không gian cao nguyên, để ra đời những nhạc phẩm  như mây khói, như hương sen phảng phất êm nhẹ trong các chương trình thơ nhạc Phật giáo.

 
Minh Mẫn
10/4/2013

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/06/2023(Xem: 4352)
Chùa Sắc Tứ Kim Sơn Nha Trang tổ chức Lễ Hiệp Kỵ lần 56 Chư Tôn Đức & Quý Phật tử hy sinh vì lý tưởng phụng sự xã hội ngày 10/6/2023
09/06/2023(Xem: 3169)
Người anh tôi đang thưa chuyện tên là Lê Hùng Anh một thời ở chùa Viên Giác, Hội An. Hai anh em chúng tôi ăn chung, ngủ chung. Phòng ăn là hai chiếc bàn học dài nối nhau nhìn ra giếng nước sau chùa. Ngồi theo thứ tự tuổi tác nên tôi luôn ngồi phía bên trái anh mỗi bữa ăn. Anh em ngủ chung trong căn phòng nhỏ dành cho các học sinh ở phía cuối nhà đông. Anh lớn hơn tôi vài tuổi và mạnh khỏe nên gánh nước tưới rau. Tôi nhỏ hơn anh và ốm yếu nên quét lá, đánh chuông, lau bàn ghế.
01/06/2023(Xem: 8417)
Ôn Tuệ Sỹ là một bậc cao Tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam đã và đang cống hiến trọn đời mình cho công cuộc hoằng Pháp lợi sinh. Từ đầu những năm 70 thế kỷ trước, là một trí giả Phật giáo uyên thâm, Ngài được đặc cách bổ nhiệm là Giáo sư thực thụ Viện Đại học Vạn Hạnh và là Chủ bút của tạp chí Tư Tưởng do Viện Đại học Vạn Hạnh phát hành. Ngài là tác giả, dịch giả nhiều bộ sách biên khảo quan trọng đặc sắc về Phật giáo, Văn học, Triết học, Thơ ca như Thiền Luận Suzuki, Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo; nhất là các bản dịch giá trị để lại cho đời như: A-tỳ-đạt-ma Câu-xá Luận (trọn bộ 5 tập), Các Tông Phái Phật giáo, Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Luận Thành Duy Thức, các bộ Kinh Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A-hàm và Tăng Nhất A-hàm, v.v...
31/05/2023(Xem: 3088)
Cố Hương tiễn bước thong Dong, Tịch nhiên xã báo, sắc không trở về. Chơn tâm nối gót Bồ đề, Dung nghi tướng Phật, nguyện thề Vân Du.
25/05/2023(Xem: 5186)
Hạnh Đoan một dạ hướng an thiền Tu tập tinh cần kết thiện duyên Nhập thất trì kinh nuôi ước nguyện Bế môn lễ Phật dưỡng tâm nguyền Âm thầm chuyển ngữ truyện nhân quả Lặng lẽ ghi lời sách hoá duyên Viên Chiếu một thời lưu dấu ấn Ngày về cảnh Phật ngát hương liên..!
23/05/2023(Xem: 2815)
32- Tiểu Sử Thượng Toạ Thích Minh Phát 1956-1996
07/05/2023(Xem: 2349)
Hòa thượng Giác Quang – thế danh là Đàm Hữu Phước, sinh ngày 30/4/1947 (nhằm ngày 10/3 âm lịch, năm Đinh Hợi) tại ấp Mỹ Thạnh, xã Hòa Định, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Hòa thượng sinh ra trong một gia đình đạo đức gia phong, thân phụ là cụ ông Đàm Hữu Lượng – một y sĩ đức độ nhân từ, thân mẫu là cụ bà Võ Thư Tư – một nhà giáo lương hiền phúc hậu, được dân làng trân trọng và kính quý.
04/05/2023(Xem: 3787)
Cáo Bạch Tang Lễ Sư Cô Thích Nữ Giác Trí (1948-2023) tại Tự Viện Pháp Bảo, Sydney, Úc Châu
03/05/2023(Xem: 4410)
Trường Sức khỏe Cộng đồng T.H. Chan thuộc Đại học Harvard hôm 26/4 vừa thành lập Trung tâm Chánh niệm Thích Nhất Hạnh với một hội nghị chuyên đề có sự tham gia của các thiền sư và học giả trên khắp thế giới, trong đó có các đại đệ tử của cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Sứ mạng của trung tâm này là ‘giúp cho con người trên khắp thế giới sống có mục đích, sống thanh thản, sống yêu đời thông qua thực hành chánh niệm’; thực hiện các phương cách thực chứng để cải thiện sức khỏe và sự an lạc thông qua chánh niệm và giáo dục công chúng về chánh niệm, thông cáo báo chí của Đại học Harvard cho biết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]