Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Thích Bích Nguyên (1898-1987)

14/06/201021:10(Xem: 5885)
Hòa Thượng Thích Bích Nguyên (1898-1987)
Hòa Thượng Thích Bích Nguyên là một trong những bậc cao Tăng thạc đức của Phật giáo Lâm Đồng. Ngài họ Nguyễn, húy là Tùng, sinh năm 1898 tại làng Duy Hòa, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

 Thuở nhỏ, bẩm chất thông minh, đĩnh ngộ. Thời tráng niên, lập nghiệp ở Lào, Hòa Thượng nhân đọc báo Từ Bi Âm mà ngộ đạo, thấy rõ cuộc đời vô thường, nuôi chí xuất gia. Đến năm 29 tuổi (1927), Hòa Thượng mới có đủ nhân duyên đầu sư thọ giáo với Hòa Thượng PHƯỚC HUỆ, Trú trì chùa Hải Đức, Huế và đắc giới Sa di năm 1934. Năm 1936, ngài thọ Cụ túc giới với pháp hiệu BÍCH NGUYÊN, rồi theo học ở các lớp Phật học tại các Phật học viện Hải Đức, Bảo Quốc và Ấn Quang.

 Năm 1941, Hòa Thượng vào hóa duyên tại Tổ đình Linh Quang ở thành phố Đà Lạt. Năm 1945, ngài về khởi công xây dựng chùa Linh Phong ở Trại Hầm-Đà Lạt, với đồ án do chính Hòa Thượng phác họa, tự tay xây cổng Tam quan mà chứng tích nay vẫn còn uy nghiêm, sừng sững trên triền dốc với thời gian, công trình này được Kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ hết sức khâm phục và đánh giá là công trình thế kỷ.

  Năm 1950, Hội Phật học Trung phần đã tổ chức an cư tập trung tại chùa Linh Phong-Đà Lạt do ngài sáng lập. Khóa hạ gồm chư Tôn Hòa Thượng: Thích Quảng Nhuận, Thích Bích Nguyên, Thích Từ Mãn, Thích Thiện Minh, Thích Minh Cảnh, Thích Hoa Sơn. Sau mùa an cư, với sự đề nghị của chư Tôn đức, Hòa Thượng Thích Bích Nguyên đã hỷ cúng chùa Linh Phong để làm cơ sở cho Ni bộ tại tỉnh Lâm Viên, và ngôi Tam bảo này chính thức trở thành trụ sở của Ni bộ Bắc tông Lâm Viên vào năm 1952.

Năm 1953, Hòa Thượng được Giáo hội cung thỉnh về làm Trú trì chùa Linh Sơn-Đà Lạt và làm Hội trưởng Hội Phật giáo Lâm Viên. Trong khoảng thời gian này, ngài đã trực tiếp giáo dưỡng nhiều thế hệ Tăng sinh từ Phật học viện Hải Đức gởi lên chùa Linh Sơn tu học. Số Tăng sinh này sau này đã trở thành những vị tôn túc lãnh đạo Phật giáo, đơn cử như Hòa Thượng Thích Nguyên Đức ở Phú Yên v.v…

Năm 1963, ngài cùng với chư Tôn đức tỉnh Tuyên Đức như Cố Hòa Thượng Thích Đạo Quang v.v… tham gia tranh đấu bảo vệ Phật giáo trong Pháp nạn 1963.

Năm 1964, khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất được thành lập, vì tuổi cao sức yếu và vì tâm nguyện muốn được tịnh tu ngài giao lại vị trí Trú trì chùa Linh Sơn lại cho Hòa Thượng Thích Từ Mãn và sau đó ngài được Giáo hội cung cử và bổ nhiệm làm Trú trì chùa Viên Giác, lãnh đạo Chi hội Phật giáo Cầu Đất.

Năm 1982, ngài được Giáo hội suy cử làm Chứng minh và Cố vấn Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Lâm Đồng. Suốt thời gian hóa đạo, Hòa Thượng đã truyền giới cho nhiều Phật tử tại gia cũng như xuất gia. Các đệ tử xuất gia của Hòa Thượng như các vị : Thật Trí, Thật Tánh, Thật Tâm (Không Trú), Thật Quán (Không Trung) .v.v…

Hòa Thượng luôn giữ nếp sống phạm hạnh, nghiêm trì giới luật, nhật trung nhất thực, ngày hai buổi công phu hôm sớm, hai thời thiền định. Đến lúc tuổi già sức yếu ngài cũng không bao giờ trễ nãi. Bài thơ “Gởi bạn” là một trong số nhiều cảm tác của Hòa Thượng có thể được xem là nét tiêu biểu về quan niệm tu hành, công phu tu tập miên mật và thể hiện rõ cá tính của Hòa Thượng.

                                      GỞI BẠN

          Gian khổ dù chi chẳng nại hà

          Xả thân cầu đạo quyết ly gia

          Ngồi trên nước đục bùn không nhuốm

          Đứng dưới trăng nghiêng bóng chẳng tà

          Học vấn noi theo gương Đức Phật

          Tu hành quyết hướng cảnh Di Đà

          Lấy gì tỏ nỗi tình chân thật

          Xin tặng vần thơ chút gọi là.

Vào đầu hạ Đinh Mão, Hòa Thượng lâm bệnh nhẹ. Đến ngày 11 tháng tư năm Đinh Mão, nhằm ngày 08/05/1987, Hòa Thượng đã an nhiên thị tịch, trụ thế 88 tuổi, hạ lạp 51.Trước khi thị tịch, ngài đã để lại bài kệ Di chúc cho Môn đồ như sau:

          Bích Nguyên viên tịch chớ băn khoăn

          Đệ tử chôn sâu nhớ khỏa bằng

          Mạng sống bập bềnh nhö bọt nước

          Huyễn thân chốc lát tợ sương băng

          Đừng buồn, đừng khóc, đừng thương tiếc

          Không cúng, không thờ, không phục tang

          Chỉ có tinh chuyên thường niệm Phật

          Mới mong giải thoát đắc siêu thăng.

Nam mô Từ Lâm Tế chánh tông, tứ thập tam thế khai sơn Linh Phong tự, Trú trì Linh Sơn tự, Viên Giác tự, húy thượng CHƠN hạ THANH, tự CHÁNH MẬU, hiệu BÍCH NGUYÊN Đại lão Hòa Thượng Giác linh.

Môn đồ pháp quyến đồng kính lập

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2013(Xem: 16169)
Tôi vẫn thích thú và nhớ mãi cái thuở mới chân ướt chân ráo vào Chùa sinh hoạt, nhận lãnh công việc “gõ đầu trẻ” cho đám học sinh trường Việt ngữ Bồ Đề của Tu Viện Quảng Đức do Thầy Tâm Phương thành lập ...
05/06/2013(Xem: 11527)
Hàng ngàn Tăng Ni và Phật đang cung thỉnh chân dung Pháp tượng của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang tiến về Chánh Điện. Hàng ngàn Tăng Ni và Phật đang cung thỉnh chân dung Pháp tượng của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang tiến về Chánh Điện ...
01/06/2013(Xem: 7442)
Cái khó nhứt của tôi là viết về cha tôi , một người rất nổi tiếng trong giới nghiên cứu nhạc Việt Nam và Á châu . Nếu viết khen nhiều hơn chê thì thiên hạ sẽ cho là thiên vị, là người trong nhà khen lẫn nhau . Dù ai có muốn nói gì, nghĩ gì, đối với tôi không quan trọng . Tôi viết về cha tôi cũng như tôi đã viết về nhiều nhạc sĩ, ca sĩ khác . Tôi chỉ ghi những gì tôi biết về cha tôi với một cái nhìn khách quan tối đa . Nhân dịp Lễ Các Người Cha (Father's Day), tôi ghi lại một số hình ảnh của một người cha, một người thầy và một nhà nghiên cứu âm nhạc đã mang lại cho nền âm nhạc Việt Nam những hào quang rực rỡ chói sáng trên thế giới mà chưa có ai có thể làm được cho tới ngày hôm nay.
30/05/2013(Xem: 12389)
Trong suốt gần hai nghìn nămhiện diện trên quê hương, chưa bao giờ Phật giáo Việt Nam phải đối diện vớinhững đe dọa và thách thức trầm trọng như trong gần bốn mươi năm giữa thế kỷthứ 20. Đó là giai đoạn mà Phật giáo phải chịu tác động của 3 cuộc khủng hoảnglớn
25/05/2013(Xem: 15888)
Những sự kiện nổi bật nơi Thầy Minh Phát mà chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử quen biết xa gần đều rất khó quên : Nơi các Đại giới đàn, Thầy là vị dẫn lễ thân kính của các giới tử; nơi các đàn chẩn tế trong những ngày lễ hội lớn, Thầy là vị sám chủ uy nghiêm và gây ấn tượng mạnh trong lòng đai chúng; nơi các bịnh nhân, Thầy là vị lương y kỳ diệu, với một chai nước mát Thầy đọc vài câu Kinh ngắn chú nguyện, người bịnh mang về uống là có thể hết bịnh (đã có nhiều người hết bịnh nhờ uống những chai nước mát của Thầy cho); nơi các Tổ đình lớn, trong một số ngày lễ hội, khi cần - thầy là người “đầu bếp tài ba” v.v…
12/05/2013(Xem: 5376)
Lời Người Dịch: Hồ sơ này đã giải mật theo luật Hoa Kỳ -- tuy vẫn còn xóa trắng 2 dòng ở trang 1, và xóa trắng hai trang 3 và 4 -- sẽ cho thấy cách nhìn từ chính phủ Mỹ về tình hình Việt Nam trong thập niên 1960s. Hồ sơ này cho thấy đánh giá từ phía tình báo Hoa Kỳ về Thầy Thích Trí Quang và hoạt động của Phật Giáo VN trong năm 1966, tức là ba năm sau khi Hòa Thượng Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân. Một vài đánh giá trong bản văn này bây giờ đã thấy là không chính xác, khi Mỹ dựa vào suy đoán để gán ghép một mục tiêu chính trị nào đó cho một hay nhiều vị sư. Tuy nhiên, bản văn này cho thấy cái nhìn từ phía tình báo Hoa Kỳ đối với Phật Giáo trong tình hình lúc đó đang gay gắt, và sẽ chiếu rọi thêm một phần vào lịch sử phong trào Phật Giáo.
23/04/2013(Xem: 10207)
Quyển NGỮ LỤC này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư DUYÊN LỰC trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời. Cứ hằng tháng Ngài cho mở một khóa tu bảy ngày ở mỗi Thiền đường cho các hành giả tu Thiền, gọi là “đả thiền thất” để hướng dẫn đại chúng chuyên sâu trong sự nghiệp tu hành. Những lời dạy trước sau đều được đồ đệ ghi âm lại để làm tài liệu tham khảo.
23/04/2013(Xem: 6299)
Như đã kết thiện duyên từ thuở ấy, Giọt mưa trời tưới ngọt đất Hồ Nam. Tiêu phụ thân và từ mẫu họ Nhan Dòng vọng tộc, làm quan Thanh triều đại.
22/04/2013(Xem: 7123)
Kể từ khi loài người biết phát huy trí tuệ, chúng ta thấy rõ có hai khuynh hướng phát triển, khuynh hướng hướng nội và khuynh hướng hướng ngoại. Khuynh hướng hướng ngoại, gọi là ngoại quan, tức quan sát sự hiện hữu và diễn tiến của sự vật bên ngoài giúp cho con người có được nhận thức đúng đắn về sự sống của hiện tượng giới.
22/04/2013(Xem: 18042)
Ba năm về trước, khi bổn-sư (và cũng là chú ruột) của tôi là cố Hòa-Thượng Ðại-Ninh THÍCH THIỀN-TÂM viên-tịch, trong buổi lễ thọ tang ngài tôi có dâng lời nguyện trước giác-linh Hòa-Thượng cầu xin ngài chứng-minh và gia-hộ cho tôi - vừa là đệ-tử và cũng là cháu ruột của ngài - được đầy đủ đạo-lực cùng minh-tâm, kiến-tánh thêm hơn để nối-tiếp theo gót chân ngài, hoằng-dương pháp môn Tịnh-độ nơi hải-ngoại ....
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]