- 01_Đại Sư Tuệ/Huệ Viễn ( 334-416) Sơ Tổ Tông Tịnh Độ
- 02_Đại Sư Thiện Đạo, Tổ Thứ 2 Tông Tịnh Độ ( 613-681)
- 03_Đại Sư Thừa Viễn (712-802) Tổ Thứ 3 Tông Tịnh Độ
- 04_Đại Sư Pháp Chiếu (747-821) Tổ Thứ Tư Tông Tịnh Độ (747-821)
- 05_Đại Sư Thiếu Khang, Tổ Thứ Năm Tông Tịnh Độ
- 06_Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ (904-975), Tổ Thứ 6 Tịnh Độ Tông
- 08_Đại sư Châu Hoằng-Liên Trì (1532-1612), Tổ Thứ 08 Tịnh Độ Tông
- 09_Đại Sư Ngẫu Ích Trí Húc (1599-1655), Tổ Thứ Chín Của Tịnh Độ Tông
- 10_Đại sư Hành Sách-Triệt Lưu (1628-1682), Tổ Thứ 10 Tịnh Độ Tông
- 11_Tỉnh Am Đại Sư, Tổ Thứ Mười Một Của Tịnh Độ Tông (1686-1734)
- 12_Đại Sư Tế Tỉnh-Triệt Ngộ (1741-1810), Tổ thứ 12 của Tịnh Độ Tông
- 13_Đại Sư Ấn Quang (1861-1940), Tổ Thứ mười ba Của Tịnh Độ Tông
Tổ Thứ 6 Tịnh Độ Tông
Đại sư Vĩnh Minh ( 904-975), tăng nhân thời Ngũ Đại (Bao gồm 5 triều đại: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán và Hậu Chu)cuối thời Đường, là tổ thứ 6 của Tông Tịnh Độ, tổ thứ 3 của tông Pháp Nhãn. Sư họ Vương, tự Xung Nguyên, quê ở Tiền Đường (Nay là Hàng Châu, Chiết Giang). Từ nhỏ sư tin Phật, kiêng sát sanh, thích phóng sanh. Vào thời Tiền Văn Túc Vương, sư làm quan thuế vụ, thấy cá tôm chim chóc.v.v. liền mua phóng sanh. Khi sử dụng hết tiền lương của mình, dùng đến tiền quan để mua các loài vật phóng sanh, sau bị phát giác, đáng tội chết, đưa đến phố cho quan xử trảm. Văn Mục Vương phái người xem, bảo người xử tội: Nếu thấy phạm nhân sợ thì giết, phạm nhân không sợ thì phóng thích. Đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ trước khi sắp bị hành hình tự trấn tỉnh mình, sắc diện không thay đổi, nói:”Đối với tiền ngân khố, tôi không xài mảy may con cho riêng mình, tôi chỉ dùng để mua vật phóng sanh, không biết là số bao nhiêu. Nay tôi chết, sanh thẳng về thế giới Tây Phương Cực Lạc, chẳng vui sao?! Văn Mục Vương sau khi nghe vậy, liền phóng thích Đại sư khỏi tội chết.
Sau Đại sư ở Minh Châu lễ Thiền sư Thuý Nghiêm xuất gia, năm đó sư 30 tuổi. Tống Cao Tăng truyện ghi: “ Đại sư tu hành sinh hoạt ở chùa: Sư cùng chúng tăng lao tác, quên mình làm việc, ăn mặc giản dị, mặc bằng vỏ cây rừng, để qua ngày.” Ban ngày lao tác, đêm tọa thiền, mỗi ngày chỉ dùng hoa quả rừng, đời sống mười phần đạm bạc.
Sau Đại sư tham học với Quốc sư Đức Thiệu ở Thiên Thai, ban đầu tu thiền định, đắc được huyền chỉ. Tống Cao Tăng ghi:” Vĩnh Minh Diên Thọ ở trong hội của Đức Thiệu, phổ thỉnh, nghe tiếng củi rơi, hoát nhiên khế ngộ, bèn nói: “ Rơi đổ chẳng phải vật khác, dọc ngang chẳng là trần, núi sông và đại địa, toàn hiển lộ thân Phật”. Nhân đó thành tổ thứ 3 tông Pháp Nhãn.
Sau, Đại sư ở chùa Quốc Thanh núi Thiên Thai kết đàn tràng tu tập Sám Pháp Hoa 21 ngày, lại đến núi Thiên Trụ ở Kim Hoa tụng kinh Pháp Hoa 3 năm, tu dưỡng Phật học và công phu thiền định ngày càng tăng. Trong thời kỳ tu học ở núi Thiên Thai, khi thiền quán thấy Bồ Tát Quán Thế Âm rưới cảm lồ vào miệng, nên đạt được đại biện tài, lại trong đêm khi kinh hành, bỗng thấy hoa sen cúng dường trước tượng Bồ Tát Phổ Hiền bỗng nhiên ở nơi tay. Từ đó, Đại sư cảm nơi mình trọn thân tu hành nhưng hướng chưa có quyết định, bèn lên Thiền viện Trí Giả viết 2 thẻ: Một thẻ ghi”Nhất Tâm Thiền Quán”, còn thẻ kia ghi “Vạn Thiện Trang Nghiêm Tịnh Độ”. Sau khi tha thiết khấn nguyện, qua bảy lần rút thăm đều rút trúng thẻ “ Vạn Thiện Trang Nghiêm Tịnh Độ”. Từ đó, Đại sư hạ quyết tâm, chuyên lòng tu Tịnh nghiệp.
Đại sư trụ ở Vĩnh Minh 15 năm, đệ tử hàng ngàn người. Sư thường truyền giới Bồ Tát cho mọi người, mỗi ngày định 108 Phật sự làm thời khoá, chủ yếu trì chú, lễ Phật sám hối, tụng kinh, ngồi thiền, phóng sanh, thuyết pháp .v.v. Ban đêm ở nơi hoang vắng thí thực cho quỷ thần. Tất cả công đức đều hồi hướng cho chúng sanh để làm tư lương vãng sanh Tịnh Độ.
Niên hiệu Khai Bảo thứ 7 (974) thời Bắc Tống, tuổi đã cao, Đại sư Diên Thọ về lại núi Thiên Thai sau thời gian dài xa cách, trên núi sư mở đàn truyền giới Bồ Tát, có lần khoảng hơn vạn người người cầu thọ giới. Đây là pháp hội truyền giới trên quy mô lớn do sư chủ trì lần cuối cùng. Sau đó, Đại sư tự biết nhân duyên với trần thế không còn bao lâu nữa, liền bế môn, không tiếp khách, chuyên tâm niệm Phật, thệ sanh Tịnh Độ. Ngày 26 tháng 12 niên hiệu Khai Bảo thứ 8, thời Tống, buổi sáng sau khi thức dậy, đốt hương lễ Phật, bảo khắp đại chúng, Đại sư ngồi kiết già viên tịch, thọ thế 72 tuổi, tăng Lạp 42 năm.
Niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc thứ 1 (976), môn nhân ở Đại Từ Sơn lập tháp, dựng chùa để ghi nhớ, Tống Thái Tông ban cho chùa biển ngạch”Thọ Ninh Thiền Viện “. Về sau, có vị
du tăng từ Lâm An đến nhiều năm nhiễu tháp này. Mọi người hỏi nguyên nhân. Du tăng đáp: “ Khi tôi bị bịnh trong lúc mơ màn, thấy bên phải điện có tượng một vị tăng, mà vua thường ân cần đến lễ bái, hỏi ra mới biết đó là Thiền sư Vĩnh Minh ở Hàng Châu, đã vãng sanh về Thượng phẩm Tây phương, vua vì trọng đức của Thiền sư nên kính lễ như vậy. Vì vậy, du Tăng tôi thường về đây kính lễ Đại sư và đến chiêm ngưỡng đảnh lễ bảo tháp Xá Lợi.
Đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ đã kết hợp Thiền giáo, Tịnh độ và giáo lý của các tông phái khác quy hướng về Tây Phương Tịnh Độ. Đó là chỗ đặc sắc tư tưởng Phật học của Đại sư. Đại sư đồng thời chú trọng việc thể nghiệm tu hành của tự thân mình với việc tâm đắc nghiên cứu Phật học chỉnh lý thành văn tự. Tác phẩm do Đại sư trước tác gồm có: Tông Cảnh Lục, Vạn Thiện Đồng Quy, Thần Thê An Dưỡng Phú, Duy Tâm Quyết, Thọ Bồ Tát Giới, Định Tuệ Tư Lương Ca, Cảnh Thế .v.v. Hơn cả là Tứ Liệu Giản do Đại sư đề xuất có tầm ảnh hưởng rất lớn với người tu Tịnh độ trong các thế hệ về sau:
-Có thiền có Tịnh độ, như cạp mọc sừng, hiện đời làm Thầy, đời sau làm Phật làm tổ.
-Không Thiền có Tịnh độ vạn người tu vạn người vãng sanh, nếu được gặp Phật Di Đà lo gì không khai ngộ.
-Có Thiền không Tịnh độ, mười người thì hết chín người lạc lối, cảnh âm hiện ra trước mắt, mờ mịt theo đó mà đi.
-Không Thiền không Tịnh độ, giường sắt trụ đồng, muôn kiếp ngàn đời, không đâu nương cậy.
Ngô Việt Vương Tiền Thúc thiết thiên tăng đại trai cúng dường chúng tăng trong mười phương, trai tăng xong, vua hỏi Đại sư Diên Thọ: Nay ngàn tăng vân tập, không biết có cao tăng nào giáng lâm chăng? Đại sư đáp: Hôm nay có Phật Định Quang giáng lâm, Hoà thượng có đôi tai dài là Phật Định Quảng. Vua liền đến chùa lễ bái trụ trì Hoà thượng có đôi tai dài, sám hối lỗi tiếp đãi không chu đáo. Khi đó, Hoà thượng đang thiền định, mở mắt nói 4 chữ: “Di Đà lắm lời”! (1)Nói xong Hoà Thượng liền viên tịch. Vua nhất thời không biết ra về, lòng nghĩ Phật Định Quang nhập diệt, lại còn Phật A Di Đà ?Vua lập tức xa giá trở lại chùa Vĩnh Minh, nào ngờ vừa đến chân núi, thị giả báo cho biết Đại sư Vĩnh Minh đã Niết bàn. Vua xúc động, hóa ra Đại sư Vĩnh Minh mới vừa viên tịch. Từ đó về sau tín đồ Phật giáo lấy ngày sinh của Đại sư ( Nông lịch là ngày 17 tháng 11) làm ngày Khánh đản của Phật A Di Đà.
Tu Viện An Lạc, California, 4:00 giờ sáng 09-11-2024
Thích Chúc Hiền ( Kính lược dịch )
———————————
(1) “Di Đà lắm lời”: là lời của Hoà Thượng có đôi tai dài ngầm ý trách Đại sư Diên Thọ.
Chuyện kể rằng:
- Vào thời Ngũ Đại, Ngô Việt Vương cúng dường trai tăng cho ngàn vị tăng. Hôm đó có ngàn vị tăng đến, biết là trong đó có Thánh Tăng, nên không ai dám ngồi đầu bàn. Sau có Hoà thượng ăn mặc luộm thuộm, có hai trái tai dài chấm vai, ngang nhiên đến đó ngồi, thọ trai xong liền đi. Sau Ngô Việt Vương đến hỏi Đại sư Diên Thọ: “ Ngàn vị tăng đến hôm nay có vị A La Hán nào không? Đại sư Diên Thọ đáp: Vị Hoà Thượng ngồi ở đầu bàn là cổ Phật Định Quang. Ngô Việt Vương nghe xong liền phái người chạy theo. Đến nơi, Hoà thượng nói: “Di Đà lắm lời!” Nói xong Hoà thượng liền viên tịch . Mọi người quay về bẩm báo, Ngô Việt Vương bỗng nhiên tỉnh ngộ, hóa ra Đại sư Diên Thọ là Phật Di Đà tái lai, liền vội đến gặp. Khi đó tin tức lan truyền là Đại sư Diên Thọ vừa viên tịch.
永明延壽大師(公元904~975年),唐末五代時僧人,
隨後大師即於明州投翠嚴禪師出家,時年三十歲。《宋高僧傳》
後參訪天台德韶國師,初習禪定,得其玄旨。《宋高僧傳》記載:「
大師後於天台山國清寺結壇修習為時二十一天的《法華懺》,
從此大師發願求生西方,日誦彌陀聖號十萬聲。
大師住永明十五年,弟子數千人。常為眾人授菩薩戒,
北宋開寶七年(974年),
太平興國元年(976年),門人在大慈山立塔建院紀念,
永明延壽大師集禪教、淨土於一身,而會宗各家之說導歸西方淨土,
有禪有淨土,猶如帶角虎,現世為人師,來生作佛祖。
無禪有淨土,萬修萬人去,若得見彌陀,何愁不開悟。
有禪無淨土,十人九磋路,陰境若現前,瞥爾隨他去。
無禪無淨土,鐵床並銅柱,萬劫與千生,沒個人依怙。
吳越王錢俶設千僧大齋供養十方僧眾,齋僧完畢,王問壽公大師: